SKKN Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc

SKKN Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc

Chúng ta biết rằng, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc luôn là nền tảng tinh thần của xã hội; Là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế; Là linh hồn và sức sống của toàn dân tộc. Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, trong những năm qua, cả nước ta, từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân tộc cổ truyền được quan tâm, đặc biệt là thể loại dân ca. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng thể hiện diện mạo và bản sắc đời sống, văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt.

Việc giáo dục truyền thống, bản sắc dân tộc không phải lớn lên mới thực hiện mà phải chăm lo nuôi dưỡng từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, khi trẻ còn nằm trong nôi với những lời ru êm dịu ngọt ngào của bà, của mẹ từng ngày, từng ngày thấm dần vào trong máu thịt của đứa trẻ cho đến khi trưởng thành và về già vẫn còn nhớ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Và chúng ta cũng phải khẳng định rằng âm nhạc nói chung và thể loại dân ca nói riêng là con đường ngắn nhất đưa con người đến với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.

 

doc 26 trang thuychi01 8083
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung
1
ĐH
Đại học
2
CĐ
Cao đẳng
3
GDMN
Giáo dục mầm non
4
BGD&ĐT
Bộ giáo dục và Đào tạo
5
SGD&ĐT
Sở giáo dục và Đào tạo
6
PGD
Phòng giáo dục
7
CNH,HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8
UBND
Ủy ban nhân dân
9
CBGV
Cán bộ giáo viên
10
DC
Dân ca
11
CBGV- NV
Cán bộ giáo viên – nhân viên
MỤC LỤC
1.Mở đầu
- Lý do chọn đề tài:.................................................................................................3
- Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................4
- Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................5
- Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................5
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:.....................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:........................................................5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:...............................................6
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã xử dụng để giải quyết vấn đề:............................................................................................................................9
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: .................................................................................16
3.Kết luận và kiến nghị:.....................................................................................20
- Kết luận:.............................................................................................................20
- Kiến nghị:...........................................................................................................22
1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng, trong mọi giai đoạn lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc luôn là nền tảng tinh thần của xã hội; Là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế; Là linh hồn và sức sống của toàn dân tộc. Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, trong những năm qua, cả nước ta, từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Trong đó, âm nhạc dân tộc cổ truyền được quan tâm, đặc biệt là thể loại dân ca. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng thể hiện diện mạo và bản sắc đời sống, văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt.
Việc giáo dục truyền thống, bản sắc dân tộc không phải lớn lên mới thực hiện mà phải chăm lo nuôi dưỡng từ khi trẻ còn trong bụng mẹ, khi trẻ còn nằm trong nôi với những lời ru êm dịu ngọt ngào của bà, của mẹ từng ngày, từng ngày thấm dần vào trong máu thịt của đứa trẻ cho đến khi trưởng thành và về già vẫn còn nhớ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Và chúng ta cũng phải khẳng định rằng âm nhạc nói chung và thể loại dân ca nói riêng là con đường ngắn nhất đưa con người đến với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. 
Dân ca góp phần giáo dục trẻ thơ tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu về giáo dục âm nhạc và tâm lý học thì: Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả góp phần tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ thơ. Đối với trẻ mầm non, tất cả đều là sự khởi đầu mới mẻ, đầy sức hấp dẫn và lý thú. Trẻ bước đầu tiếp cận với những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó có nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng có tác động sâu sắc đối với tâm hồn của trẻ và kích thích trẻ phát triển cảm xúc, thói quen tập trung chú ý và năng lực biểu hiện. Tác giả Phạm Thị Hòa trong cuốn gióa dục âm nhạc viết: “Âm nhạc là phương tiện sắc bén để bồi dưỡng tình cảm dân tộc”.
Trước khi về thế giới vĩnh hằng, tâm nguyện cuối cùng Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta chỉ là “muốn nghe một khúc hát quê nhà”. Những bài dân ca có giai điệu mượt mà, nội dung miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, đời sống sinh hoạt và sự cần cù trong lao động của người dân Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng sẽ mãi là ấn tượng đẹp trong ký ức tuổi thơ và sẽ còn theo ta đến cuối cuộc đời.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy cũng như trong quá trình làm công tác quản lý cho đến nay đã 20 năm, tôi nhận thấy một thực tế là các trường mầm non nói chung và trường mầm non Đông Hải nói riêng, chưa chú trọng việc đưa các bài hát dân ca vào trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ và chưa thực sự gieo vào lòng con trẻ tình yêu đối với các làn điệu dân ca. Chính vì lẽ đó dẫn đến một thực tế đáng buồn là trẻ em hiện nay thuộc nhiều và hát nhiều những bài nhạc chế, những bài hát tiếng Anh, tiếng Hàn hơn là những bài hát dân ca của quê hương. Từ những lý do trên, với vai trò là một quản lý nhà trường mầm non, nơi ươm những mầm xanh cho đất nước, tôi đã trăn trở, dành thời gian để tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nhà trường đưa các bài hát dân ca vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non” nhằm giúp con trẻ thêm yêu dân ca quê nhà từ đó thêm yêu tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hướng đến thể loại dân ca trong âm nhạc đối với hoạt động giáo dục âm nhạc cho các cháu trong trường mầm non.
Thông qua nghiên cứu đề tài, rút ra những bài học kinh nghiệm hay từ hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao lên một bước trong quá trình hình thành nhân cách và trí tuệ cho trẻ. Đề xuất một số biện pháp đưa các làn điệu dân ca phù hợp vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non đạt hiệu quả cao.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung hướng vào đối tượng là thể loại dân ca trong các hoạt động giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non, nhằm rút ra những biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo giáo viên đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đạt kết quả cao nhất .
- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để viết sáng kiến, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. (Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin).
- Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu.
2. NỘI DUNG:
- Cơ sở lý luận:
	Dân ca là một thể loại nghệ thuật dân gian, được bắt nguồn từ nhu cầu của nhân dân trong quá trình lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt. Dân ca là phương tiện để nhân dân lưu truyền những kinh nghiệm trong sản xuất, giúp con người thư giãn sau thời gian làm việc vất vả và là nhịp cầu tình cảm để con người bày tỏ những cảm xúc của mình.
	Đối với trẻ thơ, những làn điệu dân ca ngọt ngào trữ tình là nguồn sữa mát nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã yêu thích những lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà. Đến tuổi đi nhà trẻ, những bài hát dân ca với nhiều tính chất khác nhau như vui nhộn với bài “Trống cơm”; Dịu dàng êm ái như bài “Bèo dạt mây trôi” . Luôn hấp dẫn con trẻ.
	Những làn điệu dân ca như những món ăn tinh thần đối với trẻ, như ánh nắng ban mai, như ngọn gió mát, như hạt sương buổi sáng nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ, đưa con trẻ vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Muốn đưa dân ca đến thật gần với trẻ, chúng ta phải hiểu lòng con trẻ để từ đó có những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ yêu thích dân ca, muốn hát múa các bài hát dân ca, từ đó những ca từ đầy tình cảm, đầy tự hào về quê hương đất nước, con người Việt Nam, cái hay cái đẹp trong cuộc sống mới thấm vào trong từng tế bào máu của trẻ mà đưa trẻ đến đỉnh cao của nhân cách con người.
	Cùng với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi thì khả năng cảm thụ âm nhạc ở từng lứa tuổi cũng khác nhau. Ở tuổi mầm non trẻ yêu thích những âm thanh quen thuộc như tiếng mẹ, lời ru, bài dân ca, tiếng kêu của những con vật gần gũi và các bài hát có ca từ đơn giản, gần với cuộc sống của trẻ, thanh niên thích những bài hát sôi động, người già thường yêu thích thể loại nhạc đỏ, nhạc quê hương có giai điệu khoan thai sâu lắng. Mỗi độ tuổi khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh khác nhau, mức độ thể hiện cảm xúc khác nhau, khả năng vận động khác nhau do đó khả năng âm nhạc của trẻ cũng khác nhau. Vì vây nhà giáo dục cũng cần có những hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp. 
- Thực trạng của nhà trường:
Thuận lợi:
Trường mầm non Đông Hải có tổng số là 11 nhóm lớp (02 nhóm trẻ và 9 lớp mẫu giáo)
Tổng số cháu toàn trường: 350 cháu (40 cháu nhà trẻ; 310 cháu mẫu giáo)
Tổng số CBGV-NV là 29 (Trong đó quản lý 3; nhân viên hành chính 4; Giáo viên là 22.)
Chi bộ liên tục được công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh, có tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên là những tổ chức vững mạnh. Các tổ chức đoàn thể đều hoạt động tích cực, có hiệu quả do đó mọi phong trào của nhà trường và của ngành phát động nhà trường đều hưởng ứng nhiệt tình và đạt kết quả tốt. Cho đến nay trường đã là trường chuẩn Quốc gia mức độ I, đang từng bước xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II và là trường văn hoá cấp Thành phố.	
Trường Mầm non Đông Hải luôn được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, và được sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của Phòng giáo dục nên công tác chăm sóc giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ. Trường có 1 khu trung tâm đóng trên địa bàn phố Đồng Lễ - là địa điểm trung tâm của phường, giao thông thuận tiện nên thuận lợi cho các bậc phụ huynh khi đưa con em đến trường. Khuôn viên rộng rãi thoáng mát, sạch đẹp; Phòng học có diện tích chuẩn cho trẻ hoạt động; Trường có phòng hoạt động âm nhạc. trong phòng có tương đối đầy đủ trang thiết bị cho các cháu tham gia các hoạt động âm nhạc như: Gióng múa, gương múa quanh tường, đàn Oocgan, trang phục biểu diễn. trường có một số giáo viên hát hay, múa đẹp, có khả năng biên đạo các tiết mục văn nghệ phù hợp với trẻ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sáng tạo ra nhiều đồ chơi âm nhạc, sáng tác đa dạng các trò chơi âm nhạc để các giờ học âm nhạc không bị nhàm chán. Đây là những điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục âm nhạc nói chung và việc đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ.
Khó khăn
Tuy nhà trường có nhiều thuận lợi, liên tục nhận được sự quan tâm của ngành song qua quá trình hoạt động vẫn còn gặp những khó khăn đó là:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu và thiếu đồng bộ so với nhu cầu giáo dục hiện nay - Đặc biệt là thiết bị hiện đại như loa, micro, sân khấu biểu diễn... Phòng hoạt động âm nhạc còn là phòng đa chức năng do vậy việc trang trí, sắp đặt cho phù hợp với chức năng hoạt động âm nhạc còn khó khăn. Số phòng học so với số trẻ còn thiếu 4 phòng, vì vậy có phòng còn học chung 02 lớp nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng. Khả năng âm nhạc của đa số giáo viên trong nhà trường còn hạn chế, ít giáo viên hát hay và có khả năng biểu diễn mà chỉ chủ yếu là hát ở mức đúng nhạc. Các bài hát dân ca trong chương trình giáo dục mầm non còn nghèo nàn, chủ yếu là một số bài hát cho trẻ nghe. Bản thân một số giáo viên còn trẻ cũng yêu thích nhạc trẻ hơn là dân ca nên khi xây dựng kế hoạch hoạt động ít đưa dân ca vào trong nội dung hoạt động. Trình độ đào tạo chưa đồng đều, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường trình độ trung cấp và trung cấp tại chức vì vậy kinh nghiệm giảng dạy còn ít. 
- Kết quả thực trạng: 
	Để sáng kiến mang ý nghĩa thực tiễn và phục vụ thực tế công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và kết quả như sau; 
Bảng khảo sát mức độ trẻ nghe và hát dân ca
STT
Độ tuổi
Số lượng trẻ được KS
Kết quả khảo sát
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
1
24-35 T
20
2
10
4
20
14
70
2
MGB
30
5
16,7
8
26,7
17
56,6
3
MGN
32
5
15,6
11
34,4
16
50
4
MGL
36
6
16,7
11
30,5
19
52,8
Tổng
118
18
15,3
34
28,8
66
55,9
Ghi chú: 
Mức độ 1: Trẻ thích nghe và hát dân ca, khi nghe hát hưởng ứng tích cực, thuộc một số bài hát dân ca
Mức độ 2: Trẻ lắng nghe cô hát nhưng không hưởng ứng, biết tên một số bài DC
Mức độ 3: Trẻ không quan tâm và làm việc riêng.
Bảng thăm dò mức độ cần thiết đưa dân ca vào các hoạt động GDÂN trong chương trình GDMN đối với giáo viên.
STT
Khối lớp
Số lượng GV
Kết quả thăm dò đối với giáo viên
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
1
NT
4
1
25
1
25
2
50
2
MGB
6
1
16,7
2
33,3
3
50
3
MGN
6
2
33,3
1
16,7
3
50
4
MGL
6
2
33,3
2
33,3
2
33,4
Tổng
22
6
27,3
6
27,3
10
45,4
Từ kết quả khảo sát học sinh và thăm dò giáo viên ở trên cho biết: Đa số giáo viên trong nhà trường chưa thấy cần thiết phải đưa các làn điệu dân ca quê hương vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Bởi vì lẽ đó, khi tổ chức các hoạt động âm nhạc với thể loại dân ca trẻ thường không hào hứng, ít có cảm xúc như hát theo, nhún nhẩy hoặc chăm chú lắng nghe
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng của nhà trường, tôi đã đưa ra được một số biện pháp nhỏ để “Chỉ đạo giáo viên nhà trường đưa các bài hát dân ca vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ mầm non”.
- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ nhất: Giáo dục tư tưởng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho giáo viên. 
	Với giải pháp này, chắc mọi người sẽ thắc mắc “Giáo dục tư tưởng, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho giáo viên” có liên quan gì đến việc đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ? Nhưng như chúng ta biết rằng, trong lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt, những cảm xúc của con người được nảy sinh. Cảm xúc đó dần phát triển theo thời gian một cách mãnh liệt và không biết từ lúc nào, cảm xúc đó được bật ra thành những giai điệu âm nhạc. Bởi vậy, dân ca là tâm hồn, là hơi thở riêng của dân tộc. Khi ta yêu quê hương đất nước tươi đẹp của ta thì ta yêu dân ca. Ta yêu dân ca để thêm yêu nơi chôn rau cắt rốn của ta. Dân ca nuôi dưỡng tâm hồn con người. 
	Giáo dục tư tưởng cho giáo viên là xây dựng một đội ngũ giáo viên mầm non gương mẫu, luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, luôn kiên định với mục tiêu phấn đấu của ngành, của nhà trường, không ngại khó, không ngại khổ, luôn có ý chí vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong tập thể, biết tuân thủ những nội quy của đơn vị. Vậy nên, để đưa được dân ca đến với con trẻ, thì bản thân cô giáo phải yêu dân ca, phải nhận thức sâu sắc được sự cần thiết của việc đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Giáo dục tư tưởng cho giáo viên để vượt lên trên mức độ chấp hành chủ trương, định hướng của nhà trường là sự tự nguyện, toàn tâm toàn ý và luôn trăn trở tìm ra sáng kiến hay để thực hiện bằng được những mục tiêu giáo dục của nhà trường đã xây dựng. Để thực hiện tâm nguyện đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm nhạc trong nhà trường, tôi đã tổ chức tuyên truyền cho tập thể CBGV-NV trong nhà trường về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với việc bảo tồn bản sắc dân tộc; Triển khai kế hoạch năm học sâu rộng đến từng giáo viên để mỗi người thấm nhuần và nhận thức được trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện thành công nhiệm vụ năm học và đối với các cháu.
	Hiểu được trách nhiệm của mình với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường và nhiệm vụ “Đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục âm nhạc” nên tập thể giáo viên nhà trường có sự đồng thuận tuyệt đối và cùng quyết tâm thực hiện. 
Giải pháp thứ hai: Tổ chức hội thi sưu tầm và đặt lời mới cho các bài hát dân ca.
	Trong kho tàng dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Từng vùng miền đều có những làn điệu dân ca riêng. Ví dụ: Dân ca của đồng bằng Bắc bộ; Dân ca nam Bộ: Dân ca quan họ Bắc Ninh; Dân ca Thanh Hóa. Nhưng có một thực tế là số lượng các bài hát dân ca dành cho trẻ em mầm non lại rất hạn chế. Do đó để đưa dân ca vào trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non chúng ta phải có một vốn các bài hát dân ca phù hợp với trẻ phong phú về thể loại, đa dạng về chủ đề. 
	Để có “Đủ” các bài hát dân ca cho giáo viên đưa vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cho các cháu, tôi đã chỉ đạo BGH nhà trường tổ chức cuộc thi “Sưu tầm và đặt lời mới cho các bài hát dân ca” với các tiêu chí của cuộc thi như sau:
+ Số lượng bài: Mỗi giáo viên sưu tầm ít nhất 20 bài với nhiều thể loại khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau.
+ Về nội dung: Lựa chọn những bài hát dân ca có giá trị nội dung sâu sắc; Có tính giáo dục cao, dễ hiểu và phù hợp với trẻ, như: Nội dung đề cập đến môi trường, công việc lao động sản xuất, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước Ví dụ như: Bài “Hoa trong vườn” dân ca Thanh Hóa; Bài “Bầu và bí”.
+ Về các yếu tố âm nhạc: 
	Hình thức: Lựa chọn những bài hát có cấu trúc đơn giản, hình thức một đoạn nhạc. Giai điệu hay, dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ.
	Tiết tấu: Rõ ràng không quá phức tạp, nhịp độ vừa phải.
	Tầm cữ: Lựa chọn những bài hát dân ca có tầm cữ không quá rộng, trong phạm vi một quãng 8, hoặc có thể quãng 10.
+ Tính phổ cập: Đối tượng giáo viên mầm non chỉ dừng lại chủ yếu ở mức hát đúng giai điệu bài hát dân ca, rất ít cô giáo hát thể hiện được tình cảm, ý ẩn dụ trong các bài hát dân ca, mặt khác các cháu mầm non là đối tượng mới tiếp xúc với âm nhạc và chủ yếu là cảm nhận bằng trực giác, học bằng truyền khẩu. Chính vì vậy, việc lựa chọn những bài hát dân ca phải đảm bảo tính vừa sức đối với cả giáo viên và các cháu.
+ Đặt lời mới cho các bài hát dân ca: Lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với trẻ từ các làn điệu khác nhau sau đó đặt lời mới cho phù hợp với một trong các chủ đề giáo dục và mang tính giáo dục cao. Lới mới phải hay, dễ hiểu, ca từ đẹp, có nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ.
	Thời gian của cuộc thi là 15 ngày, bắt đầu từ ngày 12 tháng 8 năm 2015 đến hết ngày 27 tháng 8 năm 2015.
	Tổng kết hội thi: BGH nhà trường thành lập ban giám khảo hội thi và chấm thi theo các tiêu chí đã xây dựng. Cá nhân đạt giải được nhà trường trao thưởng và tuyên dương trước hội đồng nhà trường. 
	Những bài hát dân ca được giáo viên sưu tầm sẽ là tư liệu quý giá và được sử dụng để xây dựng trong các hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ ở trường theo từng độ tuổi, từng chủ đề phù hợp. 
Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn, đưa dân ca vào kế hoạch hoạt động một cách khoa học.
	Quan điểm, mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay là: Giáo viên là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ tham gia các hoạt động, trong đó có âm nhạc một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân.
	Giáo dục âm nhạc cho trẻ cũng dựa theo các chủ đề xuất phát từ nhu cầu của trẻ gắn với cuộc sống, thiên nhiên, môi trường gần gũi với trẻ. Các bài hát cho trẻ nghe, dạy trẻ hát, các trò chơi âm nhạc cũng được lựa chon gắn vào các chủ để, VD: Chủ đề “Bản thân”; “Gia đình”; “Trường mầm non”; “Thế giới động vật” Do vậy, các bài hát dân ca đưa vào các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ cũng được gắn váo các chủ đề phù hợp. VD: Bài “Lý con sáo” đưa vào chủ đề “Thế giới động vật”; bài “Lý cây bông” dân ca nam bộ đưa vào chủ đề “Thế giới thực vật”; Chủ đề “Gia đình” bài dân ca “Cái Bống” 
	Để các bài hát dân ca đến với trẻ một cách khoa học, tôi đã quan tâm hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch hoạt động thật khoa học, chi tiết, và cụ thể. Từng chủ đề đưa những bài hát dân ca nào. Bài nào dạy trẻ hát, bài nào hát cho trẻ nghe, bài nào phục vụ cho các hoạt động khác tại các thời điểm sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Kế hoạch hoạt động của giáo viên được lên theo tuần, theo chủ đề và được BGH nhà trường duyệt trước khi đưa vào thực hiện. Sau khi duyệt kế hoạch giáo viên phải nghiêm túc tuân thủ theo kế hoạch đã xây dựng, những bài hát dân ca đưa vào kế ho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_am_nhac_la_phuong_tien_sac_ben_de_boi_duong_tinh_cam_da.doc