SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hoằng Thái

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hoằng Thái

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe phụ thuộc vào các yếu tố như dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền và môi trường. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc sức khỏe tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật thì cơ thể sẽ chống đỡ tốt với môi trường khắc nghiệt. Bởi vậy giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung. Nó đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng để phòng tránh, song tình hình ngộ độc thức ăn vẫn xảy ra ở các nhà hàng, quán ăn, nhà ăn của các công ty. Nguyên nhân là do từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do sử dụng các loại thực phẩm bị ôi thiu, bị nhiễm độc do thuốc bảo vệ thực vật và các chất phụ gia cấm trong thực phẩm.

Trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ. Bản thân cơ thể của trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường, để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường Mầm non thì hậu quả khôn lường.

Bản thân là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lại trưa tại trường. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này là những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường trong khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường Mầm non xã Hoằng Thái còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một mô hình đảm bảo tốt cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị mình và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hoằng Thái”.

 

doc 14 trang thuychi01 5944
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hoằng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, sức khỏe phụ thuộc vào các yếu tố như dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền và môi trường. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất, chăm sóc sức khỏe tốt sẽ phòng bệnh tốt, ít bệnh tật thì cơ thể sẽ chống đỡ tốt với môi trường khắc nghiệt. Bởi vậy giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung. Nó đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng để phòng tránh, song tình hình ngộ độc thức ăn vẫn xảy ra ở các nhà hàng, quán ăn, nhà ăn của các công ty. Nguyên nhân là do từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, do sử dụng các loại thực phẩm bị ôi thiu, bị nhiễm độc do thuốc bảo vệ thực vật và các chất phụ gia cấm trong thực phẩm.
Trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ. Bản thân cơ thể của trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường, để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường Mầm non thì hậu quả khôn lường.
Bản thân là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lại trưa tại trường. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học Mầm non có nhiệm vụ chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này là những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường trong khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường Mầm non xã Hoằng Thái còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một mô hình đảm bảo tốt cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị mình và chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Hoằng Thái”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo tốt công tác bán trú ở trường Mầm non Hoằng Thái.
Tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi tổ chức ăn bán trú ở trường Mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non Hoằng Thái”. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp quan sát - đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong Trường Mầm non, phù hợp với tình hình thức tế của từng trường. Theo thông tư số 47/2014/TT - BYT đối với bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống từ 200 xuất ăn cho một lần phục vụ trở lên thì chi cục An toàn VSTP tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý và cấp giấy chứng nhận. Chính vì vậy đối với sáng kiến kinh nghiệm của tôi, điểm mới của đề tài là đã sử dụng các biện pháp có tính khả thi cao và đặc biệt có biện pháp có tính pháp lý như khi hợp đồng với chủ cơ sở cung cấp tôi đã yêu cầu cơ sở cung cấp đó phải có chứng minh thư nhân dân poto công chứng kèm theo hợp đồng. Phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về VSATTP và người chủ cơ sở đó phải qua lớp tập huấn kiến thức về VSATTP, điều này có hiệu quả rất lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối trẻ trong toàn trường.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, với công tác này đòi hỏi phải có tính liên nghành cao và là việc của toàn dân. Đối với nghành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non, giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ thơ góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Chính vì thế việc đảm bảo ăn uống sao cho có chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề luôn luôn làm các nhà quản lý phải đau đầu.
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
Trong công tác đảm bảo vệ sinh ATTP ở trường Mầm non Hoằng Thái cũng có những thuận lợi như:
 Ban giám hiệu có 3 đồng chí, trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng. Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực thực phẩm của các nhà hàng tin cậy và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở cung cấp. Những nhà cung cấp thực phẩm này phần lớp là người địa phương, có con cháu học ở trường Mầm non nên thực phẩm mà họ cung cấp cho con em mình ăn cũng yên tâm hơn. Được sự quan tâm của cấp trên, nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng: 01 tủ lạnh, 01 tủ cơm ga, 02 bếp ga công nghiệp, 02 nồi ga, 02 máy lọc nước. 100% nhân viên nhà bếp và 20% giáo viên đứng lớp được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP. Số trẻ ăn bán trú ở trường đạt 100%. 
* Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi nói trên, trường Mầm non Hoằng Thái vẫn còn không ít những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác VSATTP của nhà trường đó là :
 Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nên thu nhập còn hạn chế, đời sống tuy đã nâng lên nhưng vẫn còn khó khăn nên mức tiền ăn trong ngày của trẻ còn thấp. Một số phụ huynh còn chưa thực sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh ATTP cho trẻ nên chưa có ý thức cao trong tổ chức thực hiện VSATTP cho con em mình. Một số GV - NV mới hợp đồng nhận thức về ATTP chưa được sâu, còn hạn chế. Một số giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng. Trẻ còn nhỏ, nhận thức chưa hiểu được nhiều về đảm bảo vệ sinh ATTP, các kỹ năng thực hành còn hạn chế. Sự đầu tư trang thiết bị đồ dùng phục vụ nấu ăn chưa đầy đủ, hiện đại.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên vào tháng 09 năm 2016 tôi đã khảo sát về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đối với GV - NV và trẻ mẫu giáo lớn của trường Mầm non Hoằng Thái như sau:
* Đối với giáo viên và nhân viên:
Nội dung khảo sát
TSGV
NV được khảo 
sát
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Nắm vững kiến thức về VSATTP
17
8
47
5
29
4
24
0
Có kỹ năng và thực hiện tốt vệ 
sinh ATTP
17
7
41
6
35
4
24
0
Áp dụng kiến thức vệ sinh ATTP trong công tác giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng 
14
6
43
5
36
3
21
0
* Khảo sát đối với học sinh mẫu giáo lớn:
Nội dung khảo sát
Tổng 
số trẻ 
được 
khảo
 sát
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Có kiến thức hiểu biết về VSATTP
56
10
18
12
21
19
34
15
27
Có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường và nề nếp thói quen tốt trong ăn uống
56
11
20
14
25
15
27
16
28
Từ kết quả khảo sát ở trên tôi đưa ra những biện pháp thiết thực để tuyên truyền các bậc phụ huynh và cán bộ giáo viên trong trường hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường Mầm non qua các biện pháp sau: 
2.3. Các biện pháp:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch là một việc làm không thể thiếu được đối với tất cả mọi hoạt động. Kế hoạch giúp ta biết được nhiệm vụ cụ thể và những phương pháp thực hiện nhiệm vụ đó để đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh ATTP cụ thể theo năm, tháng, tuần, ngày và công tác trọng tâm của từng tháng. 
Vào đầu tháng 8, Ban giám hiệu cùng đại diện hội cha mẹ học sinh kiểm tra CSVC, đồ dùng phục vụ công tác bán trú. Từ đó có kế hoạch mua sắm đồ dùng còn thiếu và bảo dưỡng hệ thống bếp ga, máy xay thịt, máy lọc nước. Xây dựng thực đơn theo mùa, chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh ATTP. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về VSATTP và phòng bệnh theo mùa đến CB, GV, NV và các bậc phụ huynh có con em đang học ở trường Mầm non.
Hằng tháng có kế hoạch kiểm tra công tác VSATTP của bếp ăn và các nhóm lớp để đánh giá mức độ thực hiện từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh kiểm tra định kỳ, đột xuất khâu nhập thực phẩm, chế biến thức ăn, vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn và đồ dùng ăn uống của trẻ.
Hằng tuần xây dựng thực đơn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Kiểm tra công tác vệ sinh bếp và vệ sinh môi trường xung quanh khu bếp.
Hằng ngày tính khẩu phần ăn phù hợp theo từng độ tuổi, kiểm tra vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng ăn uống của trẻ.
Sau khi lập kế hoạch tham mưu với địa phương xin ý kiến chỉ đạo, để triển khai sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh thông qua cuộc họp nhà trường và phụ huynh để hiểu thêm về vệ sinh ATTP cùng tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tạo điều kiện thực hiện kế hoạch đã đề ra như ủng hộ các tranh ảnh đồ dùng, học liệu, kinh phí .
2.3.2. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các ban nghành và các bộ phận nhà trường, đơn vị cung cấp thực phẩm.
Bếp ăn tập thể ở trường Mầm non là nơi tiêu thụ các thực phẩm khá lớn mỗi ngày nhập có tới hơn 10 mặt hàng các loại. Nếu nhập ngoài chợ thì chất lượng và giá cả không đảm bảo. Vì vậy, song song với việc lập kế hoạch tôi xin ý kiến của Hiệu trưởng đi khảo sát địa điểm và tìm nguồn thực phẩm sạch và ký kết hợp đồng. 
Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, chúng tôi đã chọn những cơ sở có tin cậy trên địa bàn để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm. Các cơ sở hợp đồng ngoài việc yêu cầu: nhà cửa nơi giết mổ gia súc, gia cầm, nơi cất đựng thực phẩm phải thoáng mát, sạch sẽ, hợp vệ sinh, người bán phải có ý thức bảo quản tốt che đậy, cất giữ không cho ruồi nhặng bụi bám vào. Còn phải có yêu cầu về pháp lý như : Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn VSTP; Giấy xác nhận kiến thức về ATTP.
Hình ảnh: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hình ảnh: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
 Cuối tháng 8, sau khi đón trẻ và ổn định nề nếp trẻ, nhà trường họp phụ huynh để thống nhất chế độ ăn và thực đơn của trẻ. Tiếp theo mời các thành phần gồm: Ban giám hiệu nhà trường, cấp dưỡng, thanh tra nhân dân, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch công đoàn trường, đại diện chính quyền địa phương, đại diện cha mẹ học sinh, các nhà hàng nhận cung cấp thực phẩm sạch đảm bảo có uy tín và họp ký hợp đồng với nhà trường, cam kết có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thực phẩm mà nhà hàng cung cấp là đảm bảo vệ sinh ATTP, giá cả hợp lý theo thị trường. Hợp đồng đúng theo nhu cầu của nhà trường: Với những mặt hàng thực phẩm chúng tôi nhận phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Thịt lợn: Mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng, mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt (Lấy ngón tay ấn vào thịt, khi buông ra không để lại vết lõm tay). Thịt cầm chắc tay, ráo, mỡ màu sáng, có độ chắc, mùi vị bình thường. Mặt khớp xương láng vào trong, tủy bám chặt vào thành ống tủy, đàn hồi.
Thịt bò: Thịt tươi ngon cầm chắc tay, ráo, dẻo, thớ thịt mịn, màu đỏ tươi, gân trắng, mỡ hơi vàng
Hình ảnh: Nhân viên nhà bếp nhập thực phẩm.
Chọn trứng: Vỏ sáng màu, có một lớp màng mỏng nổi lên những hạt giống như bụi phấn (Vỏ không bóng). Cầm trứng soi vào đèn hoặc ánh sáng, mặt trời thấy lòng trắng, lòng đỏ không phân biệt được rõ ràng, khối lòng đỏ chỉ hiện lên như một bóng mờ nằm ở chính giữa. Nếu thả xuống chậu nước, trứng tươi sẽ chìm, nằm ngang dưới đáy chậu.
Chọn cá: Cá tươi (Tốt nhất là chọn cá đang bơi). Mình cứng, vẩy sáng, óng ánh, mắt cá sáng, trong, đầy và sạch, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, thịt cá có tính đàn hồi tốt.
Chọn tôm: Tôm tươi vỏ có độ bóng sáng, trong xanh, trơn láng, cứng và dai. Không nên mua tôm đầu rễ rời, chân và càng dễ rụng ( Tôm đã bị ươn )
Chọn cua: Dùng tay ấn mạnh vào yếm cua, cua chắc (Nhiều thịt) thì yếm cứng, không bị lún xuống là cua ngon. Muốn chọn cua có nhiều gạch chọn cua cái, muốn ăn cua thịt thì chọn con đực (Yếm nhỏ)
Chọn rau quả tươi: Rau, quả tươi, ngon sáng màu, không rập nát, không úa vàng, không có sâu, nên chọn rau có màu xanh, non hoặc xanh thẫm, củ, quả có màu vàng, đỏ để chế biến cho trẻ ăn vì có chứa nhiều vi ta min C và Caroten. Thịt, cá tôm, rau củ, quả, trứng, sữa, gạo tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Đồ khô như: mắm, muối, dầu, đường sử dụng tốt, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng. 
Nếu thực phẩm nào không đảm bảo nhà trường sẽ cắt hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm ấy và cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hàng ngày các bộ phận phối hợp nhịp nhàng trong các công việc.
Phụ trách bán trú luôn sát sao trong việc kiểm tra thực phẩm vào mỗi buổi sáng hàng ngày về chất lượng, số lượng, giá cả.
Khi giao nhận thực phẩm phải có sổ sách theo dõi chất lượng, số lượng thực phẩm của nhà trường cũng như chủ hàng và có ký sổ để theo dõi số lượng thực phẩm giữa chủ hàng và nhà trường tránh sự nhầm lẫn. Thanh tra nhân dân, Ban quản lý nhà trường có trách nhiệm kiểm tra khâu giao, nhận thực phẩm và chất lượng thực phẩm, khẩu phần ăn của trẻ và vệ sinh ATTP hàng ngày. Có ký nhận cụ thể trong quá trình sử dụng thực phẩm. Nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời, không để tình trạng phải dùng thực phẩm kém chất lượng.
 Nhiệt tình hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua do ngành phát động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, lồng ghép trong năm học nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của vệ sinh ATTP đối với đời sống của trẻ thơ.
 2.3.3. Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề VSATTP. Chính vì thế tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân như sau:
* Vệ sinh môi trường
- Vệ sinh nguồn nước: Nước không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, nước dùng để sinh hoạt, ăn, uống, trồng trọt Nếu nước bị ô nhiễm sẽ nguy cơ xấu tới sức khỏe con người nên cẩn thận trong sử dụng để đảm bảo nước sạch vệ sinh. Ở trường Mầm non chúng tôi, luôn dùng nguồn nước sạch đã được cơ quan y tế cấp tỉnh về thử nghiệm mẫu nước và cấp giấy chứng nhận cơ sở có mẫu nước sạch, an toàn. Nước ở trường được xử lý lọc 2 lần qua bể lọc và máy lọc nước. Nước dùng nấu ăn, nấu chín để uống, rửa rau, vệ sinh Thường xuyên nhắc nhở nhân viên cấp dưỡng nếu thấy nước bị biến màu hoặc có mùi lạ không đảm bảo thì ngừng ngay việc sử dụng nước đun nấu, cần báo ngay cho ban quản lý nhà trường kiểm tra hoặc nhà trường báo lên cơ quan Y tế điều tra.
- Xử lý chất thải: Nhà trường có 100% trẻ học bán trú nên có rất nhiều loại chất thải. Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Vì thế tôi đã chỉ đạo nhân viên như sau: Các chất thải ra phải cho vào túi ni lông buộc lại sau đó mới bỏ vào thùng rác và thùng rác phải có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với bác bảo vệ thu gom về nơi quy định của xã hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và mùi hôi thối.
- Nước thải ra có cống rãnh thoát nước thông thoáng. Phân công các khối lớp quét dọn nhà vệ sinh sạch sẽ.
Nhắc nhở nhân viên ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng 
phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, chia cơm, nơi để thức ăn chín
*Vệ sinh cá nhân: 
- Đối với cô giáo và nhân viên dinh dưỡng: Phải được khám sức khỏe định kỳ. Nhân viên dinh dưỡng được tham gia các lớp tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cho Nhân viên dinh dưỡng hiểu được trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ luôn khỏe mạnh và an toàn. Nhân viên dinh dưỡng phải thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến cho trẻ, luôn sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình chế biến. Đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh và rửa tay sau mỗi công đoạn chế biến. Dùng khăn lau tay riêng, được giặt và phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ theo quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều, không tùy tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được khạc nhổ trong lúc chế biến thức ăn cho trẻ, khi nêm nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia thức ăn cho trẻ phải mamg khẩu trang, găng tay và chia thức ăn bằng dụng cụ. Tuyệt đối không dùng tay để bốc và chia thức ăn.
- Đối với trẻ: Thường xuyên giữ gìn cho trẻ sạch sẽ, hàng ngày dạy cho trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quan vệ sinh tư phục vụ bản thân như tự thay quần áo, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, kỹ năng đánh răng, rửa mặt, đi giày, dép lau bàn ăn, bàn học tập, vệ sinh đồ dùng ngăn nắp, sạch sẽ, có thói quen văn minh khi ho, ngáp lấy tay che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, không ăn quả xanh, uống nước lã
Hình ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn.
2.3.4. Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp VSATTP, nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chế biến thực phẩm và dụng cụ ăn uống.
- Mặc dù trường Mầm non Hoằng Thái chưa có bếp một chiều đúng theo quy định, nhưng bản thân đã chỉ đạo tổ nuôi dưỡng phải thực hiện đúng theo nguyên tắc bếp một chiều. Đó là khu sơ chế thực phẩm sống ® khu bếp nấu ® khu chia ăn.
- Nhân viên dinh dưỡng là những người trực tiếp tiếp nhận và chế biến thực phẩm. Vì vậy nhân viên nhà bếp phải thực hiện nghiêm túc vấn đề vệ sinh ATTP. Ở bếp ăn, nơi sơ chế, chế biến thực phẩm là nơi vi khuẩn dễ xâm nhậm nhất. Do vậy trước khi chế biến thực phẩm sống tôi chỉ đạo nhân viên luôn phải rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch để tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao, thớt.
- Thực hiện nguyên tắc nơi chế biến: Phòng bếp, phòng chế biến và phòng chia ăn phải cách xa nhà vệ sinh, khu chăn nuôi, bãi rác thải. Sau khi sơ chế xong các máy móc, bệ rửa, sàn nhà, các dụng cụ chế biến phải được cọ rửa sạch sẽ hàng ngày. Thùng rác thải, thùng gạo, thùng chứa nước phải đậy nắp kín. Các dụng cụ chế biến phải được để riêng theo đúng nơi quy định tránh nhầm lẫn.
- Vệ sinh nơi chế biến và dụng cụ chế biến thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ nơi chế biến thực phẩm, có đủ dụng cụ đồ dùng riêng cho đựng thực phẩm sống và chín.
- Nhân viên nhà bếp phải có sức khỏe tốt, chấp hành tốt các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi làm việc phải mặc trang phục nấu ăn theo quy định. Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ve_sinh_an_toan_th.doc