SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.

Hồ chủ tịch đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt giành cho trẻ em những tình cảm vô bờ, Bác thường nhắc nhở: Phải giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe. Bác đã nhấn mạnh:’’ Dạy trẻ cũng như trồng cây non tốt, chăm sóc dạy các cháu tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”. [1] Nên trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, chính vì thế “Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ.” [2] Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cần thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp cơ thể cung cấp năng lượng hoạt động, các axit amin, các vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện

 

doc 29 trang thuychi01 5744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.
Hồ chủ tịch đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt giành cho trẻ em những tình cảm vô bờ, Bác thường nhắc nhở: Phải giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe. Bác đã nhấn mạnh:’’ Dạy trẻ cũng như trồng cây non tốt, chăm sóc dạy các cháu tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”. [1] Nên trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, chính vì thế “Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ.” [2] Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cần thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp cơ thể cung cấp năng lượng hoạt động, các axit amin, các vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện	
“Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.” [2] 
 Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng bữa ăn của trẻ là vấn đề mà ban quản lý nhà trường cần phải bàn. Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2018 - 2019 của nhà trường là nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Muốn nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ thì bộ phận nuôi dưỡng phải được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi, thực phẩm chế biến cần phải tươi, sống, rõ nguồn gốc, không có chất bảo quảnđể trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh dịch. Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến món ăn, chọn mua thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ ăn uống trong bếp ăn bán trú nhà trường. Nên đứng trước những vấn đề trên, bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, Làm sao để trẻ ăn không kiêng khem, trẻ ăn hết suất của mình một cách ngon miêng, không cần thúc ép trẻ ăn và giảm được tỷ lệ suy dinh dưỡng. Vì vậy nâng cao chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe và cùng nhau thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chức bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa, nơi tôi đang công tác. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ.
- Nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ. 
- Nhằm tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương mình, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho bản thân, đồng thời có kiến thức, phương pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu rõ mục đích, nắm vững nội dung, biết cách tổ chức nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn -Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại bếp ăn tập thể trường mầm non Nga Thắng
- Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm, tu sửa cở vật chất; Nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm.
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ con người lớn lên cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không được ăn, uống. Danh y Việt Nam: Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”.[3]“ Viện dinh dưỡng quốc gia biên soạn: Cẩm nang dinh dưỡng cho trẻ mầm non cho chúng ta biết: Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Chất dinh dưỡng bao gồm các chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Các chất sinh năng lượng gồm chất đạm, chất béo và chất bột đường. Các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, chất khoáng và nước”.[4] “Vì vậy thức ăn, thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do sắt,thiếu sức đề kháng các bênh dịch. Theo nghiên cứu cảu Viện dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng, chiều cao đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu Vitamin....Vì vậy muốn khỏe mạnh cần được ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó bữa ăn đối với con người rất quan trọng. Đặc biệt là trẻ em, vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương,
	Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ có xu hướng gia tăng ở khu vực nông thôn chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia gia đình và nhà trường nhất là lứa tuổi mầm non. Vì trẻ mầm non lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến trẻ bị béo phì ở trẻ.Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta cơ thể khoẻ mạnh. 
Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người, mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Vì vậy căn cứ QĐ số 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn: Thức ăn khô:100g, Thức ăn lỏng:150ml, thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.[5] Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục mầm non trong đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bán trú tại trường được quy định đối với trẻ nhà trẻ: 18-36 tháng tuổi: 600 -651Kcal, Trẻ Mẫu giáo: 615-726Kcal và chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non.[6] 
Để chế biến được những món ăn  phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Thuận lợi:
* Về cơ sở vật chất: Trường Mầm non Nga Thắng nằm ngay khu trung tâm của xã. Là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, theo Quyết định số 36 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được kiểm định chất lượng năm học 2016 - 2017. Trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 2.
* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Quản lý nhà trường chú trọng công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi cho trẻ. 
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực tham gia học tập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và đoàn kết, nhằm xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh. 
* Về bản thân: Bản thân tôi được phân công phụ trách công tác chăm sóc - nuôi dưỡng nên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, tìm tòi chế biến những món ăn giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo.
* Đối với phụ huynh: Nhà trường đã thành lập được Ban chấp hành (BCH) phụ huynh học sinh nhóm, lớp. BCH phụ huynh cùng với nhà xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện theo kế hoạch có hiệu quả, phụ huynh toàn trường đều quan tâm chăm lo nuôi dưỡng trẻ và thường xuyên cung cấp thực phẩm sạch, tươi ngon đảm bảo chất lượng do chính cha mẹ các cháu làm ra.
* Đối với trẻ: Trẻ đến trường được học chương trình đúng độ tuổi quy định, mạnh dạn, tự tin, khoẻ mạnh, các cháu đều ăn bán trú tại trường nên các hoạt động lồng ghép tích hợp vào môn học vào tất cả các thời điểm trong ngày của trẻ được đảm bảo chất lượng và tất cả các trẻ đều được tham gia, qua đó trẻ hiểu biết về thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo an toàn của bản thân.
2.2.2. Khó khăn.
*Về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường:
Trường xa trung tâm huyện, do đó tiền cước vận chuyển thực phẩm đến trường cũng rất khó khăn.
Giá cả thực phẩm biến động cũng ảnh hương đến việc xây dựng thực đơn.
Trường thuộc khu vực nông thôn, các bậc phụ huynh trong trường đều xuất phát từ nhà nông, nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức đóng góp 
tiền ăn của các cháu chỉ mới 14.000 đ/ cháu/ ngày.
Số trẻ đầu năm học suy dinh dưỡng cao do dịp nghỉ hè đa số các cháu mẫu giáo nghỉ ở nhà, chế độ ăn ngủ không cân đối, không đúng giờ giấc
* Đội ngũ cán bộ QL, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Số lượng giáo viên trên nhóm lớp còn thiếu so với quy định nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Giáo viên khi cho trẻ ăn chưa khích lệ giới thiệu món ăn trước khi trẻ ăn để gây phấn khích cho trẻ trong khi ăn.
* Đối với phụ huynh: Nga Thắng là 1 xã vùng chiêm trũng, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nên có nguồn thu nhập thấp có một số gia đình, bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà, nên ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng nuôi dưỡng.
* Về học sinh: Do điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ trẻ để con ở nhà cho ông bà chăm cháu, ông bà cưng chiều cháu không động viên cháu ăn nên cháu ăn ít, lười không ăn thịt, không ăn cá, tôm, rau và hành, không ăn cháo và chưa có nề nếp, thói quen, văn minh trong ăn uống.
2.2.3 Kết quả của thực trạng.
Từ đầu năm học 2018 - 2019 Tôi đã thực nghiệm khảo sát, theo dõi số trẻ ăn ở 9 nhóm lớp với tổng số cháu ăn là 216 cháu và được đánh giá theo các tiêu chí sau: (Bảng khảo sát 1 ở phụ lục minh họa.
Qua lần khám sức khỏe ở đầu năm học tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ còn quá cao so với yêu cầu. (Bảng khảo sát 2 ở phụ lục minh họa).
Qua kiểm tra trình độ chuyên CBGV nhân viên, cô nuôi kết quả như sau:
	 (Bảng khảo sát 3 ở phụ lục minh họa).
Vì vậy nên tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng. 
Trước sự phát triển không ngừng của xã hội và những yêu cầu của giáo dục, để khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo giáo viên, Ban quản lý nhà trường đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên là sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng bằng cách khơi sâu lòng tự tôn nghề nghiệp để họ hiểu sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non. Từ đó giúp họ có ý thức tự giác quyết tâm phấn đấu rèn luyện không ngừng, mỗi giáo viên cần phải nhận thức được rằng; Ai không luôn học hỏi, phấn đấu, bồi dưỡng sẽ không đảm nhiệm được công việc của người giáo viên Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Từng giáo viên phải cần phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. Thành tích của nhiều cá nhân sẽ tạo nên thành tích của tập thể. Muốn có chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện không chỉ có một vài cá nhân phấn đấu mà phải cả tập thể cùng quyết tâm phấn đấu. Làm được như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non. 
Nhà trường nghiêm chỉnh các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của Phòng giáo dục và Đào tạo của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 *Bồi dưỡng về lý thuyết:
Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên thông qua việc học tập chuyên đề, học đại học nâng cao trình độ chuyên môn: Hàng năm nhà trường tạo điều kiện cho chị em giáo viên đi dự các lớp chuyên đề phòng giáo dục mở về triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên ở trường. Năm học 2018 - 2019 tôi cùng với BGH, các tổ chuyên môn cùng thống nhất kế hoạch mở chuyên đề tại trường với các nội dung như sau: Chuyên đề vệ sinh, giáo dục dinh dưỡng và ATTP, kế hoạch thực hiện các chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 
(Hình ảnh 1 CBGV đang học chuyên đề tại trường)
Tổ chức chuyên đề có trọng tâm trọng điểm và phù hợp với nguyện vọng của giáo viên. Mỗi tháng tổ chức ít nhất 1 chuyên đề, nội dung các buổi chuyên đề thường xuyên được đổi mới, đáp ứng với yêu cầu của giáo viên. Việc bồi dưỡng giáo viên không những được thể hiện qua việc đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn được thể hiện qua việc tự học tập, tự bồi dưỡng qua bạn bè, đồng nghiệp. Để làm được điều đó, nhà trường đã phát động phong trào tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên nhà trường. Tổ chức đọc báo, tập san, tạp chí về chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm ...Tổ chức đọc tài liệu tham khảo. Xem băng, hình ti vi đầu đĩa, dự các hoạt động của đồng nghiệp trong trường, các đồng nghiệp trường bạn... 
a. Đối với cô nuôi
Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô nuôi qua các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện phối hợp với Trung tâm y tế, Phòng Y tế huyện tổ chức. 
Nhà trường tổ chức bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho cô cô nuôi ngay từ đầu năm học, tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ăn mới qua hội thi cấp dưỡng giỏi, chế biến các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm vì vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Cô nuôi nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe 2 lần/năm (6 tháng/1 lần). Thực hiện tốt các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm, 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho mọi người thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau:
Thực hiện rửa tay theo quy định: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ và mỗi khi tiếp xúc với thực phẩm. Mặc quần áo bảo hộ động, không để móng tay dài, không đeo đồ trang sức, không hút thuốc trong khi làm việc. Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng.
b. Đối với cô giáo. 
Bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi luôn tìm tòi để chế biến được những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất. Để làm được điều đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với giáo viên trên lớp qua đó chúng tôi còn lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món ăn. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn thì cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau: Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay. Muỗng,bát tô phải đủ so với trẻ.
 *Đối với thực hành:
 - Cô nuôi thực hành dinh dưỡng chế biến các món ăn cho trẻ.
 * Chỉ đạo cô nuôi, nhân viên về quá trình chế biến thực phẩm
 Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.
 Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: bát, thìa, ly phải được rửa sạch để ráo trước khi sử dụng. Nhân viên chọn nguyên liệu thực phẩm tươi ngon có nguồn gốc rõ ràng: Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt nhỏ phải có độ rắnĐể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu chế biến các món ăn cho trẻ, thự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_dinh_duong.doc