Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Đồng thời, qua đó trẻ có được sự thoải mái, dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.

 Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời còn là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển cho nhân cách trẻ.

 

doc 19 trang Trần Đại 27/04/2023 4336
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Mã số 
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Đồng thời, qua đó trẻ có được sự thoải mái, dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. 
 Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời còn là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển cho nhân cách trẻ.
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ngoài trời. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, nền nếp lên lớp, kế hoạch giáo dục của giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, yêu nghề, yêu trẻ. Có nhận thức tương đối đầy đủ chính xác về vai trò của trẻ trong hoạt động, thường xuyên được bồi dưỡng, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định và đã áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy. 
* Nhược điểm:
- Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, giáo viên chưa chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Tích hợp, lồng ghép trò chơi vận động, trò chơi dân gian hình thức còn gò bó trẻ, áp đặt trẻ vào một khuôn khổ nhất định.
- Nội dung chơi còn hạn hẹp, chưa phong phú chưa thu hút trẻ tham gia chơi một cách tự nguyện, tự giác.
- Diện tích sân chơi hẹp, nhiều lớp cùng tham gia hoạt động ngoài trời nên khó khăn trong việc cho trẻ chơi tự do.
- Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động chơi ngoài trời
- Kỹ năng giao tiếp của trẻ đã hình thành nhưng vẫn còn nhút nhát, thụ động trong các mối quan hệ giữa trẻ với cô, giữa trẻ với trẻ. Do đó, đa số trẻ chỉ chơi theo sắp xếp của cô mà chưa có sự hứng thú, tích cực.
Từ những ưu và nhược điểm trên, tôi quyết định lựa chọn một số biện pháp để giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua việc tổ chức hoạt động ngoài trời gắn với việc tích hợp giáo dục rèn kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp cho trẻ để việc vui chơi của trẻ đạt hiệu quả hơn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
a. Mục đích của giải pháp: 
- Nhằm tìm ra một số biện pháp để giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động ngoài trời, giúp trẻ được tiếp xúc với cuộc sống, giao tiếp với mọi người xung quanh, được quan sát khám phá thế giới xung quanh. Tăng cường vốn sống của trẻ. Môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là môi trường hoạt động hấp dẫn trẻ. Thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.
- Thu hút sự đóng góp ủng hộ về vật chất từ phụ huynh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy – học.
 Đó là mục đích mà đề tài muốn hướng tới.
b. Nội dung giải pháp: 
b.1. Tính mới của giải pháp:
- Trẻ được trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời để lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú.
	- Trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi hoạt động ngoài trời, thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ. 
- Tổ chức hoạt động ngoài trời gắn với việc tích hợp giáo dục rèn kỹ năng vận động, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Thay đổi môi trường chơi đảm bảo cho trẻ hoạt động an toàn trong các trò chơi vận động. Trẻ được rèn luyện kĩ năng vận động tăng cường để thể lực.
- Nâng cao năng lực của giáo viên về lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch chơi thay đổi phương pháp chơi đa dạng sáng tạo trong hoạt động ngoài trời. 
b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
TT
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
1
Xác định mục tiêu còn chung chung, chưa chú trọng vào việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Xác định mục tiêu dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ.
2
 Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, giáo viên chưa chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Tích hợp, lồng ghép trò chơi vận động, trò chơi dân gian hình thức còn gò bó trẻ, áp đặt trẻ vào một khuôn khổ nhất định.
- Môi trường hoạt động và quan sát được thay đổi thường xuyên, mới lạ.
- Giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp khả năng của trẻ, thiết kế môi trường hoạt động ngoài trời với một không gian thoáng mát sạch đẹp luôn thay đổi hình thức chơi sáng tạo, linh hoạt trong nội dung chơi đáp ứng được với điều kiện cho trẻ hứng thú tích cực hơn trong học và chơi, phát triển trẻ toàn diện, hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển kỹ năng vân động của trẻ
3
Giờ hoạt động khô khan không hấp dẫn.
Giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng hấp dẫn sinh động.
Trẻ hứng thú tích cực thích tham gia hoạt động hơn.
	b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến:
	Căn cứ vào mục tiêu thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và tình hình thực tế của trường, giáo viên căn cứ vào để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Qua quan sát, dự giờ, thăm lớp, tư vấn, góp ý, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp như sau:
	b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến 
Giải pháp 1: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời.
	Hoạt động ngoài trời của trẻ ở trường mầm non là hoạt động có những đặc điểm khác biệt so với hoạt động trong lớp, là điều kiện vô cùng thuận lợi để thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu quan điểm tích hợp không gian tự nhiên ngoài trời chúng ta có thể tích hợp không gian tự nhiên ngoài trời, cũng có thể tổ chức hoạt động với nội dung tổng hợp, hình thức phong phú, đa dạng. 
	Nắm bắt được kế hoạch hoạt động của trường và đặc điểm, tình hình thực tế ở lớp khả năng của trẻ phải luôn có sự chủ động, nhiệt tình. Từ đó tôi đã hướng dẫn giáo viên chủ động lập kế hoạch theo tháng, từng chủ đề phù hợp theo thực tế và từng lúc điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt. Qua quan sát tôi nhận thấy giáo viên biết xây dựng kế hoạch nội dung chủ đề trong tuần, điều kiện của trường, lớp hoạt động ngoài trời và tiến hành với một số nội dung, hình thức sau: 
	- Trẻ có thể chơi với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi với các vật liệu thiên nhiên: Cây, hoa, quả, lá, nước, cát, sỏi
	- Trẻ có thể chơi với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích.
	- Quan sát sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, lắng nghe âm thanh mọi vật, sự thay đổi của thời tiết, cây, hoa lá, hoạt động công việc của mọi người.
	- Dạo chơi quanh sân trường thăm khu vực trong trường: Văn phòng, nhà bếp, phòng y tế, các nhóm lớp, hoặc tham quan khu vực ngoài trường như nhà trường tổ chức đi tham quan: Doanh trại bộ đội, Trường Tiểu học, Đền thờ liệt sĩ...
	Cụ thể giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời với chủ đề: “Nước và Hiện tượng tự nhiên”:
 + Phần quan sát: Giáo viên cho trẻ khám phá và thí nghiệm về sự hòa tan của nước.
	 Hình ảnh: Trẻ đang thí nghiệm về sự hòa tan của nước
+ Trò chơi vận động: Trẻ chơi trò chơi: “Chuyền nước”
Luật chơi: Đội nào chuyền được nhiều nước và đúng yêu cầu là đội chiến thắng 
Cách chơi: Cô chia lớp làm 4 đội đứng theo 4 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô thì 4 đội thi đua chạy nhanh đến hồ nước hòa tan một sản phẩm. Trong vòng một đoạn nhạc đội nào hòa tan được nhiều sản phẩm thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc.
	+ Chơi tự do: Giáo viên cho trẻ chơi với các nội dung:
 Ÿ Giang hàng của bé: Bán các loại nước giải khát
 Ÿ Dây chuyền nước ngọt đóng chai
 Ÿ Chơi trò chơi dân gian: Kéo mo cau, nhảy cò chẹp, xếp lá dãy và đi trên lá.
 Ÿ Pha màu vẽ, tạo hình về nước và hiện tượng tự nhiên
Ÿ Thả bóng vào ô, ném vòng, ném bóng...
Ÿ Vẽ trên sân
	Với giải pháp lập kế hoạch cho từng chủ đề tôi nhận thấy giáo viên đã chủ động trong việc lựa chọn nội dung cho trẻ chơi, kết hợp chơi xen kẻ vừa động vừa tĩnh. Các nội dung chơi không bị lặp lại, trẻ chơi hứng thú tích cực hơn, có được những kỹ năng sống đơn giản, hợp tác và chia sẻ với bạn, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Giải pháp 2: Tạo môi trường chơi, hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi.
* Tạo môi trường chơi:
	 Một môi trường chơi phù hợp với trẻ, phong phú, đa dạng sẽ kích thích tính tích cực của trẻ, trẻ sẽ thích thú tìm tòi khám phá, chủ động trong mọi hoạt động chơi ngoài trời. Giáo viên đã căn cứ vào hoạt động cụ thể từng chủ đề mà thiết kế môi trường chơi phù hợp với lứa tuổi, nội dung hoạt động, luôn tạo cảm giác mới, luôn luân phiên các hoạt động.
 Tuy diện tích sân trường không rộng nhưng vẫn được bố trí thoáng mát, sạch sẽ nhiều khu vực chơi cho trẻ như: 
 + Khu vườn của bé
	Nhà trường phối hợp với giáo viên, phụ huynh đã trồng một số loại rau và một số cây kiểng trong khu vườn trường. 
 Đa số trồng các loại rau, cây kiểng gần gũi với trẻ, lựa chọn trồng các loại cây xanh che bóng mát, các loại cây gần gũi, quen thuộc để kích thích trẻ tìm hiểu khám phá như: cây mai, cây sa kê, cây bàng,
 Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả 
Hình ảnh 3: Trẻ đang chăm sóc vườn rau
 + Khu vực để đồ dùng đồ chơi:
 Các đồ chơi: Dụng cụ leo trèo: Cầu trượt, đồi cỏ, xích đu, cầu khỉ, leo qua các bật tam cấp, gốc cây được sắp xếp gọn gàng, đặt nơi thoáng mát, thuận tiện cho trẻ hoạt động, đồ dùng, đồ chơi luôn đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Hình ảnh 4: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
 Giáo viên luôn khuyến khích trẻ cùng chơi với nhau, thay phiên nhau chơi với các thiết bị. Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
 + Khu vực chơi với cát, nước, vật liệu thiên nhiên:
 Hố cát, bể nước các vật liệu. Trẻ có thể thực hiện khám phá làm những thí nghiệm đơn giản như thí nghiệm vật nổi vật chìm, thí nghiệm nước biến đổi màu, thả thuyền, in dấu tay trên cát, làm lâu đài cát, tạo sản phẩm theo khuôn. Các vật liệu như cát, nước được bố trí trong những cái bể quanh sân trường để trẻ được thuận tiện vui chơi tạo sự an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. 
 + Khu vực nuôi cá:
 Để trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh qua hoạt động ngoài trời, ngoài việc cho trẻ tiếp xúc với cảnh quan trong trường còn cho trẻ tiếp xúc với những vật nuôi mà trẻ thích như bể nuôi cá, có thể chuẩn bị thức ăn để trẻ cho cá ăn cho trẻ cùng nhau trải nghiệm từ đó tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình.
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
 * Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, phế thải.
 Đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, phế thải như: Lá cây, hoa, vỏ sò, hạt sỏi, chai nhựa Đây là những vật liệu sẵn có không tốn kém. 
Thông qua đồ chơi trẻ biết phối hợp các giác quan để tác động lên nguyên vật liệu làm thay đổi hình dáng và biến thành những đồ chơi sinh động. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm
 Giáo viên đã chia trẻ theo từng nhóm để làm đồ chơi, sử dụng những câu hỏi kích thích gợi mở trẻ, làm mẫu cho trẻ xem, sờ vào mẫu đồ chơi hoặc cho trẻ chơi thử đồ chơi để gây hứng thú, sự tò mò làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, tùy theo lứa tuổi mà giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ những mẫu đơn giản đến những mẫu phức tạp dần.
 Để có được đồ chơi phong phú thu hút trẻ chơi giáo viên tận dụng mọi cơ hội như vận động phụ huynh ủng hộ các vật liệu phế thải đã sử dụng, các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, giáo viên luôn tìm tòi góp nhặt các vật dụng không còn dùng đến trong cuộc sống hàng ngày để hướng dẫn trẻ làm đồ chơi.
 + Tạo bức tranh về các chủ đề từ lá cây (nhặt nhiều loại lá khác nhau lá có dạng tròn dài, răng cưa, lá to, nhỏ) giấy vụn, vỏ sò, các loại hạt
	VD: Làm tranh về chủ đề thực vật cô chuẩn bị sẵn hình ảnh các loại hoa, quả trẻ sẽ trang trí lên những hình ảnh đó bằng các vật liệu lá cây, len, giấy vụntạo nên bức tranh với nhiều màu sắc mà trẻ thích.
 + Tận dụng vỏ sò, hạt sỏi, lá dừa, cọng mì dạy trẻ làm vòng đeo tay, làm dây đeo
 + Làm các loại bông hoa bằng bẹ ngô, lá chuối, cuống rau muống, cuống trái dừa, các loại củ quả được cắt tỉa sẵn, len màu, vỏ chai...
 + Làm các con vật bằng bông bảng, các loại quả, lá cây, vải nỉ, bông gòn vỏ trứng, vỏ hộp, chai xà phòng 
VD: Làm con chuồn chuồn bằng lá tre, con cá bằng vỏ trứng, vỏ dừa, con rùa bằng quả bàng.
 + Làm các phương tiên giao thông từ: Bẹ chuối, cọng lục bình, các loại củ quả, vỏ hộp
VD: Làm chiếc thuyền bằng chai nước suối, cọng dừa. Làm bè bằng cọng lục bình, bẹ chuối. Làm xe bằng vỏ hộp.
 Qua giải pháp trên tôi nhận thấy giáo viên đã thu hút được sự tham gia chơi của trẻ, thuận lợi cho cô và trẻ tham gia hoạt động, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Từ đó trẻ rất thích chơi, mong muốn được chơi, hứng thú, tự nguyện tham gia chơi hoạt động ngoài trời. Các bậc phụ huynh của lớp rất hài lòng về sự mạnh dạn tự tin của trẻ trong giao tiếp với cô, bạn bè, mọi người xung quanh không còn nhút nhát, rụt rè khi đến lớp.
Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm
	Đây là 1 hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. 
Với chủ đề TGTV giáo viên cho trẻ quan sát chồi non của cây hoa sứ. Yêu cầu trẻ quan sát kĩ trên từng cành, sau vài ngày ra quan sát lại để thấy sự thay đổi trên từng cành hoa sứ hoặc yêu cầu trẻ thực hành lại ở nhà như: tìm hiểu 1 số loại hoa và mang hoa đến lớp cho cả lớp cùng xem hay vận động phụ huynh trò chuyện cùng trẻ, dẫn trẻ tham quan vườn hoa. Trong các hoạt động , giáo viên và phụ huynh cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy cho trẻVới cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh.
Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, trong quá trình quan sát, giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi đàm thoại nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ như:
+Con có nhận xét gì về cây hoa sứ này vì sao?
+Con có thấy điều gì mới trên cành hoa sứ không?
+Vì sao lá nó dài hơn?
+Mùa nào thì cây đâm chồi?
	Chính vì thế, giáo viên có những kiến thức rộng về thế giới giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Ví dụ Khi cho trẻ quan sát hoa, giáo viên đặt ra những câu hỏi:
	+ Theo con hoa này là hoa gì?
	+ Tại sao con đặt tên như vậy?
	+ Hoa có đặc điểm gì?
	+ Hoa sống ở đâu?
	+ Làm cách nào để chăm sóc cây?
Hình ảnh: Trẻ đang quan sát, trải nghiệm
	Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực.
	Đối tượng, yêu cầu quan sát phải phù hợp chủ đề và sự nhận thức của trẻ để trẻ được kích thích tư duy.
Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ dạo chơi
	Thông qua dạo chơi, tham quan sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng xung quanh như: cỏ cây, hoa lá công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con ngườivà trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp của làng quê, những phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh ra và lớn lên..
	Ví dụ: Trong chủ đề Trường mầm non, giáo viên cho trẻ dạo chơi xung quanh vườn trường. Sau khi cho trẻ dạo chơi, giáo viên cùng trò chuyện với trẻ:
	+ Con có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh trường?
	+ Trường mình có những cây gì?
	+ Con có thích vườn trường mình không? Vì sao?
	Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi vườn trường, trẻ sẽ thấy được cảnh đẹp của sân trường với đa dạng các loại cây từ cây cho bóng mát đến cây ăn quả và cả những vườn hoa với đầy đủ chủng loại màu sắc khác nhau.
Giải pháp 5: Sưu tầm những trò chơi vận động, trò chơi dân gian và tổ chức với hình thức, nội dung mới lạ.
	Hoạt động ngoài trời không thể thiếu những trò chơi vận động, trò chơi dân gian để tạo cho trẻ hứng thú tham gia, với sân trường sạch sẽ, thoáng mát rất thuận tiện tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mang tính vận động giúp trẻ được thoải mái vận động, trẻ sẽ tiêu hao năng lượng dư thừa, cơ thể phát triển thông qua những bài tập vận động.
 Tổ chức những trò chơi mang tính tập thể để kích thích trẻ hứng thú tham gia như chơi: Mèo và chim sẻ, Ngã tư đường phố, Chuyền bóng
 Ngoài những trò chơi vận động có trong chương trình giáo viên cũng sưu tầm những trò chơi mới thay đổi luật chơi, cách chơi, để tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia. 
Những trò chơi được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp từng chủ đề như: Chủ đề “Quê hương – Đất nước” giáo viên cho trẻ chơi trò chơi vận động “Chạy tiếp sức chọn những loại quả quen thuộc có ở địa phương”; Chủ đề Nghề nghiệp tôi cho Trẻ chơi trò chơi vận động “Chuyền lúa”Để không khí buổi chơi thêm sinh động giáo viên đã lồng ghép những câu hò bài vè, đồng dao vào trò chơi như: Khi chơi chuyền lúa thì lồng những câu hò vào: 
Ví dụ:
“Hò dô ta... ta chuyền lúa, chuyền nhanh tay lên các bạn ơi!
 Hò dôơi hò dô
 Hò dô ta ta chuyền lúa, chuyền nhanh tay lên các bạn ơi! Hò dôơi hò dô”
 Hay những bài đồng dao:
“Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Mở hội thi đua
Xem đội nào khỏe
Xem đội nào khéo
Thì chuyền nhanh tay
Nhanh tay lên nào
Các bạn ơi!ơi!”
Hay lồng những bài nhạc vào trò chơi như: Trò chơi kết thúc trong vòng một bài nhạc
 Những trò chơi dân gian cũng rất gần gũi với trẻ, gắn liền với tuổi thơ của trẻ những trò chơi dân gian như: Kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, nhảy cò chẹp, lò cò kéo mo cautrò chơi dân gian vừa gây hứng thú cho trẻ cũng giúp trẻ phát triển cơ thể qua những vận động. Trong quá trình trẻ chơi giáo viên kịp thời động viên khen ngợi những trẻ chơi ngoan, nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ có hành vi chơi không ngoan, gợi ý trẻ không còn hứng thú với vai chơi tham gia vào một nhóm chơi khác để trẻ tích cực tham gia chơi và hoàn thành nhiệm vụ ở trò chơi đó.
Hình ảnh 6: Trẻ chơi trò chơi dân gian
Qua những trò chơi vận động, trò chơi dân gian giáo viên phối hợp dùng những phương pháp tốt sẽ giúp trẻ chơi tốt. Trẻ chơi tốt sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của giáo viên ở lớp. Từ đó, trẻ mạnh dạn khám phá, trải nghiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin trong hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác, trẻ biết thương yêu, chia sẻ, hợp tác nhau khi chơi. Những trẻ nhút nhát cũng mạnh dạn hơn. Trẻ thừa cân béo phì cũng tích cực tham gia chơi không lười vận động như trước nữa.
Giải pháp 6: Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích
Tổ chức cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng; chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ: xếp hình bông hoa, căn nhà, con bướm
VD: Trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên, giáo viên hướng dẫn cho trẻ thả thuyền, sỏi, lá cây vào nước để thấy được điều gì xảy ra; chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ vẽ cây xanh, xếp hình bông hoa, chơi với lá cây.
Cho trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển tính tò mò, sáng tạo ở trẻ như: quan sát sự thay đổi hằng ngày của cây xanh trong trường và phân loại theo nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, biết cách chăm sóc cây xanh và bảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_phat_h.doc