SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi

Trong mỗi chúng ta hẳn ai cũng rất đỗi quen thuộc với một câu nói , một câu khẩu hiệu vàng ngọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

 ( Hồ chí Minh )

Câu nói bất hủ ấy từ lâu đã trở thành chân lý và hằn sâu trong mỗi con tim, khối óc của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó, đào tạo thế hệ trẻ phát triển thành những con người toàn diện là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi nhà trường, trong đó giáo viên mầm non là người khởi đầu cho sự nghiệp trồng người:

“Người đặt những viên gạch đầu tiên cho một công trình vững chắc

Người gieo những hạt giống đầu tiên cho mầu xanh của tương lai”

Điều đó một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò then chốt của người giáo viên Mầm non, Vì thế trong tôi luôn đặt câu hỏi: Mình đã làm gì? Đang làm gì? Và sẽ làm gì cho sự nghiệp trồng người của đất nước?

Hoạt động làm quen chữ cái không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Đặc biệt môn làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ một hành trang tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.

Đối với trẻ mẫu giáo khi bước vào tiểu học là một bước ngoặt lớn, và điều quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó khăn đó? Không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy, mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái.

 

doc 16 trang thuychi01 35524
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề.
Trong mỗi chúng ta hẳn ai cũng rất đỗi quen thuộc với một câu nói , một câu khẩu hiệu vàng ngọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 ( Hồ chí Minh )
Câu nói bất hủ ấy từ lâu đã trở thành chân lý và hằn sâu trong mỗi con tim, khối óc của mỗi chúng ta. Chính vì lẽ đó, đào tạo thế hệ trẻ phát triển thành những con người toàn diện là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi nhà trường, trong đó giáo viên mầm non là người khởi đầu cho sự nghiệp trồng người:
“Người đặt những viên gạch đầu tiên cho một công trình vững chắc
Người gieo những hạt giống đầu tiên cho mầu xanh của tương lai”
Điều đó một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò then chốt của người giáo viên Mầm non, Vì thế trong tôi luôn đặt câu hỏi: Mình đã làm gì? Đang làm gì? Và sẽ làm gì cho sự nghiệp trồng người của đất nước?
Hoạt động làm quen chữ cái không ngừng có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ. Đặc biệt môn làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng. Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị cho trẻ một hành trang tiếng việt vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Đối với trẻ mẫu giáo khi bước vào tiểu học là một bước ngoặt lớn, và điều quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó khăn đó? Không ai khác chính là các cô giáo, phụ huynh và bản thân trẻ. Ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy, mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Nhờ giáo viên biết linh hoạt trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng say mê, sự hứng thú của trẻ về bộ môn làm quen chữ cái.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi( Lá 2). Qua tình hình thực tế ở trường, ở lớp tôi phụ trách cho thấy tỉ lệ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái còn thấp, việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
 Chính vì vậy trẻ 5 tuổi phải được phát triển một cách toàn diện nhất, trong đó dạy trẻ việc tạo tâm thế tiền đọc viết là vô cùng quan trọng nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1, vì vậy những người làm công tác giảng dạy cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Qua những năm trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng những linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp, đặc biệt là trong việc tạo môi trường chữ phong phú quanh trẻ, giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn nói riêng và góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung. Tất cả những điều đó thôi thúc tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ 5 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu :
Khảo sát việc xây dựng môi trường chữ cho trẻ Mẫu giáo lớn ở trường Mầm Non Định long từ đó tìm biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi lá 2 tại trường Mầm non Định Long.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 -Trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Định Long ( Lớp lá 2)
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
b, Nhóm phương pháp thực tiễn:
c, Phương pháp thực nghiệm.
d, Phương pháp toán thống kê.
II NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, Trí tuệ, Thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 ( Điều 22 - luật giáo dục 2006). Trong đó hoạt động chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ 5 tuổi. 
Việc hướng dẫn cho trẻ 5-6 tuổi “ làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình cảm tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Cho trẻ làm quen chữ cái là chuẩn bị các kĩ năng tiền biết đọc, viết và đặc biệt là nhận biết các chữ cái cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “ tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới dạy trẻ 5 tuổi lâu nay , cô giáo thường quan tâm nhiều đến đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động có chủ đích, chưa thực sự chú tâm đến việc xây dựng môi trường chữ xung quanh trẻ, chưa dạy theo khả năng của trẻ, còn dạy đại trà theo kế hoạch mình đã xây dựng từ đầu năm học. ở các mảng tường, các góc chơi lớn, tên các góc chơi chủ yếu để trang trí lớp học, vì các chữ thường dùng là các chữ bay bướm, cách điệu không phù hợp vói trẻ. Tên các góc chơi thường ghi trực tiếp không gần gũi với trẻ như: góc học tập, góc phân vai.không gây được sự hứng thú ở trẻ. Có những tuýp chữ để từ đầu năm dến cuối năm vẫn không thay đổi, vì vậy không tạo được cảm giác mới mẻ để kích thích tính tò mò khám phá và làm quen chữ mới của trẻ. Nhiều tuýp chữ chỉ dùng cho người lớn đọc, không có tác dụng với trẻ vì không có hình ảnh minh họa. Chữ cho trẻ làm quen chủ yếu là chữ in thường, còn chữ in hoa, chữ viết thường chỉ được giới thiệu qua trong hoạt động có chủ đích. Việc khai thác công nghệ thông tin và trò chơi lấy ý tưởng trong các chương trình còn hạn chế và chưa được phong phú.
Việc nhận biết, làm quen chữ in thường, in hoa và viết thường ở trẻ còn nhiều mặt hạn chế. Trẻ hoạt động hoàn toàn thụ động, trẻ là người lĩnh hội kiến thức (nghe), còn cô là người truyền tải kiến thức (nói). Hầu hết trẻ không nhận thức được thứ tự chữ cái trong từ.Trẻ chưa hiểu mối quan hệ giữa từ và lời nói.
Sự phối kết hợp giữa phụ huynh với giáo viên để dạy trẻ chưa theo một phương pháp nhất định. Phụ huynh chủ yếu là quan tâm đến việc ăn ngủ của trẻ, chưa hiểu được việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ có tác dụng quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi như thế nào.
2. Thực trạng nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi : 
 - Lớp được trang bị ti vi, máy vi tính, để trẻ được tiếp cận với việc làm quen chữ cái qua các trò chơi trên máy.
- Nhà trường thường xuyên đầu tư các đồ dùng, đồ chơi cũng như các nguyên vật liệu để giáo viên trang trí lớp tạo môi trường cho trẻ học tập.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con cái.
- Bản thân là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm nên đã nắm vững nội dung, phương pháp hình thức đổi mới của môn học làm quen chữ cái, nhiệt tình, yêu nghề, tích cực trang trí môi trường lớp tạo nhiều góc mở cho trẻ hoạt động.
- Hàng năm chúng tôi được học lớp chuyên đề của phòng, nhà trường tổ chức và các tiết dạy thực hành. Đó cũng là điều kiện để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình.
2. 2. Khó khăn
Bên cạch những thuận lợi còn có những khó khăn nhất định như :
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn làm quen chữ cái chưa phong phú, đa số là các đồ dùng, đồ chơi đã cũ nên không hấp dẫn trẻ.
- Trẻ phát âm còn ngọng nhiều, đặc biệt là chữ : n, l, x, s.....
- Phụ huynh nông thôn bận nhiều việc đồng áng cho nên không hỗ trợ được nhiều cho giáo viên trong việc rèn khả năng nhận biết chữ và phát âm ở trẻ, một số trẻ do bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc dạy trẻ còn theo kiểu xưa củ
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn của lớp như vậy đã khiến tôi trăn trở suy nghĩ : mình phải làm gì để đáp ứng nhu cầu giáo dục của xã hội và sự tin yêu của phụ huynh học sinh 
3.3. Kết quả thực trạng
Từ thực trạng trên, trong năm học 2016 - 2017 tôi đã đề ra nội dung bài tập để tiến hành khảo sát chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ. Kết quả khảo sát bài tập như sau: 
 *Về phía học sinh: Với tổng số trẻ là 30/30 cháu
Sĩ
số
Đầu năm
Nghe
Nói
Đọc
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
30
22
8
19
11
13
17
Tỉ lệ (%)
73
27
63
37
43
57
 Từ bảng khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ đạt trên trẻ còn thấp, tỉ lệ chưa đạt ở trẻ còn cao so với yêu cầu.
 Vì thế, tôi đã trăn trở và tìm ra “ Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc, tiền viết cho trẻ 5 tuổi”.
3. Một số biện pháp xây dựng môi trường chữ, góp phần tạo tâm thế tiền đọc, tiền viết cho trẻ 5 tuổi
Biện pháp 1. Xây dựng môi trường tích cực, tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ
 Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời người, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 
Bản thân được phân công chủ nhiệm lớp 5 -6 tuổi trong nhiều năm học liên tục, tôi luôn thực hiện nghiêm túc “ Chỉ thị 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1: “Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1”. Chính vì lẽ đó việc tạo tâm thế tiền đọc viết cho trẻ càng trở lên vô cùng quan trọng.
Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học – hay còn gọi là "độ chín muồi". Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần:
1.1. Chuẩn bị cho việc học đọc.
Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động vui chơi. Trẻ biết gọi tên, nhận biết nhanh các chữ cái. Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách), nhận biết và viết tên của bản thân.
	Mặt khác tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh, nên đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên, có thể sử dụng các giờ như dạo chơi ngoài trời, trước giờ ăn,....Khi trẻ nghe và nhìn cách mẹ đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách.
 	Tôi thường xuyên dạy trẻ cách cầm sách, giở sách, cách lật mở các trang sách. Dạy trẻ cách lật mỏ từ trang trước ra trang sau, đọc từ hàng trên xuống hàng dưới, từ trái qua phải.
Ví dụ: Với bài thơ: “Cô giáo của con” Tôi yêu cầu trẻ đọc từ đầu tựa đề bài thơ “ Cô giáo của con.. Mỗi khi vào lớpAi mà chẳng quý.” lần lượt như vậy từ hàng trên xuống hàng dưới, từ trái qua phải cho đến hết bài thơ. Hay truyện “ Vịt con đi học” tôi cũng làm tương tự như vậy.
 Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
1.2 Chuẩn bị cho việc học viết
 Chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,...
Trẻ tham gia chơi trò chơi xếp hột hạt 
 Ví du: Các con xếp cho cô nhóm chữ chữ “ a,ă,â” vừa yêu cầu trẻ cô vừa phân tích cấu tạo của chữ “ a,ă,â” qua việc học bằng chơi, chơi mà học vì thế trẻ sẽ ghi nhớ hơn và những chữ cái khác cô cũng làm tương tự.
Tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,.. đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh
 + Hướng dẫn trẻ biết làm một số đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thiên nhiên (quấn kèn từ lá cây, làm con chuồn chuồn, gấp tàu, máy bay, 
 Để bổ trợ cho các việc làm trên tôi đã chủ động xây dựng môi trường giàu văn học tại lớp của mình như: Cung cấp cho trẻ nhiều sách truyện, tạp chí, báo; tặng trẻ sách, truyện nhân ngày sinh nhật, ngày lễ. Từ đó sách sẽ trở lên đặc biệt và thu hút, lôi cuốn trẻ.
 Mọi hoạt động của lớp tôi đều lấy trẻ làm trung tâm, khi trò chuyện cùng trẻ tôi viết ra những điều trẻ kể về bức tranh, nội dung câu chuyện để trẻ có thể xem lại dưới dạng ngôn ngữ viết sau này, cô cùng với trẻ đóng lại thành quyển sách, sau đó cô đọc lại cho trẻ nghe.
 Biện pháp 2. Xây dựng môi trường chữ ở lớp học
2.1. Xây dựng môi trường chữ trong lớp học:
Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động và với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ đầu tự nhiên của bé là nhìn xung quanh xem có gì đẹp, có gì mới lạ không. Vì vậy, các mảng chính trong lớp học đó là các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên trẻ nhìn khi vào lớp. để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã tập trung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kể chuyện sáng tạo. Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên từng góc chơi mỗi khi chuyển sang một chủ đề mới. Các tuýp chữ có tên gọi ngây thơ, ngô nghĩnh, gần gũi trẻ và phải có hình ảnh minh họa cho các tiêu đề ấy. Như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả tối đa
Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi và trẻ cùng nhau trò chuyện về các ngành nghề trong xã hội, sau đó hướng trẻ vào câu chuyện: bạn búp bê đang bị ốm , nhưng bạn ý không biết phải đi khám bệnh ở đâu vì phòng khám của lớp mình chưa mở và chưa có tên, búp bê rất muốn chúng ta đặt tên cho phòng khám đấy? Nào chúng mình cùng nghĩ một cái tên thật hay và ý nghĩa để đặt nhé. Trẻ suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: Bệnh viện của búp bê, Bệnh viện vui vẻ, Phòng khám đa khoavới nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy và cả quá trình cô đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ sẽ thôi thúc trẻ phải tư duy xem mình đã đi siêu thị chưa, đã nghe thấy cái tên đó chưa và ngẫu nhiên đã cung cấp vốn từ cho trẻ. 
 Cô và trẻ cùng đàm thoại đặt tên cho góc chơi
Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cũng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: “kiến trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai (đối với góc xây dựng). Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.
Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường, với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa của góc. Còn mảng hoạt động của trẻ ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với mầu sắc khác nhau như chữ in thường, viết thường để trẻ cùng bắt chước cô ghép tên góc. Khi chơi tôi thường hỏi chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ các từ đó rất lâu và lại một lần nữa trẻ được luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép chữ nhiều lần thành quen và đã tự ghép mà không cần mẫu của cô.
Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ đề và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp:
VD: Góc gia đình: Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: tổ ấm gia đình, mái ấm lá 2. Trẻ được làm quen với từ tổ ấm , và biết được từ “tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ t, chữ đã học là chữ: ô, a . ...Như vậy, qua mỗi chủ đề tôi lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học.
*Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn kí hiệu vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và các giá góc:
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là dễ nhớ dễ quên. Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội các kiến thức khác.
Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi nhanh nhưng không ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ hay các chữ cái tiếng Việt ghép thành từ đó.
Để khắc phục tình trạng này, tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ:
VD: Với đồ chơi: con thỏ, cái làn . Tôi hỏi trẻ đây là cái gì? Chúng mình nhìn xem cô viết (hoặc ghép) từ thỏ cho chúng mình xem nhé. Chữ cái đầu tiên trong từ “con thỏ” và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi. Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được.
Đối với các ngăn giá góc, tôi vẽ ký hiệu đồ dùng đồ chơi kèm theo từ (tên gọi của đồ dùng) và giới thiệu với trẻ:
Khi chơi tôi thường trò chuyện với trẻ: Đây là khối gì? Dưới khối chữ nhật có từ: “khối chữ nhật” và trong từ “khối chữ nhật” có chữ cái nào đã học? chữ cái đầu tiên của từ là chữ k, sau đó đến chữ h, tiếp đó là ?.
Như vậy, hàng ngày trẻ được chơi, được nhìn thấy từ, thứ tự các chữ cái trong từ, dần dần trẻ thuộc từ đó, có thể tự viết hoặc ghép chữ cái rời thành từ đó và phát âm, “đọc” rất thành thạo.
Việc ghép tên các đồ vật đồ chơi trong lớp không những tác động lên giác quan của trẻ để nhớ các chữ các từ lâu và chính xác mà còn giúp cho hoạt động có chủ định làm quen với chữ cái được ôn luyện củng cố một cách thoải mái nhẹ nhàng.
VD: Trong chủ đề gia đình: cô dạy trẻ làm quen chữ: a, ă, â. Khi tổ chức hoạt động có chủ đích, tôi cho trẻ ôn bằng cách: Tôi chuẩn bị các đồ vật có gắn từ tương ứng như: cán làn, cái bàn, ấm pha trà. Tôi yêu cầu trẻ tìm chữ vừa học (a, ă, â) trong các từ gắn với đồ vật ở xung quanh lớp.Và như vậy, trẻ hoạt động rất tích cực, vận động thoải mái và tập trung chú ý cao độ để trẻ tìm thấy chữ đã học trong “thế giới của người lớn”. Ra ngoài cuộc sống gặp những hình ảnh băng zôn, cá từ, các chữ trên đường trẻ sẽ tự tin hơn, mở rộng hiểu biết hơn về từ, chữ Tiếng Việt của mình.
Qua các chủ đề, mỗi khi thay đổi đồ dùng đồ chơi, thay đổi các tiêu đề trên giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ đồ dùng đồ chơi mới, giới thiệu chữ mới, từ mới. Kết hợp áp dụng thực tế bên ngoài xã hội, cùng với việc giới thiệu chữ cái của cô, trẻ có thể đọc nhiều từ trong sách báo và thực tế và tôi thấy rằng đó thực sự là môi trường phong phú và có hiệu quả. 
*Thu hút trẻ tham gia tạo môi trường chữ trong góc TH, góc sách, góc thư viện nhằm phát huy tích cực hoạt động của trẻ:
	Để phát huy tính tích cực của trẻ trong góc chơi, đặc biệt là góc thư viện. Đây là nơi trẻ em được tiếp xúc nhiều với chữ cái và rèn luyện kỹ năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ như: cách lật mở sách, cách đưa mắt từ trái sang phải khi đọc hoặc các từ mới như: tên truyện, tên các trang bìa, tên các album tự tạo với các mẫu chữ khác nhau.
VD: Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ điểm. Nếu là chủ đề “thế giới động vật|” cô và trẻ sưu tầm album về các con: chó mèo, gà, vịt. Tôi yêu cầu trẻ tìm các chữ trong họa báo cắt và ghép từ “con mèo”, “con chó” dán dưới hình ảnh các con vật tương ứng. Một điều tôi luôn lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái sang phải, hết chữ này đến chữ khác, hết từ này đến từ khác bên cạnh phía phải, và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ, “đọc” các từ.
2.2. Xây dựng môi trường chữ ngoài lớp học:
Thực tế cho thấy việc đến trường ngoài hoạt động có chủ định, hoạt động ăn, hoạt động ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_chu_gop_phan_tao_t.doc