SKKN Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non

Một ngày bắt đầu từ buổi sáng

Đời người bắt đầu từ tuổi thơ”

Cái “tuổi thơ” ấy nếu được “bắt đầu” tốt đẹp bằng sự chung tay góp sức của toàn xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đúng cách thì “Trẻ em hôm nay” sẽ là “Thế giới ngày mai”.

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống Giáo dục quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3-72 tháng tuổi. Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Vui chơi là “hoạt động chủ đạo”, là “cuộc sống” của trẻ nhỏ. Đồng thời là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm - sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Để thực hiện được hoạt động vui chơi trẻ cần phải có đồ dùng, đồ chơi. [6]

Trẻ em rất yêu thích đồ chơi. Ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của mỗi con người. Mỗi món đồ chơi, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng, cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với bạn và nhiều kỹ năng khác.

Đồ chơi là một phần quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mầm non. Là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ được thao tác với đồ chơi, được hoạt động trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân sẽ là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện.

 

doc 20 trang thuychi01 10423
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG, 
ĐỒ CHƠI CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON VÂN SƠN HUYỆN TRIỆU SƠN
Người thực hiện: 	Lê Thị Thi
Chức vụ: 	Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: 	Trường mầm non Vân Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
 1.1. Lý do chọn đề tài
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
 3.1. Kết luận
16
 3.2. Một số kiến nghị đề xuất
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
20
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
“Một ngày bắt đầu từ buổi sáng
Đời người bắt đầu từ tuổi thơ”
Cái “tuổi thơ” ấy nếu được “bắt đầu” tốt đẹp bằng sự chung tay góp sức của toàn xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đúng cách thì “Trẻ em hôm nay” sẽ là “Thế giới ngày mai”. 
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống Giáo dục quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3-72 tháng tuổi. Đây là giai đoạn khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Vui chơi là “hoạt động chủ đạo”, là “cuộc sống” của trẻ nhỏ. Đồng thời là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm - sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Để thực hiện được hoạt động vui chơi trẻ cần phải có đồ dùng, đồ chơi. [6]
Trẻ em rất yêu thích đồ chơi. Ngoài việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của mỗi con người. Mỗi món đồ chơi, ít nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Các món đồ chơi tốt sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng, cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với bạn và nhiều kỹ năng khác. 
Đồ chơi là một phần quan trọng trong hoạt động vui chơi của trẻ mầm non. Là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ. Khi trẻ được thao tác với đồ chơi, được hoạt động trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân sẽ là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện. 
Chính đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùng hành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh qua những đặc điểm, tính chất cụ thể. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, dần dần trẻ biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo, phối hợp vận động nhịp nhàng giúp cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Đồng thời tích lũy dần những kinh nghiệm, vốn tri thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học Tiểu học và có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Ngày nay trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đồ chơi công nghiệp rất đa dạng và phong phú kể cả về chủng loại, mẫu mã, hình dáng, màu sắc. Song không phải đồ chơi nào cũng bổ ích, có loại mang tính bạo lực phi giáo dục như gươm, súng nhựa...
Thế nhưng nhiều gia đình do có điều kiện kinh tế, có gia đinh thì nuông chiều con nên chưa lựa chọn đồ chơi phù hợp để mua cho trẻ chơi. Và khi công việc cuộc sống mỗi gia đình bộn bề thì người lớn lại càng không có thời gian để cùng con trẻ làm những đồ chơi đơn giản mà bổ ích cho trẻ chơi trong khi trẻ thì luôn có nhu cầu đồ chơi mới.
Chính vì vậy, đồ chơi phù hợp với trẻ cần phải được bổ sung thường xuyên nhất là những đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp tạo hứng khởi và kích thích tính tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ. Điều này rất khó thực hiện với các gia đình nhưng lại là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn trong nhà trường, bản thân nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này và ý nghĩa của việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đối với trẻ. Chính vì thế tôi luôn suy nghĩ để tìm ra “Một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non Vân Sơn nơi tôi đang công tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là đánh giá thực trạng về công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại trường mầm non Vân Sơn. Đồng thời tìm ra các giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Cụ thể là tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa thiết thực, rẻ tiền, phù hợp với trẻ, mang tính giáo dục ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường được mối quan hệ mật thiết giữa phụ huynh với nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại trường mầm non Vân Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết, tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài, nắm chắc các kiến thức cơ bản để thực hiện nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
Phương pháp phối hợp với gia đình trẻ
Phương pháp quan sát theo dõi.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc ứng dụng 6 biện pháp chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng khoa học của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đánh giá, xếp loại C. Trong quá trình hoạt động thực tiễn tại đơn vị, tôi đã nghiên cứu thành 8 giải pháp rất có hiệu quả trong công tác chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Mầm non. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
“Học mà chơi, chơi mà học” là phương pháp hiệu quả để trẻ mầm non lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách. Vui chơi giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, với bản tính của trẻ luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh nếu chỉ chơi mà không có đồ chơi hoặc chỉ quan sát với những đồ chơi cũ thì trẻ sẽ dễ nhàm chán và không kích thích được tính tìm tòi, lòng ham hiểu biết và sự sáng tạo của trẻ. Bởi vì tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan hành động. [6]
Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ Mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những xúc cảm - tình cảm tích cực ở trẻ. [3]
Có thể nói, đồ chơi là những dạng đồ vật không thể thiếu vắng trong các trò chơi của bất cứ đứa trẻ nào. Trong đồ chơi, thể hiện tình cảm điển hình của đồ vật chính là hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạo và thể hiện những hành động tương ứng với đồ vật ấy. Đối với trẻ đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong mỗi trò chơi, là một trong những phương tiện để trẻ thực hiện các trò chơi. Chính trò chơi đã giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi, hình thức chơi, không gian chơi theo đúng ý tưởng của mình.
Đồ chơi là đồ vật để trẻ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích của trẻ đôi khi không cần có sự giúp đỡ hay hướng dẫn của người lớn do đặc thù của ngành học Mầm non “Học mà chơi,chơi mà học”. Vì vậy trong từng tình huống cụ thể có khi đồ chơi còn được sử dụng như một loại đồ dùng dạy học. [5] 
Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đóng vai trò quan trọng đới với sự phát triển tâm - sinh lý, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ.
Việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với trẻ mầm non có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển quá trình giáo dục. Chúng ta có thể xác định rõ ý nghĩa của nó qua các vấn đề sau: [3]
Thứ nhất, làm phong phú hơn số lượng đồ dùng dạy học, đồ chơi trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ
Thứ hai, chủ động trong việc lựa chọn chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
Thứ ba, phát huy được tính tự lập, khả năng sáng tạo, ý thức tiết kiệm, ý thức bảo vệ môi trường và biết chia sẻ khinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau
Thứ tư, có thể phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên vật liệu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
Nhà trường được công nhận lại đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015. Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối khang trang, đầy đủ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể ở địa phương.
Đa số các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ nhà trường trong các hoạt động.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 65% trên chuẩn Các cô luôn nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Có nhiều giáo viên trẻ bộc lộ năng khiếu trong hoạt động tạo hình.
Bản thân tôi là người nhiệt tình trong mọi hoạt động, đam mê với công việc và cũng có năng khiếu trong hoạt động tạo hình nên hay sưu tầm, sáng tác các mẫu đồ chơi mới khi có thể. 
2.2.2. Khó khăn
Thời gian thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cả ngày nên thời gian giáo viên giành cho hoạt động làm đồ dùng dạy học, đồ chơi rất hạn chế.
Số giáo viên trong trong trường chưa đảm bảo 2 cô/nhóm, lớp
Kinh phí của nhà trường đầu tư hỗ trợ cho giáo viên mua thêm nguyên vật liệu khi cần thiết để làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế. Kinh phí chi cho hội thi làm đồ dùng, đồ chơi hàng năm còn ít nên cũng chưa khích lệ được nhiều sự sáng tạo và tài năng của giáo viên trong hoạt động nghệ thuật này.
 Vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động, nhất là việc sưu tầm hỗ trợ nguyên vật liệu và tham gia hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cùng trẻ và giáo viên khi nhà trường phát động phong trào.
2.2.3. Kết quả thực trạng trên
Trường mầm non Vân Sơn trong những năm qua công tác làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đã được duy trì thực hiện. Tuy chưa quy mô lắm nhưng hai năm cũng tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi một lần. Song bên cạnh đó trong mỗi hội thi cũng còn tồn tại một số vấn đề, chẳng hạn: Chủng loại chưa phong phú, mẫu mã thì nhiều lớp giống nhau, màu sắc chưa phối hợp đúng tông màu, có những loại đồ dùng, đồ chơi tính thẩm mĩ chưa cao, chưa có nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo... Và sau các hội thi việc bảo quản các đồ dùng, đồ chơi có lúc chưa tốt. Nhất là việc bổ sung, thay thế và làm mới các đồ dùng, đồ chơi trong từng chủ đề vẫn còn có giáo viên chưa chú ý. Chính vì thế đồ dùng, đồ chơi công nghiệp dần được thay thế và sử dụng trong các hoạt động chơi hàng ngày. Trước khi nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát lại đồ dùng, đồ chơi trên 10 nhóm/lớp trong toàn trường vào ngày 18 tháng 9 năm 2018 cho thấy kết quả như sau:
Phân loại đồ dùng, đồ chơi
Đồ dùng, đồ chơi công nghiệp
Đồ dùng, đồ chơi tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có
Chủng loại
Số lượng
Chất lượng
Chủng loại
Số lượng
Chất lượng
Đảm bảo tính giáo dục
Đảm bảo an toàn, vệ sinh
Đảm bảo tính thẩm mĩ
Giá trị thực tiễn
Đảm bảo tính giáo dục
Đảm bảo an toàn, vệ sinh
Đảm bảo tính thẩm mĩ
Giá trị thực tiễn
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học
13
24 bộ
24 bộ
24 bộ
23 bộ
23 bộ
15
16 bộ
13 bộ
13 bộ
12 bộ
12 bộ
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động lao động, vệ sinh 
9
15 bộ
14 bộ
14 bộ
13 bộ
13 bộ
7
17 bộ
15 bộ
16 bộ
15 bộ
15 bộ
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ chơi hoạt động góc góc
19
30 bộ
28 bộ
28 bộ
26 bộ
25 bộ
18
36 bộ
33 bộ
32 bộ
31 bộ
32 bộ
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi vận động
9
12bộ
10bộ
10 bộ
9 bộ
9 bộ
8
23bộ
20bộ
21 bộ
20 bộ
20bộ
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi dân gian
2
6 bộ
5 bộ
5 bộ
4 bộ
4 bộ
2
7 bộ
6 bộ
7 bộ
6 bộ
7 bộ
Từ thực trạng trên tôi xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ tại đơn vị. Đồng thời tôi cũng nhận rõ trách nhiệm của mình trong công tác này và nhận thấy sự trăn trở của mình là hoàn toàn có cơ sở. Sự cần thiết phải đưa ra những biện pháp phù hợp với thực tiễn lúc này nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo giáo viên trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi là việc cần làm ngay. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1:  Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi
Lập kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện công việc. 
Khi lập kế hoạch là đã liệt kê các công việc cần làm, các mục tiêu cần hướng đến theo một trình tự và được thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể.
Bản kế hoạch công việc có vai trò như la bàn chỉ đường để người quản lý cùng tổ chức của mình có thể đi tới đích một cách nhanh nhất đồng thời hiệu quả và tiết kiệm chi phí nguồn lực nhất. [2] 
Trong bản Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu của việc làm đồ dùng, đồ chơi, các nội dung công việc, nhiệm vụ cụ thể, cách thức thực hiện và xác định rõ thời gian tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có vào tuần 2 tháng 11 năm 2018.
Ngay sau khi năm học mới bắt đầu, căn cứ vào tình hình thực tiễn tôi đã xây dựng dự thảo Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 7 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có. Sau khi có dự thảo kế hoạch tôi trình lên đồng chí Hiệu trưởng. Được Hiệu trưởng góp ý và thống nhất các nội dung của bản dự thảo đó tôi tổ chức Hội nghị với thành phần là Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng và tổ phó hai tổ chuyên môn để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo. Sau khi thảo luận góp ý kiến xây dựng, các đồng chí trong hội nghị thống nhất các nội dung của bản dự thảo tôi lập Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 11 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi sáng tạo làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có. Kế hoạch được trình lên Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai đến các tổ chuyên môn, các tổ triển khai đến giáo viên.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu
Để làm phong phú các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ cần phải có nhiều nguyên vật liệu để làm. Các nguyên vật liệu có thể tìm từ phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp sữa bột, lon bia, xốp, các loại chai nhựa, len vụn, vải vụn, gỗ, giấy bọc hoa,.... các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Rơm rạ khô, lá cây ,hạt na, vỏ củ lạc, vỏ ốc, vỏ sò, sỏi Tôi chỉ đạo giáo viên tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu bằng hai cách sau:
Thứ nhất, tự bản thân tìm kiếm trong gia đình, tìm kiếm thông qua các mối quan hệ với những người xung quanh như xin những gia đình anh em, bạn bè, bà con lối xóm nơi sinh sống...
Thứ hai, giáo viên gần gũi, khéo léo, tuyên truyền đúng cách với các bậc phụ huynh trong giờ đón - trả trẻ và nhất là trong Hội nghị phụ huynh của lớp đầu năm học. Giáo viên cần chú ý trao đổi để phụ huynh thấy được tác dụng của các loại phế liệu trong mỗi gia đình được xem là “đồ bỏ đi” nhưng khi phế liệu đó đã được làm sạch và tái chế thành những món đồ chơi thì lại có tác dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ. Nếu giáo viên khai thác tốt thì đây sẽ là lực lượng làm phong phú nguồn nguyên vật liệu cho công tác làm đồ dùng, đồ chơi của các lớp mà không hề tốn kém một chút kinh phí nào.
Giải pháp 3. Chỉ đạo giáo viên xử lý các loại nguyên vật liệu sau khi đã tìm kiếm được
Sau khi sưu tầm được các nguyên vật liệu, giáo viên cần bố trí thời gian cọ rửa, lau chùi làm vệ sinh sạch sẽ và để khô ráo. Đồng thời có thể phân loại các nguyên vật liệu để tiện khi sử dụng và cũng là để loại bỏ những nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu tái chế thành đồ chơi được.
Trong quá trình phân loại nguyên vật liệu, lúc này là khoảng thời gian để giáo viên suy nghĩ ý tưởng tạo ra sản phẩm theo cách riêng của mình: Làm cái gì?, làm như thế nào? Làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, theo lĩnh vực hay theo từng hoạt động...
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên cách thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 
Sau khi đã liệt kê được ý tưởng, giáo viên có thể tìm kiếm cách tạo hình đồ chơi cho trẻ thông qua mạng Internet, qua tài liệu hướng dẫn làm đồ chơi, qua phương pháp hoạt động tạo hình, tập san giáo dục mầm non, học hỏi đồng nghiệp hoặc có thể đi tham quan trường bạn...
Trước khi giáo viên tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo ý tưởng tôi thường tổ chức một buổi hướng dẫn chung cho tất cả giáo viên trong trường. Tại thời điểm này tôi thiết kế một số mẫu đồ dùng, đồ chơi mới cho giáo viên tham khảo. Đồng thời tôi hướng dẫn một số kỹ năng như kỹ năng tạo mẫu, kỹ năng phối mầu, ...
Chẳng hạn, tôi đã hướng dẫn giáo viên tạo hình con chim cánh cụt từ vỏ chai dầu gội đầu và giấy xốp phục vụ chơi chủ đề động vật. Làm cái quạt từ vỏ chai sữa chua uống và giấy xốp phục vụ chủ đề gia đình. Làm cái thuyền từ vỏ can nước rửa bát, que kem, giấy xốp phục vụ chủ đề giao thông, ... 
Ngoài ra, tôi có thể gợi ý một số loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề khác nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu qua ý tưởng để phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của giáo viên. 
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên huy động phụ huynh tham gia cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
Sau khi huy động được nguyên vật liệu bằng nhiều cách, cô đã làm sạch, đã có được ý tưởng và các kỹ năng tạo hình thì nên khéo léo trao đổi với phụ huynh để huy động họ cùng tham gia vào quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Thống nhất với phụ huynh về thời gian và địa điểm phù hợp để họ có thể thuận tiện tham gia. Trong quá trình thực hiện, giáo viên có thể trò chuyện cởi mở giúp phụ huynh thấy được nhiều giá trị nhân văn trong công việc mà họ đang làm. Mục đích của công việc này một mặt là để phụ huynh giúp cô tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Mặt khác là để họ thấy rõ giá trị được kết tinh trong từng sản phẩm và cũng là để họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ nhiều hơn với cô giáo mầm non. 
Giải pháp 6: Chỉ đạo giáo viên khuyến khích trẻ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng cô
Đừng ngại cho trẻ lấm bẩn. Giáo viên cùng chơi đùa với trẻ một cách vui vẻ, thoái mái nhất để ý tưởng sáng tạo của trẻ đến một cách tự nhiên. [5]
Giáo viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia thảo luận về đặc điểm vật mẫu. Cần bổ sung đa dạng nguyên vật liệu để trẻ được tự chọn theo ý thích mà tạo ra những sản phẩm tạo hình. Giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các đồ vật cũ để tạo ra sản phẩm theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. 
Giáo viên nên tạo cơ hội cho trẻ tự chọn nhóm bạn để phối hợp tạo thành các sản phẩm mới. Khuyến khích trẻ trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Tăng cường cho cá nhân trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình, khuyến khích các trẻ khác cho ý kiến. [5] 
Giải pháp 7: Tổ chức tốt hội thi "Đồ dùng, đồ chơi tự làm"
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BPCM ngày 11 tháng 9 năm 2018 phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi tự làm và Kế hoạch số 31/KH-MNVS ngày 26 tháng 9 năm 2018 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. Nhà trường đã tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” vào ngày 10 tháng 11 năm 2018 với ý nghĩa thi đua lập thành tích chào mừng ngày Hiến chương các nhà giáo 20/11.
Để hội thi thật sự có ý nghĩa, nhà trường mời Ban đại diện cha mẹ học sin

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_lam_do_dung_do_choi_cho_tre_ma.doc