SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo đó là sự mất đi, lãng quên dần và đâu đó quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ có được những cuộc trò chuyện gần gũi giữa bố, mẹ với con cái, còn nhà trường phần lớn là sự giáo dục đơn phương, cũng vì cuộc sống tấp nập, mọi người, mọi nhà bon chen, lo toan, mưu sinh nhu cầu cuộc sống. Nói như thế không có nghĩa gia đình nào cũng vậy nhưng do điều kiện công việc, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bên cạnh đó không chỉ ở những gia đình thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng nông thôn như chúng ta đây, ngoài thời gian làm việc, khi nghỉ ngơi lại chơi các trò giải trí hiện đại như game, facebook, zalo Bởi lẽ đó mà: Hỡi những nhà giáo dục, chúng ta hãy suy nghĩ, hãy vạch ra, hãy hành động những kế sách để làm sao cho lớp lớp măng non của chúng ta được đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết quả ở những môi trường giáo dục tốt nhất như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói:

“Vì lợi ích mười năm chúng ta phải trông cây

Vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người” [1]

Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông ta. Muốn trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng nhà trường mà của cả gia đình và toàn xã hội.

 Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành cơ sở ban đầu nhằm phát triển toàn diện nhân cách con người. Chuẩn bị cho trẻ những điều kiện, tiền đề cần thiết để trẻ bước vào cấp học tiếp theo.

 

doc 23 trang thuychi01 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Người thực hiện: Vũ Thị Hương
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thạch Quảng
 SKKN thuộc lĩnh vực: (Quản lý)
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
Thạch Cẩm, tháng 9/2009.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu 
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
3
2.1
Cơ sở lý luận 
3
2.2
Thực trạng vấn đề
4
2.2.1
Thuận lợi:
4
2.2.2
Khó khăn
4
2.2.3
Kết quả thực trạng
5
2.3
Các biện pháp thực hiện
6
2.3.1
Nâng cao sự hiểu biết về tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên
6
2.3.2
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc phân công nhiệm vụ trong năm học. 
7
2.3.2.1
Sắp xếp giáo viên đứng lớp
7
2.3.2.2
Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng khiếu, sở trường của giáo viên
8
2.3.3
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
10
2.3.4
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên về cách dạy kỹ năng sống cho trẻ
12
2.3.5
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua cách dạy học cho học sinh yếu kém
13
2.3.6
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc chỉ đạo giáo viên dạy học lấy trẻ làm trung tâm
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
Kết luận, kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo 
Danh mục SKKN đã được HĐ đánh giá xếp loại
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người khá nhiều tiện ích, nhưng theo đó là sự mất đi, lãng quên dần và đâu đó quá xa lạ đối với nhiều đứa trẻ có được những cuộc trò chuyện gần gũi giữa bố, mẹ với con cái, còn nhà trường phần lớn là sự giáo dục đơn phương, cũng vì cuộc sống tấp nập, mọi người, mọi nhà bon chen, lo toan, mưu sinh nhu cầu cuộc sống. Nói như thế không có nghĩa gia đình nào cũng vậy nhưng do điều kiện công việc, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bên cạnh đó không chỉ ở những gia đình thành phố lớn mà ngay cả ở những vùng nông thôn như chúng ta đây, ngoài thời gian làm việc, khi nghỉ ngơi lại chơi các trò giải trí hiện đại như game, facebook, zaloBởi lẽ đó mà: Hỡi những nhà giáo dục, chúng ta hãy suy nghĩ, hãy vạch ra, hãy hành động những kế sách để làm sao cho lớp lớp măng non của chúng ta được đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết quả ở những môi trường giáo dục tốt nhất như Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói:
“Vì lợi ích mười năm chúng ta phải trông cây
Vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người” [1]
Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông ta. Muốn trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ riêng nhà trường mà của cả gia đình và toàn xã hội.
	Giáo dục mầm non là một bộ phận quan trọng, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành cơ sở ban đầu nhằm phát triển toàn diện nhân cách con người. Chuẩn bị cho trẻ những điều kiện, tiền đề cần thiết để trẻ bước vào cấp học tiếp theo.
	Trong suốt chiều dài công tác trong ngành giáo dục, bản thân được học, thực hiện rất nhiều nghị quyết của Đảng, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động của Bộ GD & ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	Qua rất nhiều, rất nhiều cuộc tổng kết tôi được tham dự, được biết, được nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở đó nêu lên rất nhiều ưu điểm của ngành giáo dục, nhưng tất cả đều không quên phần tồn tại lưu lại từ năm học này sang năm học khác, từ khoá này sang khoá khác đó là: Chất lượng giáo dục chưa cao.
	Xét về góc độ nhỏ, nhìn nhận lại những kết quả thực tiễn tại trường tôi công tác, bản thân không thể không đặt ra câu hỏi: Tại sao mỗi cán bộ, giáo viên rất nổ lực, nhiệt tình, nhưng ngược lại kết quả giáo dục vẫn chưa đạt như nguyện vọng? Chính bởi các câu hỏi rất cá nhân đó mà tôi trăn trở đi tìm câu trả lời, có lẽ sự nổ lực, nhiệt tình ấy chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giáo dục thời hiện đại bây giờ, mà điều quan trọng cần phải kết hợp đó là: Sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục. 
Bởi lẽ đó, bản thân mạnh dạn nghiên cứu, nói lên con đường mới trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện suy nghĩ bấy lâu đọng lại trong tâm tư như những vận dụng và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng ta khẳng định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [2]. Để góp sức nhỏ bé của mình về thực hiện các quan điểm đó, là một quản lý điều đầu tiên cần làm: Chỉ đạo đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” Qua đó chỉ mong muốn góp sức nhỏ vào công cuộc Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Đất Nước, là tiền đề cho trẻ bước vào cấp học tiếp theo mạnh dạn, tự tin, năng động, biết và thực hiện tốt một số kỷ năng cơ bản theo nội dung yêu cầu cho các độ tuổi ở trường mầm non và phần nào đấy tiếp tục thực hiện tốt nội dung của cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Xuất phát từ thực tiễn, tôi nhận thấy việc “chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” là rất cần thiết vì ở độ tuổi này trẻ được học, ghi nhớ đầy đủ các kiến thức cơ bản và trang bị các kỷ năng cần thiết không mang nặng hình thức. Bên cạnh đó, tôi mong muốn ở trẻ có được khối kiến thức cơ bản dễ học nhưng trẻ lại nhớ lâu và khắc sâu trong quảng đường học tập các cấp học tiếp theo của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Ở đề tài “chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên” này, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp nhằm đưa chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tốt hơn, từ đó chất lượng học tập của trẻ mầm non nói chung, trẻ trường mầm non Thạch Quảng nói riêng được nâng lên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Là phương pháp tìm ra các luận điểm mang tính thuyết phục về thời gian, đối tượng liên quan đến đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp khảo sát thực tế:
 Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về năng lực chuyên môn thực tiễn của giáo viên và khả năng học tập của trẻ.
* Phương pháp đàm thoại: 
Phương pháp này được tiến hành thông qua các cuộc trò chuyện, các cuộc họp để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng học tập của giáo viên và trẻ tại trường mầm non Thạch Quảng.
* Phương pháp thống kê: 
Phương pháp này được sử dụng để thống kê và đưa ra các số liệu cụ thể về những tiêu chí đạt hay chưa đạt trong sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, của trẻ trong trường mầm non Thạch Quảng.
2. Nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận: 
 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [3]. Câu nói của Bác đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và người học, đó còn là những di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của toàn ngành giáo dục nói chung, trường mầm non Thạch Quảng nói riêng. 
Mỗi lời nói đó không chỉ khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ chúng ta hiện nay và mãi mãi về sau.
Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta nhất quán khẳng định: “Giáo dục, đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển”” [4]. Bên cạnh đó, tháng 9 năm 1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Bác Hồ khẳng định rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [5]. Thấm nhuần khẳng định của Đảng, lời dạy của Bác lúc sinh thời, mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm, nổ lực, phấn đấu trong công tác của mình bằng cách thi đua dạy tốt, học tốt. Vâng, nói thì thật là dễ những làm cách nào, làm như thế nào? Đó mới là điều mà các nhà giáo dục chúng ta phải cần suy nghĩ tìm ra những phương hướng tốt nhất để được xã hội luôn kính trọng, tôn quý, vị nể, xứng đáng với sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Bởi chỉ có giáo dục tốt mới có được “Nguyên khí quốc gia”, nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững” [4], nhưng sâu từ bên trong và thực tiễn cho thấy: Mỗi một cấp học đều có khó khăn, vất vả riêng, điều đó được thể hiện rõ nhất ở các thầy, cô giáo Mầm non. Họ vừa là một Ca sĩ, Hoạ sĩ, Nhà Văn lại vừa là Nhà toán học và còn là Cô giáo, là Mẹ hiềnđúng thật vậy. 
Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường phải làm thế nào để có đội ngũ giáo viên hiểu biết sâu, rộng về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn vững vàng, để sắp xếp giáo viên đúng lớp, phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. Từ đó tạo cho trẻ có môi trường học tập tốt nhất, hình thành các kỷ năng sống ban đầu ở cấp học đầu đời, luyện phong thái mạnh dạn, tự tin, hoà đồng, biết kính trên, nhường dưới, biết ơn, giúp đỡ người khác. Nói một cách cụ thể: Cho trẻ được học ở ngôi trường với những cô giáo hiểu biết, yêu nghề, mếm trẻ, sáng tạo, thông qua học trẻ được chơi, thông qua chơi trẻ được học. Mỗi hoạt động cô đều phải dựa trên nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm”, cho trẻ được trao đổi, được bàn luận, được nói lên ý kiến của mình, cô giáo luôn luôn là thang đỡ, giúp trẻ đều tiến bộ, trẻ học tốt cũng như trẻ học kém đều cần có môi trường đối sử thân thiện, hoà nhã, công bằng. 
Bởi các điều đó thúc dục và cũng là đòng bẩy thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề:
Năm học 2016 – 2017, trường mầm non Thạch Quảng có tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên 32 đồng chí. Trong đó: Quảng lý 03 đồng chí; Giáo viên 28 đồng chí; Nhân viên 1 đồng chí. Tổng số trẻ 444 cháu, trẻ là người dân tộc mường chiếm 85 %. Với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình. Trong quá trình chỉ đạo tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 
Thuận lợi:
* Đối với nhà trường và địa phương: 
Ngay từ đầu năm học nhà trường được Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã rất quan tâm, chỉ đạo các thôn tuyên truyền bằng mọi hình thức: Loa phát thanh, qua các cuộc họp các Ban nghành của thôn động viên trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường. Bên cánh đó, Nhà trường có chi bộ Đảng độc lập, số đảng viên trong chi bộ đông đạt tới 62.5% tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thân đến đội ngũ giáo viên, nhân viên và mua sắm trang bị thêm cơ sở vật chất như ti vi, đầu đĩa, lắp đặt mạng Wifi, có đàn oocgan, máy chiếu, bàn ghế đầy đủ, đúng quy cách, có khu trung tâm khang trang, thoáng mát để giáo viên thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
* Đối với bản thân và đồng nghiệp: 
Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Hiệu trưởng, phó hiệu nhà trường có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn vững vàng. 
* Đối với trẻ: 
Trẻ đến trường, lớp đông, đi học chuyên cần, ngoan ngoãn, biết nghe lời bố, mẹ, cô giáo, đa số trẻ được gia đình đưa trẻ đến trường, lớp từ mẫu giáo bé.
2.2.2. Khó khăn:
	Mỗi một nhà trường đều có thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng khó khăn của trường Mầm non Thạch Quảng đó là chất lượng chuyên môn của giáo viên chưa đạt như tôi mong muốn. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi rất lo lắng, băn khoăn, suy nghĩ tìm hiểu và khảo sát thực tế nguyên nhân gây ảnh hưởng, đó là:
* Đối với nhà trường và địa phương: Nhà trường đã tham mưu với địa phương xây dựng khu trung tâm khang trang, tuy nhiên số phòng học không đủ, xuống cấp dẫn đến quá tải số trẻ trên lớp, các lớp trẻ quá tải gấp đôi, gấp ba so với định biên, đồ dùng đồ chơi thiếu so với nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, do đặc thù công việc của người cán bộ quản lý mầm non rất vất vả, chỉ đạo chuyên môn các độ tuổi đã nhiều việc lại còn công tác nuôi dưỡng nên ít có thời gian nghiên cứu bồi dưỡng sâu rộng kiến thức về tư tưởng chính trị cho giáo viên. Bên cạnh đó, phân công nhiệm vụ chưa trú trọng đến phân giáo viên đứng lớp với ai cho phù hợp, chưa chú ý đến năng lực, sở trường,năng khiếu của một số giáo viên để phát huy hết khả năng của họ. 
* Đối với bản thân và đồng nghiệp: Trong công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục chưa chú ý đến lựa chọn mở rộng nội dung đề tài, các đề tài thường rập khuôn. Đội ngũ giáo viên đông, song số lượng giáo viên giỏi cấp huyện còn ít, trình độ giáo viên không đồng đều dẫn đến nắm bắt các phương pháp, hình thức giáo dục trẻ chưa linh hoạt, đặc biệt là cách rèn kỹ năng theo nội dung các chuyên đề mới còn mơ màng, mờ ảo. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên chưa biết tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy có hiệu quả cho học sinh yếu kém, Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâmcòn hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng thiết kế bài giảng điện tử của số đông giáo viên chưa biết, kỹ năng làm đồ dùng dạy học, thiết kế mô hình minh hoạ cho một số hoạt động dạy trẻ chưa đẹp dẫn đến trẻ chưa hào hứng tham ra các hoạt động.
* Đối với trẻ: Nhiều trẻ chưa biết làm các công việc tự phục vụ, kỹ năng sống còn rất hạn chế, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa tốt, là một trường vùng núi nên số trẻ chưa đạt các lĩnh vực giáo dục còn chiếm đa số và trong mọi hoạt động trẻ còn rất thụ động, kể cả khi cô giáo hỏi trẻ không giám trả lời, nhút nhát, không năng động. 
Ví dụ: Khi trẻ uống sữa, ăn quà song trẻ không biết bỏ rác vào thùng rác mà trẻ vút rác ra sân trường hoặc góc nào đó.
Trong thời gian trẻ tham gia các hoạt động trong ngày, đa số trẻ thích trả lời các câu trả lời ngắn, ít phải suy luận, ví dụ như có, không, nên dẫn đến khả năng phỏng đoán, tư duy trẻ chưa đạt yêu cầu. 
2.2.3. Kết quả thực trạng: 
Những tồn tại khó khăn đó đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và học sinh. Điều đó được chứng minh qua kết quả khảo sát tháng 9 năm 2016 trên giáo viên và trẻ như sau:
* Đối với giáo viên:
TT
Nội dung khảo sát
TS giáo viên
Xếp loại
Tốt
Khá
Trung bình
TS
%
TS
%
TS
%
1
Hiểu biết về tư tưởng chính trị
28
7
25
7
25
14
50
2
Khả năng linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ
5
17.9
6
21.4
17
60.7
3
Phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm
6
21.4
6
21.4
16
57.2
Tổng cộng
84
18
21.4
19
22.6
47
56
* Đối với trẻ: Kỹ năng giao tiếp và chất lượng học tập, ý thức tự phục vụ và tự lập ... của trẻ đang còn thấp, được thể hiện rõ qua tổng hợp chất lượng đầu năm học như sau:
Nội dung các lĩnh vực giáo dục
Tổng số trẻ khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
TS
%
TS
%
Giáo dục phát triển nhận thức
444
175
39.4
269
60.6
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
172
38.7
272
61.3
Giáo dục phát triển Thẩm mỹ
170
38.3
274
61.7
Giáo dục phát triển thể chất
180
40.5
264
59.5
Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
165
37.2
279
62.8
Tổng cộng
2220
862
38.8
1358
61.2
Đứng trước những nhiệm vụ lớn của ngành học, bản thân luôn suy nghĩ tìm ra các phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, bởi qua các giáo viên đó mới đào tạo ra các thế hệ trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động
2.3. Các biện pháp thực hiện:
2.3.1. Nâng cao sự hiểu biết về tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên.
	Tham mưu, tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng, các văn bản về tư tưởng, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Học tập, tiếp thu những nghị Quyết của Đảng bộ địa phương, các văn bản của ngành, thông tin văn hoá xã hội...xứng đáng với danh hiệu là người đảng viên gương mẫu trong mọi hoạt động để quần chúng noi theo. Sau mỗi đợt học tập có sơ kết đánh giá kết quả học tập của từng đảng viên, có khen thưởng, phê bình nghiêm túc.
Ví dụ: Tháng 2 năm 2017 Đảng bộ xã Thạch Quảng tổ chức cho toàn thể đảng viên trong đảng bộ học tập Nghị Quyết TW 4 khóa XII, Chi bộ nhà trường đã quán triệt các đảng viên học tập nghiêm túc, sau đợt học tập toàn thể đảng viên đều tự viết bài thu hoạch (có lưu ý: Không được đánh máy), nhằm mục đích đảng viên được đọc, nhớ, ghi lại một lần nữa để khắc sâu nội dung trọng tâm mà Nghi Quyết TW 4 khóa XII đề cập tới. Chi bộ đánh giá bài thu hoạch và trao thưởng cho 04 đồng chí: Đồng chí Nguyễn Thị Vân; Đồng chí Lưu Thị Thuỷ; Đồng chí Phạm Thị Dung; Đồng chí Trần Thị Nhung trị giá 30.000 đồng trên một đồng chí.
	Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học điều đầu tiên bản thân tôi quan tâm nhất là triển khai nhiệm vụ năm học của ngành học; Nhiệm vụ của nhà trường; Quy chế chuyên môn, Quy chế dân chủ, Chế độ tiền lương cho tập thể sư phạm nghe và đặc biệt phải cho họ được biết Điều lệ về Trường mầm non mà quan trọng nhất là yêu câu giáo viên, nhân viên cần học thuộc Chương V (Giáo viên và nhân viên); Chương VI (Trẻ em). Qua đó, họ được tiếp thu, được nghe Quyền, nhiệm vụ của Giáo viên, nhân viên; Quyền, nhiệm vụ của trẻ em,...Từ đó giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ của mình. Có như vậy giáo viên mới có ý thức học tập tốt, nắm bắt tốt các nội dung, thông tin cũng như kế hoạch năm học nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết hơn, đó là tiền đề quan trọng cho mỗi giáo viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
	Chính vì thế, không chỉ bồi dưỡng giáo viên trong học tập, mà cần xây dựng cho giáo viên có tinh thần tự giác, tự rèn luyện cho bản thân, luôn có lập trường, tinh thần và ý thức học tập cao, trách nhiệm xây dựng tập thể vững mạnh. Làm được như vậy cá nhân người quản lý đã chiến thắng một phần lớn trong nhiệm vụ năm học mà cấp trên giao cho. 
 2.3.2. Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc phân công nhiệm vụ trong năm học. 
Phân công nhiệm vụ cho giáo viện trong năm học là việc làm vô cùng quan trọng vì qua đó phần lớn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại theo kế hoạch đề ra của một nhà trường. Hiểu được điều đó, trước khi bắt đầu năm học tôi tham mưu với Hiệu trưởng phân công một số nhiệm vụ trọng tâm cho giáo viên
2.3.2.1. Sắp xếp giáo viên đứng lớp: Sắp xếp giáo viên đứng lớp nghỉ là việc làm thật đơn giản, những không đơn giản chút nào. Bởi việc sắp xếp giáo viên phụ trách nhóm lớp nào, đứng lớp với ai, đó là cả một vấn đề lớn liên quan đến chất lượng dạy, học của cô và trò trong cả năm học. Để làm được điều đó, trước hết tôi phân loại năng lực chuyên môn, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, sở thíchcủa từng giáo viên, trên cơ sở đó, phân công nhiệm vụ cho giáo viên một cách khoa học, hợp lý.
Ví dụ: Thông thường ở Trường mần non có hai giáo viên trên một lớp, tôi sắp xếp những giáo viên có năng lực chuyên môn xếp loại trung bình đứng cùng lớp với giáo viên xếp loại giỏi; Hoặc những giáo viên mới ra trường cùng lớp với giáo viên lâu năm; hay giáo viên có giọng nói thô đứng cùng lớp với giáo viên có giọng nói biểu cảm...
Sắp xếp như vậy họ sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện học hỏi, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau, người biết hướng dẫn cho người chưa biết, người biết ít học tập người biết nhiềuThật vậy, khi có địa điểm làm việc phù hợp, giáo viên không chỉ theo gương đó làm việc mà còn cố gắng tự hoàn thiện mình. Bởi, trước người giỏi, phải nhìn lại mình để suy xét, nhìn nhận lại bản thân mình có ưu điểm gì, nhược điểm gì, cần phải học hỏi thêm những gì. Từ đó mà cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên. Ngược lại, những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, của trường và hơn hết vì tình đồng nghiệp, sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm mình có để giúp đồng nghiệp tiến bộ hơn. 
Ví dụ: Giáo viên mới ra trường dạy lớp m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon.doc