SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn lực con người cho tương lai. Khi nói về vấn đề đặc thù sư phạm ngành học, bậc học Mầm non Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu thương trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó thì mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt ”.

 (Trích Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia, Tập 10, trang 509)

Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên ngành học mầm non phải nhiệt huyết, yêu nghề, thương yêu, tận tình chăm sóc học sinh như con, có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục mầm non và phải thực sự là “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ thì mới làm được.

Trên thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế: Tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên chưa thực sự được phát huy; nạn bạo hành trẻ em ở một số cơ sở giáo dục mầm non vẫn xảy ra. Sự quan tâm chăm sóc, quản lý học sinh trong nhà trường thiếu chặt chẽ để xảy ra tai nạn thương tích đáng tiếc cho học sinh như bỏng nước, bỏng cháo, ngã gãy tay chân, sây xát chảy máu Hơn nữa, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự cố gắng tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng kịp thời với những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân chúng tôi cũng còn nhiều bất cập: Tỷ lệ giáo viên hợp đồng xã còn khá nhiều, có 7/23 cô chiếm 30,4%, chế độ đời sống chưa đảm bảo nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ của nhà trường. Một mặt do đào tạo chắp vá nên năng lực thực tế chưa tương ứng với trình độ đào tạo, thiếu cập nhật thông tin, chậm đổi mới phương pháp, khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non còn hạn chế rất nhiều; một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp với trẻ và ứng sử với phụ huynh thiếu tế nhị cần phải rèn giũa, chỉnh sửa. Số lượng giáo viên ở xa địa bàn công tác là 4 đồng chí phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đi lại và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

 

doc 21 trang thuychi01 6032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang 
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung 
2
7
2.1. Cơ sở lý luận
2
8
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân 
4
9
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân
6
2.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên
6
2.3.2 Biện pháp 2: Phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ giáo viên hợp lý
7
2.3.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng 
9
2.3.4 Biện pháp 4: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên
11
2.3.5 Biện pháp 5: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng
13
10
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
14
11
3. Kết luận, kiến nghị
15
12
Kết luận
15
13
Kiến nghị
16
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài 
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn lực con người cho tương lai. Khi nói về vấn đề đặc thù sư phạm ngành học, bậc học Mầm non Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm“ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu thương trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó thì mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt ”.
 (Trích Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia, Tập 10, trang 509)
Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên ngành học mầm non phải nhiệt huyết, yêu nghề, thương yêu, tận tình chăm sóc học sinh như con, có khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cho hoạt động có kết quả theo mục tiêu của giáo dục mầm non và phải thực sự là “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ thì mới làm được. 
Trên thực tế chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế: Tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên chưa thực sự được phát huy; nạn bạo hành trẻ em ở một số cơ sở giáo dục mầm non vẫn xảy ra. Sự quan tâm chăm sóc, quản lý học sinh trong nhà trường thiếu chặt chẽ để xảy ra tai nạn thương tích đáng tiếc cho học sinh như bỏng nước, bỏng cháo, ngã gãy tay chân, sây xát chảy máu Hơn nữa, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự cố gắng tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chưa đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng kịp thời với những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân chúng tôi cũng còn nhiều bất cập: Tỷ lệ giáo viên hợp đồng xã còn khá nhiều, có 7/23 cô chiếm 30,4%, chế độ đời sống chưa đảm bảo nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ của nhà trường. Một mặt do đào tạo chắp vá nên năng lực thực tế chưa tương ứng với trình độ đào tạo, thiếu cập nhật thông tin, chậm đổi mới phương pháp, khả năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non còn hạn chế rất nhiều; một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp với trẻ và ứng sử với phụ huynh thiếu tế nhị cần phải rèn giũa, chỉnh sửa. Số lượng giáo viên ở xa địa bàn công tác là 4 đồng chí phần nào cũng ảnh hưởng đến việc đi lại và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 
 Năng lực quản lý, điều hành, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban giám hiệu không đồng đều, chưa thực sự phát huy năng lực, đổi mới tư duy sáng tạo để đáp ứng mục tiêu Đề án nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2015 đến năm 2020 huyện Thọ Xuân đã đặt ra “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức lối sống, có bản lĩnh chính trị, nắm vững thực hiện tốt chủ chương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; thực hiện “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo”. Trước những khó khăn, thách thức đó để đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay, bản thân là người đứng đầu đơn vị, trách nhiệm cao cả tôi không khỏi trăn trở, tìm tòi, học hỏi để có những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao nhận thức, phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên trong đơn vị hoàn thành kế hoạch phát triển của nhà trường và cấp học mầm non. Sau nhiều năm quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, nhận thức được những mặt còn tồn tại của đội ngũ cán bộ giáo viên; với tư cách là một nhà quản lý tôi thấy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường là một vấn đề cấp thiết, do đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân” làm đề tài nghiên cứu mong muốn tìm được và đề xuất một số biện pháp đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục mầm non hiện nay đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân; những tài liệu có liên quan đến chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, tạp chí, sách báo có liên quan đến đội ngũ cán bộ giáo viên;
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát, điều tra, đàm thoại
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục mầm non, coi việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2015-2020, nhấn mạnh vai trò then chốt của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh”; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá của chiến lược. 
 Trẻ mầm non còn rất nhỏ, non nớt, bé bỏng, ngây thơ lần đầu tiên rời xa 
 gia đình, bố mẹ để đến sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vui chơi) ở một môi trường mới lạ chỉ có cô giáo và các bạn; cô giáo chính là người gần gũi hàng ngày với trẻ để chăm sóc, uốn nắn trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là hết sức khó khăn được quy định rõ trong Điều lệ trường mầm non “Giáo dục mầm non tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một”. Đội ngũ cán bộ giáo viên là nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới, ngày 15/06/2004 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị nêu rõ “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”. Đây là chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đây là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Mỗi trường mầm non muốn phát triển tốt thì trước hết phải có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về kiến thức và có phẩm chất đạo đức cao đẹp để đảm nhận trọng trách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục những mầm non tương lai trưởng thành xây dựng xã hội phồn vinh.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2018-2019 trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân có:
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường là 23 đồng chí; trong đó Ban giám hiệu 3 đồng chí, giáo viên 17 đồng chí, nhân viên 3 đồng chí.
- Tổng số học sinh 217 trẻ được chia thành 09 nhóm lớp; độ tuổi nhà trẻ 02 nhóm với 45 trẻ, mẫu giáo 06 lớp với 172 trẻ;
- Trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên:
+ Đại học: 16/23 đồng chí đạt 70%
+ Cao đẳng: 1/23 đồng chí đạt 4%
+ Trung cấp: 6/23 đồng chí chiếm 26%
- Tuổi đời của cán bộ giáo viên:
+ Từ 50 tuổi trở lên: 2 đ/c
+ Từ 35- trên 45 tuổi: 5 đ/c
+ Từ 30-35 tuổi: 7 đ/c
+ Dưới 30 tuổi: 9 đ/c
Nhìn vào thực trạng trên cho thấy số lượng học sinh, số lượng cán bộ giáo viên cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuổi đời bình quân của đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu chung của ngành học.
* Thuận lợi: 
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT Thọ Xuân, của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, sự phối hợp nhiệt tình của HCMHS đặc biệt là của phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương luôn tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường có kỹ năng ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào công tác quản lý, là những đồng chí có thâm niên trong công tác, có năng lực quản lý chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
 - Nhà trường có đội ngũ CBGVNV trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 100% và trên chuẩn là 16/23 cô đạt 70%, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, nhiệt huyết với công việc, tận tình chăm sóc học sinh;. Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà Nước,nội quy quy định của ngành và của nhà trường, đảm bảo quy chế chuyên môn.
- Cảnh quan môi trường rộng rãi, khuôn viên được quy hoạch đảm bảo xanh, sạch, đẹp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mầm non. Trang thiết bị giáo dục phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục tương đối đầy đủ, đồng bộ.
- Nhà trường có được niềm tin của các bậc phụ huynh.
* Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu, trình độ đào tạo của giáo viên không đồng đều, hình thức đào tạo chắp vá, khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp, việc tiếp cận, cập nhật chương trình nhiều hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc, chưa
đổi mới tư duy, thiếu năng động sáng tạo, tìm tòi đầu tư để thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay.
- Số lượng học sinh/lớp đông hơn so với quy định phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. 
* Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý qua đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được Phòng Giáo dục xếp loại các năm học: 
Năm học
Tổng số CBQL
Các tiêu chuẩn được đánh giá
Phẩm chất
chính trị đạo đức
Năng lực chuyên môn
Năng lực quản lý
Năng lực tổ chức và phối hợp
XS
K
TB
Y
XS
K
TB
Y
XS
K
TB
Y 
XS
K
TB
Y
2016
2017
3
1
2
0
1
2
1
2
2
1
0
2017
2018
3
2
1
2
1
1
2
2
1
Xếp loại chung các tiêu chuẩn: 
- Năm học 2016-2017: Xuất sắc: 1 đ/c tỷ lệ 33,3%;
 Khá: 2 đ/c tỷ lệ 66.7%;
- Năm học 2017-2018: Xuất sắc: 2 tỷ lệ 66,7%;
 Khá: 33,3 %. 
* Đánh giá xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo mầm non: Nhà trường tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo đúng quy trình, giáo viên tự 
tự đánh giá, tổ chuyên môn nhận xét đánh giá, Hiệu trưởng đánh giá; kết quả 
xếp loại hàng năm như sau: 
Năm học
Tổng số GV
Các tiêu chuẩn được đánh giá
Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
Kiến thức
Kỹ năng sư phạm
Xuất sắc
Khá
TB
Kém
Xuất sắc
Khá
TB
Kém
Xuất sắc
Khá
TB
Kém
2016
2017
17 đ/c
5
8
3
0
4
9
3
0
5
9
3
0
2017
2018
17 đ/c
7
7
2
0
5
9
2
0
7
6
3
0
Xếp loại chung các tiêu chuẩn:
- Năm học 2016-2017: Xuất sắc 5/16 đ/c tỷ lệ 31%; khá 8/16 đ/c tỷ lệ 50%; trung bình 2/16 đ/c chiếm 12%.
- Năm học 2017-2018: Xuất sắc 7/16 đ/c tỷ lệ 44%; khá 7/16 đ/c tỷ lệ 44%; trung bình 2/16 đ/c tỷ lệ 22%.
Hàng năm tỷ lệ cán bộ quản lý được xếp loại xuất sắc ở tất cả các tiêu chuẩn chỉ đạt từ 30% trở lên, vẫn còn cán bộ quản lý chưa phát huy năng lực quản lý, đổi mới tư duy, năng động sáng tạo trong công việc; đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng; đánh giá chất lượng hàng năm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ giáo viên đạt xuất sắc cả 3 tiêu chuẩn, chỉ từ 32-50% trở lên. Như vậy chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị tuy đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ vẫn chưa đảm bảo yêu cầu chung cần phải bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân.
* Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị qua việc triển khai các văn bản, chỉ thị của cấp trên. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường; trẻ mầm non mới chập chững tập ăn, tập nói như những búp măng non vừa mới nhú; cô giáo là người uốn nắn, vun trồng để những mầm non vươn thẳng, vươn cao và vươn xa thành những cây non tốt tươi.
 Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự hết mình vì công việc, tận tình yêu thương trẻ như con để cho “ Trẻ thơ như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
như Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã từng căn dặn. Để làm trước điều đó trước hết là phải làm sao cho cán bộ giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, đáp ứng các quan điểm chỉ đạo của ngành, của cấp trên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân cũng như của đơn vị.
Khi tiếp thu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến giáo dục mầm non tôi đã triển khai kịp thời, đầy đủ, cụ thể, quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị để mọi người được thảo luận, thống nhất và cùng nhau thực hiện. Tôi đã triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 Bộ Chính trị đã ban hành về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị nêu rõ “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”. Đây là chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Triển khai công văn số 5568/BGDĐT-NGCBQL và công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQL ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về Đánh giá chuẩn Giao viên ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đây là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
 Chỉ thị 29/CT-UBND của UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 30 tháng 9 năm 2016 về Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý nhà nước của các cấp các ngành trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học
Ngoài ra tôi tổ chức cho cán bộ giáo viên thực hiện tốt chỉ thị số 05-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ chính và chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 8/9/2018 về cuộc vận động: ‘‘Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu năm học Nhà trường tổ chức quán triệt cho tất cả CBGVNV học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động qua việc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Người vào dịp 8/3. Thông qua lời kể của mình và lắng nghe câu chuyện kể của đồng nghiệp bản thân mỗi cán bộ giáo viên đã được thấm nhuần tình cảm cao quý, tấm gương hy sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đồng bào, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam; từ đó phần nào đã thức tỉnh lương tâm nghề nghiệp và hướng thiện theo Bác để cán bộ giáo viên noi theo. Kết quả hội thi đã có 1 giáo viên đạt giải nhất, 1 giáo viên đạt giải nhì và 2 giáo viên đạt giải 3, trên tổng số 16 giáo viên tham gia. Trong những buổi giao ban, hội nghị hội đồng trường, họp chi bộ tôi thường dành thời gian đọc tài liệu, kể chuyện những gương điển hình tiên tiến của các nhà giáo vượt khó, hết lòng vì học sinh thân yêu, những nhà giáo năng động, sáng tạo trong lĩnh vực trồng người. Mưa dầm thấm lâu, mỗi đợt một ít đã phần nào khơi dậy lòng say mê công việc, tinh thần và ý chí của đội ngũ cán bộ giáo viên được phát huy.
* Biện pháp 2: Phân công, bố trí, sắp xếp cán bộ giáo viên hợp lý. 
Để phát huy tích cực mặt tốt và hạn chế những tồn tại yếu kém của đội ngũ trước hết người quản lý phải nắm được đặc điểm tâm lý, tính cách, sở trường, nhận thức và năng lực của từng giáo viên để sắp xếp bố trí sao cho phù hợp. Phân công hợp lý đúng người, đúng việc sẽ đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục vì lợi ích của học sinh và đảm bảo khối lượng công việc được giao, phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ. Khi phân công bố trí cán bộ giáo viên tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để cán bộ, giáo viên cùng nhau hoà hợp, mỗi người bổ sung cho nhau những khiếm khuyết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Đối với đồng chí Phó hiệu có năng lực, năng động, linh hoạt và có năng khiếu và công nghệ thông tin thành thạo; 01 đồng chí phụ trách ở lĩnh vực chuyên môn và 01 đồng chí phụ trách lĩnh vực chăm sóc nuôi dưỡng.
- Đối với những giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng, năng lực giỏi, khá tôi phân công phụ trách cùng khối với giáo viên có trình độ trung cấp, năng lực trung bình nhưng phải hợp nhau về tính cách và đặc điểm tâm lý để họ cùng nhau làm việc, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Vì nếu không hiểu rõ về bản chất của từng giáo viên khi bố trí trái ngược về bản tính, giáo viên không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại mong muốn. 
- Đối với những giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít tôi sắp xếp cùng giáo viên tuổi cao có kinh nghiệm trong công tác để giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và ngược lại giúp giáo viên tuổi cao được tiếp cận, cập nhật kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy của chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non ngày càng phát triển từ giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn.
- Đối với những giáo viên ở xa địa bàn công tác, con nhỏ tôi bố trí cùng
 giáo viên có điều kiện, hoàn cảnh gia đình thuận lợi để họ giúp đỡ nhau những 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_ca.doc