SKKN Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh hóa

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ấn của trẻ [1]. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở Phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.

 Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ [2].

 Ớ mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn.Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt trước tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

 Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong năm học 2016 - 2017. Đặc biệt trong năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT đã có kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”; thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Vĩnh Lộc đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi cấp trường, cấp huyện để lựa chọn sản phẩm video của những đơn vị xuất sắc tham dự cuộc thi cấp Tỉnh.

 Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động nói chung là việc làm đã được cán bộ, giáo viên các trường mầm non thực hiện từ lâu, nhưng trên thực tế tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh lộc nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động; phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội còn chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.

 

doc 23 trang thuychi01 4702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài:
	Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ấn của trẻ [1]. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở Phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
	Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ [2]. 
	Ớ mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn.Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt trước tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
	Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong năm học 2016 - 2017. Đặc biệt trong năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT đã có kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”; thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Vĩnh Lộc đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi cấp trường, cấp huyện để lựa chọn sản phẩm video của những đơn vị xuất sắc tham dự cuộc thi cấp Tỉnh.
	Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động nói chung là việc làm đã được cán bộ, giáo viên các trường mầm non thực hiện từ lâu, nhưng trên thực tế tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh lộc nhìn chung việc tạo môi trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động; phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội còn chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. 
	Đứng trước nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra trong năm học 2017 – 2018 và thực tế tại các trường mầm non trong huyện, để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được kế hoạch đã đề ra và để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và để kết quả Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” thực sự có chất lượng và đạt kết quả cao ở các cấp là một điều hết sức khó khăn.
Trước tình hình đó, bản thân là một người chỉ đạo về chuyên môn của bậc học tôi rất trăn trở và muốn tìm ra giải pháp để chỉ đạo các trường mầm non thực hiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của nội dung “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh hóa”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở” để tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, học tập qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện;
- Phát huy tính sáng tạo, sự kiên trì, tính kheó leó của giáo viên và trẻ.
- Huy động được các nguồn lực từ phụ huynh và xã hội cùng tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận để chọn đề tài và tiến hành các biện pháp;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin để lấy số liệu thống kê về tình hình thực tế trước và sau khi áp dụng các biện pháp;
- Phương pháp quan sát: 
+ Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non;
+ Quan sát quá trình xây tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đàm thoại:
+ Đàm thoại trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non;
+ Giảng giải qua các buổi tập huấn, chuyên đề.
- Phương pháp thực hành:
+ Thực hành thí điểm tại một số nhóm lớp ở một số trường trọng điểm;
+ Thực hành qua triển khai chuyên đề và qua việc tổ chức cuộc thi “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Để thu thập kết quả thực hiện.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cơ sở lý luận: 
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để đảm bảo nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng chủ đề thì yêu cầu người chỉ đạo chuyên môn chung của bậc học, cán bộ quản lý các nhà trường, đội ngũ giáo viên phảỉ xác định rõ mục đích, vai trò, nắm vững nguyên tắc, quy trình, nội dung xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt mắt... Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ [3].
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi mà học ” “ Học bằng chơi”[4].
Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2015-2016, 2016-2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo: Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ, khi xây dựng môi trường phải chú ý một số điểm sau [5]: 
- Khi xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục giáo viên phải xác định mục đích của từng loại hoạt động, của mối loại tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơiđể giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi nghĩ ra nhiều cách chơi, đáp ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ. 
- Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ chơi để đưa vào các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài trời.
- Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ; thực hiện công văn số 2012/SGD&ĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, bậc học mầm non, ngày 30 tháng 8 năm 2017,.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua như Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” đưa nội dung của cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” và phong tào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Chính vì thế mà việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là rất cần thiết. Góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung: 
Huyện Vĩnh Lộc thuộc vùng trung du nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích tự nhiên 157,4 cây số vuông. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục cá bậc học nói chung, đặc biệt là Bậc học mầm non nói riêng. Cụ thể:
- Số trẻ và nhóm, lớp các trường mầm non: Năm học 2017-2018.
Số trường
Nhà trẻ
Mẫu giáo
16
Số nhóm trẻ
Số cháu
Số lớp
Số cháu
89
1328/3815= 34,8%
154
4602/4597= 100.1%
- Cơ sơ vật chất – Trang thiết bị trường học:
Với mục tiêu, phương châm và ý chí quyết tâm của các cấp lãnh đạo lấy khẩu hiệu “ Tất cả đầu tư cho giáo dục ” xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp khang trang sạch, đẹp để tạo điều kiện cho con em học tập tốt. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đóng góp nhiều công sức, tiền của để xây dựng, tu sửa trường lớp. Hiện nay một số trường đã có hệ thống phòng học đủ diện tích theo yêu cầu chuẩn ấm về mùa đông, mát về mùa hè, nhiều trường học đã được quy hoạch xây dựng và chuẩn bị xây dựng mới đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động khác cho trẻ. Phong trào kiên cố hoá trường học đang được phát triển mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả thiết thực số trường chuẩn bị đề nghị thẩm định đạt chuẩn quốc gia và trường cận chuẩn ngày càng được tăng lên. 
Trường đạt chuẩn quốc gia
Trường cận chuẩn
Trường có đồ chơi ngoài trời
Trường có bếp một chiều
Tổng số phòng học
Phòng kiên cố
Phòng cấp 4
Phòng làm mới
Bàn ghế quy cách
Trường được đánh giá ngoài
5
6
16
16
185
138
36
8
2580 bộ
7
-Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên- nhân viên:
Danh mục
Tổng số
Trình độ CM
Năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm
GV giỏi huyện
GV giỏi tỉnh
Đảng viên
ĐH
CĐ
TC
Xuất sắc
Khá
TB
Yếu
Quản lý
46
46
0
25
17
4
0
0
0
46
GV+NV
327
267
60
105
158
64
0
84
4
203
Tổng số
373
313
60
130
175
68
0
84
4
249
Tỷ lệ %
84%
16%
35%
47%
18%
0%
22,5%
1,2%
67%
Năm học 2017 - 2018 bản thân tôi được điều động từ giáo viên lên làm chuyên viên phụ trách chuyên môn Bậc học mầm non của huyện Vĩnh Lộc, kinh nghiệm quản lý còn ít nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này. Tuy nhiên với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, trách nhiệm cao của bản thân đối với công việc và mong mỏi sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục chung của ngành giáo dục huyện nhà nói chung, Bậc học mầm non nói riêng, bản thôi tôi luôn nỗ lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình. Bước vào thực hiện đề tài này tôi đã đi khảo sát thực tế các trường mầm non trong huyện và thấy được những thuận lợi, khó khăn như sau:
2.2.2. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo từ Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hoá đến Huyện Uỷ, UBND – HĐND huyện Vĩnh Lộc, Đảng uỷ, UBND – HĐND các xã, thị trấn, lãnh đạo phòng GD & ĐT. Thực hiện tốt các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, văn bản, Đề án về phát triển GDMN từ Trung ương đến địa phương, trong năm qua phong trào giáo dục mầm non huyện Vĩnh Lộc đã đạt được những thành tích đáng kích lệ và đang làm cho ngành học thay đổi vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Nhiều trường có phòng học rộng, có hiên trước, hiên sau, có nhà kho, nhà vệ sinh đạt tiêu chuấn ...
Nhiều lớp được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 về việc ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ. 
84% đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn trên chuẩn, đa phần là đội ngũ trẻ tuổi, nhanh nhẹn, sáng tạo, nhiệt tình, ham học hỏi, tích cực tham gia học tập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và hào hứng tham gia vào các phong trào, hoạt động do ngành phát động, luôn đoàn kết, nhằm xây dựng, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành học, nên đã thu hút được sự quan tâm, gây được lòng tin cho cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương đặc biệt là các bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi tín nhiệm phấn khởi đưa con, em đến trường đi học.
Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trên toàn huyện đạt 34,8%, đảm bảo tỷ lệ huy động chung trên toàn tỉnh.
Trẻ mẫu giáo huy động đạt 100% ra lớp đúng độ tuổi và học chương trình đúng độ tuổi, đa số trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, đi học chuyên cần, có nề nếp.
Bản thân tôi trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thông thạo công nghệ thông tin, có năng khiếu về thẩm mỹ, được lãnh đạo Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho đi tham quan, học hỏi ở đơn vị bạn. 
* Khó khăn:
	 Bên cạnh những thuận lợi trên cũng còn một số bất cập và khó khăn sau:
	Còn một số trường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường hoạt động giáo dục phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu và có nơi không đảm bảo an toàn về thân thể cho các cháu.
	Công tác quản lý chỉ đạo và năng lực nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn không đồng đều; quản lý, giáo viên dạy tuổi cao còn nhiều nên khó tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như việc thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học áp dụng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động còn nhiều hạn chế.
	Những kinh nghiệm cụ thể, những khuôn mẫu sáng tạo về xây dựng môi trương giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế. 
Phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đưa trẻ
đến trường mầm non đi học và xây dựng môi trương giáo dục cho trẻ hoạt
động còn tư tưởng khoán trắng cho các nhà trường mầm non.
	Một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bậc học mầm non, nên chưa thật sự quan tâm, phát huy hết nội lực, khả năng và trách nhiệm của mình để chăm lo cho sự phát triển toàn diện của GDMN đúng mức. 
Các mảng trang trí đã theo chủ đề, đẹp nhưng dán chết trên tường, chủ yếu chú trọng khu vực trong lớp; khu vực hiên trước, hiên sau, phòng vệ sinh chưa quan tâm. Tất cả đều bàn tay cô thực hiện chưa có sự tham gia của trẻ.
Tuy được đầu tư, trang bị tương đối về đồ dùng trang thiết bị dạy học nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ yếu bằng nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo ... của trẻ, mà trẻ luôn thích mới, lạ, đẹp, hấp dẫn...
2.2.3. Kết quả của thực trạng:
	Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo phòng ra Quyết định, thành lập đoàn đi kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng việc thực hiện chuyên đề. Kết quả số trường, giáo viên và số trẻ được đánh giá, xếp loại theo các nội dung và tiêu chí đạt được như sau ( kết quả đầu năm học học 2017-2018)
* Đối với nhà trường: 16 trường theo thang điểm 100 điểm
Tổng số trường mầm non
16
Chất lượng XDKH chỉ đạo
20đ
Chất lượng Bồi dưỡng CBGV
20 đ
Đầu tư CSVC-TTbị, đồ dùng, đc.
20 đ
XD khuôn viên trong, ngoài nhà trường xanh, sạch, đẹp
20 đ
XD các
MQH, môi trường xã hội tốt trong nhà trường
20 đ
Xếp loại chung
T
K
TB
Y
Số trường đạt
9
10
9
10
10
3
5
6
2
Tỷ lệ %
56
62,5
56
62,5
62,5
22.2
29.6
33,4
14.8
* Đối với giáo viên xây dựng môi trường trên nhóm, lớp:
 T.số nhóm, lớp
XD môi trường
GD: Vật chất và xã hội
20 đ
Nội dung, hình thức xây dựng môi trường GD. 
30 đ
Phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động
20đ
Công tác tuyên truyền, sưu tầm vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi
 10 đ
Nắm vững
Yêu cầu, kiến thức, kỹ năng,
năng lực nghiệp vụ
20 đ
Xếp loại chung
T
K
TB
Y
 243
358
343
335
361
336
72
95
160
86
Tỷ lệ
86.6
83
81
87
81.3
17.4
23
38.8
20.8
* Đối với cháu: tổng số 5930 ( trong đó nhà trẻ 1328; MG 4602 )
Tiêu chí 1
Nề nếp chào hỏi, nói năng, đi đứng thể hiện thái độ, kỹ năng giao tiếp tình cảm, ứng xử.
Tiêu chí 2
Trẻ hứng thú, tích cực, biểu hiện khả năng tự lực, sáng tạo trong khi tham gia các hoạt động , trải nghiệm
Tiêu chí 3
Trẻ hiểu nội dung, có kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng chơi
Tiêu chí 4
Trẻ thực hiện đúng quy tắc, cách chơi, luật chơi của từng loại trò chơi, biết phối hợp với bạn trong khi chơi
NT
MG
NT
MG
NT
MG
NT
MG
730
2784
672
2669
715
3207
800
3157
55%
60,5%
50,6%
58%
53,8%
69,7%
60,3%
68,6%
* Kết luận: Qua khảo sát thực trạng tôi thấy chất lượng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mặc dù đã qua 1 năm thực hiện chuyên đề nhưng các trường mầm non trong huyện nói chung còn rất thấp. Tất cả những hạn chế từ kết quả trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy cần phải được khắc phục, qua tình hình nghiên cứu cụ thể về thực trạng, bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch và tìm ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo thích hợp, phù hợp với thực tiễn của các nhà trường, giáo viên, trẻ trong thời gian tới, để đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2.3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch và thực hiện “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đảm bảo các nội dung của môi trường giáo dục.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, phù hợp với tâm lý của trẻ có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Trong các buổi tổ chức chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi nhấn mạnh rõ môi trường giáo dục gồm: Môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp và môi trường xã hội. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trun

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_va_trien_khai_xay_dung_moi_tru.doc