SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu phế thải ở trường mầm non Nga Nhân

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu phế thải ở trường mầm non Nga Nhân

 Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non vui chơi đóng vai trò chủ đạo, thông qua chơi “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi chính là động cơ thúc đẩy trẻ “học” là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá thử nghiệm, cho phép trẻ mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Thông qua chơi giúp phát triển thể lực, trí tuệ, là phương tiện giáo dục thÈm mỹ cho trẻ, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở xung quanh mình từ đó phát triển tư tuy, trí tò mò của trẻ, các phẩm chất đạo đức và khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy đồ dùng đồ chơi là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non.

 Trẻ mÇm non mỗi ngày đến trường trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, một cách rất khoa học, ngoài những nội dung mà giáo viên chăm sóc trẻ như ăn, ngủ, ra thì giáo viên còn phải dạy trẻ các hoạt động học như: Hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động thể dục, hoạt động khám phá khoa học vv . Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, muốn trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi phải có đồ dùng, đồ chơi vì đồ dùng ,đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ, nếu đồ chơi có nhiều chủng loại màu sắc rực rỡ, đảm bảo an toàn thẩm mỹ, làm cho trẻ vui vẻ, sung sướng khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực với thế giới xung quanh, là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt động, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn và hình thành ở trẻ tình cảm thân ái gắn bó với đồ chơi, với bạn chơi.

 

doc 23 trang thuychi01 146548
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu phế thải ở trường mầm non Nga Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
===========**==========
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4 – 5 TUỔI LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO BẰNG NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI 
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA NHÂN.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Nhân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
NGA SƠN, NĂM 2019
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ..............................................................................................Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................. Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... Trang 3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................................... Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận của SSKN..................................................................... Trang 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN................................ Trang 5
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ................................. Trang 7
2.4. Hiệu quả............................................................................................ Trang 16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................. Trang 17
* Kết luận................................................................................................ Trang 17
I.MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non vui chơi đóng vai trò chủ đạo, thông qua chơi “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi chính là động cơ thúc đẩy trẻ “học” là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá thử nghiệm, cho phép trẻ mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Thông qua chơi giúp phát triển thể lực, trí tuệ, là phương tiện giáo dục thÈm mỹ cho trẻ, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở xung quanh mình từ đó phát triển tư tuy, trí tò mò của trẻ, các phẩm chất đạo đức và khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy đồ dùng đồ chơi là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. 
 	Trẻ mÇm non mỗi ngày đến trường trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, một cách rất khoa học, ngoài những nội dung mà giáo viên chăm sóc trẻ như ăn, ngủ, ra thì giáo viên còn phải dạy trẻ các hoạt động học như: Hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động thể dục, hoạt động khám phá khoa học vv. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, muốn trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi phải có đồ dùng, đồ chơi vì đồ dùng ,đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ, nếu đồ chơi có nhiều chủng loại màu sắc rực rỡ, đảm bảo an toàn thẩm mỹ, làm cho trẻ vui vẻ, sung sướng khêu gợi ở trẻ thái độ tích cực với thế giới xung quanh, là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt động, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn và hình thành ở trẻ tình cảm thân ái gắn bó với đồ chơi, với bạn chơi. 
 Đặc điểm của trẻ mầm non là có nhu cầu chơi với những đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn tìm tòi, sáng tạo và làm ra được nhiều ĐDĐC mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi, với nội dung với mỗi bài dạy, mỗi tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
 	§å dïng ®å ch¬i cã t¸c dông lín ®Õn viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch cho trÎ, ®å ch¬i gióp trÎ ®­îc thao t¸c, ®­îc ho¹t ®éng, tr¶i nghiÖm, ®­îc thÓ hiÖn nh÷ng nhu cÇu c¸ nh©n, ®­îc ph¸t triÓn c©n ®èi hµi hßa tõ ®ã góp trÎ ph¸t triÓn toµn diÖn.
 	Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng cho trẻ mầm non, tuy nhiên xét về phương tiện giáo dục thì chúng ta không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn thế nữa việc mua sắm quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tÕ của các bậc phụ huynh. Trong khi các nguyên vật liệu, phế phẩm từ cuộc sống, trong sinh hoạt đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ dùng đồ chơi cho chính mình. Khi trẻ có được những đồ chơi do tự tay mình làm ra các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với những đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của “Đồ dùng đồ chơi” đặc biệt là những đồ dùng đồ chơi tự tạo đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra những giải pháp, biện pháp để giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp với khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành sản phẩm từ những đồ chơi ấy, kích thích trẻ say mê sáng tạo. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình: “Một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu phế thải ở trường mầm non Nga Nhân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong các lĩnh vực giáo dục.
	- Nâng cao khả năng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ biết yêu cái đẹp, thích làm ra cái đẹp và biết bảo vệ cái đẹp.
	- Nhằm giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	“Một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu phế thải’’ Lớp Hoa Mai - Trường mầm non Nga Nhân - Nga Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp trực quan minh họa 
Là phương pháp cho trẻ quan sát, tiếp xúc với đồ dïng, ®å chơi, vật thật thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
2. Phương pháp dùng lời
Là phương pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (Giải thích) nhằm truyền đạt và thu thập thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng.
3. Phương pháp thực hành trải nghiệm
Là phương pháp thực hành thao tác với các đồ vật, đồ chơi. Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự hướng dẫn của cô. Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ.
5. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin, xử lý số liệu
- Để nắm bắt được tình hình chính xác thông tin của trẻ tôi đã đến từng hộ gia đình, trao đổi với phụ huynh nắm bắt thông tin, ghi chép cụ thể, lập biểu bảng để tổng hợp kết quả và xử lý số liệu phù hợp với đề tài.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lý luận.
 	Có thể nói rằng đồ dïng ®å chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, đồ chơi không chỉ là giải trí mà còn có tác dụng giáo dục. Được hoạt động với đồ chơi sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đó là:
 	Phát triển thể chất: Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo của đôi bàn tay như nắm, cầm, cắt
 	Phát triển nhận thức: Thông qua hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi các giác quan của trẻ được phát triển.
 	Phát triển ngôn ngữ: Làm đồ dùng đồ, đồ chơi trẻ trao đổi, bàn bạc cách làm, cách chơi qua đó phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ cho trẻ.
 	Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội: Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với cô.
 	Phát triển thẩm mĩ: Sau khi làm xong được sản phẩm mình làm ra trẻ sẽ rất vui vẻ, thoải mái khi giới thiệu sản phẩm của mình. Trẻ biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
 	Ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý phát triển rất mạnh: nhiều phẩm chất chú ý có chủ định phát triển nhanh do sự phát triển của ngôn ngữ và tư duy. Sức tập trung chú ý của trẻ rất cao. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ bộc lộ hết khả năng của trẻ trong mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô.
 	Luật giáo dục năm 2005 ban hành số 38/ 2005 QH 11 ngày 14/6/2005 ở điều 23 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN cũng nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện”. V× vËy ®ể trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
 	Một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư 28/2016/TT-BGD§T ngµy 30/12/2016 GDMN là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá mọi lứa tuổi.
 	Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ
 	Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện. Để trẻ chơi tốt thì phải có đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho trẻ ngoài nguồn đồ dùng đồ chơi do giáo viên cung cấp thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú. ĐDĐC phong phú, mới lạ hấp dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực tìm tòi, khám phá. Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
 	Để làm được điều này, giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc giáo giục trẻ, hiểu đặc điểm của trẻ và kiến thức về làm đồ dùng đồ chơi, có được những kiến thức định hướng một số nguồn vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thể sưu tầm được. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu. Từ đó trẻ biết được để làm được ĐDĐC cần phải làm như thế nào, bảo quản nó ra sao và chơi chúng như thế nào để đạt hiệu quả.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi.
* Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
Trường Mầm non Nga Nhân là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Là ngôi trường khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi ngoài trời, có đầy đủ sân vườn theo quy định như: Vườn cổ tích, vườn rau của bé, khu vui chơi vận động, các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tạo những điều kiện thuận lợi để các cháu được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. 
- Ở lớp tôi được nhà trường mua sắm trang thiết bị, đồ đùng, đồ chơi học liệu và tôi làm thêm đồ dùng đồ chơi bằng các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của trẻ.
* Đối với giáo viên.
- Bản thân là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn và không ngừng học hỏi, tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.
* Đối với trẻ 
- Tỉ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%. Trẻ đến trường được học theo đúng chương trình của từng độ tuổi quy định.Trẻ mạnh dạn tự tin, lễ phép.
* Đối với Phụ huynh 
Luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, đây cũng là điều kiện tốt để giáo viên - phụ huynh - nhà trường có được các biện pháp tốt để chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Khó khăn
* Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong thực tế trường Mầm non Nga Nhân cũng còn gặp nhiều khó khăn về đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp, mặc dù đã được nhà trường trang bị nhưng số lượng chưa đáp ứng cho việc dạy và học theo đúng thông tư 02.
Đầu năm học lớp tôi vẫn còn một số khó khăn như:
- Đồ chơi cho trẻ để phục vụ cho hoạt động chưa được đa d¹ng, phong phú.
* Đối với giáo viên.
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ.
- Khi làm ĐDĐC giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng.
* Đối với trẻ 
- Đồ dùng sáng tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu chơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận.
- Trong các giờ tạo hình vÉn cßn mét sè trÎ chưa làm đúng và đẹp theo yêu cầu của cô, chưa hứng thú tham gia vào quá trình sáng tạo ĐDĐC với các bạn nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ
 Kết quả:
Tổng số trẻ:35 cháu
Ý thức thu thập 
NVL có sẵn
Trẻ hứng thú trong việc làm ĐDĐC
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong việc làm ĐDĐC
Ý thức biết trân trọng và giữ gìn SP do mình làm ra
Trẻ biết đặt tên sản phẩm phù hợp 
 Trẻ biêt đoàn kết phối hợp với nhau trong tham gia các hoạt động
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷlệ %
7/35
20
17/35
49
9/35
24
17/35
48.5
21/35
60
23/35
66
	Từ kết quả của thực trạng trên tôi nhận thấy tổng số cháu có ý thức về thu thập nguyên vật liệu sẵn có, trẻ hứng thú trong việc làm đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo, biết giữ gìn sản phẩm chưa cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp và tổ chức thực hiện nhằm đem lại kết quả cao cho nhóm lớp mình:
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Nâng cao kiến thức cho bản thân về kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi.
 	Đồ dùng đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ thông qua đồ dïng ,đồ chơi phát triển tính sàng tạo, nhận thức, thẫm mỹ, ham hiểu biết, tò mò thích khám phá vì vậy để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi một cách có hiệu quả thì trước hết cần phải nắm được những kiến thức cơ bản như:
+ Quy trình hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC
+ Biết thiết kế hoạt động làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu sẵn có phù hợp với từng chủ đề giáo dục.
+ Biết cách làm một số ĐDĐC bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên.
+ Ngoài ra còn phải biết cách tổ chức các hoạt động hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC tự tạo.
Vì vậy bản thân đã tham gia các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT, Trường mầm non Nga Nhân tổ chức, thăm quan ở một số trường có phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo như: Trường mầm non Tân Sơn thành phố Thanh Hoá, Trường mầm non Nga Trường, Trường mầm non Nga Liên, Trường mầm non Nga Giáp. Ngoài ra tôi còn tham khảo cách hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC trên truyền hình, trên mạng Internet, một số sáng kiến hay của bạn bè đồng nghiệp và một số tài tạp san, tạp chí giáo dục đó là: Tài liệu hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên của Thạc sỹ Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non, một số giải pháp làm đồ dùng đồ chơi của đồng chí Lê Kim Huệ giáo viên trường Mầm non Nga Trường, một số tạp chí giáo dục... Đồng thời tôi luôn tìm kiếm và sưu tầm những hình ảnh “đẹp” được làm từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, từ thiên nhiên, từ phế liệu...để làm “ngân hàng” ảnh tư liệu, làm cẩm nang cho bản thân mình.
Kết quả: 
 	Bản thân đã nắm được kiến thức hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Tích lũy được phần nào kinh nghiệm quý báu cho bản thân và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ thiết thực cho các hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, bổ sung nhiều đồ dùng dạy học ở lớp và hưíng dẫn cho học sinh tự tay mình làm ra những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong các hoạt động học tập và vui chơi.
Biện pháp 2: Tìm kiếm, thu gom và xử lý nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
Các nguyên vật liệu phế thải không những làm đồ chơi mà còn làm sạch môi trường.
 	Các chai lọ rửa qua nước sạch phơi khô, lá cây, lá chuối, bÑ ng« ph¬i kh« c¾t xÕp gọn gµng vµo trong ræ.
Việc lựa chọn nguyên vật liệu để làm ĐDĐC cần chú ý:
- Lựa chọn các nguyên vật liệu phải sạch, đảm bảo an toàn.
- Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
- Những vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh, học sinh đóng góp.
- Vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp vừa với tầm tay trẻ
Đồ chơi tự tạo thường có màu sắc rất đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Đồ chơi tự tạo có thể nói là muôn hình muôn vẻ, bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm, nguồn đå chơi tự tạo là vô tận có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, trực tiếp làm từ những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi, bằng những vật liệu thu lượm được. 
Muốn có được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ dùng đồ chơi trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị sưu tầm, thu gom nguyên vật liệu. 
Hình ảnh: Cha mẹ trẻ mang nguyên vật liệu phế thải đến lớp
Để tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động này một cách tích cực tôi đã tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
Trò chơi 1 : “Nói nhanh – nói đúng” 
Tôi chia lớp ra thành 2 đội.
Cách chơi: Cô nói nhóm nguyên liệu cần sưu tầm sau đó nhiệm vụ của các đội là phải nói lên được một nguyên liệu có thể sử dụng làm đồ dùng đồ chơi.
Luật chơi: Đội nào kể được nhiều nguyên vật liệu hơn là đội đó thắng. Xác định mức độ tham gia của trẻ cụ thể (trẻ tham gia công đoạn nào trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu...)
Trò chơi 2: “ Nhận dạng nguyên vật liệu qua mẫu”
Để chơi được trò chơi này tôi phải chuẩn bị sẵn 1 mẫu đồ chơi sau đó cho trẻ chuyền tay nhau khi có hiệu lệnh dừng ở bạn nào thì bạn đó phải nói được một nguyên vật liệu có trong đồ dùng, đồ chơi đó. Luật chơi là không được nhắc lại nguyên vật liệu mà bạn đã nói trước.
Trước khi hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi nào đó chúng ta cần:
- Xác định nguyên vật liệu cần dùng cho một hoạt động hướng dẫn trẻ làm ĐDĐC để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, đảm bảo sạch sẽ an toàn và sử dụng dễ dàng.
Ví dụ: Để chuẩn bị nguyên liệu để hướng dẫn trẻ làm “Con công” trẻ phải kể được các nguyên vật liệu đó là: xốp màu, vỏ hộp sữa chua, thìa sữa chua, keo nến, hột vòng; Hay để làm con “Gà mái” cần có: rơm, keo nến, hạt na, chỉ buộc; Làm con bướm, con cá cần có: vỏ ngao, vỏ trai, hạt vòng, xốp màu; Làm “Thuyền buồm” cần có: Vỏ can nước rửa bát, xốp màu, que kem; Làm con trâu cần có lá mít, lá đa; Làm chiếc đồng hồ đeo tay cần có lá dừa, lá dứa....
- Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ chơi tôi cho trẻ quan sát màu sắc (xanh, đỏ, vàng...) hình dáng (tròn, dài, nhọn, bẹt...) tính chất (cứng, mềm, xốp, ráp...) tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhận biết nguyên vật liệu cần tìm kiếm và thu gom. Để làm được việc này tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp trẻ tìm kiếm. Khi trẻ đã tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương mà trẻ có thể tìm kiếm đưîc như: vỏ ngao, vỏ hến, hộp giấy, vỏ hộp sữa, viên sỏi các loại hột, hạt. Tôi tiến hành xử lý (rửa sạch, phơi khô loại bỏ những nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu). Sau đó cô cùng trẻ phân loại theo nhóm, theo chất liệu và đưa vào kho bảo quản (có dán ký hiệu để dễ lấy khi sử dụng)
Kết quả: Thu gom được: 235 hộp, thìa sữa chua; 314 chai nước khoáng, C2, lọ sữa; 1250 hột hạt các loại; 125 hộp bánh kẹo, bìa cáttông; 50 cái mo cau;...
Biện pháp 3: Phương pháp hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi:
 	Đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế ĐDĐC làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Đặc biệt, các ĐDĐC phải đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng.
 	Khi hướng dẫn cho trẻ làm, chúng ta phải biết cách gợi ý cho trẻ làm ĐDĐC sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ, đặc biệt trẻ đã lớn. Cho trẻ làm từ dễ, đơn giản đến phức tạp dần, phù hợp với tình hình lớp, địa phương. Phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Tôi đưa ra rất nhiều vỏ chai lọ (Nước khoáng, C2, lon bia, vỏ thạch, can nhựa..) và hỏi trẻ có thể làm được những đồ chơi gì? (trẻ nói làm con lợn, con thỏ, con gà..). Sau đó tôi có thể nói thêm những sản phẩm mà những nguyên vật liệu trên có thể làm. 
(Hình ảnh: Những chiếc máy bay,ô tô, tàu hoả được tạo ra từ lon bia, các chai, lọ nhựa, vỏ thạch, xốp màu, keo dán)
 	Tuy nhiên khi trẻ làm ĐDĐC không yêu cầu trẻ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_lam_do_dung_do_choi_s.doc