SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm

Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” [ ], đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ.

 Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện gìn giữ, bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tư duy hay còn gọi là “cái vỏ” của tư duy. Ngôn ngữ là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, những nhu cầu và mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo.

Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ kỹ năng một cách toàn diện, giúp trẻ nói thành thạo trước khi đến trường phổ thông. Chương trình còn khắc phục những khuyết tật của trẻ em về mặt ngôn ngữ.

 

doc 20 trang thuychi01 258144
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 	1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” [ “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng ngày càng rộng khắp” sách Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.465.
], đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ.
 	Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện gìn giữ, bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tư duy hay còn gọi là “cái vỏ” của tư duy. Ngôn ngữ là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, những nhu cầu và mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. 
Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ kỹ năng một cách toàn diện, giúp trẻ nói thành thạo trước khi đến trường phổ thông. Chương trình còn khắc phục những khuyết tật của trẻ em về mặt ngôn ngữ. 
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ chăm sóc và trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít, do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, trẻ nhanh nhớ chóng quên. Trẻ chỉ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnhchưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Khả năng giao tiếp của trẻ hiện nay còn hạn chế, trẻ nói trống không, nói không đúng ngữ pháp còn nhiều. Chính vì vậy mà qua các hoạt động của trẻ trên lớp, tôi thấy rằng trẻ rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, nói đủ câu không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Vì vậy nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Từ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm”  để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có lôgic, có trình tự, chính xác, mạch lạc.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
- Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 	3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm 
 	4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 	Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý, phát triển ngôn ngữ của trẻ 25 - 36 tháng tuổi qua các tài liệu, sách báo.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
	Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp.
	- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:
	 Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.	
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận: 
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ được hình thành rất sớm. Trẻ em không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói của những người xung quanh mình.
Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách tư duy và tạo nên câu hỏi giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Vygotsky đã nhấn mạnh rằng: “Ngôn ngữ nói rất quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ khó, tạo mối quan hệ xã hội và kiểm soát hành vi của bản thân. Chúng ta thường nghe thấy trẻ tự nói thành tiếng lớn khi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác”.[ Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiếnkhi chúng chơi cùng nhau và tương tác với các trẻ khác” Trang 2 phần tầm quan trọng của Ngôn ngữ. Mô đun MN1- A xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục phát triển ngôn ngữ
]
Nhà tâm lý học: Nguyễn Ánh Tuyết đã nêu:[ “Số lượng từ ngữ trong giai đoạn. Ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ.” – Sách tâm lý trẻ em-Nguyễn Ánh Tuyết. Chương 7. Bài 6 
]
Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ (nghiên cứu của E.Arkin). Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:
+ Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết.
+ Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét.
+ Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động.
+ Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn.
Ngôn ngữ mang màu sắc cảm xúc rõ nét.
Ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ.
Tác giả Trịnh Thị Hà Bắc đã nhấn mạnh: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt chẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên, về sau, khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn”. [ “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói...hình thức tổ chức dạy nói cho phù hợp”. Phần 1- Trang 9- Tác giả: Trinh Thị Hà Bắc- Đại học Huế.
]
 Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. 
Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài, đã giúp tôi căn cứ vào đó để tìm ra những biện pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp để tăng cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ 25 - 36 tháng tuổi có tổng số 20 cháu qua việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi:
 	- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tương đối phong phú về màu sắc hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
 	- Bản thân đã nhiều năm công tác trong ngành, cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cùng với sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do phòng Giáo dục và Đào tạo mở, từ đó tôi nắm vững phương pháp dạy học của từng môn học.
 	- Ngoài ra còn có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để tôi có thể áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp phải một số khó khăn. 
 	2.2. Khó khăn:
 	Đặc điểm tâm lý của trẻ 25 - 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời không đầy đủ câu.
 	Trong lớp tôi 100% các cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của trường mầm non, cũng như các thói quen học tập dẫn đến việc cung cấp ngôn ngữ cho trẻ còn gặp khó khăn.
 	Phần đa trẻ nói tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) nên khó khăn trong việc giao tiếp của cô và trẻ.
 Khả năng lĩnh hội thông tin của trẻ rất hạn chế, nếu cô truyền đạt một câu dài hoặc một sự việc có nội dung truyền tải nhiều trẻ sẽ không tiếp thu được nội 
dung mà cô cần truyền tải.
 Vì chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho nên trong quá trình chăm sóc, giáo dục hầu như giáo viên chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo các tình huống cho trẻ thể hiện những tình cảm và yêu cầu của mình bằng các âm từ.
 Giáo viên chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói ngọng, 
nói lặp, cô chưa kịp thời điều chỉnh và sửa sai. Giáo viên chưa chú trọng lồng ghép phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động trong ngày, lựa chọn trò chơi vào hoạt động chưa phù hợp.
	Giáo viên cũng chưa chú trọng phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	2.3. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau:
TT
Nội dung
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Khả năng nghe, hiểu lời nói. 
20
10
50
10
50
2
Khả năng nghe và nhắc lại các âm, các tiếng và các câu.
20
11
55
9
45
3
Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp giao tiếp (phát âm rõ ràng, mạch lạc). 
20
10
50
10
50
4
 Trẻ tự tin khi giao tiếp
20
9
45
11
55
 	Qua kết quả đó tôi miệt mài nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề bồi dưỡng, các tập san giáo dục mầm non và học hỏi đồng nghiệp và đưa một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi.
3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng tuổi ở trường mầm non Sông Âm.
 	 Sự lĩnh hội ngôn ngữ là rất cần thiết cho việc phát triển tình cảm, xã hội và nhận thức. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ảnh hưởng đến khả năng học tập và cả tương lai sau này ngôn ngữ nói và khả năng đọc viết là rất quan trọng cho những thành công trong tương lai của con người. Ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ là ngôn ngữ đầu tiên mà trẻ sử dụng để thiết lập mối quan hệ và giao tiếp với người khác, để tạo dựng tri thức và học tập. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, có thể nói rõ ràng, mạch lạc. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ như sau:	
3.1. Lồng ghép các nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động.
 Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động là rất cần thiết, bởi lẽ ngôn ngữ nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức, nói lên những suy nghĩ của mình, chia sẻ kinh nghiệm, thông qua các hoạt động này giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp, mở rộng được vốn từ cho trẻ.
 * Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón trẻ.
 	“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Câu hát ấy đã được nhạc sĩ Phạm Tuyên nhắc đến trong bài hát: “Cô và Mẹ”. Ở nhà trẻ có những người thân của mình, trẻ được sống trong tình cảm thân thương, nơi mà trẻ đã rất quen thuộc, trẻ được cưng chiều từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Khi đến lớp, trẻ đang còn bỡ ngỡ lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, là người trẻ tin tưởng nhất để chia sẻ mọi chuyện. Vì vậy cô phải niềm nở, ân cần tích cực trò chuyện với trẻ để trẻ nói nhiều, trả lời cô, qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ nói mạch lạc, bởi qua trò chuyện cùng cô, trẻ được cung cấp vốn từ, trẻ nói nhiều, vốn từ sẽ phong phú, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt cho trẻ. Từ đó mà kinh nghiệm sống của trẻ sẽ tốt hơn.
 Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan gần gũi với trẻ.
 	- Hôm nay ai đưa con đi học?
- Trong gia đình con có những ai?
 	- Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì?
 	- Ở nhà ai thường nấu cơm cho con ăn?
 - Ai hay đưa con đi chơi?
Hình ảnh: Cô trò chuyện với trẻ trong giờ đón trẻ.
Như vậy, lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ nhận thức thế giới xung quanh trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp xúc với mọi người, với cô giáo, với bạn bè, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh. trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ ngày càng mạch lạc hơn.
* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc.
 Hoạt động chơi với đồ chơi ở các góc giúp trẻ được khám phá rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân. 
 	Qua chơi trẻ học và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho 
mình, giờ hoạt động ở các góc trẻ được chơi và giao tiếp cùng bạn bè, phối hợp chơi cùng nhau. Chính vì vậy, ngôn ngữ nói của trẻ được tăng lên. Qua chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm cho trẻ từ mới và nắm bắt được khả năng về ngôn ngữ của trẻ.
 	Ví dụ 1: Cô đến các góc chơi: “Thao tác vai” 
	Cô có thể hỏi:
 	- Bác đang nấu gì đấy?
 	- Cơm đã chín chưa bác?
 	- Bác đang nấu canh gì đấy?...
	Ngoài ra cô tạo các tình huống có vấn đề, để các nhóm chơi được giao lưu cùng nhau. Tình huống chơi đòi hỏi trẻ tham gia vào góc chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình, không hiểu được lời chỉ dẫn của cô thì không thể tham gia vào góc chơi được.
	Ví dụ: Cô đến góc chơi nấu ăn: Cô có thể tạo tình huống
	- Cô thấy búp bê có vẻ rất đói rồi. Búp bê muốn ăn cơm với trứng rán. Vậy bác nào sẽ đến cửa hàng mua trứng nào? Khi đến cửa hàng các bác nói như thế nào?.... 
	Từ tình huống trên kích thích trẻ trò chuyện, trao đổi giao lưu cùng nhau, qua đó ngôn ngữ của trẻ được tăng lên.
Hình ảnh: Trẻ đang chơi ở các góc
	Ví dụ 2: Trong góc: Hoạt động với đồ vật ở chủ đề “cây, rau, quả mà bé thích”.
 	Bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những hạt nhãn phơi khô đã đục sẵn lỗ, sơn màu xanh, đỏ, tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua để làm vòng . Cô có thể hỏi trẻ: 
 	- Con đang xâu gì vậy?
 	- Con xâu vòng tặng ai?
 	- Vòng con xâu màu gì?
 	- Muốn xâu được vòng, con phải xâu như thế nào?
	Tương tự vậy, cô đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời. Qua câu trả lời của trẻ cô có thể chỉnh sửa kịp thời cho trẻ về cách phát âm, cách dùng từ....
	Như vậy, qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, các biểu tượng mà trẻ 
thu nhận trước đây được chính xác hóa bằng ngôn ngữ. Qua chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, được sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn để trao đổi với bạn, với cô, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ được...
	* Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
 	Hoạt động dạo chơi ngoài trời cũng là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời, trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, được khám phá. thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Chính vì vậy, tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện với trẻ thật nhẹ nhàng, thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ gọi tên các đồ chơi ngoài trời như: đu quay, xích đu, Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ mọi vấn đề đang diễn ra xung quanh trẻ.
	Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô có thể hỏi:
	- Đây là cây hoa gì? Cô chỉ vào từng bộ phận của hoa (Lá hoa, Cánh hoa, Nhị hoa....) để cho trẻ gọi tên.
	- Lá cây màu gì? Hoa màu gì? Trồng hoa để làm gì?
Hình ảnh: Cô và trẻ đang quan sát vườn hoa
	Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất lớn đối với việc mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những thứ cần thiết, mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều kỳ diệu mà không có gì thay thế nổi. Đồng thời trong quá trình dạo chơi trẻ được đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng của sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
 Như vậy qua việc lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các hoạt động phù hợp đã mang lại hiệu quả cao. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ không còn nói trống không, nói ngọng, nói lắp đã giảm. Từ đó vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ nói đúng câu, diễn đạt mạch lạc.
3.2. Lựa chọn lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động chơi - tập có chủ định. 
Việc lựa chọn nội dung lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt 
động chơi - tập có chủ định rất quan trọng vì qua giờ học trẻ được tri giác các sự vật hiện tượng, được trao đổi với cô giáo, bạn bè theo một trình tự có hệ thống, sắp xếp từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng thể, giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học. Vì vậy mà tôi đã lựa chọn và lồng ghép phát triển ngôn ngữ trong từng hoạt động sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
* Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết:
Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sở đó cung cấp những từ tương ứng, từ đó rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.
 	Trẻ lứa tuổi 25 - 36 tháng tuổi bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, ngôn ngữ hay nói ngọng, nói lắp, nói không gọn câu, không đủ câu. Trẻ nhanh nhớ, chóng quên, chính vì vậy, để trẻ nói nhiều, khắc sâu được biểu tượng, từ mới cung cấp cho trẻ, thì trước tiên đồ dùng cô chuẩn bị phải đẹp, hấp dẫn đễ thu hút trẻ. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cô đưa ra phải ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nói đúng, nói đủ câu.
	Ví dụ: Cho trẻ nhận biết: “Con chó”, “con mèo”
	Khi cho trẻ nhận biết “con chó”, “con mèo” tôi cần chuẩn bị video hoặc ảnh chụp để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp cho trẻ các từ mới: “con chó”, “con mèo”, “đuôi chó”, “đuôi mèo”.....; có thể cung cấp thêm những từ dài hơn: “con chó giữ nhà”, “con mèo bắt chuột”...
	Nhận biết con chó:
	Để cung cấp các từ mới tôi cần xây dựng hệ thống câu hỏi:
	- Đây là con gì?
	- Con chó có những bộ phận nào?( trẻ trả lời đến đâu, cô dùng que chỉ chỉ vào các tai, mắt, mũi, đuôi, chân và cho trẻ phát âm).
	- Con chó sống ở đâu?
	Nhận biết con mèo:
	Cô cho trẻ xem video con mèo.
	- Đây là con gì?( đây là con mèo)
	- Con mèo có những gì đây?( chỉ vào các bộ phận để trẻ quan sát và phát âm)
	- Ngoài con chó và con mèo còn những con vật nào nữa?
	Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong gia 
đình.
	Qua nhận biết “con chó, con mèo” trẻ được mở rộng thêm về thế giới xung quanh, biết đặc điểm, cấu tạo, ích lợi của vật nuôi, biết chăm sóc, bảo vệ chúng, biết tránh xa những con vật gây hung dữ. Bên cạnh đo tôi cung cấp cho trẻ những từ tương ứng.
 	Ví dụ 2 : Giờ nhận biết: “Quả xoài, quả chuối” muốn cung cấp từ cho trẻ, cô cần chuẩn bị một quả xoài, quả chuối thật màu vàng để cho trẻ quan sát. Tôi cung cấp các từ: “quả chuối, quả xoài, quả xoài có hạt, vỏ chuối nhẵn, quả chuối chín màu vàng, quả chuối chưa chín màu xanh...”. 
Hình ảnh: Giờ nhận biết.
	Nhận biết quả xoài:
	Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi:	
	- Đây là quả gì?
 	- Quả xoài màu gì?
	- Thế bên trong quả xoài có gì?(cô cắt quả xoài và cho trẻ quan sát). 
	- Khi ăn quả xoài chúng ta phải làm gì?
	Cho trẻ chuyền tay nhau quan sát quả xoài. Cô giới thiệu quả xoài chín màu vàng, quả xoài chưa chín màu xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_than.doc