SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại một số hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường Mầm non Nga Tiến

SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại một số hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường Mầm non Nga Tiến

Hội nghi trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài “Phát huy nguồn lực của con người là khâu đột phá để tiến vào thời kỳ mới.”[1]

 Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng nhưng cũng rất nặng nề, trước tình hình đó giáo dục phải xác định được rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại, từ đó nhằm bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. “Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội.”[2]

Trong nhà trường hoạt động chính là dạy và học, kết quả dạy và học có đạt hiệu quả cao hay không là nhờ vào các giờ lên lớp. Vì vậy kiểm tra, xếp loại, đánh giá giáo viên là một khoa học không phải ai cũng làm được. Do đó kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên trước hết là phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm về chuyên môn, xử lý các thắc mắc, các mâu thuẫn, các khiếu nại, khắc phục bệnh quan liêu đối với lãnh đạo.

 

doc 37 trang thuychi01 8252
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại một số hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường Mầm non Nga Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu 
1
- Lý do chọn đề tài
1
- Mục đích nghiên cứu 
2
- Đối tượng nghiên cứu 
2
- Phương pháp nghiên cứu 
2
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
5
Giải pháp 1. Làm tốt công tác tư tưởng, nắm bắt tâm lý chung của đa số giáo viên
5
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra đánh giá “xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề”.
6
Giải pháp 3. Kiểm tra các hoạt động sư phạm để bồi dưỡng giáo viên
8
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên ở các hội thi trong năm .
10
Giải pháp 5. Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuyên đề.
14
Giải pháp 6. Làm tốt công tác quản lý đánh giá xếp loại theo hồ sơ, sổ sách:
15
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường 
17
3.Kết luận – Kiến nghị
18
- Kết luận
18
-Kiến nghị
19
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài.
Hội nghi trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu.....” Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài “Phát huy nguồn lực của con người là khâu đột phá để tiến vào thời kỳ mới..”[1]
	Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng nhưng cũng rất nặng nề, trước tình hình đó giáo dục phải xác định được rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại, từ đó nhằm bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. “Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội.”[2]
Trong nhà trường hoạt động chính là dạy và học, kết quả dạy và học có đạt hiệu quả cao hay không là nhờ vào các giờ lên lớp. Vì vậy kiểm tra, xếp loại, đánh giá giáo viên là một khoa học không phải ai cũng làm được. Do đó kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên trước hết là phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm về chuyên môn, xử lý các thắc mắc, các mâu thuẫn, các khiếu nại, khắc phục bệnh quan liêu đối với lãnh đạo.
Trong công tác quản lý trường mầm non, kiểm tra vừa là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả, Ban Giám Hiệu kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra hoạt động quản lý của mình. “Qua kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh, uốn nắn nhằm nâng cao chất lượng họat động trong nhà trường”[3]. Mặt khác việc kiểm tra của Ban Giám Hiệu có tác động đến hành vi của cán bộ giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, đúng hướng của nhà trường. Ban Giám Hiệu buông lỏng công tác kiểm tra nội bộ cũng chính là buông lỏng công tác quản lý.
Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân, của tập thể trong công tác, phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể, cá nhân khi tiến hành công việc. Đồng thời qua kiểm tra Người quản lý thấy được mức độ hợp lý, chưa hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo trên cơ sở đó có những biện pháp điều hỉnh, hoàn thiện công tác, nghiệp vụ quản lý chỉ đạo của mình. Kiểm tra tác động đến hành vi của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, qua kiểm tra đánh giá thấy được mức độ hoàn thành công việc mà khen thưởng, động viên các sáng kiến, thành tích của cán bộ giáo viên trong tập thể nhà trường.
Làm thế nào để thực hiện được công việc kiểm tra đánh giá được thường xuyên, công bằng trong mỗi nhà trường không phải là một công việc đơn giản, dễ làm của một người quản lý, đó là một câu hỏi mà đòi hỏi người quản lý phải suy nghĩ, đặt bút, bắt tay làm thực sự mới có thể trả lời được.
	Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm ra, liệt kê ra, thực hành và trải nghiệm một số biện pháp, giải pháp để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của đơn vị mình bằng cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên. Đó cũng là đề tài tôi áp dụng nghiên cứu trong năm học 2016-2017 là: “Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại một số hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường Mầm non Nga Tiến”
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài mà tôi nghiên cứu qua kiểm tra đánh giá xếp loại một số hoạt động chuyên môn giáo viên nhằm mục đích đánh giá năng lực, được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Tìm ra những mặt đã làm được tốt của giáo viên, khả năng chuyên sau, năng lực chuyên biệt những mặt hạn chế, tồn tại về hoạt động nào đó trong chuyên môn. Qua đó để tôi biết biết cách phát huy những khả năng tốt của giáo viên, đồng thời cũng có những biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời cho những giáo viên còn hạn chế thiếu sót.
Từ đó giúp giáo viên đi đúng hướng và thực hiện được mục tiêu giáo dục của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
- Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này tôi đi sâu vào nghiên cứu về các giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho 18 giáo viên của trường mầm non Nga Tiến bằng cách thông qua các biện pháp kiểm tra, đánh giá một số hoạt động chuyên môn của giáo viên ở trường Mầm non Nga Tiến
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu, những văn bản pháp quy có liên quan đến thực tiễn và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát:
Quan sát thái độ của các cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường trong các buổi bồi dưỡng, trong các công việc họ làm hàng ngày để thu thập dữ liệu liên quan nhằm bổ sung cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại :
Tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời những suy nghĩ ,nhận thức, hiểu biết của đội ngũ về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra kết quả công tác trên từng nhiệm vụ của đội ngũ (phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm, phiếu khảo sát..)thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân, hạn chế, thiếu sót trong công tác bồi dưỡng đội ngũ của ban giám hiệu.
+ Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu hồ sơ sổ sách, đồ dùng đồ chơi, môi trường lớp học, nề nếp học sinh.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các kết quả và tính phần trăm.
	- Những điểm mới.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên như năm học 2013-2014 tôi đã nghiên cứu nhưng mục đích là nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng năm học 2016-2017 này tôi cũng sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên nhưng mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ.
Tên một số giải pháp cũng thay đổi.
Nội dung bên trong hầu như cũng thay đổi hoàn toàn
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”[4]. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành cuả mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 
	“Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.”[5]
Để giải quyết vấn đề này, trong trường mầm non, trước hết chúng ta phải kiểm tra để tìm hiểu thực trạng thực tế trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm của giáo viên hiện tại để từ đó đề ra những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng sư phạm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Thực tế là để bổ sung tri thức và những vấn đề cần thiết về kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu, để nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực chuyên môn dưới những hình thức phù hợp, Nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn để mỗi giáo viên có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo, giúp cho hiệu quả công việc đang làm được tốt hơn.
Trẻ có thể phát triển toàn diện, có nhân cách tốt hay không đều phụ thuộc vào việc chăm sóc trẻ ngay từ lúc đầu. Giáo dục trẻ không chỉ thông qua lời nói, cử chỉ hay một hoạt động đơn thuần hoặc bắt buộc nào đó của mọi người mà nhân tố quyết định vấn đề này là chất lượng của một quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non trong các nhà trường.
Giáo dục Mầm non là tiền đề cho giáo dục Tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi một lứa tuổi vô cùng quan trọng. 
	Nhà tâm lý học người Nga Ma Ca Ren Cô đã nói: “Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo”[6]
Trẻ ở tuổi Mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường Mầm non là đội ngũ giáo viên.
	Chính vì lý do trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ, năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.
	Tôi càng thấm nhuần sâu sắc câu: Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. [7]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thực trạng chung nhà trường
Trường mầm non xã Nga Tiến có truyền thống chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ các cháu tốt, trường có nề nếp dạy và học đã đi vào ổn định. Ban giám hiệu luôn gương mẫu, năng động, sáng tạo, xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất. Mặt khác nhà trường luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo như: Sở GD-ĐT, phòng giáo dục huyện Nga Sơn, Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã Nga Tiến, các cơ quan ban ngành đoàn thể trên địa bàn.
* Thực trạng giáo viên 
Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, đoàn kết cùng nhau một lòng, chị em thương yêu, giúp đỡ lần nhau trong mọi lĩnh vực công tác, yêu nghề, mến trẻ, và luôn có sự trao đổi kinh nghiệm trong qua trình công tác, năm học: 2016- 2017 nhà trường có 18 giáo viên trong đó: trình độ đạt chuẩn là 5 = 27,8 % và trên chuẩn là 13 = 72,2 %. 
Một số giáo viên chưa có kỹ năng sư phạm tốt, do tuổi nghề còn trẻ và không được đào tạo chính quy, hay đối phó, ỷ lại, chưa chịu khó sưu tầm và làm đồ dùng dạy học đồ chơi. Một số khác do trình độ chuyên môn thấp kém, chưa tự mình xây dựng được kế hoạch học tập và giảng dạy phù hợp với chương trình và thực tế của địa phương, khả năng lồng ghép các chuyên đề còn kém, chưa linh hoạt sáng tạo, quản lý lớp học chưa tốt hoặc không còn điều kiện đi học nâng cao trình độ do tuổi cao nên rất sợ và ngại bị kiểm tra. Qua khảo sát đầu năm tôi thấy hầu hết các giáo viên rất sợ và ngại các hoạt động kiểm tra của nhà trường, một số giáo viên khả năng linh hoạt sáng tạo trong việc trang trí lớp học theo chủ đề, và đầy đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi đang còn ít, chất lượng giờ dạy mới có số it là đổi mới, sáng tạo, biết tổ chức lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng giờ dạy lồng ghép chuyên đề còn giáo viên trung bình. Hồ sơ sổ sách còn thiếu. (Phụ lục 1)
Chính vì vây để nâng cao chất lượng đội ngũ tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Giải pháp 1. Làm tốt công tác tư tưởng, nắm bắt tâm lý chung của đa số giáo viên
Như trong “TÔN TỬ BINH PHÁP” có câu “ Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng” [8] Câu nói này xưa dùng cho các tướng lĩnh chỉ huy ngoài mặt trận, những ngày nay câu nói này có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ là người quản lý, lãnh đạo nhà trường mình phải nắm bắt được tâm lý chung của mỗi giáo viên để từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết vấn đề.
Thông qua mỗi buổi họp chuyên môn, họp hội đồng, và những lần thăm lớp, bản thân tôi nhận thấy tâm lý chung của đa số giáo viên rất là ngại kiểm tra, cho là kiểm tra tạo ra áp lực cho giáo viên, những giáo viên trẻ sợ kiểm tra sẽ bị sai sót, chê, nhận xétVới tâm lý chung đó tôi đã thiết nghĩ mình phải làm gì để mọi tâm lý này của giáo viên không còn nữa.
Thứ nhât: Nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, thanh tra:
 Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi phân tích cho giáo viên hiểu về mục đích của việc kiểm tra, thanh tra trong trường học là việc làm thường xuyên của hoạt động trong nhà trường, nhằm mục đích để nắm được thực trạng, chất lượng chuyên môn của bản thân các đồng chí xem các đồng chí thực hiện có đúng với yêu cầu chuyên môn đặt ra hay không để tôi điều chỉnh, bồi dưỡng kịp thời, đúng yêu cầu của ngành, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của bản thân mỗi đồng chí giáo viên. Nếu các đồng chí ngại kiểm tra tức là đồng nghĩa với việc các đồng chí không biết mình sai, mình chưa hiểu mà cứ làm thì giống như một người đi trên con đường nhưng không biết mình đi về đâu. (phụ lục 2)
Thứ hai: Sử dụng biện pháp khích lệ, tình cảm.
+ Đối với giáo viên có năng lực chuyên môn tốt: Những Giáo viên này họ không sợ bị kiểm tra, nhưng họ ngại kiểm tra vì phải chuấn bị chu đáo hơn. Trong trường hợp này tôi luôn khuyến khích những giáo viên nay bằng cách tuyên dương, khích lệ họ, luôn tạo điều kiện để họ thấy họ quan trọng và cần phát huy cho người khác học hỏi, và đề cử những người này giữ vị trí quan trọng như là tổ trưởng chuyên môn để họ còn nâng cao trách nhiệm để không còn ngại bị kiểm tra.
+ Đối với giáo viên trẻ, năng lực chuyên môn chưa tốt: Đối với những giáo viên này tôi luôn tạo cho họ cảm giác gần gũi như thường xuyên, trò chuyện, hỏi han, giải đáp thắc mắc về chuyên môn cho giáo viên vào mọi lúc, mọi nơi như: Khi đi dự giờ, thăm lớp,một cách nhỏ nhẹ, phân tích, giải thích đơn giản rõ ràng cho giáo viên, để từ đó họ hiểu và mạnh dạn, họ muốn thử sức mình và không có cảm giác sợ bị kiểm tra nữa.
Thứ ba: Biện pháp thi đua.
Ngay từ đầu năm học tôi cùng các tổ chuyên môn xây dựng ra một tiêu chí thi đua chuyên môn giữa các tổ với nhau đó là tổ nhà trẻ và tổ mẫu giáo.
Một trong những tiêu chí thi đua trong đó là:
+ Phấn đấu trong tổ không có giáo viên bị kiểm tra xếp loại trung bình
+ Phấn đấu tổ đạt xuất sắc,
Với việc đặt ra các tiêu chí thi đua trong tổ như vậy cũng là mục đích phấn đấu để cho giáo viên luôn chuẩn bị tốt về chuyên môn cũng như mọi hoạt động trong năm học vì thế mà giáo viên cũng không ngại và sợ kiểm tra.
Kết quả: Nhờ biện pháp trên mà tôi đã khắc phục được tâm lý của mọi số giáo viên trong trường không ngại và sợ kiểm tra.
Qua các đợt kiểm tra giáo viên luôn phấn khởi, thoải mái tư tưởng và coi đó là việc làm thường xuyên và thích được kiểm tra.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ qua công tác kiểm tra đánh giá “xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề”.
Một giáo viên có khả năng xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề tốt cũng là một giáo viên đã chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện cho mọi nội dung hoạt động trong chủ đề cũng như nắm chắc được mục đích yêu cầu giáo dục trong chủ đề. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề. Để đổi mới và có chất lượng và hiệu quả cao hơn cho mỗi giáo viên sau mỗi lần kiểm tra tôi đã thực hiện như sau:
Đối với những năm học trước tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường vào dịp đầu năm học cũng tiến hành kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề nhưng khi đi kiểm tra chúng tôi chỉ xuống lớp, kiểm tra và quan sát về môi trường của các lớp và thông báo kết quả vào cuối tháng hay các buổi sinh hoạt chuyên môn mà đôi khi chúng tôi không hiểu hết được tác dụng hay ý nghĩa về môi trường giáo dục trong chủ đề mà giáo viên xây dựng, cũng có khi nhiều giáo viên xây dựng lên môi trường đó chỉ để cho đẹp, trang trí chứ không biết cách sử dụng môi trường đó để làm gì?. Mặt khác cũng gây ra tranh cãi, khi tị về kết quả kiểm tra. 
Do đó năm học 2016-2017 bản thân tôi mạnh dạn đề xuất với hiệu trưởng nhà trường sẽ giao nhiệm vụ kiểm tra này cho tôi phụ trách việc xây dựng môi trường giáo dục và đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề nhằm đổi mới về cách thức, nội dung kiểm tra để nâng cao chất lượng đội ngũ qua hoạt động này.
Cách đổi mới của tôi trong việc kiểm tra như sau:
- Trước tiên tôi thông báo kế hoạch kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục và đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề trong buổi dự sinh hoạt chuyên môn nhà trường hoặc tổ.
- Thống nhất hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, nhận xét.
- Tiến hành kiểm tra
+Trong quá trình kiểm tra tôi mời ban giám hiệu và đại diện các tổ trưởng đi cùng
+ Khi đi kiểm tra lớp nào thì tôi yêu cầu giáo viên lớp đó giới thiệu được ý nghĩa của môi trường giáo dục của lớp mình
+ Những loại đồ dùng, đồ chơi đó làm để làm gì?
+ Chỉ ra được những đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc, hoạt động học theo 5 lĩnh vực của mẫu giáo và 4 lĩnh vực nhà trẻ
- Sau kiểm tra họp nhận xét, góp ý chỉnh sửa bổ sung vào các buổi sinh hoạt chuyên môn cho tất cả các giáo viên đuợc nghe để mọi giáo viên được biết từ đó họ hoàn toàn nhất trí với kết quả đánh giá.
Với cách làm này nó khác hẳn cách làm trước ở chỗ nhà quản lý không chỉ được nhìn thấy môi trường giáo dục của các lớp mà còn được nghe thấy việc làm của giáo viên trong suốt chủ đề. Đó cũng là mục đích của việc kiểm tra này mà tôi nêu ra. Nó không chỉ dừng lại ở chỗ giáo viên làm ra mà còn sử dụng chúng như thế nào cho đầy đủ và phù hợp cho cả một chủ đề. Qua hoạt động kiểm tra như thế này tôi đã giúp cho giáo viên của trường mình biết xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục trong chủ đề của lớp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên.
Kết quả: Trong năm học có 9 nhóm lớp được kiểm tra đánh giá xếp loại về môi trường giáo dục và đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề . Mỗi lớp được kiểm tra 3lần/năm. 
Xếp loại chung: Tốt 6/9 nhóm lớp; Khá 3/9 nhóm lớp.
Giải pháp 3. Kiểm tra các hoạt động sư phạm để bồi dưỡng giáo viên
	Tôi luôn quan tâm sát sao trong công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên: Bởi tôi nghĩ rằng “Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên chính là nắm chắc được thực trạng về kỹ năng sư phạm giáo viên, từ đó làm căn cứ để xem xét tiến độ thực hiện mục tiêu của cấp học, cũng là cơ sở để thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo sự công bằng trong nhà trường.
	a. Kiểm tra kế hoạch giáo dục:
	Kế hoạch giáo dục của giáo viên gồm các loại kế hoạch sau:
- Kế hoạch thực hiện chủ đề ( Kế hoạch tháng- Nhà trẻ bé).
- Kế hoạch tuần
- Kế hoạch ngày.[9]
Tuy 3 loại kế hoạch tưởng là đơn giản nhưng để xây dựng phù hợp và có hiệu quả khi thực hiện là điều rất khó khăn mà không thể giáo viên nào cũng làm được. 
Khi kiểm tra xong tôi thấy các kế hoạch giáo viên xây dựng hầu hết chưa đảm bảo so với yêu cầu, nguyên nhân là do một số giáo viên thay đổi nhóm lớp, một số giáo viên mới, và thiếu nội dung mới cần bổ sung vào lĩnh vực thẩm mỹ. (Phụ luc 3)
Bản thân tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình là hiệu phó chuyên môn, tôi đã nghiên cứu thật kỹ cách xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với mỗi cá nhân, mỗi nhóm lớp để kế hoạch có hiệu quả sử dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_qua_cong_tac_kiem_tra_danh.doc