SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Nhưng, không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để có gắng đạt được mục tiêu.

Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, do vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.

Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.

 

doc 23 trang thuychi01 2741713
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận 
17
3.2. Kiến nghị đề xuất:
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Nhưng, không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với hầu hết mọi người, là động lực để có gắng đạt được mục tiêu. 
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh, do vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin  ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.
Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.
Trẻ mẫu giáo bé rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền để cho trẻ phát triển nhân cách, là tiền để giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà trẻ sẽ hòa đồng với bạn bè với mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mầm non cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn.  Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song, lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.
Đối với trẻ 3-4 tuổi thì đây chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách biệt rõ nét. Trẻ còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời đây cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, nên trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Chính vì thế muốn rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin ngay từ đầu cho trẻ, thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp, cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được sự yêu thương, nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. Quan hệ của cô với trẻ cần giàu cảm xúc, thân thiết như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non cần có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô được thể hiện ở chỗ cô giáo biết hoà nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn thân của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ để có thể tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, có như thế trẻ mới dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.
Trẻ chỉ có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, có nề nếp khi được sống trong môi trường thực sự yêu thương và chăm sóc, giúp đỡ của người lớn. Chính vì vậy, việc dạy trẻ tính mạnh dạn, tự tin là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thông qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố tố chất vận động góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.
Tuy nhiên, thực tế trẻ 3 tuổi nói chung và các bé lớp mẫu giáo bé nói riêng do tôi phụ trách cũng đã mạnh dạn tự tin  nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé nhút nhát không tham gia giao tiếp với các bạn, với cô giáo thường xuyên xảy ra và rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé ở nhà ít giao tiếp với người lạ rất nhút nhát. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4  tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học này
1.2. Mục đích nghiên cứu
Biện pháp để giúp trẻ Mẫu giáo 3 - 4 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh nhằm mục đích giúp trẻ có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm để thích ứng với cuộc sống hiện tại và trong tương lai. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4  tuổi
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan: Nghiên cứu tạp chí, tài liệu giáo dục mầm non, thông tin đại chúng, các tác giả trong ngành để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ Mẫu giáo bé 3 - 4  tuổi
Phương pháp đàm thoại: Giảng giải, chỉ dẫn, trò chuyện với trẻ khi tổ chức các hoạt động.
Phương pháp trực quan: tổ chức cho trẻ tham quan, ứng xử, giao tiếp...
Phương pháp thu thập thông tin: Lắng nghe những ý kiến của trẻ.
Phương pháp thống kê toán học – đánh giá so sánh kết quả: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu khảo sát, số trẻ trước và sau khi áp dụng các biện pháp thực hiện 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước đám đông, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai.
Giao tiếp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi người trong cuộc sống. Với trẻ nhỏ thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Những đứa trẻ mạnh dạn, hiếu động thường tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp với bạn bè cũng như với người lớn. Trẻ nhút nhát thường kém tự tin và khó hòa nhập hơn.
Giúp trẻ tự tin bằng cách nào? Đó là câu hỏi và cũng là vấn đề được các bậc làm cha làm mẹ vô cùng quan tâm. Điều đó là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Bởi gia đình là yếu tố đầu tiên quyết trong việc giúp trẻ trở nên tự tin trong giao tiếp. Điều đó cũng vô tình trở thành con dao hai lưỡi nếu như những bậc làm cha làm mẹ như chúng ta không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những điều nên làm và những điều cần tránh trong việc giáo dục, chăm sóc con cái cũng như trong cuộc sống gia đình
Có được sự trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, làm quen với môi trường mới được tương tác các bạn mới, trẻ được thể hiện và khẳng định bản thân mình. Ngoài việc áp dụng những kiến thức này trong gia đình thì việc đưa trẻ tới những môi trường giáo dục chuyên nghiệp cũng là rất cần thiết. Bởi khi đã có những nền tảng do gia đình vun đắp rồi thì việc được tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, được dạy dỗ và hướng dẫn từ những giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp trẻ nhanh chóng có được những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi
Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Với tổng số cháu là 30, trong đó có 16 cháu nam và 14 cháu nữ, phần lớn các cháu đều khoẻ mạnh thông minh, nhanh nhẹn và đồng đều về lứa tuổi, trẻ đi học thường xuyên, đa số đều hứng thú tham gia các hoạt động.
Về cơ sở vật chất: lớp tôi có diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho việc bố trí, trang trí phòng nhóm lớp đẹp mắt, hứng thú với trẻ khi đến lớp.
Lớp học được đầu tư trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức hoạt động học tập vui chơi của trẻ như: máy vi tính, máy chiếu, màn hình chiếu, đàn nhằm phục vụ cho giảng dạy. Bản thân luôn tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi chuyên môn (đồng nghiệp)
Là một giáo viên mầm non tâm  huyết với nghề, có 2 năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo bé, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
Các cháu hầu hết đã được học qua chương trình 24 - 36 tháng nên phần nào các cháu đã mạnh dạn hơn.
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Khó khăn
Bản thân còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn tính mạnh dạn tự tin  cho trẻ.
Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số  bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất. Một số bé lại quá hiếu động  như bé: An Phong, Lê Đạt, Quang Huy. 
Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển.
Một số trẻ chưa qua học nhóm 24-36 tháng, trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được bố mẹ, ông bà yêu thương chăm sóc, bao bọc quá cẩn thận, ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ, xa lạ với trẻ, tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số  bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khỏe hoặc hạn chế về thể chất. Do đó, trẻ chưa quen với nề nếp, thói quen và sinh hoạt ở trường lớp. Nhiều trẻ còn nhút nhát, rụt rè, cá tính
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công nhân, lao động tự do, nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà.Vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn nhiều khó khăn.
Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự tự tin, chủ động và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà “Che chắn” con quá kỹ.
* Kết quả thực trạng
Để nắm được cụ thể nề nếp thói quen, tính manh dạn tự tin ban đầu của từng trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng sự tự tin, mạnh dạn chủ động trong mọi hoạt động trên 30 trẻ ở lớp. Kết quả cụ thể như sau:
TT
Tính mạnh dạn tự tin
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
1
Dám làm điều mình nghĩ
13
43
2
Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh
14
47
3
Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác
15
50
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động học
Giáo viên bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát,.... Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình. 
Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao dễ xảy ra tai nạn). 
Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm. 
Giải pháp 2: Hình thành kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ 3 tuổi càng hứng thú và tích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Trẻ được chơi với đồ vật, được trải nghiệm thực tế, là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển, rèn luyện và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân bốc số thứ tự và ngồi chờ khám theo lượt, lúc này cô giáo giả bộ đóng vai bà lão đi khám bệnh, bà lão đi sau cùng nhưng được cô y tá dẫn đi khám trước, tình huống xảy ra là các bệnh nhân kia không đồng ý, bác sĩ mới ra giải thích: bệnh nhân vui lòng đợi tí, ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện. 
Ở chủ đề “giao thông” có góc chơi “ba chở con đi học bằng xe honda”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, cô dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng an toàn và rèn luyện một cách tự nhiên. 
Đối với chủ đề “gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau.
Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất nhiều tình huống xảy ra, giáo viên cần bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Lâu dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. 
Giải pháp 3: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp:
Mục đích của giải pháp này nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ.
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh dành đồ chơi của nhau.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp  với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.
Giải pháp 4: Dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể
Với trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ.
Ví dụ: Trò chơi 1: “Bạn hãy làm giống tôi” 
Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể.
Chuẩn bị:   Phòng rộng, Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu
Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình
Trò chơi 2: ‘‘Ước mơ của tôi’’ .
Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ
Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.
Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ
Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_tinh_manh_dan_tu_tin_cho_tre_mau_g.doc