SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2017 - 2018

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó là cơ sở, là nền tảng và là cái móng ban đầu vững chắc cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục Mầm non là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy hiện nay công tác xã hội hoá giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức, một cách làm giáo dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục.

 Công tác xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của ngành Giáo dục nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là xây dựng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” [1]. “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con người là trung tâm của sự phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”[2]. Điều 12 Luật Giáo dục đã ghi: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vậy muốn nền giáo dục được ngày càng phát triển thì chúng ta phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và phải làm thế nào để “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân, kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường, ở lớp và tự học suốt đời”[3]. Song trong hoạt động thực tiễn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Coi xã hội hóa giáo dục chỉ là đóng góp tiền của vô bổ cho nhà trường

 

doc 21 trang thuychi01 6292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó là cơ sở, là nền tảng và là cái móng ban đầu vững chắc cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục Mầm non là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy hiện nay công tác xã hội hoá giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức, một cách làm giáo dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục.
	Công tác xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của ngành Giáo dục nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là xây dựng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” [1]. “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con người là trung tâm của sự phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”[2]. Điều 12 Luật Giáo dục đã ghi: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vậy muốn nền giáo dục được ngày càng phát triển thì chúng ta phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và phải làm thế nào để “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân, kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường, ở lớp và tự học suốt đời”[3]. Song trong hoạt động thực tiễn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Coi xã hội hóa giáo dục chỉ là đóng góp tiền của vô bổ cho nhà trường
Trong đó trường Mầm non Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc những năm trước đây cũng là một trong những trường còn gặp nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. 
Chính vì vậy, một trong những đòi hỏi bức thiết của người cán bộ quản lý giáo dục là cần có những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá công tác này để đối chiếu, so sánh và quan trọng hơn là định hướng đúng vào hoạt động thực tiễn. 
Xuất phát từ lí do trên, là cán bộ quản lí trường Mầm non tôi luôn xác định cho mình một vai trò trong công tác quản lí là muốn cho nhà trường ngày càng được phát triển thì người cán bộ quản lí đặc biệt người Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Phải huy động được tất cả các cấp, các ngành, mọi nguồn lực xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Có như vậy thì công tác quản lí giáo dục mới thành công và đây cũng là một trong 5 tiêu chí để nhà trường phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Từ đó bản thân xác định chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2017 - 2018” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGD của nhà trường trong xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục các cháu ở trường Mầm non Ngọc Sơn tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường-gia đình-xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non tại đơn vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn, năm học 2017 – 2018”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài, lựa chọn những khái niệm tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế vấn đề xã hội hóa giáo dục ở nhà trường, địa phương để đưa ra các biện pháp tác động phù hợp.
3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu:
Thống kê số liệu, so sánh kết quả đạt được trước và sau khi nghiên cứu, áp dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo, triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn
Xã hội hóa giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng ta xác định “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [1] và “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một cách thắng lợi phải chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, coi đây là nhiệm vụ quốc sách hàng đầu” [2]. Là những nhà quản lý giáo dục thì phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi cá nhân, mọi nhà, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức xã hội thấy được vai trò, trách nhiệm của mình cùng góp sức xây dựng sự nghiệp giáo dục bởi đó là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân chứ không phải của riêng ai.
Xã hội hoá công tác giáo dục có thể hiểu là đưa sự nghiệp giáo dục trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Trưòng học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Các cơ quan chính quyền và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến hoạt động học tập của con em mình hơn nữa”[4]. 
Để thực hiện Xã hội hóa công tác giáo dục mầm non thì chúng ta phải là người đầu tiên gương mẫu góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài của sự nghiệp giáo dục.[5] Trong những năm qua, nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhờ vậy mà ngành giáo dục đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những thành tựu về giáo dục đã từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Không những thế, nhiều dự án đầu tư cho giáo dục đã làm cho cảnh quan sư phạm của các nhà trường ngày càng phát triển, nhiều ngôi trường tranh tre nứa lá ở vùng sâu vùng xa cũng đã được thay thế bằng những phòng học khang trang làm cho học sinh ham thích đến trường hơn.
Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, ngành giáo dục còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đã cho, hiến, tặng, cả vật lực, tài lực, tin lựccho sự nghiệp  giáo dục.  Sự hỗ trợ đó đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. 
Như vậy ngoài sự lãnh đạo, giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, chỉ có chủ trương xã hội hóa giáo dục mới khắc phục nhanh những khó khăn trước mắt. Phải xác định sức mạnh ở nhân dân, sự ủng hộ ở nhân dân, chỉ có huy động sức dân mới đem lại thắng lợi. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Vì vậy vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, biết xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý, điều hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ có chất lượng và hiệu quả giáo dục mới tạo nên động lực thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục tại nhà trường.
2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Ngọc Sơn trước khi áp dụng sáng kiến.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường có tổng số 25 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó: Quản lý: 2, Giáo viên: 22, nhân viên: 1. Trong quá trình quản lý chỉ đạo và nghiên cứu đề tài bản thân gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc trong công tác chuyên môn.
Trong những năm trước đây trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc xã 135 nên được Nhà nước quan tâm hỗ trợ chế độ chính sách cho các cháu đến trường, từ đó phần nào giảm bớt khó khăn cho các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non. Mặt khác giúp nhà trường nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp theo kế hoạch. 
Về đội ngũ giáo viên nhà trường 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trong đó trên chuẩn chiếm 76%, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần đoàn kết, luôn có ý thức vươn lên tự học tập, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Công tác phát triển Đảng cũng như các đoàn thể trong nhà trường được quan tâm chú trọng.
2.2.2. Khó khăn:
* Khó khăn:
Nhận thức chung của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã về nội dung công tác xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ và toàn diện.
Đội ngũ giáo viên nhận thức về vấn đề xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
Đa số phụ huynh còn phó mặc con em cho nhà trường và quan niệm trường mầm non chỉ là nơi trông giữ trẻ nên chưa nhận thấy trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ cũng như công tác hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
Về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn nhiếu thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Nguyên nhân:
Trường Mầm non Ngọc Sơn thuộc xã miền núi có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là người dân tộc Mường chiếm trên 90% tổng dân số toàn xã. Nhà trường có 5 khu: Khu trung tâm và 4 khu lẻ nằm rải rác trên các thôn bản, địa bàn tương đối rộng, đường xá đi lại đến một số khu lẻ còn nhiều bất cập nên phần nào ảnh hưởng đến việc quan tâm chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã. Mặt khác trong năm qua thực hiện sự luân chuyển điều động cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc, các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân mới được luân chuyển điều động về làm việc nên việc nhìn nhận quan tâm cho giáo dục xã nhà có phần bị gián đoạn.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là người địa phương thuộc dân tộc mường chiếm 80% nên có phần quen phong tục tập quán sống của người bản xứ. 
Đời sống thu nhập của người dân nơi đây còn thấp, đa số các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non đang ở tuổi lao động đều đi làm ăn xa gửi con ở lại cho ông bà hoặc người thân chăm sóc nên việc phát động phong trào xã hội hóa giáo dục đối với nhà trường là hết sức khó khăn. 
2.2.3. Kết quả thực trạng:
Từ những thực trạng nêu trên bản thân đã tiến hành khảo sát những nội dung về công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương và kết quả khảo sát như sau:
Lần 1: 
A. Nhận thức của các cấp, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong xã, cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trên địa bàn xã Ngọc Sơn về nội dung công tác XHHGD:
TT
Nội dung
Các cấp, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong xã.
(Số lượng: 13)
Cán bộ giáo viên và nhân viên
(Số lượng: 25)
Phụ huynh 
học sinh
	(Số lượng: 312)
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
1
XHHGD góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
3/13=23%
5/13=38,5%
5/13=
38,5%
6/25=24%
10/25=40%
9/25=
36%
15/312=4,8%
142/312=45,5%
155/312=49,7%
2
XHHGD để tạo ra một xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
3/13=23%
6/13=46%
4/13=
31%
8/25=32%
8/25=32%
9/25=
36%
18/312=6%
151/312=48%
143/312=46%
3
XHHGD phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
4/13=
31%
5/13=38%
4/13=
31%
6/25=24%
10/25=40%
9/25=
36%
18/312=6%
151/312=48%
143/312=46%
4
XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục
3/13=23%
5/13=38,5%
5/13=
38,5%
6/25=24%
9/25=
36%
10/25=40%
24/312=8%
156/312=50%
132/312=42%
B. Kết quả công tác XHHGD:
I. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
STT
Năm học
Số lượng
Tỉ lệ 
huy động
Chất lượng CS nuôi dưỡng
Chất lượng giáo dục
Kênh BT
Kênh SDD
Đạt
Chưa đạt
1
2016 - 2017
281/482
58,2%
264/281= 93,9%
17/281=6,1%
277/281=98,5%
4/281=1,5%
II. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất:
TT
Danh mục
Năm học: 2016 – 2017
1
Phòng học
Có 9 phòng/12 nhóm lớp
2
Nhà hiệu bộ 
Không có
3
Bếp ăn bán trú
Có bếp 1 chiều
4
Công trình vệ sinh
Có 1 CT vệ sinh 2 phòng 
5
Sân khấu
Không có
6
Khuôn viên nhà trường
Tạm bợ, chưa phù hợp
7
Nhà kho
Không có
8
Nhà xe
Không có
9
Đồ chơi vận động, ngoài trời
Mới chỉ có 5 loại	
10
Ti vi thực hiện giáo án điện tử
Chỉ có 1 ti vi chung toàn trường	
Qua thực tế và kết quả điều tra cho thấy thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mầm non Ngọc Sơn chưa đạt hiệu quả, vì vậy bản thân là người cán bộ quản lý cần phải trăn trở tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu tại nhà trường. 
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non Ngọc Sơn năm học 2017 - 2018
2.3.1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa giáo dục.
Chúng ta phải khẳng định rằng mọi vấn đề đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục muốn đi đến thành công và đạt hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền là vấn đề vô cùng quan trọng đối với nhà trường. Muốn công tác xã hội hoá giáo dục thực sự là công việc, là phong trào mang tính tự giác, tích cực của các thành viên trong xã hội trong đó có lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh cần phải chú trọng vai trò tuyên truyền vận động của việc nâng cao tầm nhận thức cho các lực lượng này hiểu đầy đủ bản chất của xã hội hoá giáo dục mầm non, đây là lực lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Ở đây chúng ta hiểu rằng tuyên truyền không chỉ là cứ sử dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Phải làm sao để chính mỗi giáo viên, nhân viên thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm. Như vậy người Hiệu trường phải thường xuyên quan tâm động viên chia sẻ với giáo viên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và tạo điều kiện cho giáo viên có những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, tổ chức các cuộc họp triển khai chủ trương, kế hoạch của nhà trường trên tinh thần công khai dân chủ, xây dựng trí tuệ tập thể về công tác xã hội hóa giáo dục trong năm học.
Ví dụ: Sau khi tổng kết năm học tập thể cán bộ giáo viên đã nhận thấy nhà trường đã đạt được gì và còn những gì chưa đạt được, Hiệu trưởng sẽ tổ chức họp toàn thể cán bộ giáo viên rút kinh nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó Hiệu trưởng đưa ra những ý tưởng về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường. 
 Phụ lục 1
Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó khăn. Bởi chính giáo viên sẽ nhận thấy: Nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo thì hiệu quả chăm sóc giáo dục sẽ không cao, thương hiệu nhà trường sẽ khó gây dựng. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, niềm tin đối với phụ huynh và nhân dân nhờ đó mà được nhân rộng, từ đó nhà trường sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ cao trong mọi hoạt động.
Ngoài ra thông qua các buổi họp hội đồng, chuyên môn  nhà trường thông báo rõ chủ trương mục đích  huy động xã hội hóa, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ trong tháng, trong năm, giáo viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó  thông báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đều được tham gia, góp ý và hiến kế hay cho nhà trường. 
Kịp thời triển khai các qui định pháp luật liên quan đến chủ trương xã hội hoá giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên truyền để đội ngũ giáo viên là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập nhật kiến thức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho phụ huynh cách nuôi dạy con khoa học nhất.
Đối với phụ huynh học sinh: Nhà trường mở rộng các đợt tuyên truyền sâu rộng tới lực lượng phụ huynh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí vai trò thực sự của giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, phải thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển. Bằng các phương tiện tuyên truyền ngay trong nhà trường.
Ví dụ: Thông qua bảng tin, các biển tuyên truyền về các chuyên đề, giáo dục bảo vệ môi trường, chuyên đề an toàn giao thông, chủ đề trường mầm noncủa nhà trường, hệ thống biểu bảng trong và ngoài lớp học, các dịp khai giảng, tổng kết năm học, hội thi, tổ chức các chuyên đề về chăm sóc giáo dục trẻ để phụ huynh biết được hoạt động hàng ngày của các con ở trường Mầm non.
 Phụ lục 2: Hình ảnh khai giảng năm học
Ngoài ra nhà trường còn tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh, những buổi tổ chức các giờ dạy mẫu nhà trường mời phụ huynh tham dự để phụ huynh biết được đặc thù hoạt động ở trường Mầm non không giống phổ thông mà giáo viên phải sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy học, trẻ được sử dụng đồ dùng cùng cô trong từng hoạt động học tập, vui chơi. Bên cạnh nhà trường còn tổ chức cho giáo viên, học sinh tích cực tham gia các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ với xã, với thôn tạo mối quan hệ liên kết giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường.
Ví dụ: Cô và trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng Hội nghị giáo dục cấp xã, Đại hôi hội nông dân xã, tết trồng cây, các thôn về đích nông thôn mới
Đối với lãnh đạo, nhân dân  địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn xã: 
Để hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường thực sự đạt hiệu quả Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt người hiệu trưởng phải tạo mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo địa phương, tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã tổ chức tốt hội nghị giáo dục trong năm học, xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Từ đó công tác huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng  và phát triển nhà trường mới trở thành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động và cũng từ nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới  kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng chân trên địa bàn, đặc biệt l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_trien_khai_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc