Sáng kiến Kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

Sáng kiến Kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

Trường mầm non Cổ bi nằm trên địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.Là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có nhiều thành tích trong công tác và giảng dạy.Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ. Trường được xây 2 tầng, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, các trang thiết bị thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khi xảy ra thảm hoạ, thiên tai, đồ dùng chăm sóc bảo vệ môi trường của lớp, của trường cũng được đầu tư tương đối đầy đủ.

 Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A6 ( 5- 6 tuổi). Lớp có 3 cô giáo, với tổng số 56 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 29 cháu trai. Đa số trẻ của trường tôi là trẻ nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức về khí hậu xung quanh, về môi trường sống của trẻ. Trẻ vẫn coi biến đổi khí hậu, thiên tai là chuyện của nơi khác không liên quan gì đến trẻ. Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục biến đổi khí hậu chưa được đầu tư nhiều như: tranh ảnh, thông tin truyền thông, phim tài liệu.Từ nhiều năm nay việc giáo dục trẻ tiết kiệm nước, điện đã có kết quả. Còn giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu tôi tin chắc rằng chùng ta sẽ làm được, giáo dục ý thức cho trẻ tốt hơn.

 

docx 34 trang thanh tú 22 07/10/2022 3522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm giáo dục trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO LỚN
 PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ HẬU QUẢ 
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
 Tác giả : Nguyễn Tuyết Lương
 Môn : Giáo dục mẫu giáo
 Cấp học: Mầm non
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................
I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:.............................................................
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:.......................................................................
1. Thuận lợi:....................................................................................................
2. Khó khăn:....................................................................................................
III. CÁC BIỆN PHÁP:..................................................................................
1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ:..........................................................
2. Biện pháp 2: Dạy trẻ hình thành những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu theo chủ đề, sự kiện..........................
3. Biện pháp 3:Tích hợp, lồng ghép nội dungphòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong các tiết học vàtrong chế độ sinh hoạt hàng ngày.................................................................................................
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tích hợp giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ...........
5. Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa Gia đình và Giáo viên trong việc giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ....
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..........................................
1. Về phía giáo viên........................................................................................
2. Về phía trẻ...................................................................................................
3. Kết quả từ phía phụ huynh..........................................................................
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:...........................................
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. ......
III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT..................................................
1
3
3
4
5
5
6
6
8
13
22
24
27
27
27
29
30
30
31
32
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ và bão. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước ta nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng và các tác động khác làm cho thiên tai ngày càng gia tăng. Trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng. Sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do không được đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vui chơi, học hành.Vì vậy có thể nói biến đổi khí hậu sẽ tác động bất lợi tới việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện quyền trẻ em nói riêng vẫn là một bài toán khó đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này, biến đổi khí hậu có thể phá hủy thành quả của hàng chục năm về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của đất nước ta.Trước nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, khả năng thích ứng tốt nhất và cũng là giải pháp hàng đầu là cần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường, từ người lớn đến trẻ em phải ý thức được nguy cơ và tác động cũng như nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng.
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống..). Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế không thể xóa bỏ nó. Vì vậy hiểu biết về biến đổi khí hậu, từ đó con người có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.Ngày nay giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của những biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên - Cấp bậc giáo dục mầm non. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong.các quyển tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Và đặc biệt trong kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 đều xác định việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Đối với tôi, ngay từ đầu năm học nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu được tôi thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. Giáo dục trẻ mầm non về biến đổi khí hậu là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ
Tuy nhiên, trẻ lớp tôi phụ trách. Mặc dù các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nướcNhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; cách phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng nghép trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:
	Như các bạn đã biết, trong những năm gần đây, con người chúng ta 
đang hàng ngày phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh 
thần, tính mạng do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ở lứa tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ bị tổn thương do các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, trẻ chưa có ý thức, chưa biết cách bảo vệ bản thân mình. Vì mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân : “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ". Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương lai của đất nước ta sau này, mỗi gia đình luôn tin tưởng và đặt niềm hy vọng vào trẻ thơ.Chính vì thế việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ ( bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống là rất quan trọng, mà việc này cần được giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé. Để giúp trẻ có những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai là phải cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về việc: làm gì? và làm như thế nào? để ứng phó trong những trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh. Muốn hình thành những kỹ năng đó cho trẻ, giáo viên cần xây dựng nội dung, biện pháp và kế hoạch phù hợp theo lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ. Việc hình thành kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cho trẻ không chỉ ở trường Mầm Non mà giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo cho trẻ có thể thích hợp được trong cuộc sống hiện tại và sau này. Việc bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, là rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ, biết phán đoán những tình huống xấu xảy ra, biết tự mình tìm cách khắc phục. Bên cạnh đó còn xây dựng ở trẻ sự mạnh dạn, lòng tự tin khi trẻ tiếp nhận những thử thách mới. 
Nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây dụng đất nước, Đàng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững.Giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu.mục đích của việc giáo dục là làm cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ kí hậu từ những thói quen hành vi của mỗi người và cách để tồn tại khi có biến đổi khí hậu xảy ra. Muốn làm được điều này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành.
 Những hiểm họa đang ngày càng đe dọa cuộc sống của con người. chính vì vậy giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân gây suy thoái thiên nhiên là do sự thiếu hiểu biếtthiếu ý thức của con người vìa vậy việc trang bị hiến thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho giáo viên và học sinh là hết sức cấn thiết. Việc hình thành cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh, ngăn nắp phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng và phù hợp , để trẻ có tình yêu thiên nhiên, xây dựng cài thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen , kỹ năng để bảo vệ chính mình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trường mầm non Cổ bi nằm trên địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.Là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có nhiều thành tích trong công tác và giảng dạy.Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ. Trường được xây 2 tầng, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, các trang thiết bị thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khi xảy ra thảm hoạ, thiên tai, đồ dùng chăm sóc bảo vệ môi trường của lớp, của trường cũng được đầu tư tương đối đầy đủ.
 Năm học 2017 - 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A6 ( 5- 6 tuổi). Lớp có 3 cô giáo, với tổng số 56 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 29 cháu trai. Đa số trẻ của trường tôi là trẻ nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức về khí hậu xung quanh, về môi trường sống của trẻ. Trẻ vẫn coi biến đổi khí hậu, thiên tai là chuyện của nơi khác không liên quan gì đến trẻ. Phương tiện phục vụ cho việc giáo dục biến đổi khí hậu chưa được đầu tư nhiều như: tranh ảnh, thông tin truyền thông, phim tài liệu....Từ nhiều năm nay việc giáo dục trẻ tiết kiệm nước, điện đã có kết quả. Còn giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu tôi tin chắc rằng chùng ta sẽ làm được, giáo dục ý thức cho trẻ tốt hơn...
 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Điều kiện thuận lợi :
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
- 100% trẻ đúng độ tuổi 5-6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh.
- Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị mầm non tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2. Điều kiện khó khăn:
- Sĩ số trẻ của lớp rất đông 56 cháu nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Tuy các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nướcNhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; những kỹ năng, hành vi phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện về môi trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
- Mặt khác, nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
Qua khảo sát thực trạng kiến thức về biến đổi khí hậu ở trường lớp tôi đầu năm học 2017 - 2018 với số trẻ là 56 trẻ tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
Đầu năm học
2017 -2018
Nội dung điều tra
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Kiến thức về biến đổi khí hậu
11
20
18
32
27
48
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức về khí hậu xung quanh, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo:
1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
 Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9) tôi đã phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó tôi sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2017 tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu cũng như các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình:
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
( LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI)
Họ và tên trẻ:....
Ngày sinh:....
Học sinh lớp: Trường mầm non:.
TT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
VỀ KIẾN THỨC
1
Trẻ có những hiểu biết về một số dấu hiệu ban đầu về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường, đến cuộc sống xung quanh bé.
2
Trẻ có những hiểu biết đơn giản về một số loại hình thiên tai, thảm họa như: bão, lũ, mưa, dông, sét, lốc, mưa đá, hạn hán, hỏa hoạn, nắng nóngvà dấu hiệu nhận biết các hiện tượng đó sắp xảy ra.
3
Trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở, bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn năng lượng. Có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
4
Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe của bản thân. Biết tránh những nơi nguy hiểm, biết tự bảo vệ mình khi xảy ra thảm họa, thiên tai.
5 
Biết chấp nhận thực tế, không hoảng sợ và thích nghi với điều kiện sống hiện tại
VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI
6
Có thói quen sống gọn gang, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
7
Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường trường lớp, gia đình, nơi ở như: tham gia chăm sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.với những công việc vừa sức với trẻ.
8
Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
9
Có thói quen tiết kiệm các nguồn năng lượng: Tiết kiệm nước, tiết kiệm điện
10
Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi trường như: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm lên cỏ, , bắn giết động vật.
11
Có một số kỹ năng, hành vi để tự bảo vệ, chăm sóc bản thân như: Chạy khỏi nơi nguy hiểm ( không trú mưa dưới gốc cây to khi có sấm sét, không chơi gần cửa soorkhi có mưa to, khi có 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tre_mau_giao_lon_phong_ngua_u.docx