Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Để có một bữa ăn ngon, dinh dưỡng cân đối hợp lý thì việc xây dựng thực đơn là khâu quyết định. Nhận thức được điều đó tôi đã tham mưu , phối hợp với kế toán và đồng chí bếp trưởng để tìm ra những món ăn phù hợp với mức tiền, thay đổi theo mùa, cân đối về dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trẻ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật, đầy đủ bốn nhóm thực phẩm;

- Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt, Cá, Tôm, Cua giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.

- Nhóm cung cấp chất béo như; Dầu, Mỡ, Lạc, Vừng, nhóm này vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng, giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin như vitamin A, D, A, E, K.

- Nhóm chất bột đường như; Cơm, Cháo, Bún, Mì, Phở nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.

- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như; Rau, củ, quả đặc biệt là các loại rau có mầu xanh thẫm như; rau ngót, rau muống, rau cải, mồng tơi và các loại quả có mầu đỏ hoặc vàng như; Chuối, đu đủ, cà chua, cam, quýt

- Nhóm cung cấp các loại vi dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.

 

doc 37 trang thanh tú 22 08/10/2022 4195
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
A
Phần 1: Đặt vấn đề. 
2-3
B
Phần 2: Giải quyết vấn đề.
4-40
I
Nội dung lý luận
4-5
II
Thực trạng
5-8
1
Đặc điểm tình hình của nhà trường
5
2
Những thuận lợi và khó khăn
5-6
3
Khảo sát thực tế
6-8
III
Những biện pháp thực hiện
8-32
1
Biện pháp 1: Lập kế hoạch và xây dựng thực đơn chuẩn
8-14
2
Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên và nhân viên
14-23
3
Biện pháp 3: Tổ chức kiểm tra đánh giá và các hội thi
23-27
4
Biện pháp 4: Chỉ đạo các biện pháp phòng nhiễm bẩn VSATTP và vệ sinh môi trường
27-30
5
Biện pháp 5: Chỉ đạo tuyên truyền giáo dục VSATTP trong cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh
30-32
IV
Hiệu quả sáng kiến
32-34
C
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
35-36
1
Kết luận
35-36
2
Kiến nghị
36
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ đầu.
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn uống để duy trì sự sống nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ thành phần các chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng bỏng của xã hội bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, đời sống của toàn xã hội. Cuộc sống càng nâng cao, các thiết bị càng hiện đại thì càng nảy sinh ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người không chỉ hiện tại bây giờ mà còn ảnh hưởng tới thế hệ con cháu mai sau.
Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người trong chiến lược phát triển xã hội. Chính vì thế việc thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người. Mặc dù đã có nhiều cố gắng phòng tránh, song tình hình ngộ độc thức ăn vẫn không ngừng xảy ra trong các tỉnh thành trên cả nước mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn thức ăn. Cho nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách cần phải giải quyết kịp thời ở nhiều nước trên thế giới.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu chọn mua thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến tới khâu sử dụng sản phẩm nên công tác này đòi hỏi tính cộng đồng trách nhiệm phải cao và là công việc của toàn dân nói chung và tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường nói riêng. Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ chưa chủ động, chưa ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn. Chính vì vậy "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Hiện nay trường chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục 389 trẻ ở độ tuổi từ 24- 72 tháng tuổi. 100% trẻ đều ăn bán trú tại trường nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại càng hết sức quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và an toàn tính mạng cho các cháu. 
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng của nhà trường, tôi luôn nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình và để đưa ra các biện pháp cần thiết, nhằm xây dựng nhà trường trở thành trường mầm non đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non".Nhằm đưa ra những biện pháp chỉ đạo giáo viên nhân viên thực hiện tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm học 2015- 2016.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
Thực tế cho thấy những năm gần đây ngành Y tế phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến ATVSTP như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch sởi, chân tay miệng.... sản phẩm nước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định, rồi đến vấn đề melamin trong sữa, nước uống đóng chai nhiễm vi sinh vật, thực phẩm biến chất, thực phẩm nhiểm hoá chất độc như hàn the trong giò, chả, muối diêm trong pa tê, xúc xích, phẩm màu công nghiệp trong chế biến để có màu sáng đẹp, chất tẩy trắng trong bún, dư lượng kháng sinh, chất tăng trưởng, hoá chất bảo vệ thực vật trong trái cây, rau quả làm cho hàng trăm người chết và hàng ngàn người phải vào bệnh viện do ngộđộc thực phẩm. Mặc khác về mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, đôi khi chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết không đầy đủ về chất lượng ATVSTP nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, làô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp, các hóa chất độc hại, vi sinh vật, thức ăn trong chăn nuôi, hóa chất bảo vệ thực vậtlà tác nhân gây nên sựô nhiễm thực phẩm, không đảm bảo chất lượng ATVSTP, là cội nguồn của những bệnh tật ở người do thực phẩm mang lại. Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực và gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Vậy câu hỏi cần đặt ra, nguyên nhân của thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm là do đâu? Đó là do:
	- Lực lượng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quá mỏng, thiếu cập nhật, chưa đủ khả năng kiểm nghiệm chất lượng ATVSTP; không theo kịp sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự phát triển của ngành dịch vụăn uống, kinh doanh thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố; Sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực ATVSTP chưa thật sự tích cực và có trách nhiệm, việc quản lý còn phân tán, chồng chéo; sự phối hợp của các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra chưa đồng bộ, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra có hạn nên thực hiện công tác thiếu thường xuyên, liên tục, chỉ thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao.
	- Chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đủ sức giáo dục, răn đe người vi phạm dẫn đến thi hành pháp luật chưa nghiêm.
	- Trang thiết bị, phương tiện cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu làm cho tính chủđộng, kịp thời chưa cao. 
	- Cuối cùng và cũng là hệ quả của các nguyên nhân trên là do ý thức của người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm còn yếu, việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của một bộ phận các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao, mặt khác do bị tác động bởi cám dỗ lợi nhuận của nền kinh tế thị trường nên trở nên vô cảm với cộng đồng, do đó các cơ sở vi phạm và cố tình vi phạm còn nhiều.
II. THỰC TRẠNG:	
1. Đặc điểm tình hình của nhà trường:
Trường tôi thuộc một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Bắc sông Đuống của huyện Gia Lâm. Trường mới được thành lập theo Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND huyện Gia Lâm. Trường được tập trung tại một điểm, với tổng diện tích sử dụng là 2.590 m2, được xây dựng ở trung tâm các khu dân cư, thoáng mát, thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
Trường có tổng số 390 học sinh, chia thành 11 nhóm, lớp. Trong đó:
- 02 nhóm trẻ 24-36 tháng = 60 trẻ
- 03 lớp mẫu giáo bé: = 99 trẻ
- 03 lớp mẫu giáo nhỡ: = 106 trẻ
- 03 lớp mẫu giáo lớn: = 105 trẻ
Số trẻ ăn bán trú: 390/390 trẻ đạt 100%
Tổng số CB, GV, NV: 40 người, trong đó:
- Ban giám hiệu:	03 người
- GV trực tiếp giảng dạy:	25 người
- Kế toán:	01 người
- Y tế:	01 người
- Cô nuôi:	07 người
- Bảo vệ:	02 người
- Văn phòng: 01 người
Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 27%.
Trong quá trình thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:	
- Tuy là ngôi trường mới thành lập nhưng bằng sự đoàn kết và tinh thần phấn đấu của tập thể CBGVNV nên trường đã xây dựng được độ tin cậy để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi con chăm sóc. 
-Bếp nấu ăn sắp xếp gọn gàng khoa học, được xây dựng theo quy trình bếp ăn một chiều. Có tương đối đầy đủ các đồ dùng hiện đại phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Tủ cơm, tủ sấy bát, bếp ga
- Đội ngũ nhân viên yêu nghề, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tu dưỡng rèn luyện đạo đức nhà giáo, có ý thức trách nhiệm, say sưa với công việc.
 - Nhà trường đã tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các lớp tập huấn, học bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Trường ký hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa ăn của trẻ.
- Hàng tuần BGH chúng tôi họp giao ban để rút kinh nghiệm trong các hoạt động từ đó đề ra các giải pháp thực hiện tốt hơn để chỉ đạo cho nhân viên.
b. Khó khăn:	
 - Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng trẻ, còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách. 
 - Đội ngũ giáo viên trẻ nên còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Diện tích bếp còn chật hẹp và xây dựng từ lâu theo kiểu kiến trúc cũ. 
 - Học sinh còn nhỏ tuổi nên việc chăm sóc sức khỏe của bản thân còn nhiều hạn chế.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm học cao
 - Trường nằm trên địa bàn dân cư chủ yếu là buôn bán, nên ý thức của cha mẹ trẻ về phối hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ còn nhiều hạn chế. Bữa ăn của trẻ là 15.000/ trẻ/ ngày (01 bữa chính + 01 bữa phụ ) còn thấp nên thực phẩm lựa chọn cho trẻ ăn đảm bảo được định lượng calo và cân đốitỷ lệ nhưng chưa phong phú về các loại thực phẩm. 
	- Nhiều phụ huynh chiều con, hay cho ăn quà vặt, không rõ nguồn gốc, gây hại đến sức khỏe của trẻ.Nhiều gia đình ỷ lại có ông bà và người giúp việc nên việc quan tâm đến vấn đề ăn uống của trẻ còn hạn chế.
Từ những phân tích thuận lợi, khó khăn trên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Khảo sát thực tế:
Trường của tôi được thành lập từ ngày 1/1/2014 đến nay đã được 2 năm. Trong hai năm học vừa qua nhà trường đã thực hiện tốt các chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không có ngộ độc xảy ra nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm. Tuy nhiên tôi nhận thấy vấn đề chất lượng bữa ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không phải một sớm một chiều, hôm nay làm tốt thì mai có thể lơ là mà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề quan trọng cấp thiết hàng đầu và thường xuyên. Cho nên bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách mảng nuôi dưỡng tôi đã thường xuyên sát xao chỉ đạo giáo viên, nhân viên phải thực hiện và chăm sóc các con bằng cả cái tâm của mình. Qua thực tế quản lý của mình tôi nhận thấy giáo viên, nhân viên trường tôi vì tuổi còn trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm cũng như kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ còn hạn chế. Vì vậy căn cứ vào mục đích yêu cầu của chuyên đề tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, cụ thể như sau:	
a. Khảo sát giáo viên- nhân viên theo 4 nội dung sau:
Bảng khảo sát
 cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện chuyên đề
 giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm
 Lĩnh vực
Tháng
Nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
Kỹ năng sơ chế, chế biến
Kỹ năng 
sư phạm
Tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo
Tháng thứ 1
55%
Đạt yêu cầu
50%
Đạt khá
45%
Đạt yêu cầu
57% 
Đạt yêu cầu
Tháng thứ 2
65%
Đạt khá
65%
Đạt khá
50%
Đạt khá
82%
Đạt khá
Tháng thứ 3
90%
 Đạt tốt
78%
 Đạt tốt
75%
Đạt tốt
90%
Đạt tốt
	Kết quả: Sau khi khảo sát nhanh giáo viên nhân viên trong trường, chúng tôi nhận thấy cho đến hiện nay giáo viên phụ trách lớp có nhận thức tốt về chuyên đề , có tinh thần trách nhiệm năng động sáng tạo. Tuy nhiên kỹ năng sơ chế, chế biến và kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Một số giáo viên mới còn chưa năm nắm vững phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ.
	- Tổ bếp có 05/07 đồng chí có kỹ năng nấu ăn tốt cho trẻ, năng động, sáng tạo trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ.
b. Khảo sát trẻ
	- Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào khảo sát, đánh giá trẻ để có những biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp với lứa tuổi.
Bảng khảo sát trẻ ăn trong trường mầm non đầu năm học
 Lứa tuổi
Nội dung
Nhà trẻ
60 cháu
MGB
99 cháu
MGN
106 cháu
MGL
104 cháu
- Trẻ ăn không ngon miệng, chưa hết xuất
14 cháu
23%
27 cháu
28%
26 cháu
24%
27 cháu
30%
- Trẻ ăn ít, không ăn hết xuất.
15 cháu
25%
24 cháu
24%
37 cháu
35%
17 cháu
16%
- Trẻ ăn hết xuất.
31 cháu
52%
48 cháu
48%
43 cháu
41%
56 cháu
54%
Từ bảng khảo sát trên Tôi nhận thấy tỷ lệ các con ăn chưa hết xuất còn rất cao. Tôi nghĩ nếu tình trạng này kéo dài thì dinh dưỡng cung cấp cho các con không đảm bảo dẫn đến các con sẽ không được phát triển toàn diện và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là tất yếu. Từ thực trạng trên tôi đã áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch và xây dựng thực đơn chuẩn.
a. Lập kế hoạch: 
Lập kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác quản lý. Đối với trường mầm non chất lượng của bản kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc. Nhìn vào thực tế công tác nuôi dưỡng của nhà trường, công tác nuôi dưỡng của các trường bạn trong Huyện cũng như yêu cầu đặt ra trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Gia Lâm đối với công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác nuôi dưỡng của trường mình. Từ đó tôi xây dựng lịch trình cả năm học cho công tác nuôi dưỡng như sau:
Bảng kế hoạch thực hiện
Thời gian 
Nội dung
Biện pháp thực hiện 
Người thực hiện
Tháng 8
-Khảo sát đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng để có kế hoạch bổ xung, sửa chữa.
- Kết hợp với hiệu trưởng tổ chức họp các đơn vị cung ứng thực phẩm cho trường và ký hợp đồng thực phẩm cho năm học mới.
- Chỉ đạo nhà bếp thống kê thực tế đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng có sự so sánh số liệu với sổ tài sản nuôi dưỡng, tìm ra nguyên nhân gây hao hụt dự kiến chỉ tiêu số lượng trẻ nhà trường phấn đấu trong năm học mới để có biện pháp khắc phục, bổ xung, sửa chữa .
- Chuẩn bị kỹ nội dung đánh giá,nhận xét ưu , nhược của các đơn vị cung ứng thực phẩm và đề ra những quy định mới phù hợp với thực tế của hai bên.
- Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và nhân viên nuôi 
- BGH
Tháng 9 – 10- 11
- Tổ chức tọa đàm khảo sát kiến thức của giáo viên nhân viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Triển khai học tập nhiệm vụ năm học đối với công tác nuôi dưỡng
- Nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua thực đơn mùa đông.
- Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường.
- Thanh tra cô nuôi cấp trường chuẩn bị tốt cho thanh tra cấp huyện
- Sử dụng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trong quy chế nuôi dạy trẻ thông qua các câu hổi bằng những phiếu trắc nghiệm tới toàn bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng qua đó nắm được kiến thức nuôi dưỡng mà giáo viên nhân viên có được.
- Sau buổi học nhiệm vụ năm học do trường tổ chức, họp triển khai nhiệm vụ năm học mới, chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng.
- Họp tổ nuôi xây dựng thực đơn mùa đông phong phú đảm bảo đủ định lượng kcalo, Ca, B1 và cân đối tỷ lệ các chất.
- Triển khai trong các buổi họp tổ về công tác nuôi dưỡng.
- Chuẩn bị nội dung kiến thức tập huấn.
- Lên danh sách và lịch thanh tra cô nuôi cấp trường.
- Thực hiện thanh tra theo đúng tiến độ. Thanh tra theo các nội dung của mảng nuôi dưỡng do PGD chỉ đạo.
- Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi
- Giáo viên nhân viên trong trường.
- Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi và giáo viên , nhân viên trong trường.
- PHT phụ trách nuôi, kế toán và nhân viên tổ nuôi.
- Nhân viên giáo viên
- PHT phụ trách nuôi dưỡng.
- Nhân viên
- Bồi dưỡng cho nhân viên tổ nuôi biết tính khẩu phần ăn trên phần mềm Execl.
- Tổ chức hội giảng và thi quy chế chăm sóc nuôi dưỡng cấp trường.
- Chuẩn bị nội dung bồi dưỡng trên công nghệ thông tin và cho nhân viên thực hành các thao tác ngay sau khi hướng dẫn.
- Lên lịch và ra đề thi 
 - PHT và nhân viên, giáo viên
- Phó hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
Tháng 12 – 1- 2 
Tháng 3-4-5
- Tiếp tục bồi dưỡng cho các giáo viên- nhân viên thực hiện chuyên đề.
- Tiếp tục thanh tra cô nuôi cấp trường
- Nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua thực đơn mùa hè.
- 100% các giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chuyên đề "Giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện thanh tra theo đúng kế hoạch. Sau khi thanh tra có nhận xét để cho nhân viên nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác nuôi dưỡng từ đó biết điều chỉnh tu dưỡng học hỏi sao cho làm tốt hơn công việc trong thời gian tiếp theo.
- Họp tổ nuôi xây dựng thực đơn mùa hè phong phú đảm bảo đủ định lượng kcalo, Ca, B1 và cân đối tỷ lệ các chất.
 -Triển khai trong các buổi họp tổ về công tác nuôi dưỡng.
- Phó hiệu trưởng
BGH
- PHT, kế toán, nhân viên tổ nuôi.
- Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức kiến tập các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
- Tổng kết tuyên dương khen thưởng những cã nhân có thành tích trong công tác nuôi dưỡng trẻ
- Tăng cường tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm tọa đàm các kiến thức kỹ năng về khẩu phần ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng các nội dung nuôi dưỡng tại lớp, bếp và tổ chức cho giáo viên, nhân viên đến kiến tập. Sau buổi kiến tập có thảo luận, trao đổi, nhận xét ưu nhược điểm để từ đó có kế hoạch điều chỉnh.
- Tổng hợp kết quả qua các đợt thanh tra của trường cũng như của Phòng giáo dục Huyện, qua đánh giá thi đua qua mỗi tháng
- Tham mưu đề xuất với đồng chí hêu trưởng có quà thưởng động viên cho các cá nhân có thành tích vào buổi tổng kết năm học để động viên, khích lệ chị em trong công tác nuôi dưỡng của nhà trường.
- PHT và giáo viên, nhân viên
- Giáo viên nhân viên 
Phó hiệu trưởng phị trách nuôi
Sau khi xây dựng và áp dụng kế hoạch Tôi đã chỉ đạo tốt các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ và làm tốt công tác phân công phân nhiệm nên công việc không bị chồng chéo và kém hiệu quả.
b. Xây dựng thực đơn chuẩn:
Để có một bữa ăn ngon, dinh dưỡng cân đối hợp lý thì việc xây dựng thực đơn là khâu quyết định. Nhận thức được điều đó tôi đã tham mưu , phối hợp với kế toán và đồng chí bếp trưởng để tìm ra những món ăn phù hợp với mức tiền, thay đổi theo mùa, cân đối về dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của trẻ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật, đầy đủ bốn nhóm thực phẩm;
- Nhóm cung cấp chất đạm: Thịt, Cá, Tôm, Cua giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
- Nhóm cung cấp chất béo như; Dầu, Mỡ, Lạc, Vừng, nhóm này vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng, giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin như vitamin A, D, A, E, K.
- Nhóm chất bột đường như; Cơm, Cháo, Bún, Mì, Phởnhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
- Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như; Rau, củ, quả đặc biệt là các loại rau có mầu xanh thẫm như; rau ngót, rau muống, rau cải, mồng tơi và các loại quả có mầu

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_nham_na.doc