SKKN Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trường mầm non Lam Sơn

SKKN Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trường mầm non Lam Sơn

Nghị quyết số 29 NQ-TQ của hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 8, khóa XI về nội dung: Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó nhấn mạnh: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

- Usinxki, một nhà giáo dục học Nga nổi tiếng cũng đã từng nói: “Nhân cách mẫu mực của người thầy giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc!’’. Nhân cách mẫu mực ấy thể hiện trong giao tiếp, trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày mang tính đạo đức, thẩm mĩ, khoa học và nghệ thuật với học sinh, phong cách nhà giáo chính là tấm gương sống đẹp đẽ về nhiều mặt, làm cho học sinh quý mến, noi theo. Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ, đa chiều như hiện nay, việc tiếp thu tri thức của con người nói chung, học sinh nói riêng có thể qua nhiều kênh. Song còn việc giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em theo một mục tiêu giáo dục đã xác định thì chỉ có thể thực hiện được ở trong nhà trường. Mặt khác, khi kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội càng giàu có, văn minh thì đạo đức càng bị tha hóa, xuống cấp.

Có thể nói rằng người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Nhân cách con người trong xã hội tương lai như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nền móng này. Trong trường mầm non, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà họ còn là người mẹ, người bạn lớn tuổi đáng tin cậy và gần gũi nhất đối với trẻ.

Từ xưa ông cha ta đã có câu:

"Uốn cây từ thưở còn non

Dạy con từ thưở con còn ấu thơ"

 

doc 20 trang thuychi01 31416
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trường mầm non Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 NQ-TQ của hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 8, khóa XI về nội dung: Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó nhấn mạnh: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
- Usinxki, một nhà giáo dục học Nga nổi tiếng cũng đã từng nói: “Nhân cách mẫu mực của người thầy giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc!’’. Nhân cách mẫu mực ấy thể hiện trong giao tiếp, trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày mang tính đạo đức, thẩm mĩ, khoa học và nghệ thuật với học sinh, phong cách nhà giáo chính là tấm gương sống đẹp đẽ về nhiều mặt, làm cho học sinh quý mến, noi theo. Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ, đa chiều như hiện nay, việc tiếp thu tri thức của con người nói chung, học sinh nói riêng có thể qua nhiều kênh. Song còn việc giáo dục, xây dựng nhân cách cho các em theo một mục tiêu giáo dục đã xác định thì chỉ có thể thực hiện được ở trong nhà trường. Mặt khác, khi kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, xã hội càng giàu có, văn minh thì đạo đức càng bị tha hóa, xuống cấp. 
Có thể nói rằng người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Nhân cách con người trong xã hội tương lai như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nền móng này. Trong trường mầm non, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà họ còn là người mẹ, người bạn lớn tuổi đáng tin cậy và gần gũi nhất đối với trẻ.
Từ xưa ông cha ta đã có câu:
"Uốn cây từ thưở còn non
Dạy con từ thưở con còn ấu thơ"
Quan niệm ấy cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn đúng và là kim chỉ nam cho việc giáo dục con cháu trong mỗi gia đình. Muốn cho những đứa trẻ lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội thì ngay từ thưở ấu thơ các cháu cần được sự chăm sóc, giáo dục đúng đắn. Đó chính là trách nhiệm của gia đình - nhà trường và xã hội. Trong đó, chúng ta không thể, không nhắc đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc giáo dục học sinh. Các thầy cô chính là những tấm gương gần gũi, trực quan để học sinh noi theo. Vì vậy, muốn có trò ngoan trước tiên phải có những người thầy mẫu mực là tấm gương sáng và đẹp trong con mắt học sinh đúng như nhà giáo. 
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà sự tăng trưởng về cơ thể và phát triển trí tuệ, tình cảm, xã hội diễn ra rất nhanh. Sáu năm đầu so với cả đời người là một khoảng thời gian ngắn, nhưng đối với sự phát triển của trẻ em là một thời kỳ quan trọng vì nó tạo ra cơ sở ban đầu cho nhân cách. Bộ mặt nhân cách của con người trưởng thành đã được hình thành từ tuổi thơ. Bên cạnh đó, tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ hay bắt chước, bắt chước thụ động, không chọn lọc, thường có thiên hướng lặp đi, lặp lại hành vi cử chỉ của người khác (Ví dụ: Cô giáo con dạy thế, cô giáo con bảo thế). Chính vì vậy, mọi hành động của người xung quanh dù có ý thức hay không có ý thức vẫn tác động đến đứa trẻ và để lại những dấu ấn trong tâm hồn non ớt của nó. Do đó, trong quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động, giao tiếp của trẻ đòi hỏi cao sự mẫu mực về nhân cách của người giáo viên, cũng như vai trò chủ đạo và nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải người thầy, người cô giáo nào cũng đủ bản lĩnh để giữ gìn đạo đức nghề nghiệp trong sáng, mẫu mực trước con trẻ. Đâu đó trong xã hội vẫn còn những câu chuyện đau lòng về việc thầy cô bạo hành học sinh, xúc phạm đến thân thể, tinh thần của các em. Những ký ức đau buồn đó sẽ theo các em mãi cho đến suốt cả cuộc đời và ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Ở trường mầm non Lam Sơn chúng tôi không phải không có những vấn đề còn hạn chế trong việc xây dựng hình mẫu giáo viên là tấm gương sáng trong mắt trẻ thơ. Do áp lực công việc, cuộc sống không ổn định, do bản lĩnh nghề nghiệp còn hạn chế nên vẫn còn hiện tượng giáo viên nóng nảy với trẻ làm trẻ sợ hãi. Đôi lúc vẫn còn những lời phàn nàn, ca thán của cha mẹ học sinh về việc con em mình chưa ngoan hay cô giáo chưa mẫu mực. Tất cả những vấn đề đó, mặc dù không sảy ra trong nhà trường nhưng luôn làm cho bản thân tôi với cương vị là hiệu trưởng nhà trường luôn lo lắng và trăn trở. Phải làm gì đây để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên? Phải làm gì đây để mỗi giáo viên thực sự là tấm gương mẫu mực trước con trẻ?
Từ những suy nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn nội dung “Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trường mầm non Lam Sơn ” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên là từ lý luận và thực tiễn đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng phong cách, đạo đức nhà giáo cho giáo viên trong trường mầm non Lam Sơn, góp phần nâng cao phong cách nhà giáo cho mỗi giáo viên của nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trường mầm non Lam Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu có liên quan đến phong cách, đạo đức nhà giáo nhằm xây dựng lý luận của đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp trưng cầu ý kiến
- Mục đích: Thu thập các thông tin về thực trạng công tác bồi dưỡng phong cách đạo đức nhà giáo cho giáo viên ở trường mầm non Lam Sơn.
- Cách tiến hành: Sử dụng phiếu điều tra
* Phương pháp trò chuyện
- Mục đích: Tìm hiểu về nội dung, các hình thức và biện pháp xây dựng, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên. Nắm được các thông tin về nhu cầu, chất lượng hiệu quả và thực trạng công tác xây dựng, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên.
- Cách tiến hành: Trò chuyện trực tiếp
 1.4.3. Phương pháp thống kê: ( Sử lý số liệu của các phương pháp trên ) 
2. NỘI DUNG XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH NHÀ GIÁO TRONG NHÀ TRƯỜNG
 2.1. Cơ sở lý luận
* Quyết định số 16/2008/Q Đ-BGD ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Đạo đức nhà giáo, trong đó bao gồm những quy định cụ thể về đạo đức nhà giáo như sau:
- Phẩm chất chính trị
- Đạo đức nghề nghiệp
- Lối sống, tác phong
- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo	 
Trong chương IV, điều 30 - Điều lệ trường mầm non – NXBBGD 2008 có ghi rõ nhiệm vụ của người giáo viên mầm non như sau:
Thực hiện theo chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của nhà trường.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em.
Gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ.
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Thực hiện các quy định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục.
Thực hiện các quy định khác của pháp luật. 
* Theo Quyết định số 02/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, các yêu cầu đối với giáo viên mầm non như sau:
- Yêu cầu về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Chấp hành pháp luật chính sách của nhà nước.
+ Chấp hành các quy định của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
+ Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
+ Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
* Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau:
+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm;
+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn;
+ Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ;
+ Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
2.2 Thực trạng của việc xây dựng, bồi dưỡng phong cách nhà giáo tại trường mầm non Lam Sơn
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
- Trường Mầm non Lam Sơn là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trường liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, được chủ tịch UBND tỉnh tặng là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua.
- Ban giám hiệu nhà trường mạnh dạn, có năng lực và dám nghĩ dám làm.
- Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, đào tạo cơ bản, nhiệt tình trong công việc chăm sóc. Nhìn chung lối sống, tác phong của giáo viên nhà trường tương đối ổn định, phù hợp với quan niệm đạo đức hiện tại và giữ được nhiều nét văn hóa. Đó là, sự cần mẫn, chịu thương, chịu khó trong công việc. Không những vậy, sống trong môi trường trẻ thơ, các cô giáo có tâm hồn trong sáng, không bon chen, vụ lợi.
- Trong chăm sóc, giáo dục trẻ thì nhanh nhẹn, tháo vát, khẩn trương, khoa học, tận tình và chu đáo, hàng ngày ở trường, các cô giáo luôn chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề nghiệp.
* Khó khăn 
- Là phường trung tâm thương mại, người dân chủ yếu là buôn bán nên đôi khi nhận thức của phụ huynh không đồng đều và rất kỹ tính.
- Đa số giáo viên trẻ nên kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công tác còn hạn chế nhất định. Đó là, họ chưa tự tin trong giao tiếp, tinh thần phê và tự phê chưa cao. Đâu đó còn có những giáo viên chưa chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, còn nóng nảy khi giao tiếp với trẻ. Trong giao tiếp với cha mẹ phụ huynh còn vụng về làm cha mẹ phụ huynh chưa hài lòng. 
2.2.2 Kết quả khảo sát phong cách, đạo đức nhà giáo của giáo viên
 TT
Nội dung khảo sát
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
1
Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm túc các nội qui của nhà trường.
21/32= 65,5 %
7 /32 = 22 %
4/32 =12,5 %
2
Gương mẫu yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
20/32 = 62,5 %
6/32 = 18,5 %
6/32 = 19 %
3
Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ.
16/32 = 50 %
11/32 = 34 %
5/32 = 16 %
4
Tự học tự bồi dưỡng CMNV để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
22/32 = 68 %
5/32 = 16 %
5/32= 16 %
5
Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn.
19/32 = 59 %
6/32 = 19 %
9/32 = 28 %
6
Được phụ huynh tín nhiệm, và đồng nghiệp yêu quí.
22/32 = 69 %
5/32 = 16 %
5/32 = 16 %
7
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục vụ trẻ nhiệt tình chu đáo.
19/32= 59 %
6/32 = 19 %
9/32 = 28 %
Qua kết quả khảo sát ở bảng trên, chúng ta thấy đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Bản thân mỗi giáo viên đều cố gắng nỗ lực phấn đấu, học tập vươn lên. Điều này thể hiện ở mỗi bước trưởng thành trong chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đó là việc phấn đấu học lên đại học mầm non, đó là việc phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp... Tỷ lệ giáo viên có ý thức kỷ luật, ý thức tập thể, gương mẫu trong công tác và trong cuộc sống tương đối cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự phấn đấu vì lợi ích chung mà có thái độ dậm chân tại chỗ, không nỗ lực phấn đấu. Hoặc tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu nhiệt tình trong việc tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động chính trị, xã hội. Những giáo viên này, tuy chiếm tỷ lệ không cao song cần phải được quan tâm uốn nắn kịp thời để nâng cao phẩm chất chính trị, tránh làm ảnh hưởng đến sự phấn đấu chung của nhà trường. 
2.3 Một số biện pháp xây dựng, bồi dưỡng phong cách đạo đức nhà giáo cho giáo viên trong nhà trường
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên mầm non ở trường như sau:
2.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường về công tác bồi dưỡng phong cách nhà giáo
Trường mầm non có vị trí quan trọng là hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Giáo viên mầm non là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên có hệ thống, để vừa có năng lực tốt, có kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo góp phần xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi, thống nhất cho sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, nhà trường đã có các biện pháp khuyến khích các cô giáo tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ như: Đại học mầm non, học tin học, học đàn, học hát..... 
- Việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của đảng, thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, quy định về đạo đức nhà giáo của bộ GD&ĐT và các chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non. Đó là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng toàn diện trong trường mầm non.
- Giúp giáo viên mầm non nhận thức được việc bồi dưỡng đạo đức và tự bồi dưỡng đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác. Đó cũng là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối mỗi nhà giáo trong việc giáo dục, phát triển nhân cách cho trẻ.
 Nội dung tiến hành
- Trước hết là sự quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của đảng, của uỷ ban nhân dân thành phố và các ngành về công tác bồi dưỡng phong cách nhà giáo nói chung và bồi dưỡng đạo đức người giáo viên mầm non nói riêng.
- Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đạo đức giáo viên mầm non. Từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc bồi dưỡng đạo đức nhà giáo và tự bồi dưỡng.
 + Đối với cán bộ quản lý trong nhà trường: Phải nhận thức được sứ mệnh chính trị của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Vì vậy xây dựng tập thể giáo viênvững mạnh, có đủ đức và tài là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý, điều hành công việc. Nhận thức đúng vai trò quyết định chất lượng toàn diện giáo dục mầm non của đội ngũ giáo viên mầm non. Hiểu rõ xu thế phát triển giáo dục mầm non và yêu cầu của xã hội đối với chất lượng giáo dục mầm non. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non có đức, có tài.
+ Đối với giáo viên mầm non: Phải giúp cho giáo viên nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và ý thức được vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đạo đức nhà giáo là nhiệm vụ phải làm thường xuyên với thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác. Có như vậy mới làm cho xã hội tôn trọng nghề nhà giáo và mỗi giáo viên sẽ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. 
 - Nhà trường đã tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, của ngành về phát triển giáo dục nói chung về công tác bồi dưỡng đạo đức nói riêng.
 - Coi vấn đề tự học, tự bồi dưỡng và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về đạo đức nhà giáo là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá các danh hiệu thi đua của giáo viên.
- Xây dựng phong trào nâng cao đạo đức phong cách nhà giáo một cách sôi nổi trong nhà trường, lấy tập thể hội đồng sư phạm là nơi khích lệ, động viên giáo viên phấn đấu, tạo dư luận khuyến khích tinh thần tự giác. 
- Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để giáo viên yên tâm phấn khởi tham gia các đợt bồi dưỡng, như giao ban chuyên môn hàng tháng, qua các đợt hoạt động.
2.3.2 Điều tra nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trong nhà trường
Quản lý công tác bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên mầm non tự đánh giá được ưu, nhược điểm của bản thân và có nhu cầu hoàn thiện mình.
Để việc bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non đạt hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, trước hết phải điều tra nắm vững nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên từ đó xác định nội dung và kế hoạch bồi dưỡng hợp lý.
* Ban giám hiệu cần tiến hành điều tra nhu cầu bồi dưỡng phong cách nhà giáo của giáo viên làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng. 
- Lập kế hoạch bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên mầm non hợp lý sẽ giúp ban giám hiệu chủ động trong công tác bồi dưỡng, đảm bảo tính khoa học, tính liên tục và hệ thống, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng trong từng thời gian và thống nhất các lực lượng tham gia. 
* Nội dung cần khảo sát:
- Khảo sát trình độ đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Khảo sát kết quả làm việc của giáo viên qua những năm gần đây.
- Khảo sát uy tín, năng lực của giáo viên trong tập thể sư phạm của nhà trường
- Điều tra nhu cầu bồi dưỡng phong cách nhà giáo của giáo viên bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên hàng năm trên cơ sở yêu cầu của xã hội, nhiệm vụ năm học, nhu cầu của giáo viên và tình hình thực tế của địa phương.
Kế hoạch bồi dưỡng xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian và biện pháp quản lý. Kế hoạch được thảo luận dân chủ, bàn bạc, thống nhất trong tập thể lãnh đạo và cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
 Khi xử lý số liệu điều tra cần phải:
+ Phân loại trình độ đào tạo, năm đào tạo
+ Phân loại tuổi nghề, tuổi đời.
+ Phân loại nhận thức về đạo đức nhà giáo 
+ Phân loại nội dung bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp theo nguyện vọng cá nhân
+ Những đề xuất của giáo viên trong nhà trường.
* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên .
- Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phong cách nhà giáo cho giáo viên trong trường. 
- Tổ chuyên môn thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non của trường mình. 
- Hiệu trưởng hoàn thiện kế hoạch của trường trên cơ sở góp ý của tổ chuyên môn.
2.3.3 Thiết kế nội dung bồi dưỡng phong cách đạo đức nhà giáo phù hợp và thiết thực
Nội dung bồi dưỡng đạo đức nhà giáo là hệ thống những chuẩn mực nghề nghiệp cần trang bị cho người được bồi dưỡng, giúp họ nâng cao hiểu biết, mở rộng tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với quy định đạo đức nhà giáo do bộ GD&ĐT ban hành, là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực rèn luyện mình phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo. Vì vậy, thiết kế nội dung bồi dưỡng đạo đức nhà giáo phải chính xác, phù hợp và thiết thực là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng, hiệu quả của quá trình bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non.
a. Mục đích
- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và toàn diện của nội dung bồi dưỡ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_boi_duong_phong_cach_nha_giao.doc