Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non

Năm học 2017 - 2018 chỉ đạo mới của Sở giáo dục Hà Nội đã tạo những thay đổi vượt bậc trong việc thiết kế và thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Không còn chủ đề lớn, chỉ còn các chủ đề nhỏ theo tuần, xây dựng kế hoạch theo từng tháng, có mục tiêu cụ thể rõ ràng và một ngân hàng các nội dung hoạt động để giáo viên tham khảo. Bước đầu còn là khó khăn, nhưng khi thực hiện thành công lại là cánh cửa mới để giáo viên được thoải mái sáng tạo và tự mình thiết kế các hoạt động thú vị cho trẻ.

Đầu tiên cần xác định mục tiêu của năm học và xây dựng ngân hàng nội dung.Với việc xây dựng mục tiêu rõ ràng cụ thể, bổ sung nâng cao đúng với định hướng; có một ngân hàng nội dung đầy đủ và phong phú sẽ giúp cho giáo viên có thể lựa chọn dễ dàng hơn khi đến các chủ đề. Giáo viên cũng được tạo điều kiện để sáng tạo, lên các ý tưởng mới ngoài ngân hàng nội dung. Ở đây giáo viên được phát huy tối đa năng lực của mình để tổ chức hoạt động cho cô và trẻ.

Sau khi hoàn thiện việc xây dựng mục tiêu và ngân hàng nội dung cần tiến hành lên dự kiến các chủ đề theo tháng. Đây là bước đi rất quan trọng bởi trong vô vàn các chủ đề có thể dạy cho trẻ, chủ đề nào có thể cho trẻ trải nghiệm? Trải nghiệm điều gì? Trải nghiệm như thế nào? Một năm học trong trường mầm non tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục được thiết kế theo tháng chia làm 35 tuần, tương ứng với những chủ đề khác nhau. Nhưng thực tế không phải chủ đề nào cùng có thể tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hoặc lựa chọn các chủ đề không sát với thực tế cũng rất khó khăn trong việc chuẩn bị của giáo viên và khả năng của trẻ.

Để làm được điều này người quản lý cần tập hợp khả năng, trí tuệ của đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp đứng lớp để cùng xây dựng và thiết kế các chủ đề và ý tưởng để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ .

Đầu tiên là việc thống nhất dự kiến các chủ đề sự kiện sẽ được bàn bạc và thống nhất dự kiến các chủ đề và các sự kiện sẽ cùng tổ chức trong suốt năm học tương ứng với từng tháng.

 

doc 36 trang thanh tú 22 07/10/2022 6515
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
2
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1.Cơ sở lý luận
3
2.Thực trạng của vấn đề
4
3.Một số biện pháp
8
3.1 Biện pháp 1. Thiết kế chương trình phù hợp
9
3.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế 
13
3.3. Biện pháp 3. Quan tâm tới quá trình, không quan tâm nhiều tới kết quả.
15
3.4. Biện pháp 4. Trải nghiệm thông qua các hoạt động tập thể.
23
4.Hiệu quả của các biện pháp
28
III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
31
1. Kết luận
31
2. Khuyến nghị
32
IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
33
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giáo dục mầm non là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách trẻ em lứa tuổi mầm non, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động giáo dục cùng nhau giữa nhà giáo dục với trẻ em nhằm giúp trẻ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người.
Giáo viên mầm non là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục cho trẻ, tạo cơ hội, tạo tình huống, những thách thức mới, tạo cảm giác tin tưởng và kích thích trẻ tham gia các hoạt động tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm các tình huống trong cuộc sống và làm giàu vốn kinh nghiệm của mình.
Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục và tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục trẻ phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của trẻ. Hiện nay giáo dục mầm non theo hướng đổi mới thường sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp trực quan (quan sát kết hợp với các giác quan khác).
- Phương pháp lời nói (đàm thoại, trò chuyện, kể...).
- Phương pháp thực hành trải nghiệm (thực hành, luyện tập, sử dụng trò chơi, làm thí nghiệm đơn giản).
- Tạo tình huống giáo dục.
- Động viên khuyến khích.
- Đánh giá.
Việc sử dụng các các phương pháp khác nhau trong quá trình tổ chức giúp trẻ không chỉ được nhìn cô làm, nghe cô nói mà còn được trực tiếp thực hành, trải nghiệm từ đó có thêm những kỹ năng mới, kiến thức mới, hình thành nên vốn kinh nghiệm thực tế hữu ích cho trẻ.
Nhưng một thực tế hiện nay trong các trường mầm non việc tổ chức cho trẻ trực tiếp thực hành trải nghiệm còn là một vấn đề nan giải bởi việc thiết kế chương trình, lựa chọn nội dung và hình thức sao cho vừa hiệu quả, vừa an toàn và lại không gây tốn kém, áp lực với giáo viên. Chính vì vậy trong năm học 2017 - 2018 tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non” với mong muốn có thêm những kinh nghiệm mới trong giáo dục mầm non cũng như tạo cơ hội cho trẻ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, giáo viên cũng có thêm được những kinh nghiệm giảng dạy thực tế và hiệu quả hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) đã từng nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470-399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó” để thấy vai trò quan trọng của việc trải nghiệm đối với giáo dục con người.
 Trong giáo dục mầm non cũng có các hệ tư tưởng và xu hướng về giáo dục mầm non khác nhau trên thế giới. Có thể kể đến Thomas More (1478 -1535) với tư tưởng “... coi trọng khoa học tự nhiên, đề cao phương pháp trực quan, thí nghiệm và thực hành trong quá trình dạy học...”; Jan Amos Komenský ( 1592 - 1670) được coi là “ ông tổ của nền giáo dục cận đại”, là người đặt nền móng cho khoa học giáo dục nói chung và Giáo dục học mầm non nói riêng đã có một hệ tư tưởng tiên tiến “dạy học giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của trẻ và đặc biệt chuẩn bị cho trẻ đến hoạt động tự lập sau này”; Jean - Jacques Rousseau(1712 - 1778) coi trọng việc: “ thực hành bằng huy động mọi giác quan của trẻ vào việc quan sát đối tượng và cho trẻ được thực hành trải nghiệm”. Nhà giáo dục M.Montessori(1870 - 1952): là người đề cao việc rèn luyện các giác quan và các trải nghiệm thực tế trong môi trường được chuẩn bị cẩn thận và có tổ chức; Jean - Ovide Deroly(1871 - 1932) cho rằng : “ cần cho đứa trẻ vào cuộc sống, cho trẻ biết, cho trẻ được tiếp xúc làm quen với môi trường sống động xung quanh” và vận dụng nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”
Học thuyết Mac - Lênin về giáo dục là bước phát triển cao của tư tưởng giáo dục nhân loại trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và chỉ ra phạm trù cơ bản của giáo dục, trong đó V.I Lênin đã nêu công thức về nhận thức luận :“ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn”
 Một số xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới hiện nay như : giáo dục ở các nước phương Tây (Anh, Pháp, Thụy Điển, Mỹ...): “ Đề cao việc cho trẻ trải nghiệm, được thực hành chia sẻ, được khám phá trong thế giới muôn hình muôn vẻ xung quanh chúng”. Xu hướng của giáo dục mầm non các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Niu Dilân, Xingapo...) giáo dục theo hướng tích hợp theo chủ đề, nguyên tắc giáo dục phải “ hướng vào đứa trẻ”. Xu hướng giáo dục ở Nhật Bản “ đặt trẻ trong một môi trường sống và qua đó để giáo dục môi trường cho trẻ”
 	Giáo dục mầm non của nước ta hiện nay theo nguyên tắc “ lấy trẻ làm trung tâm”, với quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non để hình thành cho trẻ những năng lực chung góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Một phần quan trọng của giáo dục tích hợp theo chủ đề hướng đến việc: “ Tăng cường cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan ...; Tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động và lĩnh hội theo nhiều cách, đặc biệt lưu ý đến việc trẻ học như thế nào hơn là trẻ học cái gì...”
Có thể thấy, với mỗi một tư tưởng , xu hướng lại đưa ra các mục tiêu khác nhau để giáo dục trẻ, nhưng trong tất cả các quan điểm về giáo dục mầm non đều luôn đề cao việc trực tiếp trải nghiệm với thực tế, được chơi và hoạt động gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. 
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Vai trò của phương pháp trải nghiệm là:
- Khiến người học sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn.
- Các cách thức dạy và học đa dạng của phương pháp có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học.
- Người học được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
- Việc học trở nên thú vị hơn với người học và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
- Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều học được và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
- Trẻ có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Tuy nhiên cũng có một số điểm hạn chế trong những trường hợp nhất định như:
   - Với đặc điểm chú ý đến trải nghiệm của từng người học, có thể trông không được quy củ và có thể không thoải mái với cách dạy truyền thống
   - Phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị hơn từ người dạy và có thể cần nhiều thời gian hơn để thực hiện với người học.
   - Thường là không có câu trả lời đơn thuần “đúng” cho các câu hỏi trong các bước thực hiện của phương pháp.
 - Phương pháp đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn của người dạy.
Trong trường mầm non các hoạt động trải nghiệm thực tế luôn là hoạt động thu hút được sự thích thú của trẻ và hiệu quả của nó không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ chơi mà nó có tác động tích cực đến tư duy nhận thức, phát triển toàn diện và thông qua đó còn hình thành nhân cách tốt cho trẻ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm không phải là việc dễ thực hiện và thực hiện được thường xuyên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
-Nguyên nhân thứ nhất là từ người quản lý : với tư tưởng sợ và ngại. Sợ những điều đó không có trong chương trình, sợ phải nghĩ làm như thế nào cho đúng, sợ bị nói rằng sai nguyên tắc; ngại bởi nghĩ ra thì phải làm, phải hướng dẫn và chấp nhận bị chê trách khi nó không thành công. Nhưng thứ mà đáng sợ nhất mà người quản lý làm cho các hoạt động trải nghiệm bị kìm hãm trong khuôn khổ chính và bệnh “hình thức” và “trình bày”.
- Nguyên nhân thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất và môi trường. Ở một trường học có điều kiện tốt, môi trường thiên nhiên thuận lợi là điều tuyệt vời. Nhưng với những trường học thiếu thốn về điều kiện tự nhiên, không gian chật hẹp mà tổ chức được những hoạt động trải nghiệm tốt cho trẻ, đó chính là “Thành công”. Bên cạnh đó các tài liệu hướng dẫn trải nghiệm không nhiều gây khó khăn cho việc tìm hiểu thông tin và tiến hành tổ chức thực hiện.
- Nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ giáo viên: chính là sự nghèo nàn của ý tưởng, sự yếu ớt trong khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế, sự chây ỳ bởi tư tưởng an phận. Họ tiếp tục làm theo chỉ đạo, làm theo chương trình và không muốn đưa ra cái mới, bởi đưa ra thì lại phải làm, làm đúng thì được một lời khen, làm sai thì vô vàn cái tội. Giáo viên “ngại” học hỏi nghiên cứu, dựa vào rất nhiều lý do bởi cơ sở vật chất, khả năng của cháu, sự khó tính của phụ huynh để không tổ chức hoặc tổ chức qua loa. Chính vì vậy các hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ hiện nay chiếm số lượng ít nếu có làm thì cũng chỉ là hình thức manh tính chất trưng bày hoặc đại diện trên một số ít cháu mà không phổ biến, thường xuyên và đem lại hiệu quả trực tiếp trên từng trẻ.
Thực tế qua khảo sát đánh giá việc giáo viên lựa chọn sử dụng phương pháp thực hành trải nghiệm còn rất thấp:
BẢNG KHẢO SÁT
Khảo sát việc sử dụng các phương pháp giáo dục trong trường mầm non. 
Số lượng giáo viên tham gia đánh giá: 50 người (dạy ở các độ tuổi).
Khảo sát ở các tháng phổ biến ở các độ tuổi về việc lựa chọn phương pháp để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ:
Tháng 
Số lượng giáo viên lựa chọn phương pháp ở các tháng
Qua hình ảnh, video.
Tỷ lệ %
Qua đàm thoại, trò chuyện, kể
Tỷ lệ %
Qua việc thực hành trải nghiệm thực tế, làm thí nghiệm.
Tỷ lệ %
9
19/50
38%
23/50
46%
8/50
16%
10
22/50
44%
19/50
38%
9/50
18%
11
24/50
48%
16/50
32%
10/50
20%
12
21/50
42%
20/50
40%
9/50
18%
1
25/50
50%
18/50
36%
7/50
14%
2
22/50
44%
15/50
30%
13/50
26%
3
27/50
54%
12/50
24%
11/50
22%
4
31/50
62%
14/50
28%
5/50
10%
Qua đánh giá bảng khảo sát nhận thấy đa phần giáo viên lựa chọn các phương pháp quan sát và trò chuyện bởi sự đơn giản, nhanh gọn. Số lượng giáo viên lựa chọn phương pháp thực hành trải nghiệm chiếm tỉ lệ rất thấp. Điều này có thể lý giải bằng việc giáo viên không có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nội dung trải nghiệm, đặc biệt là với các chủ đề liên quan đến khám phá xã hội; giáo viên thiếu thốn tài liệu để nghiên cứu và một phần là ngại không muốn phải tổ chức những hoạt động vừa tốn công vừa tốn sức như thế.
Để có cái nhìn chính xác cần có những đánh giá chung về những thuận lợi cũng như những khó khăn khi tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non:
2.1. Thuận lợi:
- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không bị gò ép rằng mình phải “học” mình đang được “chơi”, được “làm”.
- Kinh tế xã hội phát triển, giao thông thuận lợi, công nghệ thông tin liên lạc hiệu quả nên việc chuẩn bị cho trẻ các điều kiện thực hành, tham gia trải nghiệm thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Phụ huynh và học sinh rất thích thú khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế.
2.2. Khó khăn:
- Nội dung giáo dục còn rộng, nhiều chương trình còn mang tính hình thức. Khi thiết kế chương trình không có kế hoạch thiết kế dự kiến các hoạt động trải nghiệm, gây khó khăn, bị động khi chuẩn bị và tổ chức thực hiện.
- Giáo viên đa phần chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Các tài liệu liên quan đến các hoạt động trải nghiệm cho trẻ còn ít gây khó khăn khi tìm kiếm các thông tin cần thiết.
- Việc tổ chức trải nghiệm quan tâm nhiều tới cá nhân và việc trẻ được trực tiếp trải nghiệm. Điều này đòi hỏi lớn ở việc thiết kế nội dung và kỹ năng của cô, đòi hỏi việc tổ chức lớp học thoải mái hơn so với cách học truyền thống. Việc tổ chức các hoạt động theo hướng “ lấy trẻ làm trung tâm” còn là một trách thức rất lớn với giáo viên từ lâu đã quen với việc đánh giá kết quả hơn là xem xét dựa trên quá trình hoạt động của trẻ.
- Hoạt động trải nghiệm phần lớn vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ, trên nhóm hoặc trên một lớp. Điều này sẽ khiến cho cháu ít có cơ hội được tham gia các hoạt động có sự đầu tư công phu và kỹ lưỡng, tổ chức chức theo quy mô lớn giúp trẻ có thêm điều kiện giao lưu, tăng cường kỹ năng xã hội.
Từ những thuận lợi và khó khăn cần có những biện pháp phù hợp để tận dụng hiệu quả những thuận lợi, giải quyết những khó khăn để các hoạt động trải nghiệm thực sự trở thành những bài học bổ ích - lý thú cho trẻ.
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”
Một nghiên cứu của Edgar Dale 1946 chỉ ra rằng: Trong việc tiếp nhận tri thức thì chúng ta nhớ được:
20% những gì chúng ta đọc
20% những gì chúng ta nghe
30% những gì chúng ta nhìn
90% những gì chúng ta làm
Như vậy việc giáo dục trải nghiệm, trải nghiệm thực tế, không chỉ có vai trò đối với giáo dục trẻ em mà có vai trò tốt nhất trong việc giáo dục con người nói chung. 
Ở đây hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non là các hoạt động: thực hành, làm thí nghiệm, tham quan dã ngoại, khám khá phá thiên nhiên , tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp, tham gia trải nghiệm, được “ đi” và “làm” chứ không phải chỉ “nhìn” và “nghe”.
Nhưng làm thế nào để các trải nghiệm được hiệu quả và phù hợp với trẻ mầm non thì cần phải xác định ngay từ khi xây dựng mục tiêu, ngân hàng nội để từ đó lựa chọn các chủ đề và nội dung phù hợp để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Cần vận dụng các điều kiện thực tế và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào việc tham khảo thiết kế chương trình. Và một phần quan trọng là khi tiến hành cho trẻ trải nghiệm cần tính tới sự an toàn và hiệu quả thực tế. 
Sau khi có được những thiết kế chương trình phù hợp cần có các mục tiêu rõ ràng dựa trên nguyên tắc “ lấy trẻ làm trung tâm” để tổ chức hoạt động, quan tâm tới quá trình trẻ được tham gia hoạt động chứ không quá đặt nặng kết quả trẻ đã làm ra được sản phẩm.
	Bên cạnh các hoạt động thực tế hàng ngày, các chương trình hoạt động, lễ hội cũng là cơ hội tuyệt vời để trẻ giao lưu, tham gia các hoạt động trải nghiệm với quy mô lớn. Cách làm này tốn thời gian và công sức của giáo viên nhưng đem lại cho trẻ nhiều kinh nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng xã hội và có thể tham gia được nhiều hoạt động hơn so với các trải nghiệm nhỏ lẻ theo từng nhóm lớp.
3.1. Biện pháp 1. Thiết kế chương trình phù hợp
Năm học 2017 - 2018 chỉ đạo mới của Sở giáo dục Hà Nội đã tạo những thay đổi vượt bậc trong việc thiết kế và thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Không còn chủ đề lớn, chỉ còn các chủ đề nhỏ theo tuần, xây dựng kế hoạch theo từng tháng, có mục tiêu cụ thể rõ ràng và một ngân hàng các nội dung hoạt động để giáo viên tham khảo. Bước đầu còn là khó khăn, nhưng khi thực hiện thành công lại là cánh cửa mới để giáo viên được thoải mái sáng tạo và tự mình thiết kế các hoạt động thú vị cho trẻ. 
Đầu tiên cần xác định mục tiêu của năm học và xây dựng ngân hàng nội dung.Với việc xây dựng mục tiêu rõ ràng cụ thể, bổ sung nâng cao đúng với định hướng; có một ngân hàng nội dung đầy đủ và phong phú sẽ giúp cho giáo viên có thể lựa chọn dễ dàng hơn khi đến các chủ đề. Giáo viên cũng được tạo điều kiện để sáng tạo, lên các ý tưởng mới ngoài ngân hàng nội dung. Ở đây giáo viên được phát huy tối đa năng lực của mình để tổ chức hoạt động cho cô và trẻ. 
Sau khi hoàn thiện việc xây dựng mục tiêu và ngân hàng nội dung cần tiến hành lên dự kiến các chủ đề theo tháng. Đây là bước đi rất quan trọng bởi trong vô vàn các chủ đề có thể dạy cho trẻ, chủ đề nào có thể cho trẻ trải nghiệm? Trải nghiệm điều gì? Trải nghiệm như thế nào? Một năm học trong trường mầm non tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục được thiết kế theo tháng chia làm 35 tuần, tương ứng với những chủ đề khác nhau. Nhưng thực tế không phải chủ đề nào cùng có thể tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hoặc lựa chọn các chủ đề không sát với thực tế cũng rất khó khăn trong việc chuẩn bị của giáo viên và khả năng của trẻ.
Để làm được điều này người quản lý cần tập hợp khả năng, trí tuệ của đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp đứng lớp để cùng xây dựng và thiết kế các chủ đề và ý tưởng để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ .
Đầu tiên là việc thống nhất dự kiến các chủ đề sự kiện sẽ được bàn bạc và thống nhất dự kiến các chủ đề và các sự kiện sẽ cùng tổ chức trong suốt năm học tương ứng với từng tháng. 
Ví dụ: DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ, SỰ KIỆN - KHỐI 4 - 5 TUỔI
NĂM HỌC 2017 - 2018
Tháng
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
9
Sức khỏe và an toàn
Vui tết trung thu
Trường mầm non của bé
Các giác quan
10
Bé sinh ra và lớn lên thế nào ?
Những thành viên trong gia đình bé
Là con gái thật tuyệt
Cảm xúc của bé
11
Đất - nước - không khí
Bé tập làm bác sĩ
Bé yêu cô giáo
Lính cứu hỏa
12
Thức ăn của các loài động vật
Chú chó con
Vòng đời của sâu bướm
Bít tất và những vật dụng giữ ấm cho cơ thể
Lợi ích của cây xanh
1
Vườn rau của bé
Vòng đời của quả
Tết truyền thống Việt Nam
Các loài hoa Mùa Xuân
2
Bánh xe
Nghỉ tết Nguyên Đán 
Một số biển báo giao thông
Màu sắc
3
Nước- vòng tuần hoàn của nước
Ngày 8/3
Các hiện tượng thời tiết
Ống hút kỳ diệu
Quy trình làm ra Lụa Vạn Phúc
4
Các địa danh nổi tiếng Việt Nam
Trang phục truyền thống Việt Nam
Các nước Đông Nam Á
Xiếc
5
Món ăn trong mùa hè
Bé yêu biển lắm
Bác Hồ kính yêu
Ôn tập cuối năm
Sau khi tiến hành lên dự kiến các hsự kiện theo từng tháng. Giáo viên các độ tuổi sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất dự kiến các hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức sao cho đảm bảo khả thi và phù hợp thực tế. Các hoạt động cần được cân đối để giáo viên và trẻ không bị quá sức để các hoạt động trải nghiệm trở thành một mục tiêu giáo duc hiệu quả chứ không phải tạo áp lực lên cả cô và trẻ. 
Ví dụ: Dự kiến các hoạt động thực hành trải nghiệm khối 4 tuổi 
 Năm học 2017 2018
( Dự kiến các độ tuổi khác xem phần Phụ lục)
THỜI GIAN
DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ
DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM 
 5/9-8/9
Sức khỏe và an toàn
- Cho trẻ thực hành kỹ năng nhận biết các mối nguy nghiểm trong trường, lớp.
11/9-15/9
1: Trung thu
- Thực hành làm bánh trung thu ( bánh dẻo)
18/09 -22/09
2:Trường MN của bé
-
25/9 - 29/9
3:Các giác quan
- Bài thực hành rèn luyện các giác quan ngoài thiên nhiên
2/10-6/10
4: Bé sinh ra và lớp lên như thế nào
- Thực hành chế biến một món ăn bổ dưỡng
9/10-13/10
5:Những thành viên trong gia đình bé
-
16/10 -20/10
6: Là con gái thật tuyệt
- Thực hành trang điểm làm tóc cho bạn gái
23/10 -27/10
7: Cảm xúc của bé
- 
30/10-3/11
8: Đất - nước- không khí
- Thí nghiệm với đất - nước- không khí
6/11-10/11
9: Bé tập làm bác sỹ
- Thực hành nhận biết dấu hiệu khi bị ốm, băng bó cầm máu vết thương
13/11-17/11
10: Bé yêu cô giáo
-
20/11 -24/11
11: Lính cứu hỏa
- Thực hành thoát hiểm khi có cháy. Kỹ năng dập lửa với đám cháy nhỏ
27/11-1/12
12: Thức ăn của các loài động vật
- Thí nghiệm mèo con ( thỏ con, gà, vịt) thích ăn gì ?
4/12 -8/12
13: Chú chó con
- 
11/1 - 15/12
14: Vòng đời của sâu bướm
- 
18/12-22/12
15: Bít tất và những vật dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_thu.doc