Đề tài Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Phú Lâm

Đề tài Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Phú Lâm

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho con người. Thụy Điển coi giai đoạn tuổi mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận Giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với Giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

 Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở tuổi mầm non đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất và thuận lợi. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.

 Trường Mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc,giáo dục để trẻ phát triển toàn diện nhân cách, mặt khác để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 song không thể coi trường Mầm non là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quá trình giáo dục cho trẻ, bởi vì hàng ngày trẻ chỉ ở trường Mầm non với một thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường giáo dục gia đình cũng như cộng đồng xã hội. Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".Vì vậy việc kết hợp thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa .Trong thực tế hiện nay cho ta thấy trường nào có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì nơi đó mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gắn bó, có sự kết hợp chặt chẽ thống nhất ba môi trường giáo dục trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hơn. Có được kết quả bước đầu là nhờ một phần vận dụng đúng đắn việc phối kết hợp các yếu tố trên.

 

doc 19 trang thuychi01 6751
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Phú Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho con người. Thụy Điển coi giai đoạn tuổi mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận Giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với Giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
 Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở tuổi mầm non đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất và thuận lợi. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
 Trường Mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc,giáo dục để trẻ phát triển toàn diện nhân cách, mặt khác để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 song không thể coi trường Mầm non là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quá trình giáo dục cho trẻ, bởi vì hàng ngày trẻ chỉ ở trường Mầm non với một thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình và chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường giáo dục gia đình cũng như cộng đồng xã hội. Hồ Chủ Tịch đã dạy: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".Vì vậy việc kết hợp thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa .Trong thực tế hiện nay cho ta thấy trường nào có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì nơi đó mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội gắn bó, có sự kết hợp chặt chẽ thống nhất ba môi trường giáo dục trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hơn. Có được kết quả bước đầu là nhờ một phần vận dụng đúng đắn việc phối kết hợp các yếu tố trên. 
 Phú Lâm là một xã miền núi, thuộc phía Nam Huyện Tĩnh Gia. Tổng nhân khẩu 4255 người,1055 hộ, trong đó có năm thôn đặc biệt khó khăn. Đặc thù của địa phương là dân góp từ các nơi: Hải Hòa, Hải Lĩnh,Tân Dân,Triêu Dương vv...định cư vào từ năm 1964. Hơn 53 năm thành lập và phát triển Phú Lâm đã có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế- văn hoá - xã hội. Tuy nhiên so với các xã lân cận vẫn là một xã phát triển chậm, đời sống nhân dân còn nghèo, nhất là ở năm thôn đặc biệt khó khăn, Kinh tế địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông,thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22,55%. Trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục mầm non vẫn còn hạn chế.
 Trường Mầm Non Phú Lâm được thành lập tháng 9/1972, trải qua bao khó khăn và thử thách, cùng với sự cố gắng nỗ lực của Nhà trường ,lòng tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ giáo viên , nhân viên, từ một trường Bán công với các lớp Mẫu giáo nhỏ lẻ, học nhờ nhà văn hóa thôn, cho đến nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,hệ thống Giáo dục Mầm non đã được chuyển biến rõ nét, trường đã chuyển sang Công Lập, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng bước được cải thiện .Tuy nhiên để đáp ứng với mục tiêu cũng như xu thế phát triển của xã hội thì vẫn chưa đạt yêu cầu thực tiễn. 
 Xác định được tầm quan trọng của công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ thì việc tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một việc làm luôn luôn đúng và cần thiết để từng bước đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục Mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Phú Lâm”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:	
 - Dựa vào điều kiện thực tế để làm rõ thực trạng công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 - Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm khai thác các tiềm năng về mọi nguồn lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện trong trường Mầm non. 
 - Rút kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tiễn một cách thực tế hiệu quả nhất.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Phú Lâm”.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 a. Phương pháp đọc, nghiên cứu , xây dựng cơ sở lý luận.
 b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 c. Phương pháp thống kê , xử lý số liệu.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 - Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ngắn gọn, xúc tích .
 - Công tác xã hội hóa giáo dục và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tăng hơn năm trước 7 %, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 3,8 %.
 - Công tác phối kết hợp với các đoàn thể , đặc biệt là các Chi bộ, Chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tại cơ sở đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
 - Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên đạt trên chuẩn tăng 7 % so với năm học 2015-2016.
2.NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Chức năng của gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là hết sức quan trọng. Vì gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ. Ngày nay xã hội đã xác định giáo dục con cái là trách nhiệm của gia đình, như điều 64 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con trở thành người công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông, bà, cha, mẹ”. Với một nguồn tình cảm tự nhiên các gia đình đã thực hiện chức năng giáo dục con cái một cách tích cực với mong muốn có những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, lớn lên là người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.Maraken đã khẳng định: “Những gì bố mẹ làm được cho con trước 5 tuổi đó là đã đạt 90% kết quả của quá trình giáo dục”.
 Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi thành người chủ tương lai của đất nước. Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu hết sức quan trọng của sự nghiệp đào tạo con người .Để thực hiện được mục tiêu trên thì trường Mầm non cần kết hợp chặt chẽ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường với gia đình và xã hội nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, hiệu quả nhất.
 Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng và từng tập thể".Có ba nhân tố chính trong việc nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ đó là: Gia đình, nhà trường và xã hội . Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định. Đó là:
 Gia đình là tế bào của xã hội, nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía phụ huynh trong việc giáo dục con trẻ.
 Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp,không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho trẻ những giá trị chuẩn mục của xã hội để trẻ trở thành những chủ nhân tương lai , những con người tri thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
 Xã hội là môi trường thực tế , giúp trẻ hoàn thiện một số kỹ năng cuộc sống , chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của trẻ.
 Vì vậy sự phối hợp của ba nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng ba chân, đơn giản nhưng lại vững chắc và không thể thiếu bất kỳ chân nào.
 2.2. Thực trạng vấn đề.
 a.Thuận lợi:
 Trường Mầm non Phú Lâm luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng , Chính quyền địa phương , sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Tĩnh Gia. Trong những năm qua nhà trường đã phát huy kết quả đạt được, làm tốt công tác tham mưu , thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường,phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội. Đây chính là động lực thúc đẩy Nhà trường vượt qua mọi khó khăn , phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016-1017.
 Đội ngũ cán bộ giáo viên , nhân viên yêu nghề ,mến trẻ, có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, 100 % cán bộ giáo viên , nhân viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 16/28 đạt trên chuẩn,chiếm 57 %. 
 Bản thân là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, mặc dù quá trình nhận nhiệm vụ hơn bốn năm , tuổi đời, năng lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế song được sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, ban đại diện cha mẹ học sinh, sự chia sẻ của các ban ngành đoàn thể và bằng ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm ,sự quyết tâm cao, tôi đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 b. Khó khăn:
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn khó khăn, thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Năm học 2016-2017 nhà trường tổ chức bán trú năm ba, trường có 10 nhóm, lớp với 273 học sinh , so với điều lệ ,Nhà trường còn thiếu 6 phòng học, các phòng chức năng, hiệu bộ, công trình vệ sinh nước sạch, số bàn ghế không đúng quy cách chiếm 71 %.
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên còn thiếu. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 22,55 %, bên cạnh đó kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục mầm non hàng năm vẫn chưa đáp ứng được với chương trình Mầm non mới. 
 Nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế nên việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội hiệu quả chưa cao. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng toàn diện còn hạn chế.
 c. Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đầu năm học 2016-2017 .
 Nội dung 1: Chất lượng phát triển số lượng.
 Trường có 1 điểm trường/ 10 nhóm, lớp, kết quả huy động đầu năm là 273 trẻ.Trong đó: Nhóm trẻ là 25 trẻ, mẫu giáo là 248 trẻ. Tỷ lệ huy động đạt 93%. So với năm học trước tăng 28 trẻ, tuy nhiên tỷ lệ huy động trẻ 3 tuổi mới đạt 72 %.
 Nội dung 2: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc.
 Năm học 2015-2016 có 245 học sinh ăn bán trú tại trường với mức ăn 15.000 đồng/ngày/1 trẻ đạt 100% kế hoạch. Đầu năm học 2016-2017 số học sinh ăn bán trú tăng lên 273 trẻ, đạt 100% Mức ăn 15000 đồng/ngày/1 trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng 28 trẻ chiếm 10 %, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 30 trẻ chiếm 11%.
 Nội dung 3: Chất lượng Giáo dục toàn diện đầu năm : 
 - Về sức khỏe: Số trẻ khảo sát: Kênh Bình thường: 246 trẻ = 89%, Kênh suy dinh dưỡng: 27= 11 %
 - Về Giáo dục: Số trẻ khảo sát là 273 trẻ. Trong đó:Tốt: 70 trẻ đạt 26%, Khá :80 trẻ đạt 29%, TB: 88 đạt 32%, chưa đạt: 35 trẻ chiếm 13 %.
 Nội dung 4: Công tác tuyên truyền: 
 - Một bộ phận phụ huynh còn khó khăn về kinh tế, chưa nhận thấy hết trách nhiệm trong công tác phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc , giáo dục trẻ.
 - Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, các biện pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa đồng bộ. 
 Nội dung5: Công tác xã hội hóa giáo dục và phong trào xây dựng môi trường thân thiện học sinh tich cực. 
 Năm học 2015-2016 huy động xã hội hóa được 225.842.000 đ, qua đó đã có sự cải thiện rõ nét, tạo niềm tin đối với phụ huynh và công đồng tuy nhiên do điều kiện kinh tế địa phương và sự ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội , mặt khác khuôn viên hẹp nên môi trường cho trẻ vui chơi còn bất cập . 
 Nội dung 6: Công tác bồi dưỡng giáo viên.
 - Do hoàn cảnh và điều kiện công tác nên hiện tại còn 4 giáo viên, nhân viên chưa đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Đầu năm sau khi được tiếp thu chuyên đề nhà trường mới tổ chức được 2 đợt chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên.
 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 
 2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí bậc học mầm non cho đội ngũ giáo viên, đoàn thể và cộng đồng.
 Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương,Tỉnh , Huyện Tĩnh Gia về chính sách phát triển giáo dục Mầm non, kế hoạch thực hiện đề án Phổ cập cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo. Tiếp tục tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên gắn liền với việc học tập “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua việc học tập các Nghị quyết cán bộ giáo viên, nhân viên đã nhận thức sâu sắc quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục Mầm non, đồng thời thấy rõ vị trí, nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ,đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục Mầm non hiện nay.
 	Xây dựng kỷ cương, nề nếp nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục khoa học lành mạnh phù hợp với giáo dục Mầm non. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện trong đó “ Lấy trẻ làm trung tâm”. 
Tăng cường công tác Đảng trong nhà trường, lấy Chi bộ Đảng là hạt nhân chính trị giúp đội ngũ giáo viên, nhân viên nắm bắt nhanh nhất các quan điểm của Đảng về giáo dục mầm non đồng thời giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ. Nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; Ban đại diện cha mẹ học sinh, chi hội khuyến họcThực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất với phương châm “ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Khi cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu, nhận thức rõ vai trò của mình thì chính họ là những tuyên truyền viên tốt nhất tới phụ huynh học sinh, cộng đồng và toàn xã hội .Từ đó nâng cao trách nhiệm cho mỗi cá nhân và tập thể trong việc nôi dạy con cái. Bác Hồ đã dạy: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ".Giáo dục mầm non ngoài công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn phải làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, tuyên truyền để phụ huynh thấy được tầm quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ.Vì vậy làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ thúc đẩy giáo dục mầm non phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tạo niềm tin và nguyện vọng của nhân dân địa phương. 
 2.3.2 Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền .
 * Đối với lãnh đạo nhà trường: 
 Trường Mầm non nói riêng là nơi tập trung lực lượng phụ huynh khá đông nên công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi, vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền cụ thể , phù hợp với thực tế địa phương:
 Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, thông qua các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các các cuộc vận động, các chuyên đề, tập trung nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn
 Tổ chức thành công hội nghị công chức, viên chức đầu năm ,trên cơ sở đó tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy chế, quy định. Ký cam kết giữa nhà trường và Công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
 Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức thành công hội nghị phụ huynh toàn trường ( do Ban đại diện cha mẹ học sinh và Ban giám hiệu chủ trì ) và nhóm, lớp một năm 3 lần để phụ huynh cùng nắm được những kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm và kết quả đạt được của nhà trường đồng thời cùng đánh giá , chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục cho năm học tới.
 Xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, bàn bạc các vấn đề liên quan đến các hoạt động của nhà trường tối thiểu 4 lần /năm trong đó có nội dung hoạt động đã thỏa thuận theo yêu cầu của phụ huynh thông qua hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm cuối học kỳ và tổng kết năm học.Thông báo về các khoản thu theo quy định, các nguồn huy động từ xã hội hóa, các hoạt động của trẻ có phụ huynh tham gia trong năm học( quyên góp nguyên vật liệu có sẵn địa phương, tham gia các hoạt động tại lớp) , các nghĩa vụ mà phụ huynh phải thực hiện và phối hợp.
 Công khai quỹ xã hội hóa giáo dục trước hội nghị phụ huynh toàn trường thông qua chương trình trao quà ngày 8/1/2017 và báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân xã. Đặt bảng nội quy nhà trường tại trung tâm tại cổng để phụ huynh dễ quan sát. Thành lập các ban giám sát:Vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường, công tác y tế trường học có sự tham gia phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh.Thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tình hình hoạt động của nhà trường qua việc trao đổi với đoàn thể, phụ huynh và nhân dân để duy trì hoặc điều chỉnh những nội dung cần thiết.Tăng cường công tác kiểm tra,giám sát, động viên, khích lệ kịp thời ,làm tốt công tác khen thưởng, tạo điều kiện cho cán bộ,giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Thông qua các lễ, hội, hội thi: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, 8/3, tổng kết năm học, hội thi “ Bé khỏe bé ngoan”, thi đồ dùng đồ chơi, trang trí nhóm, lớp,giao lưu văn nghệ với các đoàn thể địa phương, các thôn, xóm khai trương ,đón nhận làng văn hóa.
 * Đối với giáo viên đứng lớp.
 Sự giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh là sợi giây gắn kết hiệu quả trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Bình thường các vấn đề nảy sinh giữa nhà trường và gia đình có thể tránh được nếu có sự giao tiếp hợp lý, khéo léo của giáo viên.Vì vậy ngoài nhiệm vụ chuyên môn giáo viên cần phải có kỹ năng giao tiếp với phụ huynh. Giáo viên không chỉ là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mà còn phải đảm nhận vai trò một nhà tư vấn giáo dục cho phụ huynh trong suốt quá trình trẻ đến lớp.
 Giao bộ phận chuyên môn chỉ đạo các nhóm, lớp xây dựng góc tuyên truyền của lớp học: 100% các lớp đều có góc tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú hấp dẫn. Đó là: Tuyên truyền về kế hoạch chuyên theo chủ đề, tháng: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với chữ viết, văn học.., kết hợp góc chơi. Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ theo giai đoạn, theo mùa, một số thức ăn phù hợp với dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ, kết quả khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ định kỳ... 
 Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp. Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo mùa, theo tháng nên gây được sự chú ý và để phụ huynh nắm bắt được nhiều thông tin mới.Thống nhất với các bậc phụ huynh của nhóm lớp về nội quy, nề nếp, những yêu cầu về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng phục vụ các chuyên đề cần có của trẻ ở trường để cùng kết hợp thực hiện.
 Thông báo kết quả nuôi dưỡng,chăm sóc giáo dục trẻ đến từng phụ huynh qua việc đón, trả trẻ đặc biệt qua các hội nghị phụ huynh giữa năm và cuối năm.
 Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, duy trì tốt trang phục công sở, cô giáo không nói tiếng địa phương, giao tiếp phải lịch sự... Cuối năm nhà trường sẽ bình chọn một đến hai tấm gương tiêu biểu về thực hiện các phong trào thi đua để tuyên dương và khen thưởng.
 * Lãnh đạo nhà trường và giáo viên:
 Giáo viên ký cam kết về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_phoi_hop_giua_nha_truong_gia_dinh_xa.doc