SKKN Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên

SKKN Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, với mục tiêu giáo dục trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công của trẻ sau này. Do vậy các cháu cần được sự chăm lo của các bậc làm cha, mẹ và toàn xã hội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

 Để khẳng định điều này đòi hỏi trường mầm non phải làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để nâng cao chất lượng CSGD cần làm tốt công tác XHHGD, biết phối hợp, biết tranh thủ sức mạnh của cộng đồng, của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, cùng nhà trường chăm lo cho trẻ.

 Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của trường mầm non, gia đình trẻ, cộng đồng và toàn xã hội. Chính vì vậy mà trường mầm non phải thu hút sự quan tâm, tạo điều kiện của các gia đình và cộng đồng tham gia vào các hoạt động của nhà trường để đáp ứng được nhu cầu mới của giáo dục mầm non hiện nay. Trong những năm gần đây công tác XHHGD ngày càng được phát triển rộng khắp trong cả nước và có hiệu quả, phát triển giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Như vậy đã chứng minh rằng công tác XHHGD đang thực hiện có hiệu quả cao trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.

 

doc 20 trang thuychi01 16003
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 1. Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, với mục tiêu giáo dục trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công của trẻ sau này. Do vậy các cháu cần được sự chăm lo của các bậc làm cha, mẹ và toàn xã hội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
 Để khẳng định điều này đòi hỏi trường mầm non phải làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để nâng cao chất lượng CSGD cần làm tốt công tác XHHGD, biết phối hợp, biết tranh thủ sức mạnh của cộng đồng, của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, cùng nhà trường chăm lo cho trẻ.
 Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của trường mầm non, gia đình trẻ, cộng đồng và toàn xã hội. Chính vì vậy mà trường mầm non phải thu hút sự quan tâm, tạo điều kiện của các gia đình và cộng đồng tham gia vào các hoạt động của nhà trường để đáp ứng được nhu cầu mới của giáo dục mầm non hiện nay. Trong những năm gần đây công tác XHHGD ngày càng được phát triển rộng khắp trong cả nước và có hiệu quả, phát triển giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Như vậy đã chứng minh rằng công tác XHHGD đang thực hiện có hiệu quả cao trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay. 
 Mục tiêu của quá trình xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là nâng cao thêm mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần vật chất của từng người dân và thu hút các tổ chức đoàn thể, các cá nhân cùng tham gia vào hoạt động giáo dục. Song hiện nay, xã hội hoá giáo dục trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong thực tế tại địa phương còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, chưa toàn diện. Còn có quan điểm cho rằng xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức tham gia của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ từ giáo dục của người dân.
 Vì vậy, ở xã Thọ Diên chúng tôi trong những năm trước đây công tác xã hội
hoá giáo dục chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất. Cho nên người dân thụ động trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước người dân còn thờ ơ với giáo dục cho rằng giáo dục là sự nghiệp riêng của các nhà trường.
 Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Công tác lãnh chỉ đạo xã hội hóa giáo dục cũng chưa thực sự có chiều sâu và chưa đạt hiệu quả. Đứng trước thực trạng như vậy tôi đó chọn đề tài: "Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên'' để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục qua đó 
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
  1.2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra"Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên” nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Đồng thời huy động các tổ chức đoàn thể xã hội, các tập thể, cá nhân và cộng đồng cùng tham gia vào công tác giáo dục. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng CSGD. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu"Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Thọ Diên''. Qua đó tổng kết những kết quả đã đạt được trong quá trình huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, công tác huy động trẻ ta lớp và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và phân tích khái quát các tài liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục từ đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn dân về công tác XHHGD.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát để xác định thực trạng về công tác tuyên truyền vận động XHHGD.
 - Phương pháp điều tra: Xử lý thông tin về công tác XHHGD.
 - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại, trao đổi với phụ huynh, giáo viên và các ban ngành đoàn thể. 
 - Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu để bổ sung biện pháp phù hợp.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Hiện nay các nước trên thế giới đã và đang coi trọng giáo GDMN, tại Thụy Điển coi giáo dục mầm non là: “Thời kỳ vàng của giáo dục” và thực hiện chính sách: Trường mầm non là trường tự nguyện, do chính quyền địa phương quản lý. Luật Hệ thống giáo dục Quốc gia Inđônesia công nhận: GDMN là tiền đề cho giáo dục cơ bản và ở nước ta tại Nghị quyết Trung ương II khóa VIII năm 1996 về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Chính vì vậy mà các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
 Quan điểm của Đảng ta XHHGD là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức lực xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. Trong đề án: “Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015” do Thủ tướng chính phủ phê duyệt với quan điểm chỉ đạo là:“...Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục Mầm non...”. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển giáo dục quốc dân. Và tại điều 12 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ:“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là của nhà nước và của toàn dân...”
 Có thể nói XHHGD có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến thành tựu chung của ngành giáo dục xác định tầm quan trọng của công tác XHHGD, tôi luôn quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ song song với nhiệm vụ đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Như vậy chúng ta có thể hiểu xã hội hóa giáo dục mầm non là gì?
Là: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm giáo dục mầm non, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng. Cần huy động và tạo điều kiện để gia đình và cộng đồng tham gia vào hoạt động GDMN. GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cộng đồng. 
 XHHGDMN gồm 2 nội dung chính: Một là: Xây dựng môi trường giáo dục mầm non mà việc chăm sóc giáo dục trẻ có sự chung tay của nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ động về chuyên môn, hình thức tổ chức giáo dục. 
 Hai là: Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
 Như vậy: XHHGD mầm non là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Muốn làm tốt công tác XHHGD trước tiên phải biết tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thểĐể đạt được mục tiêu thì người hiệu trưởng phải biết cách tham mưu với lãnh đạo, biết nắm lấy thời cơ thực hiện kế hoạch với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong những năm học trước đây ở trường MN Thọ Diên khi chưa áp dụng công tác XHHGD thì số trẻ trong độ tuổi Mẫu giáo bé ra lớp từ 50-60% số cháu trong độ tuổi, số trẻ nhà trẻ ra lớp từ 25-30% trẻ trong độ tuổi theo điều tra của địa phương. Nguyên nhân chính là việc các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, phụ huynh chưa quan tâm, chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDMN. Cũng từ đó lãnh đạo địa phương chưa đầu tư cho GDMN. CSVC của trường nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi, các trang thiết bị còn thiếu nhiều nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng CSGD trẻ. 
 Từ việc chưa ghi nhận về những cống hiến của GVMN của phụ huynh và của
nhân dân, việc chưa quan tâm đến chế độ đời sống cho giáo viên ngoài biên chế nên các cô chưa yên tâm công tác, chưa tự giác đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cho nên chất lượng CSND-GD chưa cao, chưa gây được niềm tin cho lãnh đạo các cấp, cho nhân dân và phụ huynh học sinh.
 Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non Thọ Diên là một trường đóng trong địa bàn nông thôn vớidiện tích toàn xã là 386,42 ha và có 5321 nhân khẩu. Dân
 cư sống tập trung, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa và nghề phụ là làm bánh gai gia truyền. Ngân sách của xã eo hẹp nên đầu tư cho giáo dục xã nhà rất ít. 
 Thực trạng của nhà trường sau hơn một năm nhận công tác tôi đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh nên tôi đã mạnh dạn bàn bạc với BGH về đẩy mạnh công tác XHHGD để thu hút trẻ đến trường, tăng cường công tác huy động các nguồn lực từ cộng đồng, từ phụ huynh để đầu tư CSVC, nâng cao đời sống cho giáo viên ngoài biên chế góp phần nâng cao chất lượng CSGD.
 Năm học 2016-2017 nhà trường huy động được 232 cháu ra lớp, với 9 nhóm
 lớp. Trong đó: nhà trẻ 3 nhóm và mẫu giáo 6 lớp.
 Tổng số CBGVNV là: 23 cô. Trong đó: BGH: 3 cô, GV: 16 cô, NV: 4 cô. Đảng viên: 11 đ/c. CBGV biên chế và hợp đồng huyện:15 cô, hợp đồng xã: 8 cô 
 Trình độ chuyên môn: Đại học: 12 cô, Cao đẳng: 0 cô, Trung cấp:11 cô đang
theo học đại học là: 6 cô. 
 Thuận lợi: Nhà trường có đội ngũ CBGVNV trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. BGH nhà trường đoàn kết, nhiệt tình có ý thức trách nhiệm, vững về chuyên môn và năng lực quản lý, tham mưu tốt, có đủ sức thuyết phục mọi người và cộng đồng xã hội tham gia vào giáo dục. 
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của PGD&ĐT Thọ Xuân, của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, sự phối hợp của HCMHS.
 Các nhóm lớp thực hiện tốt về nâng cao chất lượng CSGD và xây dựng môi trường trong và ngoài lớp tạo hứng thú cho trẻ hoạt động.
 Khó khăn: Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn đó là: thiếu 03 phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ gồm các phòng hiệu phó, y tế, bảo vệ. Nhà bếp là nhà cấp 4 chưa đủ diện tích.
 Sân trường chưa được quy hoạch, diện tích sân trường còn hẹp. Trường còn thiếu 738m2 so với quy định của trường chuẩn quốc gia và theo Điều lệ trường Mầm non. Nhà trường còn thiếu chỗ ngồi cho học sinh, một số lớp còn ngồi bàn ghế của học sinh cấp 2 sửa chữa lại. Đồ dùng đồ chơi của các lớp còn quá ít.
 Bản thân tôi là một quản lý còn ít kinh nghiệm, công tác tại đơn vị khác nên việc nắm bắt, hiểu được tâm lý đội ngũ cán bộ giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo địa phương cũng còn hạn chế nên cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác. 
 Nhận thức về GDMN của một số phụ huynh, nhân dân còn hạn chế, chưa 
quan tâm cho trẻ đi học đúng độ tuổi, họ cho rằng con họ vẫn còn nhỏ chưa biết gì, đến trường các cô chỉ trông trẻ là chính nên để ở nhà cho ông bà trông coi đến khi trẻ 4- 5 tuổi mới cho trẻ đến trường vẫn chưa muộn. 
 Số lượng giáo viên, nhân viên hợp đồng trường, giáo viên mới ra trường, giáo viên có con nhỏ nhiều (8/23 chiếm 35%), chế độ đời sống thấp nên cũng ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nhà trường.
 Ngân sách xã eo hẹp nên đầu tư cho phát triển giáo dục xã nhà rất ít.
 Kết quả thực trạng trước khi chưa vận dụng đề tài
 Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 
Năm học
T/số trẻ điều tra
T. số trẻ huy động
Số trẻ
Nhà trẻ
 ra lớp
Số trẻ
MG ra lớp
CL CS
 Chất lượng giáo dục
Kênh
BT
Kênh 
SDD
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Khảo sát 
cuối năm 
2015-2016
336
220 đạt 65%
40
Đạt
30%
180
Đạt
92%
202 đạt 92%
18 chiếm
8%
64
đạt 30%
75 đạt 34%
62 đạt 28%
19 chiếm 8%
 Kết quả thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Năm học
Trang thiết bị
Đồ dùng đồ chơi
Đồ dùng nhà bếp
Bàn ghế đúng quy cách
Máy tính, máy in
Ti vi
2015-2016
130 ghế, 60 bàn
MT: 2, MI: 1
 1
Chưa đủ
Chưa đủ
 ( Trẻ đang còn phải ngồi tận dụng bàn ghế của học sinh cấp 2) 
 Với thực trạng trên XHHGD của nhà trường chưa có kết quả cao, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chưa đủ để đáp ứng với GDMN hiện nay. Với ý chí quyết tâm, lòng nhiệt tình, tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và bản lĩnh vững vàng tôi đã trăn trở với thực trạng của nhà trường để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả nhất trong công tác XHHGD ở Trường Mầm non Thọ Diên – Thọ Xuân – Thanh Hóa.
 2.3. Các biện pháp đẩy mạnh XHHGD ở trường mầm non Thọ Diên
 Biện pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về XHHGD mầm non. 
 Trong công tác tuyên truyền bản thân tôi xác định đối tượng cần tuyên truyền đầu tiên đó là đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tiếp đến là phụ huynh, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương và cộng đồng. Bởi vì đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên chính là những hạt nhân, là những tuyên truyền viên tích cực đến phụ huynh và cộng đồng. Phải làm thế nào cho đội ngũ này thấy được nhà trường chính là ngôi nhà thứ hai của họ, để họ thấy được cần có trách nhiệm chung tay xây dựng. Khi tập thể sư phạm của nhà trường thấy được kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ủng hộ bằng tinh thần tự nguyện. Nếu thiếu đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, môi trường sư phạm không đảm bảo thì chất lượng CSGD thấp, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, làm giảm lòng tin của phụ huynh và nhân dân đối với nhà trường. Ngược lại nếu cơ sở vật chât đảm bảo, môi trường sư phạm đảm bảo giáo viên sẽ phát huy được tài năng, thế mạnh của mình, chất lượng CSGD trẻ nâng lên từ đó uy tín của giáo viên, nhà trường được nâng lên sẽ được phụ huynh và cộng đồng ủng hộ. Công tác tuyên truyền phải đảm bảo thường xuyên, liên tục và đa dạng. Nội dung cần cụ thể vận động vận động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia hướng tới mục tiêu chung là sự phát triển của nhà trường. Cụ thể:
 - Đối với công tác huy động trẻ mẫu giáo bé và trẻ nhà trẻ ra lớp: Công tác huy động trẻ đến trường ở địa phương chúng tôi mới đạt chỉ tiêu ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, còn độ tuổi mẫu giáo bé và nhà trẻ ra lớp chưa cao. Để huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra đây không chỉ trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà cần phải có sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, cán bộ ở các khu dân cư và các cơ quan đoàn thể tham gia vào công tác giáo dục vận đông trẻ ra lớp đúng độ tuổi. Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia
 đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường.
 Để chuẩn bị cho việc huy động trẻ được tốt, vào đầu tháng tám BGH nhà trường phân công giáo viên đến từng khu dân cư điều tra các cháu trong độ tuổi từ 0-72 tháng tuổi, lấy danh sách đăng ký trẻ ra lớp, BGH tập hợp và lập kế hoạch trình Đảng uỷ, HĐND-UBND về kế hoạch mở lớp, huy động trẻ đến trường,được cấp lãnh đạo địa phương phê duyệt, từ ngày 1/8 chúng tôi bắt đầu mở cửa thu hút trẻ trong địa bàn đến trường nhằm ôn lại kiên thức đã học, rèn luyện nề nếp thói quen, tập văn nghệ, kịch bản chuẩn bị cho ngày khai trường. Nhưng chủ yếu để nắm bắt được tình hình những cháu đã ra lớp, cháu chưa ra lớp để có kế hoạch huy động tiếp, tôi lập danh sách những cháu trong độ tuổi mà chưa ra lớp ở từng thôn, ghi rõ họ tên, độ tuổi cháu, tên phụ huynh, một mặt tôi gửi quay lại cho Đảng uỷ - UBND, các ban ngành đoàn thể nắm được, tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ đạo và tham gia với trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và có trách nhiệm đưa con em ra lớp. 
 Mặt khác tôi bố trí thời gian đến từng thôn để gặp gỡ các đồng chí trong ban lãnh đạo thôn đặc biệt làTrưởng thôn, Bí thư chi bộ, hội trưởng Hội phụ nữ, đưa danh sách và đặt vấn đề với họ tạo điều kiện giúp đỡ, qua các buổi họp khu dân cư, họp phụ nữ, họp câu lạc bộ những người cao tuổiCác đồng chí ấy đã thông báo động viên các gia đình đưa trẻ đến trường đặc biệt là các cháu trong độ tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu giáo. Đồng thời thông báo trên loa truyền thanh của xãvào các bảng tin buổi sáng và buổi tối hàng ngày. Ngoài ra BGH cùng giáo viên được phụ trách khu vực điều tra đến tận từng gia đình để tìm hiểu nguyên nhân do nhận thức hay do kinh tế gia đình hay do sức khoẻ của trẻ mà gia đình chưa cho trẻ ra lớp, tùy theo điều kiện của gia đình, chúng tôi lựa lời giải thích, phân tích để gia đình hiểu kết hợp vận động như vậy để gia đình tự nguyện cho trẻ đến trường.
 Đồng thời tôi tham mưu với Đảng ủy - UBND - MTTQ xem tiêu chí đưa trẻ đến trường là một tiêu chí thi đua xếp loại khu dân cư tiên tiến, xét gia đình văn hóa. Từ những việc làm trên đã giúp trường mầm non Thọ Diên chúng tôi vượt theo dự kiến là 8%. 
 - Đối với công tác thu hút các tổ chức đoàn thể, các ban ngành, phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non. 
 XHHGD còn nhằm mục đích thu hút các tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân
 đoàn thể, các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng cùng vào cuộc, cùng tham gia vào công tác CSGD trẻ. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kết hợp với trạm Ytế khám sức khỏe định kỳ, cân đo cho trẻ 4 kỳ/năm, cho trẻ uống thuốc giun, uống vitamin A... qua đó có thể để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ, khám sàng lọc một số bệnh của trẻ như giun, sâu răng, bệnh về mắt.... để có biện pháp phối hợp với các bậc phụ huynh, các đoàn thể cùng chúng tôi có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn và có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật xuống mức thấp nhất. Đồng thời phối hợp với trạm y tế phun thuốc chống muỗi đề phòng các dịch sốt xuất huyết và zikaCuối năm học tỉ lệ trẻ kênh thấp còi giảm xuống 4%. 
 Sau khi số trẻ huy động ra lớp đã ổn định, nhiệm vụ đầu tiên là phối hợp với
các bậc phụ huynh, bằng cách chúng tôi xây dựng kế hoạch họp phụ huynh ngay từ đầu năm học nhằm tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, phổ biến những yêu cầu cần thiết cho trẻ khi đến trường mầm non.
 Đồng thời nhà trường kết hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên tổ chức ngày Tết thiếu nhi, vẽ tranh về chủ đề thiếu nhi, tổ chức lễ hội trăng rằm... để thu hút phụ huynh cùng tham gia các trò chơi, các tiết mục văn nghệ, trẻ được múa hát, đóng kịch cùng với ông bà, cha mẹ, cô giáo và các bạn....trẻ được vui chơi và trãi nghiệm cuộc sống, qua đó tạo hứng thú và kích thích trẻ hoạt động sáng tạo.
 Bên cạnh đó nhà trường còn vận động các bậc phụ huynh cùng góp nguyên vật liệu, phế thải... cùng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để góp phần nâng cao chất lượng CSGD. Chúng tôi đã lên kế hoạch và triển khai đến giáo viên vận động phụ huynh tham gia theo khối lớp qua cuộc thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi vào dịp 8/3 để các lớp vận động phụ huynh cùng tham gia. Đa số các phụ huynh đều hào hứng tham gia, tạo mối gắn kết giữa nhà trường và gia đình, kết quả thu được nhiều loại đồ dùng, đồ chơi có hình thức đẹp và có giá trị sử dụng cao.
 Ngoài ra chúng tôi còn vận động phụ huynh cùng làm vườn để có rau sạch để trẻ dùng trong những bữa ăn. Cụ thể tôi đã lên kế hoạch chia khu vườn thành từng khoảnh theo từng khối lớp, để giáo viên thi đua và vận động phụ huynh cùng tham gia. Phụ huynh rất phấn khởi người góp công, góp cây giống, góp các loại phân cùng các giáo viên làm vườn.... Kết quả của các khối lớp phụ huynh sẽ nhìn thấy được nên đã cùng các cô cố gắng chăm sóc khu vườn vừa có cảnh quan đẹp mắt, các cháu lại được hưởng những bát canh ngon, đảm bảo an toàn. 
 Như vậy: Tôi đã tranh thủ được sự đồng tình, vào cuộc của các đoàn thể, của
các bậc phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_manh_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc.doc