SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Đông Minh - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Đông Minh - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng, muốn trẻ em trở thành

người lớn theo đúng ý nghĩa, thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn

ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng

đồng, một nền văn hóa- xã hội cụ thể Qua đó mà trẻ học làm người, lĩnh hội được

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội gần gũi xung quanh trẻ, từ những cái mà trẻ

cảm nhận được, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy hoặc tưởng tượng ra được, nhằm kích

thích sự phát triển cao độ những tiềm năng ẩn tàng trong đứa trẻ và làm hạn chế

những yếu tố bất lợi.

Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, là một hoạt động thiết thực, góp

phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt về mặt giáo dục tình cảm trí tuệ,

tình cảm thẩm mĩ, đạo đức.

Khám phá môi trường xung quanh góp phần phát triển và hoàn thiện các giác

quan, các quá trình tâm lý, cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý. cho

trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội

và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự

vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra

các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự

vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm,

tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được

các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt

vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng

đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và

chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm

và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày, vui chơi lao

động và các hoạt động khác. Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc

về đối tượng đã làm quen .

Cho trẻ khám phá khoa học sẽ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong

phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu

biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ, cây, hoa, lá) đến

môi trường xã hội(công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con

người với nhau) .

pdf 21 trang thuychi01 18383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Đông Minh - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
1. Mở đầu 1 
1.1. Lí do chọn đề tài 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
2. Nội dung 2 
2.1. Cơ sở lí luận 2 
2.2. Thực trạng 3 
2.3. Biện pháp 4 
2.3.1. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng linh hoạt 4 
2.3.2. Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học môi 
trường xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau 
7 
2.3.3. Thông qua dạo chơi tham quan 10 
2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh 11 
2.4. Hiệu quả 11 
3. Kết luận và đề xuất 13 
3.1. Kết luận 13 
3.2. Đề xuất 13 
1 
1.1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng, muốn trẻ em trở thành 
người lớn theo đúng ý nghĩa, thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn 
ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng 
đồng, một nền văn hóa- xã hội cụ thểQua đó mà trẻ học làm người, lĩnh hội được 
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội gần gũi xung quanh trẻ, từ những cái mà trẻ 
cảm nhận được, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy hoặc tưởng tượng ra được, nhằm kích 
thích sự phát triển cao độ những tiềm năng ẩn tàng trong đứa trẻ và làm hạn chế 
những yếu tố bất lợi. 
 Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, là một hoạt động thiết thực, góp 
phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt về mặt giáo dục tình cảm trí tuệ, 
tình cảm thẩm mĩ, đạo đức. 
 Khám phá môi trường xung quanh góp phần phát triển và hoàn thiện các giác 
quan, các quá trình tâm lý, cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý... cho 
trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội 
và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự 
vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra 
các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự 
vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, 
tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được 
các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, đo lường, phán đoán và giải quyêt 
vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng 
đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và 
chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm 
và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày, vui chơi lao 
động và các hoạt động khác. Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc 
về đối tượng đã làm quen . 
 Cho trẻ khám phá khoa học sẽ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong 
phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu 
biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ, cây, hoa, lá) đến 
môi trường xã hội(công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con 
người với nhau).. 
 Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động giúp trẻ đi tìm kiếm và khai 
thác tất cả những gì diễn ra xung quanh mình trong cuộc sống. Một hoạt động 
mà ở đó có cả một sự sáng tạo phát triển và khai thác ở trẻ vốn ngôn ngữ phong 
phú, óc tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng. {1} 
Hiểu được điều đó năm học 2016-2017 tôi tìm tòi và tìm ra những biện pháp 
tốt nhất cho bài giảng của mình để phát huy hết khả năng hiểu biết của trẻ về thế 
giới xung quanh. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-
5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Đông Minh -
Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi 
cùng các đồng nghiệp. 
2 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra những giải pháp nhằm giúp giáo viên tổ 
chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi khám phá môi trường xung quanh 
có hiệu quả cao. Giúp trẻ được trải nghiệm các hoạt động khám phá môi trường 
xung quanh bằng các vật thật, đồ dùng thật, con vật, cảnh vật thật...Đồ dùng trực 
quan xinh động, thông qua các hoạt động thực tiễn cụ thể. Cô là người đóng vai 
trò hướng dẫn tổ chức tạo cơ hội cho trẻ tham gia. Từ đó nâng cao chất lượng, 
hiệu quả trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng những hình ảnh xinh động, giúp 
trẻ khám phá thế giới xung quanh đạt kết quả cao nhất. 
 Sáng kiến giúp giáo viên tận dụng triệt để các sự vật hiện tượng xung 
quanh trẻ, đồ dùng đồ chơi tự làm nhằm tạo hưng phấn tự tin cho trẻ khám phá 
môi trường xung quanh hiệu quả thông qua các hoạt động thực tiễn. 
 Tạo ra sự phối hợp ăn ý giữa giáo viên với phụ huynh trong việc tạo 
nhiều cơ hội cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua 
những hoạt động hàng ngày. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Trẻ 4-5 tuổi lớp B1 trường mầm non Đông Minh, Đông Sơn, Thanh Hóa. 
Giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh một cách tích cực, đạt hiệu quả cao. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên 
quan đến thực tiễn và công tác tổ chức 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra về 
mức độ hiểu biết và hứng thú của trẻ. 
 - Phương pháp thống kê tìm nguyên nhân, tổng kết kinh nghiệm. 
 - Phương pháp trò chuyện: Trao đổi thông tin, kinh nghiệm. 
 - Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi, nhận thức 
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận: 
 Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng 
chơi” thế giới xung quanh qua “ lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “ 
với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?”luôn là 
những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm 
hiểu và khám phá!...Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết 
cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu 
tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh? 
 Khám phá MTXQ là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ 
nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng 
xung quanh, bao gồm các hoạt động đa dạng, tích cực hơn; nội dung khám phá 
cũng phong phú sâu sắc hơn. Mục tiêu của khám phá MTXQ là: Giúp trẻ có 
những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung 
quanh; phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ 
thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là 
mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp 
3 
đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá 
MTXQ đã có những đổi mới đáng khích lệ. Có nhiều giáo viên đã mạnh dạn lựa 
chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc 
trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá MTXQ vẫn còn có những 
hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong 
một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng 
nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì 
vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. 
 Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng 
và các hoạt động hàng ngày, vui chơi lao động và các hoạt động khác. Nhờ vậy, 
trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng 
a.Thuận lợi : 
Bản thân tôi là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, luôn tận tình giảng dạy và 
chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của ban giám hiệu nhà trường, đồng 
nghiệp, phụ huynh, được học sinh yêu mến, điều này là nguôn động viên tinh 
thần rất lớn cho bản thân tôi, tạo niềm tin yêu và niềm say mê trong nghề 
nghiệp. 
 Trường mầm non Đông Minh là trường đạt chuẩn Quốc gia có bề dày về 
chăm sóc giáo dục trẻ, có môi trường xanh - sạch - đẹp có đủ điều kiện về cơ sở 
vật chất, môi trường cho các cháu học tập, vui chơi. 
 Năm học 2016-2017 này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4-5 
tuổi với tổng số trẻ là 34, trong đó có 20 nữ và 14 nam, đa số các bậc phụ huynh 
đều quan tâm tạo điều kiện và cùng với cô chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà 
trường và gia đình. Vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh phần nào cũng 
được gia đình dạy từ bé, thêm vào đó hàng năm nhà trường luôn tạo điều kiện 
cho giáo viên đi tập huấn học các lớp học để nhằm nâng cao về chất lượng, nhà 
trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo 
viên đứng lớp trong quá trình giảng dạy chăm sóc. 
 Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau: 
b. Khó khăn : 
Tuy cơ sở vật chất đã được cải thiện song vẫn còn thiếu một số trang thiết bị 
để phục vụ trẻ. Bản thân tôi đứng lớp một mình với tổng số trẻ là 34 cháu trong 
đó có những cháu chưa qua lớp bé, nên việc một mình đảm nhận chăm sóc các 
cháu cũng gặp phải không ít khó khăn về nề nếp, học tập của trẻ không đồng 
đều về chất lượng, phần đa trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ một 
phần nào đã biết về môi trường xung quanh trẻ, nhưng chưa hiểu sâu và lĩnh hội 
kiến thức một cách khoa học. Đông Minh là xã thuần nông, đa số phụ huynh trẻ 
đều làm nông nghiệp nên nhận thức của cha mẹ các cháu không đồng đều, một 
số cha mẹ ít quan tâm đến các cháu. 
c. Khảo sát: 
4 
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những hoạt động cho trẻ khám phá 
khoa học, tôi thấy vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ còn ít. Mặt khác 
khả năng quan sát, phân loại của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, trẻ chưa ham muốn 
được khám phá môi trường xung quanh, chưa mạnh dạn trao đổi thông tin cùng 
cô và người lớn những gì trẻ biết. 
 Thực trạng khảo sát giai đoạn I của lớp chồi B1 trường Mầm non 
Đông Minh như sau: 
 Số trẻ đạt Số trẻ không đạt Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
Trẻ hứng thú với hoạt động học 34 16 47% 18 53% 
Trẻ hiểu được mục đích yêu 
cầu của hoạt động 34 14 41% 20 59% 
Trẻ biết so sánh và phân loại 34 13 38% 21 62% 
Trẻ biết suy luận và phán đoán 34 11 32% 23 68% 
 Sau khi tiến hành khảo sát tôi thấy chất lượng trẻ còn quá thấp nên bản 
thân vô cùng lo lắng về chất lượng của lớp. Bởi vậy tôi đã đi sâu tìm tòi sách 
báo, tham khảo các tài liệu, tập san, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của các đồng 
nghiệp đi trước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tìm ra phương 
pháp, biện pháp giúp trẻ “Tham gia hoạt động Khám phá khoa học” một cách 
dễ dàng và có hiệu quả hơn. 
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện: 
2.3.1 Biện pháp 1: xây dựng môi trường học tập cho trẻ theo hướng linh 
hoạt: 
 Như chúng ta đều biết: Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi nói 
riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi 
trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã tổ chức 
xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích 
thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ 
học tốt. 
 Đối với môi trường trong lớp. 
Nhận thức được môi trường đồ dùng đồ chơi là vô cùng quan trọng trong 
việc thực hiện đổi mới hình thức giáo dục và nâng cao hơn nữa là hình thức giáo 
dục Mầm Non mới. Bản thân tôi luôn tích cực làm đồ dùng đồ chơi với nhiều 
chủng loại khác nhau phong phú và đa dạng tận dụng tối đa các nguyên vật liệu 
phế thải để làm đồ dùng đồ chơi như: Hộp đựng kem ăn tôi rửa sạch làm thành 
đoàn tàu cho trẻ quan sát phương tiện giao thông đường sắt qua đồ chơi, vỏ lon 
bia, các loại hộp đựng bánh kẹo, các loại vải vụn, len làm thành các con vật 
ngộ nghĩnh đáng yêu. 
Để gây hứng thú cho trẻ trong các góc tuỳ theo từng chủ điểm mà tôi có 
thể chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên vật liệu, phù hợp để trang 
trí các góc phù hợp với nội dung của góc đó, như: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo, 
tạp chí, sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, lá cây, vỏ hạt dưa 
5 
Những nguyên vật liệu này tôi sắp xếp ở góc tạo hình và luôn để ở các trạng thái 
mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt động Hay góc học tập, góc sách 
tôi bố trí trên giá chủ yếu là sách vẽ về các con vật, cây cối, hoa, lá, quả và các 
loại tranh ảnh vừa tầm với trẻ để trẻ dễ xem, với các đồ dùng dưới các dạng hột 
hạt, sỏi, vỏ hến  tôi đều đựng vào các hộp và mỗi hộp đều gắn mác bằng các 
hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhìn thấy và dễ lấy khi chơi, các tranh lô tô được phân 
loại để vào các ô giá vừa dễ lấy vừa dễ tìm như lô tô con vật vào một ô, lô tô các 
loại hoa quả vào một ô, đối với tranh đều có các ký hiêụ tương ứng để trẻ dễ 
nhận biết. 
 Trang trí phòng nhóm lớp theo các chủ đề, sáng tạo, phong phú, tăng 
cường đồ dùng đồ chơi, luôn sử dụng các sản phẩm do cô và trẻ làm ra. 
 Ví dụ: Mảng chủ đề tôi trang trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy, nội dung 
của các mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh như chủ đề thế giới động vật 
có động vật nuôi trong gia đình, có động sống trong rừng, các con vật sống dưới 
nước, các loại côn trùng, được chia theo từng nhánh để trẻ dễ quan sát, so sánh 
và khám phá. 
 Thường xuyên tận dụng sưu tầm các nguyên vật liệu, cây cảnh, hoa, các 
giá đựng các sản phẩm đã hết hạn sử dụng mang lại cho lớp để tu sửa lại và 
chuyển thành giá đựng đồ chơi cho lớp. 
 Trang trí bày các giá đựng đồ chơi : 
 - Sạch sẽ, đẹp mắt vừa tầm của trẻ. Dễ nhìn, dễ lấy, gọn gàng, thường xuyên 
làm mới đồ chơi, làm thêm đồ chơi theo chủ đề cho trẻ chơi. 
 - Các biểu tượng ở các góc tôi trang trí theo chủ đề, thường xuyên thay đổi 
các góc cho phong phú các hình ảnh, tôi luôn luôn tìm tòi và trang trí các hình 
ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu trong các góc tạo sự gần gũi giữa trẻ với các góc. 
 Ví dụ : Ở góc phân vai: “Bé với con vật đáng yêu” góc chơi có các con vật 
do tay tôi tự may, cùng với trẻ tôi đã dạy trẻ tự làm từ các nguyên vật liệu có sẵn 
tại địa phương, khi trẻ chơi ở góc này trẻ sẽ biết tạo ra các con vật đáng yêu gần 
gũi xung quanh trẻ, qua đó trẻ biết được đặc điểm các con vật đó như: Tên gọi, 
các đặc điểm nổi bật về con vật, sống ở đâu, hình dạng, kích thước, chúng 
thường ăn gì... 
( Xem phụ lục 1 ảnh cô và trẻ đang làm các con vật, các đồ chơi từ các nguyên 
vật liệu) 
 Đối với các góc mở tôi cho trẻ chơi theo hướng linh hoạt ở từng chủ đề nhằm 
cũng cố kiến thức trẻ đã được học ở giờ hoạt động học chính, sẽ ôn lại ở giờ 
chơi, cứ thế hết chủ đề này tôi cất đi lại bày đồ chơi cho trẻ chơi cho trẻ ở chủ đề 
mới, các góc mở luôn được thay đổi theo từng chủ điểm, đồ chơi đẹp hấp dẫn 
phù hợp với chủ đề, khác hẵn với trước kia luôn để góc chết. Ở góc chơi phụ tôi 
làm thêm các góc chơi mở tích cực cho trẻ chơi các hình ảnh trong các góc chơi 
mở tôi cố gắng thu thập, hấp dẫn, làm sao cho trẻ chơi, đạt hiệu quả nhất, trẻ vừa 
được chơi vừa được học một cách tích cực. 
 Ví Dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi làm góc chơi có hình ảnh ở góc 
chơi mở “con vật đáng yêu’’ tôi cho trẻ chơi lô tô, tôi chia làm bốn loạị: Con vật 
6 
sống dưới nước, con vật sống trong rừng, con vật nuôi trong gia đình, những con 
côn trùng, trẻ sẽ chọn lô tô phân loại theo từng nhóm theo yêu cầu của cô, bằng 
cách này trẻ vừa được học, được chơi mà tạo được sự hứng thú cho trẻ, đồng 
thời cũng cố lại bài học chính cho trẻ. 
 Thông qua hoạt động vui chơi tạo điều kiện cho trẻ khám phá đặc điểm, tính 
chất của sự vật hiện tượng, hoạt động và mối quan hệ của con người diễn ra 
xung quanh. Hoạt động chơi ở các góc là hình thức chơi thể hiện rõ khi cho trẻ 
làm quen với môi trường xung quanh. Củng cố và mở rộng vốn tri thức của trẻ 
về môi trường tự nhiên và xã hội nhằm hình thành biểu tượng chính xác, phong 
phú. Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng tri thức về môi trường xung quanh vào quá 
trình chơi, góp phần củng cố các kỹ năng nhận thức, lao động cho trẻ. Tạo cơ 
hội cho trẻ thể hiện tính tích cực sáng tạo hoạt động được định hướng theo nội 
dung các chủ điểm, giáo dục trẻ mối quan hệ trong xã hội và thoã mãn nhu cầu 
nhận thức riêng của từng trẻ. 
 Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai chơi làm người bán hàng. Qua trò 
chơi này trẻ được mô phỏng lại công việc của người bán và người mua, sự giao 
tiếp giữa người bán với người mua, từ đó hình thành mối quan hệ xã hội cho trẻ. 
 ( Xem phụ lục 2 cô và trẻ đang chơi trò chơi bán hàng) 
Môi trường ngoài lớp, và các góc khám phá khoa học: 
* Góc Khám phá khoa học: 
Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện 
tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho 
trẻ. Trẻ được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm 
Tôi đã sưu tầm các vỏ ống xà phòng, hộp bia, hộp kem, và mua các chậu bé, để 
trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, rau, và lớp tôi đã trồng được giàn cây leo 
bằng các cây vạn liên thanh, Hàng ngày trẻ chăm sóc cây tưới nước, lau lá cây 
 Để giúp trẻ làm các thí nghiệm tôi sưu tầm các hòn bi, hòn sỏi, các miếng gỗ, 
các ống thổi, màu nước Qua góc thiên nhiên này tôi thấy trẻ được trực tiếp với 
các sự vật trẻ hứng thú học tập và nhận thức sâu sắc về các hiện tượng . 
 Ví dụ: Ở chủ điểm “ Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi đã trực tiếp cho 
trẻ quan sát thời tiết diễn ra trong ngày trẻ được trực tiếp quan sát và cảm nhận, 
nói lên những gì trẻ biết, từ đó tôi cũng cố lại kiến thức cho trẻ về hiện tượng tự 
nhiên có lợi và có hại, ngoài ra tôi còn cho trẻ quan sát các nguồn nước như 
nước bẩn, nước sạch, hỏi trẻ về tác dụng của nước đối với con người và môi 
trường sống cho trẻ dùng nước tưới cho cây. Từ đó trẻ biết được cây đã lớn 
lên như thế nào qua bàn tay chăm sóc trực tiếp của trẻ và sự cần thiết của nước 
đối với cây. Biết yêu quý và bảo vệ thành quả lao động. Ngoài ra tôi còn trồng 
một số cây hoa, cây cảnh quen thuộc của địa phương để cho trẻ quan sát và so 
sánh giữa các cây, các loài hoa với nhau, tạo sự gần gũi giữa trẻ với thiên nhiên. 
Từ đó giúp trẻ thêm yêu cây xanh và có ý thức bảo vệ chăm sóc, nó đã có ý 
nghĩa giáo dục cho trẻ rất nhiều, trẻ có thể cùng cô chăm sóc cây, trẻ lĩnh hội 
được nhiều biểu tượng cụ thể về sự tăng trưởng và phát triển của chúng. 
7 
 Trong quá trình chăm sóc lao động đó sẽ hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng 
các dụng cụ lao động, yêu lao đông, biết lao động tự phục vụ. Hình thành thái độ 
đúng đắn của chúng đối với tự nhiên. 
 ( Xem phụ lục 3 ảnh trẻ đang chăm sóc cây, khám phá góc kpkh) 
* Môi trường ngoài lớp: 
 Ở hiên trước và sau của lớp tôi treo các hình ảnh nghộ nghĩnh như: Các 
hiện tượng tự nhiên, các loài hoa, các con vật..., được tạo thành từng dây treo ở 
hiên trước và hiên sau nhằm mục đích không chỉ tạo môi trường học tập cho trẻ 
mà còn làm cho phòng lớp đẹp hơn, giúp trẻ yêu trường, yêu lớp. Ngoài ra tôi 
còn trồng thêm một số loại cây cảnh ở hiên trước, những loại cây quen thuộc mà 
ở gia đình trẻ hay có như: Cây vạn niên thanh, cây thiết mộc lan, cây hoa mào 
gàđồng thời không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, xắp xếp đẹp mắt, thu hút 
tính tò mò khám phá của trẻ. Giúp trẻ quan sát dễ dàng, vừa học, vừa chơi, tiếp 
thu kiến thức nhẹ nhàng mà sâu lắng.( Xem ảnh phụ lục 4) 
 Kết quả đạt được sau khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong và 
ngoài lớp là rất cao. Môi trường hoạt động của lớp được cải thiện đáng kể, luôn 
luôn thay đổi, tạo được hứng thú cho trẻ, tạo môi trường hoạt động cho trẻ 
phong phú hơn, trẻ năng động sáng tạo, hăng say trong học tập và lao động {2} 
 2.3.2. Biện pháp 2: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học 
MTXQ dưới nhiều hình thức khác nhau. 
 Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ 4-5 tuổi tư duy 
của trẻ là tư duy trực quan hành động, trẻ tri giác với đồ vật, sự vật qua các hình 
ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều hình 
thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tôt hơn, bằng kinh 
nghiệm giảng dạy của bản th

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_hoc_tot_hoa.pdf