SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống của con người là một vấn đề đáng quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Trong “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân” [2].

 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu [3].

 Chính vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên, đặc biệt đối với trertrong các trường mầm non [4].

Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh [5]. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau

 

doc 17 trang thuychi01 489152
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sống của con người là một vấn đề đáng quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội.	
Trong “Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. nhấn mạnh “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân” [2].
 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu [3].
 	Chính vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên, đặc biệt đối với trertrong các trường mầm non [4].
Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh[5]. Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này [4]. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mần non Quảng Lợi có ý thức bảo vệ môi trường.
Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ[4] . Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A2 trường mầm non Quảng Lợi trong năm học 2018- 2019. Tổng số trẻ: 33 cháu Trong đó 16 nam, 17 nữ
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí giáo dục mầm non.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp thực hành.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Như chúng ta đã thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học[1], thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt.
 Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, ở độ tuổi này trẻ tuy đã lớn hơn nhưng sự tự ý thức về hành động của mình chưa cao, đa phần trẻ bây giờ được ông bà bố mẹ nuông chiều, việc gì cũng làm hộ con nên trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác vào thùng rác
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ nhỏ, giúp trẻ nhận thức được thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh.
 Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là tất cả các đồng nghiệp nói chung. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón trẻ, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủđều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ [4]. 
Qua các năm thực hiện chuyên đề lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động, thực sự tôi đã chú trọng nhiều đến việc dạy cho trẻ làm sao để trẻ có ý thức giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp, luôn sạch sẽ song việc dạy trẻ còn có những hạn chế.
 *Về phía trẻ
Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường xung quanh 
Trẻ chưa có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Không có ý thức tạo cảnh quan môi trường lớp học.
Bên cạnh đó trẻ lại còn vứt rác bừa bãi không theo sự chỉ dẫn của cô.
* Về phía cô
Khi tổ chức các hoạt động mang nội dung dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa thực tế, tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt sáng tạo vì thế kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực có ý thức bảo vệ môi trường.
Hầu hết việc giáo dục bảo vệ môi trường chỉ bằng lời nói chưa có tranh ảnh phản ánh những việc làm tốt và những việc làm chưa tốt của con người với môi trường.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Phòng giáo dục đào tạo huyện tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường.
BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia cá các chuyên đề. Đầu tư trang thiết bị dạy và học đầy đủ, và luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
Triển khai thực hiện đề án: “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống”, trong đó có nội dung giáo dục kỹ năng tự lập (Giáo dục trẻ biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết nhặt rác ỏ đúng nơi quy định....) [6].
 Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt.
Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động.
Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và tích cực tham gia vào các hoạt động.
 2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ. 
Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập.
 2.2.3. Khảo sát điều tra ban đầu:
- Để biết được thói quen, ý thức ban đầu của trẻ, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp, kết quả cụ thể như sau:
 Bảng khảo sát đầu năm về thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
 Tổng số trẻ được khảo sát: 33 trẻ 5 tuổi
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Đạt
CĐ
Tỉ lệ
Tôt
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
TB
Tỉ lệ
1
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
3
9%
5
15,2%
10
30,3%
15
45,5%
2
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, 
3
9%
6
18,2%
12
36,4%
12
36,4%
3
Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định
2
6,1%
4
12,1%
10
30.3%
17
51,5%
4
Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác
2
6,1%
5
15,2%
11
33,2%
15
45,5%
5
Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường.
1
3 %
4
12,1%
9
27,3%
19
57,6%
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường.
2.3. Các giải pháp sử dụng
- Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, từng bước tôi đã thực hiện những biện pháp sau:
 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ: 
Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật
liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng 
dần theo các chủ đề.Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp theo từng chủ đề như sau:
Tên chủ đề
Nội dung
Hoạt động
1. Trường mầm non
- Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường.
- Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi.
- Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.
- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
* HĐKP: Trường lớp, mẫu giáo của bé.
* HĐNT:Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác.
* HĐ chiều: Trò chuyện với trẻ về việc đi vệ sinh đúng nơi qui định
2. Bản thân
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống
* HĐKP: Cơ thể bé, trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong vệ sinh cá nhân (Biết rửa tay bằng xà phũng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn). Tự mặc và cởi được quần áo.
* HĐ GÓC: Trẻ chơi các trò chơi trong lớp, trường; biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
* HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ. 
3. Gia đình.
- Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc.
Môi trường với sức khoẻ con người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện.
* HĐKP: Một số đồ dùng trong gia đình, Nhu cầu gia đình.
* Hoạt động góc: “ Bé tập làm nội chợ”
* HĐ chiều: Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp dọn dẹp nhà cửa, biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình (tưới nước, nhặt lá vàng.)
4. Nghề nghiệp:
- Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường.
* HĐKP: Trò chuyện về bác lao công; Bé làm gì để bảo vệ môi trường.
* HĐLĐ: quét dọn vệ sinh sân trường.
* HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai về bảo vệ MT. 
5.Thế giới động vật
- Con người với vật nuôi:
- Cần bảo vệ chăm sóc vật nuôi: Cho ăn, không đánh, ném con vật.
- Ý thức bảo vệ những loài động vật quí hiếm: Không săn bắn.. 
*HĐKP: ích lợi của vật nuôi, động vật sống ở khắp nơi.
* HĐNT: Nhặt lá vàng rơi để 
làm các con vật. 
6. Thế giới thực vật-Tết và mùa xuân.
- Không vứt rác bừa bãi, không nói to nơi công cộng.
- Không hái lộc xuân bằng việc ngắt lá, bẻ cành.
- Trồng cây nhân dịp đầu xuân.
- Ích lợi của cây đối với đời sống con người: cây làm cảnh, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn...
- Chăm sóc và bảo vệ cây xanh: Trồng, vun xới, tưới cây, lau rửa lá cây...
*HĐKP: trò chuyện về ngày tết
 -Tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm các món ăn ngày tết, bưu thiếp chúc mừng năm mới.
* HĐKP: Cây xanh và môi trường sống.
- HĐ góc: Thực hành gieo hạt, theo dõi sự phát triển của cây
- HĐNT: Quan sát cây, vườn rau trong trường và ích lợi của chúng. Chăm sóc cho cây.
7. Phương tiện và luật lệ giao thông.
- Tiếng ồn của các động cơ, PTGT xả khói ra đường làm ô nhiễm môi trường.
- Cách phòng tránh.
*HĐNT: Trò chuyện quan sát PTGT xả khói ra đường.
8. Các hiện tượng tự nhiên.
- Con người với hiện tượng tự nhiên: Gió, nắng, mưa, hạn hán lũ lụt. Ảnh hưởng của chúng với môi trường.
- Cách bảo vệ và phòng tránh.
*HĐKP: Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên; Sự cần thiết của nước.
*HĐ chiều: xem hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng sai của con người với môi trường, một số hành vi , những điều nên làm để bảo vệ môi trường.
9. Quê hương, Đất nước, Bác Hồ.
- Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của địa danh phong cảnh: trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng.
*HĐKP: Tìm hiểu về đất nước Việt Nam và các danh lam thắng cảnh của Việt Nam, các danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội
 Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể; Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao.
 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ:
Đối với trẻ mầm non, xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi lập ra kế hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện. Trang trí các nội dung theo chủ đề, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. 
 Việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vật dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ, qua đó hình thành cho trẻ có tính thiện cảm về thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường.
Với những thuận lợi đó, nên tôi đã nghiên cứu lên kế hoạch phân công cho trẻ hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây theo từng nhóm và thực hiện theo từng ngày như sau:
TT
Nội dung công việc
Nhóm
thực hiện
Thời gian thực hiện
1
Gieo hạt:
Theo dõi,chăm sóc.
10 cháu:
Ngày gieo:
S: Giờ HĐG ngày thứ 2 hàng tuần.
C: Giờ HĐC ngày thứ 3 hàng tuần
2
Trồng cây:
Theo dõi,chăm sóc
10 cháu:
Ngày trồng:
S: Giờ HĐG ngày thứ 3 hàng tuần.
C: Giờ HĐC ngày thứ 4 hàng tuần
3
Lau lá cây, nhổ cỏ.
10 cháu
S: Giờ HĐG ngày thứ 4 hàng tuần
4
Gieo hạt:
Theo dõi,chăm sóc.
10 cháu
Ngày gieo:
S: Giờ HĐG ngày thứ 5 hàng tuần.
C: Giờ HĐC ngày thứ 6 hàng tuần
5
Vệ sinh góc thiên nhiên.
10 cháu
Sáng thứ 6 hàng tuần vào giờ hoạt động góc.
* Với hình thức xây dựng lớp học và lập kế hoạch đề cho mỗi góc như vậy, trẻ lớp tôi đã có nhiều cố gắng, có ý thức tự giác lao động, chăm sóc bảo vệ cây, ban đầu trẻ có một số kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt một số công việc được giao. Các nhóm thực hiện không bị chồng chéo, đúng thời gian, trẻ rất thích thú tham gia vào hoạt động, thích được thực hành gieo hạt, chăm sóc cây, theo dõi sự trưởng thành của cây. Từ những công việc phân công, cô và trẻ đã tạo được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp, đặc biệt góc thiên nhiên của lớp rất đẹp và mát mắt.
 2.3.3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày cho trẻ.
+ Thông qua hoạt động học: 
Mỗi môn học đều có mục tiêu cần đạt riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu , dễ nhớ. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức để bảo vệ môi trường.
Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động, hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, nhưng với chương trình học của lớp tôi đa phần giáo dục bảo vệ môi trường vào phần củng cố và giáo dục trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ thói quen hành vi tốt, để cho trẻ biết được nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì người giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau để kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Với môn HĐKPKH “ Cây xanh và môi trường sống”. Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì cho môi trường cho cuộc sống?
Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây.
Trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm công việc và ý nghĩa của việc trồng cây. Từ đó, trẻ cũng có kỹ năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thức cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Hay bài KPXH: “ Bé hãy bảo vệ môi trường”. Tôi đưa ra các hình thức sau để giúp trẻ trẻ hiểu về môi trường quanh bé, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân và từ đó trẻ biết cách bảo vệ.
* Hoạt động 1: Môi trường quanh bé.
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường và trò chuyện giúp trẻ hiểu môi trường quanh trẻ là: Đường phố, cây cỏ, nhà cửa, núi non, sông suối
* Hoạt động 2: Vì sao môi trường bị ô nhiễm?
- Cho trẻ xem số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm do: Xả rác, nước thải từ các nhà máy, khói xe, khói nhà máy...
*Hoạt động 3:
- Làm thế nào để bảo vệ môi trường?
+ Thu dọn rác thường xuyên.
+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Trồng thêm cây xanh.
+ Sử dụng túi giấy thay bao ni lông.
Giáo dục trẻ: có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, thấy rác phải nhặt cho vào thùng rác ngay.
Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường.
 Ảnh bé tham gia vệ sinh nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác.
*Lĩnh vực thẩm mỹ: Giáo dục bảo vệ môi trường còn được lồng ghép tích hợp vào bộ môn tạo hình như: vẽ, nặn , cắt, xé dán..
Ví dụ: Hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về cây, con vật, hoa, quả; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, gia đình nơi sống của trẻ.
- Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.
Dưới đây là một số bài vẽ của trẻ về bảo vệ môi trường
Bài vẽ của bé Nguyễn Hồng Anh.
 Bài vẽ của bé Vũ Hồng Phượng
Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khít với bộ môn âm nhạc và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, cùng góp ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc