SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động truyện, thơ ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động truyện, thơ ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn

Ngôn ngữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là trẻ mẫu giáo ngôn ngữ giữ một vai trò rất quan trọng, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp, là công cụ của tư duy mà ngôn ngữ còn là phương tiện để giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức mang lại nhiều hiệu quả đó là thông qua tiếp xúc với Văn học.

 Văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, chỉ ra những tiếng mẹ đẻ, sự giàu có tính chất hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. {1}

 Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ ở mỗi tác phấm văn học, với nội dung giáo dục phong phú cùng những hình tượng nghệ thuật trong sáng luôn có sức lôi cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mang lại những tác dụng giáo dục lớn lao.Vì thế, từ lâu truyện, thơ được xem như là một trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạo đức và thẩm mĩ và ngôn ngữ {2}

 

doc 23 trang thuychi01 45542
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động truyện, thơ ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI 
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRUYỆN THƠ Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG XUÂN, HUYỆN ĐÔNG SƠN 
Người thực hiện: Lê Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Đông Xuân,
 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu	 
3
1.1
Lý do chọn đề tài 
3
 1.2
Mục đích nghiên cứu 
4
1.3
Đối tượng nghiên cứu 
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu 
4
2
Nội dung
4
2.1
Cơ sở lý luận 
4
2.2
Thực trạng 
5
2.2.1
Thuận lợi 
5
2.2.2
Khó khăn 
5
2.2.3
Kết quả khảo sát đầu năm 
5
2.3
Các biện pháp thực hiện 
6
2.3.1
Biện pháp 1. Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
6
2.3.2
Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, chuyện.
9
2.3.3
Biện pháp 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao 
14
2.3.4
Biện pháp 4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác .
16
3.3.5
Biện pháp 5. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
18
2.4
Kết quả đạt được 
19
3
 Kết luận và kiến nghị 
20
3.1
Kết luận 
20
3.2
Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Ngôn ngữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là trẻ mẫu giáo ngôn ngữ giữ một vai trò rất quan trọng, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp, là công cụ của tư duy mà ngôn ngữ còn là phương tiện để giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức mang lại nhiều hiệu quả đó là thông qua tiếp xúc với Văn học.
 	Văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ”. Các hình tượng văn học làm phong phú những xúc cảm, tình cảm, đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu mực của lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ sự biểu cảm của ngôn ngữ, chỉ ra những tiếng mẹ đẻ, sự giàu có tính chất hài hước, lối so sánh diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. {1}
	Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ ở mỗi tác phấm văn học, với nội dung giáo dục phong phú cùng những hình tượng nghệ thuật trong sáng luôn có sức lôi cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mang lại những tác dụng giáo dục lớn lao.Vì thế, từ lâu truyện, thơ được xem như là một trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạo đức và thẩm mĩ và ngôn ngữ {2}
	Làm quen với truyện thơ là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non. truyện, thơ đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh. truyện thơ dùng ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng các hình tượng nghệ thuật phản ánh hiện thực của cuộc sống. Trẻ nhỏ do chưa biết chữ nên việc tiếp nhận Truyện thơ phải thông qua người lớn. Khi nghe đọc, kể truyện thơ, trẻ cần phải tưởng tượng tái tạo các hình ảnh được ngôn ngữ thể hiện, phải sắp xếp, phân tích các hình ảnh đã tưởng tượng ra để hiểu và đánh giá đúng về các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Vì thế, có thể nói rằng, quá trình tiếp nhận, lĩnh hội giá trị của tác phẩm truyện thơ sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội phát triển khả năng chú ý, xúc cảm tưởng tượng, tư duy, trí nhớ. Trong quá trình này, trẻ cũng được phát triển khả năng nghe, nói và phát triển vốn từ cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, trẻ cũng học được nhiều mẫu câu, nhiều cách diễn đạt xúc tích, mạch lạc. Các nhà giáo dục từ lâu đã khẳng định rằng, ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hướng lớn lao đến sự phát triển ngôn ngữ (bao gồm cả phát âm, ngữ pháp và vốn từ) của trẻ.{2} 
	 Như vậy truyện thơ là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Song để phát huy được vai trò của thơ truyện trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, cần phải sử dụng phương pháp, biện pháp một cách khoa học, biết tìm tòi khám phá sáng tạo ra những phương pháp biện pháp hay, hấp dẫn và hiệu quả nhất, đưa trẻ đến với thế giới thiên nhiên cỏ cây, hoa lá tươi đẹp, những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, ông Bụt, bà Tiên. đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng sinh động. Hiểu được tầm quan trọng của truyện thơ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nên tôi cố gắng lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, các phương tiện đồ dùng, phương pháp để dạy cho trẻ. Song vẫn chưa đạt được kết quả cao. Để khắc phục tồn tại và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động truyện, thơ ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài giúp cho bản thân tìm ra phương pháp, biện pháp giáo dục hiệu quả cao trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với truyện, thơ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động truyện thơ ở trường mầm non Đông Xuân, huyện Đông Sơn. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
 *Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài để nghiên cứu các nội dung về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
	 *Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
	+ Phương điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát các nội dung liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ.
+ Phương pháp quan sát: Qua sát các hoạt động của trẻ hàng ngày, ghi chép những nội dung liên quan đến phát triển ngôn ngữ của trẻ, để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp với phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại lớp phụ trách
	+ Phương pháp đàm thoại; lựa chọn câu hỏi phù hợp với khă năng của từng trẻ để giúp trẻ phát âm đúng chích xác, rõ ràng mạch lac.
	+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận.
 	Làm quen với truyện thơ có vai trò to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, không chỉ  rèn luyện cho trẻ phát âm đúng mà quan trọng hơn là phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu, nói đúng ngữ pháp và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc trọn vẹn và có hiệu quả giao tiếp có văn hóa. {1}
	Trẻ được tiếp xúc với truyện thơ làm nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay, ý đẹp, trẻ biết được những điều hay, lẽ phải, biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ biết làm theo những việc thiện, việc tốt căm ghét phê phán cái ác. Đặc biệt hình thành ở trẻ phong cách sống. Có thể nói qua truyện thơ trẻ học được tiếng mẹ đẻ, thấy được sự  phong phú của tiếng Việt.  
	Làm quen với truyện thơ khơi gợi cho trẻ sự rung động, hứng thú có ấn tượng với hình tượng nghệ thuật cái hay, cái đẹp của tác phẩm, trẻ được thể hiện sự sáng tạo khi kể chuyện theo trí tưởng tượng của mình, được đọc thơ với âm, vần nhịp điệu trầm, bổng, vui tươi. Các hoạt động giúp trẻ làm quen với truyện thơ, tạo tiền đề tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt lưu loát ý của mình, thường xuyên giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh. Biết yêu cảnh đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước... qua đó còn giúp trẻ tự hào hơn, yêu quý hơn và hiểu biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam.{1}
2.2. Thực trạng. 
Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo Nhỡ A (4-5 tuổi ) với tổng số trẻ 34 cháu trong đó có 19 cháu nam và 15 cháu nữ bước đầu thực hiện gặp những thuận lợi khó khăn sau. 
	2.2.1. Thuận lợi.	 
Trường mầm non Đông Xuân là địa bàn gần trung tâm của huyện Đông Sơn, lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể địa phương cũng như các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm ủng hộ. 
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đảm bảo và ổn định, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cấp độ 3 về Kiểm định chất lượng giáo dục. 
 Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 
Lớp học được đầu tư tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo tốt cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, được phân công 2 giáo viên nên thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
	Trong lớp có một số trẻ đã học qua nhà trẻ, lớp mẫu giáo bé nên mạnh dạn giao tiếp, biết thể hiện ngôn ngữ giọng điệu khi kể chuyện.
2.2.2 Khó khăn:
Phương tiện đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng dạy thơ chuyện còn hạn chế, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin cũng như kinh phí để đầu tư cho trang phục biễu diễn, đóng kịch cho trẻ chưa phong phú đa dạng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ.
Trẻ trong lớp tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều. Có những cháu rất mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động, nhưng cũng có những cháu nhút nhát, ít giao tiếp, phát âm còn sai, nói ngọng, nói lắp nhiều, cứ mỗi khi đến hoạt động học thì trẻ nhút nhát, không hứng thú, chóng quên, sử dụng từ ngữ diễn đạt câu lúng túng.
Đa số trẻ trong lớp là con gia đình lao động tự do, nhiều trẻ có sức khoẻ không tốt, hay nghỉ học nên không được học liên tục chương trình cô dạy, nên cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
	2.2.3. Kết quả khảo sát đầu năm:
 Thuận lợi khó khăn trên trước khi áp dụng các biện pháp tôi tiến hành 
khảo sát với kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Trẻ phát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc
34
15
44,1
19
55,9
2
Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp
34
13
38,2
21
61,8
3
Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ
34
13
38,2
21
61,8
4
Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi 
34
16
47
18
53
5
Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh
34
15
44,1
19
55,9
	Với kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy ở trẻ còn nhiều hạn chế. 	
	- Trẻ phát âm đúng, rõ ràng, mạch lạc đạt 44.1% 
	- Trẻ tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh đạt 44,1%
	- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi đạt 47%
	- Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ đạt 38,2%; 
	- Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong giao tiếp đạt 38,2%. 
	Từ kết quả trên tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp sau nhằm nâng chất lượng phát triển ngôn ngữ trẻ tại lớp mình phụ trách.
	2.3. Các biện pháp thực hiện:
	2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
Với mục tiêu thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, phong phú, hấp dẫn an toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, các dồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu đa dạng, phong phú là tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá, trải nghiệm. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non chủ yếu thông qua các hình ảnh trực quan minh họa, trẻ chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua hoạt động vui chơi. Chính vì vậy việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ vô cùng quan trọng. Môi trường đẹp và phù hợp sẽ thu hút trẻ tham gia hoạt động tích cực và hiệu quả. Bên cạnh đó tôi cũng cần xây dựng môi trường tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp để phát triển ngôn ngữ.
Đối với môi trường trong lớp học tôi trang trí và xắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, các góc chơi đảm bảo tính thẩm mĩ an toàn thân thiện phù hợp với nội dung giáo dục trẻ. Các nguyện vật liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú, hấp dẫn tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Ỏ trong lớp tôi sử dụng các kí hiệu ngôn ngữ làm tiêu đề tên các
 góc chơi, tên các đồ dùng đồ chơi của trẻ, các sản phẩm, để cho trẻ làm quen với hình học, nhận biết các kí hiệu hình học. Trang trí các góc là hình ảnh những con vật, đồ vật, cỏ cây hoa lá trong câu chuyện, bài thơ... 
	Đối với góc thư viện – sách tôi làm thành nhiều cuốn Album, những cuốn chuyện tranh, tranh chữ to, cuốn tạp chí, họa báo, các hình ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích, cho trẻ xem tranh, kể chuyện theo tranh, nghe cô giáo, bạn, người lớn kể chuyện, Với hình thức như vậy tôi hình thành góc thư viện hấp dẫn với những cuốn sách, chuyện tranh, truyện cổ tích, những chuyện trong chương trình giáo dục mà trẻ yêu thích, ngoài ra còn khuyến khích trẻ đem những cuốn sách hay từ nhà đến lớp để trẻ chia sẻ với bạn bè.
	Các cuốn sách giúp trẻ biết được quy luật đọc sách, lắng nghe cô hoặc bạn kể chuyện; bắt chước những từ hoặc câu nói trong truyện; tự kể lại truyện; trả lời những câu hỏi theo truyện; hiểu từ mới. Ở “Góc thư viện” tôi tạo môi trường cho trẻ hoạt động đọc thơ, kể chuyện, tập đóng kịch vào giờ đón, trả trẻ, giờ chơi để trẻ thoải mái nói những ngôn ngữ của các nhân vật theo cảm nhận của trẻ trong truyện, từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ. 
Để gây được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian góc chơi là rất cần thiết. Chính vì vậy tôi sắp xếp các sách tranh, chuyện tranh, tạp trí họa báo theo chủ đề cho phù hợp. Môi trường văn học không chỉ kích thích ngôn ngữ nói cho trẻ mà qua môi trường này còn kích thích kĩ năng nghe, kĩ năng viết cho trẻ như: Mở sách, lật từng trang, chỉ vào tranh, quy luật đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu trang đến cuối trang, sự liên tục của câu chuyện. Qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển
 Góc thư viện của lớp tôi bố trí gần cửa sổ có nhiều ánh sáng, yên tĩnh và ít người qua lại, ở góc thư viện sách có thảm, có bàn nhỏ cho trẻ ngồi xem đọc sách làm cho góc thư viện – sách thêm ấm cúng và hấp dẫn hơn.
Đồ chơi tự làm các con vật
 	 Đồ chơi tự làm cây hoa, rau, quả
	Để có nhiều đồ chơi cho trẻ hoạt động thì việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ là rất cần thiết. Tôi sử dụng những hộp sữa chua, kết hợp với xốp dạ, len vụn để trang trí thành những con vật ngộ nghĩnh, cây hoa, cây xanh, cây rau...kích thích trẻ tìm tòi khám phá, giúp ngôn ngữ trẻ phát triển. Làm bộ đồ dùng học tập như sân khấu rối (xốp giấy tạo thành nhân vật, dùng vải làm sân khấu trẻ có thể tham gia đóng các vai nhân vật trong các câu chuyện. Trẻ được đóng vai các nhân vật trẻ thích thú hơn, tham gia hoạt động tích cực hơn, hoạt động trở nên sôi nổi và hào hứng hơn, trẻ sẽ không thụ động và nhớ cốt truyện lâu hơn.
	 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy cần bố trí sắp xếp các khu vực chơi, khu vực hoạt động khám phá, khu vực thực hành trải nghiệm một cách hợp lý và phù hợp.
	 Ví dụ: Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời có các đồ chơi: Đu quay, cầu trượt, bập bênh, nhà chòi...cần bố trí nơi rộng rãi cho trẻ chơi. Khu vực vườn thiên nhiên có cây hoa, cây cảnh, trồng rau, trồng cây con cho trẻ thực hành khám phá trải nghiệm có đường đi lối lại thuận tiện... 
	Trẻ hàng ngày được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên: Cỏ cây hoa lá, những con vật nuôi, đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, trẻ tự do khám phá, trải nghiệm,qua đó cô cung cấp cho trẻ kiến thức, ngôn ngữ. Ngoài ra cô tạo các biểu tượng ngôn ngữ bằng những hình ảnh: Trẻ đang bỏ vào thùng, trẻ đang trồng cây, trẻ đang tưới cây, nhổ cỏ, trẻ đứng vòng tay chào, hình ảnh một số quy định tham gia giao thông. Như vậy thông qua biểu tượng giáo dục trẻ biết quy định vệ sinh môi trường, chăm sóc cây, khi tham gia giao thông... 
	Qua việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp cho trẻ, khi tiến hành tổ chức hoạt động truyện thơ có nhiều chuyển biến tích cực, trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc hơn, nói phù hợp ngữ cảnh và ngữ điệu hơn, vồn ngôn ngữ trẻ được tích lũy phát triển. Đây chính là
 tiền đề vững chắc cho trẻ bướ vào cấp học tiếp thep.
2.3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, chuyện.
Để tổ chức hoạt động đạt kết quả thì việc rèn nề nếp thói quen trong học tập là vô cùng quan trọng. Vì vậy trước khi bước vào đầu năm học tôi tập trung đi sâu vào rèn nề nếp cho trẻ.
 a/ Rèn nề nếp thói quen cho trẻ.
 Việc rèn nề nếp cho trẻ là một yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động, nếu trẻ không có nề nếp thì dù cô giáo có nói hay, dạy giỏi bao nhiêu đi chăng nữa thì giờ dạy cũng không đem lại được kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp học tập tốt cùng với sự hướng dẫn của cô giáo thì ngay khi bước vào giờ học trẻ chú ý lắng nghe say mê, hứng thú tham gia hoạt động giờ học sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi tập trung rèn luyện nề nếp cho trẻ bằng cách sau.
Ví dụ: Sếp xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam với cháu nữ, cháu hiếu động với cháu có thói quen lễ giáo tốt, những cháu cá tích riêng tôi cho cháu ngồi gần để tôi quán xuyến và theo dõi nhắc nhở, và đặt tên cho tổ “Tổ Gà con, Tổ Chim non, Tổ Vịt xám” và bầu ra bạn làm tổ trưởng để quán xuyến nhắc nhở các bạn trong tổ. Trong các hoạt động tôi luôn bao quát, động viên, nhắc nhở, uốn nắn tác phong ngồi học. Yêu cầu trẻ ngồi học ngoan, không nói chuyện, không nói leo, khi nào muốn nói phải giơ tay hoặc xin phép cô, nói rõ ràng, đủ câu, khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động. Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ như: Cháu mạnh dạn, cháu giỏi kèm cặp cháu yếu, cháu nhút nhát, cháu cá tính, hiếu động tôi xếp ngồi gần cô giáo để tôi dễ quan sát và quán xuyến dễ dàng hơn. Trong hoạt động một số trẻ chưa tích cực tham gia hoạt động hoặc trả lời câu hỏi, còn thụ động, một số chưa thực hiện theo yêu cầu của cô giáo, thích làm theo ý của mình... tôi thường xuyên gọi trẻ trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn, động viên khuyến khích kịp thời, khen ngợi dù có tiến bộ nhỏ, làm như vậy trẻ sẽ hứng thú và tự tin hơn. Tôi cũng lưu ý không chê trách với trẻ chưa có thói quen trong học tập, trẻ còn nhút nhát thì phải khéo léo động viên và nhắc nhở bằng ngôn ngữ biểu cảm, tạo cơ hội cho trẻ được trả lời, tôn trọng ý kiến của trẻ giúp trẻ tự tin và tham gia vào các hoạt động ở lớp.
Đối với trẻ hiếu động nghịch phá, tôi cần quan tâm đặc biệt hơn trong giờ học, gọi trẻ trả lời thường xuyên để trẻ không nói chuyện hoặc làm việc riêng ảnh hưởng đến bạn khác. Ngoài ra, cũng thường giao việc cho trẻ làm để trẻ cảm thấy thích thú hơn và trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi. 
Thông qua đó tôi có thể cung cấp cho trẻ những kiến thức, những nội dung yêu cầu mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Đồng thời phát hiện những đặc điểm thay đổi của trẻ để có biện pháp rèn luyện nề nếp học tập, hình thành cho trẻ thói quen tốt. Đặc biệt tôi chú ý đến trẻ nhút nhát giúp trẻ phải mạnh dạn giao tiếp, mạnh dạn tham gia ý kiến. Khuyến khích trẻ giỏi nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết. Đây không chỉ là rèn nề nếp trong học tập cho trẻ, mà còn khuyến khích trẻ được nói, suy nghĩ để trả lời. Như vậy nói cũng là một cách cung cấp vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	 b/ Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện. 
 Thông qua hoạt động dạy truyện thơ cho trẻ sẽ giúp trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua truyện thơ giúp trẻ có được vốn ngôn ngữ t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_ngon_ng.doc