Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

1.1. Cơ sở lý luận:

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc hoàn cảnh riêng về gia đình, dân tộc, địa phương. Đó không những là mục tiêu của cách mạng mà còn là ước mơ tha thiết của những người làm cha làm mẹ, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của mọi dân tộc.

Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành

 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

Song để cho trẻ ăn, ngủ, học hành như thế nào cho khoa học là cả một quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cả gia đình, nhà trường và của toàn xã hội mà chiếc nôi đầu tiên của trẻ là gia đình, môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc là trường mầm non. Vì vậy người giáo viên mầm non vừa là người mẹ thứ hai của trẻ vừa là người nuôi trẻ, chăm sóc trẻ.

Việc chăm sóc giáo dục trẻ là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội chúng ta. Sức khoẻ của trẻ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ. phát triển đầy đủ về các mặt giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn trong hoạt động hàng ngày.

Cơ thể con người có thể tồn tại hoạt động và phát triển được là nhờ ta đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng vì thế mà cơ thể trẻ đòi hỏi được cung cấp hàng ngày đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết ở mỗi thời kỳ khác nhau, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo quan niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự nhiên theo năm tháng miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như thế nào? có phu hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể hay không? có đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các chất và cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần biết.

Nhưng ngày nay điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là hết sức cần thiết. Dinh dưỡng đối với con người là cả một công trình khoa học đã được nhiều nhà dinh dưỡng học trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non, không phải chỉ cho trẻ ăn no là đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, cân đối, hợp vệ sinh có như vậy thì trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển hài hoà, cân đối là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Bởi vì trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như bệnh đường ruột, hô hấp, còi xương. ở trẻ bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện nên chăm sóc không đúng khoa học sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Việc phòng chống để giảm tỷ l ệ trẻ suy dinh dưỡng trong toàn cộng đồng đặc biệt là đối với trẻ trong trường mầm non nói riêng và trẻ em trong toàn xã hội nói chung là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục.

Muốn giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non thì đầu tiên phải nói đến việc tổ chức cho trẻ ăn, ngủ tại trường mầm non đầy đủ chế độ theo từng độ tuổi.

Muốn thực hiện những mục tiêu trên trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là khâu then chốt. Trẻ đến trường mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua từng giai đoạn để giúp cơ thể phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ, hành vi văn minh, những thói quen ban đầu. Trẻ tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí thông minh, năng lực hoạt động trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh mình một cách đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn từ đó trẻ biết yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, thái độ hành vi đúng đắn của trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

Nếu cho trẻ ăn thiếu chất hoặc thừa chất đều là những mầm mống gây bệnh tật cho trẻ. Nếu thiếu chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, có thể còi xương, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ ăn thừa chất trẻ sẽ bị béo phí và mắc một số bệnh về tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là việc làm hết sức cần thiết chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đứng vị trí hàng đầu trong trường mầm non. Đo đó người phụ trách chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non cần phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của trẻ trong một ngày để có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối góp phần giáo dục trẻ thành con người phát triển toàn diện có ích cho xã hội.

 

doc 19 trang hoathepmc36 28/02/2022 64105
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
PHÂN THỨ NHÂT: PHÂN MỞ ĐÂU
Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Như Bác Hồ đã nỏi: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
	 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Muốn cho con người phát triển toàn diện thì điều đầu tiên phải nói đến sức khoẻ, sức khoẻ là vốn quí nhất của con người mới tham gia vào các hoạt động như học tập, lao động, giao tiếp.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhiều công trình đã chứng minh rằng “Chăm sóc nuôi dưỡng” là một nhu cầu cần thiết đối với con người, nhất là đối với trẻ. Sự thành công trong học tập và công việc của các em sau này phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non và gia đình cũng như xã hội.
Ông cha ta thường nói “Có thực mới vực được đạo” con người ta nếu được chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ đầy đủ, hợp lý ngày từ khi trẻ mới cất tiếng khóc chào đời thì bao giờ trẻ cũng nhanh nhẹn, hoạt bát, thân thể khoẻ mạnh, cường tráng, học tập thông minh, lao động hăng say tích cực, dễ dàng hoà mình vào cộng động và thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ngược lại nếu vì một cháu chăm sóc chế độ ăn uống mà không tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và trí tuệ của trẻ, trẻ phát triển một cách hạn chế.
Như chúng ta đã biết theo xu hướng phát triển của thời đại cả nước đang xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biết là nền khoa học công nghệ, khoa học thông tin đang nhảy vọt thúc đẩy nên kinh tế trí thức để đáp ứng với nhu cầp và xu thế phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ vì trẻ là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước là lớp người kế tục và xây dựng đất nước. Với lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt tạo điều kiện cho trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách cho trẻ.
Vì ở độ tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ không những trước mắt mà còn sau này, để đảm bảo sức khoẻ tốt cần chú ý đến khâu nuôi dưỡng, vì dinh dưỡng và sức khoẻ ngày nay được trở thành môi quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Chính vì dinh dưỡng hợp lý đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong công tác nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non trong cả nước vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, một số trẻ mắc một số bệnh thường gặp. Đó là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng cách. điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của giáo viên cấp dưỡng. Đặc biết là năng lực quản lý trong công tác nuôi dưỡng. Song thực tế ở các trường mầm non vùng nông thôn việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường còn gặp nhiều khó khăn.
Ý thức được điều đó, là một cán bộ quản lý phải làm thế nào để quản lý công tác nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn và kịp thời khắc phục những khó khăn còn tồn tại đó là nguyện vọng tha thiết để xây đắp với ngành giáo dục trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ trong cả nước và trong địa phương nói riêng. Để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non. Từ những lý do trên mà tôi chon đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non” để nghiên cứu nhằm góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thấp còi xuống mức thấp nhất.
2. Mục đích của đề tài:
Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Quảng Tâm đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn.
 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng
Cơ sở lý luận:
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc hoàn cảnh riêng về gia đình, dân tộc, địa phương. Đó không những là mục tiêu của cách mạng mà còn là ước mơ tha thiết của những người làm cha làm mẹ, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của mọi dân tộc.
Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Song để cho trẻ ăn, ngủ, học hành như thế nào cho khoa học là cả một quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cả gia đình, nhà trường và của toàn xã hội mà chiếc nôi đầu tiên của trẻ là gia đình, môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc là trường mầm non. Vì vậy người giáo viên mầm non vừa là người mẹ thứ hai của trẻ vừa là người nuôi trẻ, chăm sóc trẻ.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội chúng ta. Sức khoẻ của trẻ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ. phát triển đầy đủ về các mặt giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn trong hoạt động hàng ngày.
Cơ thể con người có thể tồn tại hoạt động và phát triển được là nhờ ta đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng vì thế mà cơ thể trẻ đòi hỏi được cung cấp hàng ngày đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết ở mỗi thời kỳ khác nhau, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo quan niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự nhiên theo năm tháng miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như thế nào? có phu hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể hay không? có đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các chất và cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần biết.
Nhưng ngày nay điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là hết sức cần thiết. Dinh dưỡng đối với con người là cả một công trình khoa học đã được nhiều nhà dinh dưỡng học trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non, không phải chỉ cho trẻ ăn no là đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, cân đối, hợp vệ sinh có như vậy thì trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển hài hoà, cân đối là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Bởi vì trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh như bệnh đường ruột, hô hấp, còi xương... ở trẻ bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện nên chăm sóc không đúng khoa học sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Việc phòng chống để giảm tỷ l ệ trẻ suy dinh dưỡng trong toàn cộng đồng đặc biệt là đối với trẻ trong trường mầm non nói riêng và trẻ em trong toàn xã hội nói chung là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục.
Muốn giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non thì đầu tiên phải nói đến việc tổ chức cho trẻ ăn, ngủ tại trường mầm non đầy đủ chế độ theo từng độ tuổi.
Muốn thực hiện những mục tiêu trên trường mầm non ngoài nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng là khâu then chốt. Trẻ đến trường mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua từng giai đoạn để giúp cơ thể phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ, hành vi văn minh, những thói quen ban đầu. Trẻ tham gia vào các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí thông minh, năng lực hoạt động trí tuệ, nhận thức thế giới xung quanh mình một cách đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn từ đó trẻ biết yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, thái độ hành vi đúng đắn của trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Nếu cho trẻ ăn thiếu chất hoặc thừa chất đều là những mầm mống gây bệnh tật cho trẻ. Nếu thiếu chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, có thể còi xương, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Nếu trẻ ăn thừa chất trẻ sẽ bị béo phí và mắc một số bệnh về tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là việc làm hết sức cần thiết chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đứng vị trí hàng đầu trong trường mầm non. Đo đó người phụ trách chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non cần phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của trẻ trong một ngày để có biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm giúp trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối góp phần giáo dục trẻ thành con người phát triển toàn diện có ích cho xã hội.
Thực trạng:
Vài nét về địa phương:
Xã Quảng Tâm nằm phía đông bắc huyện Quảng Xương là một xã đất chật người đông, địa phương có nhiều cơ quan, trường học đóng trên địa bàn nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể luôn quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện tốt cho giáo dục xã nhà phát triển.
Tình hình nhà trường:
Trường Mầm non Quảng Tâm có bề dầy trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, không ngừng phần đấu để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đã gây được uy tín và niềm tin đối với các cấp lãnh đạo địa phương, các bậc cha mẹ và cộng đồng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được tăng lên rõ rệt hầu hết trẻ đến trường đã có được nề nếp thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
Nhà trường luôn luôn đạt trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 trưởng được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng bằng khen.
Năm học 2009 – 2010 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tặng Bằng khen.
Năm học 2010 – 2011 tổng số trẻ đến trương: 432
Toàn trường có 15 nhóm lớp:
Trong đó: Nhà trẻ 3 nhóm từ 18 – 36 tháng tuổi 74 trẻ
Lớp mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi là 12 lớp: 358 trẻ
Năm học 2009 2010 công tác nuôi dưỡng bán trú chỉ đạt được 315/400 trẻ đạt 78.8%.
Thuân lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục&Đạo tạo, phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Quảng Xưởng, sự quan tâm tạo điều kiện của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Nhà trường có qui mô rộng rãi thoàng mát, môi trường xanh, sạch, đẹp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ chuyên môn và công tác nuôi dưỡng tương đối đầy đủ như bếp một chiều, có hệ thống nước sạch, có vuờn rau sạch phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường.
Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững vàng, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Nhà trường đã có hai giáo viên có bằng trung cấp dinh dưỡng trẻ em nên thuận lợi cho hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi trên nhà trường còn gặp không ít khó khăn:
Trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú còn hạn chế chưa đồng bộ
Điều kiện kinh tế của một số gia đình phụ huynh học sinh còn khó khăn do đó huy động trẻ ăn bán trú tại trường còn nhiều bất cập.
Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường.
Kêt quả khảo sát :
 Năm học 
 Nội dung
Năm học
2008- 2009
Năm học
 2009- 2010
1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường 
386
400
Tổng số trẻ ăn bán trú
232 = 60,1%
315 = 78,8%
Bé chăm
350 = 90,7%
365 = 91,3%
Bé ngoan 
345 = 89,4%
362 = 90,5%
Bé sạch 
365 = 94,6%
380 = 95%
2. chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất 
195/232 = 845%
280/315 = 88,8%
Trẻ ăn chưa ngon miệng, chưa hết suất 
37/232 – 16%
35/315 = 11,2%
Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng .
305/386 = 79%
334/400= 83,5%
Trẻ có nề nếp thói quen trong giờ ăn,ngủ. 
298/386 = 77,2%
317/400= 79,3%
Trẻ phát triển bình thường 
320/386= 82,9%
360/400= 90%
Trẻ suy dinh dưỡng
65/386= 17,1%
40/400= 10%
Trẻ thấp còi 
68/386= 17,9%
45/400= 11,3%
Từ thực trạng chẩt lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên cũng như chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nâng cao chất lương chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống thấp nhất.
Những giải pháp thực hiện
Ngày nay đất nước chúng ta đã và đang trên đà phát triển, trẻ em ngày nay càng được quan tâm nhiều hơn trong giáo dục sức khoẻ và đặc biệt là dinh dưỡng. Để trẻ phát triển tốt về mặt thể chất và trí tụê chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn của trẻ ngay từ nhỏ. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cung cấp cho trẻ ở trường mầm non vùng nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đảm bảo cho trẻ ăn bán trú phát triển tốt và đảm bảo an toàn càng khó hơn. Vì vậy mọi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm không ngừng nâng cao khiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác nuôi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bản thân đã áp dụng một số biện pháp sau:
Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên:
Như chúng ta đã biết muốn có trò giỏi thỉ trước tiên phải có thầy giỏi, muốn cho trẻ em khoẻ mạnh thì mọi giáo viên phải có kiến thức khoa học trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiến thức khoa học trong việc chế biến các món ăn hợp khẩu vị, đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua các lớp tập huấn chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mở hội thi “Bé tập làm nội trợ”, hội nghị về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm thao diễn kỹ thuật nuôi dưỡng tổ chức cho giáo viên học tập. Sắp xếp thời gian cho giáo viên và nhân viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lớp học chuyên đề do Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục &Đào tạo huyện triển khai về nội dung chăm sóc trẻ tại trường mầm non, chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng cho nhân viên tổ nhà bếp như cách chọn mua thực phẩm, cách chế biến các món ăn cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ban giám hiệu xay dựng kế hoạch hàng tháng bồi dưỡng cách chế biến các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm tươi sống đúng hợp đồng, rẻ tiền trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, cách lên thực đơn phù hợp theo mùa và kinh tế địa phương,
Đối với giáo viên đứng lớp hình thành nề nếp thói trong ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ, ăn hết xuất đảm bảo vệ sinh an toàn, cách phòng và xử lý một số bệnh thường gặp ở trẻ. Hình thành nề nếp thói quen vệ sinh trước và vệ sinh trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi cho trẻ.
 Tổ chức xây dựng lớp điểm hình thành nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ, vệ sinh trước và sau khi ăn, giờ học, giờ chơi, rửa tay bằng xà phòng cho các lớp học tập và nhân ra đại trà. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra và xếp loại thi đua hàng tháng.
Lấy chất lượng để huy động số lượng
	Trẻ đến trường không phải chỉ cần học tập, vui chơi mà chính là phải được chăm sóc nuôi dưỡng theo phương pháp khoa học, nghĩa là phải được tổ chức tốt mọi hoạt đồng trong ngày từ giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh.
	Cung cấp chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hàng ngày của trẻ một cách khoa học là việc làm cần thiết của các trường mầm non và các bậc phụ huynh, các món ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị, đầy đủ các thàng phần dinh dưỡng. Vì vậy các trường mầm non phải tổ chức thật tốt các bữa ăn cho trẻ đảm bảo đẩy đủ khẩu phần ăn trong ngày, chất lượng bữa ăn đảm bảo năng lượng, tỉ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng, thực phẩm và chế độ ăn phù hợp với từng lứa tuổi.
	Lượng dinh dưỡng trong ngày phải đảm bảo đối với trẻ nhà trẻ từ 12 - 36 tháng tuổi là 1.180 kcal/ngày ở trường mầm non cần đạt 708-826 kcal/ngày (60% - 70% nhu cầu cả ngày) năng lượng cả ngày.
	Đối với trẻ mẫu giáo từ 36-72 tháng tuổi là 1.470 kcal/ngày ở trường cần đạt 735-882 kcal/ngày (50% -60% nhu cầu cả ngày)
	Có đủ chất dinh dưỡng:
Nhà trẻ tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
	- Protit cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần
- Lipít cung cấp khoảng 35-40% năng lượng khẩu phần
- Gluxit cung cấp khoảng 45-53 năng lượng khẩu phần
Mẫu giáo tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
- Protit cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần
- Lipít cung cấp khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần
Gluxit cung cấp khoảng 55-68% năng lượng khẩu phần
Qui định chế độ dinh dưỡng lứa tuổi 12-72 tháng tuổi: (nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam theo quyết định số2824/QĐ- BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007)
Để chỉ đạo tốt việc tổ chức bữa ăn cho trẻ trong việc nuôi dưỡng thì phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ, nhưng bộ máy tiêu hoá, chức năng tiêu hoá và hấp thụ của trẻ chưa hoàn chỉnh, các chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động còn yếu, khả năng miễn dịch của trẻ đối với bệnh tật chưa cao. nên chúng ta phải chăm sóc trẻ phù hợp theo lứa tuổi, thức ăn của trẻ phải ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, từ loãng đến đặc, từ bột đến cháo, đến cơm nát, đến cơm thường phải cho trẻ ăn đúng giờ, đủ chất, đủ lượng đảm bảo 50% thức ăn động vật và 50% thức ăn thực vật, thức ăn phải nấu nhừ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi, thức ăn của trẻ mềm, sạch, an toàn, dễ tiêu hoá, để bữa ăn cho trẻ đủ chất cần chọn và phối hợp nhiều loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn của trẻ trong một bữa cần phôi hợp 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất vi ta min và muôi khoáng.
	Trẻ ở độ tuổi mầm non là tuổi quan trọng để hình thành các tập quán, thói quen về ăn uống, do đó cần phải tôn trọng các nguyên tắc cho trẻ ăn.
	Vì nhu cầu ăn uống đối với trẻ ở độ tuổi mầm non rất quan trọng để phát triển cơ thể khoẻ mạnh tôi đã xây dựng khẩu phẩn ăn báo cáo với đồng chí hiệu trưởng duyệt xong rồi tổ chức họp phụ huynh thống nhất việc đóng góp tiền ăn của trẻ mức ăn là 10.000đ/ngày/trẻ. Để khẩu phần ăn được cân đối và hợp lý, đảm bảo đầy đủ năng lượng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
	Xây dựng thực đơn một tuần mùa hè (nhóm cơm thường)
Thứ
Bữa sáng chính
Phụ xế
Bữa chiều
2
Cá thu sốt cà chua
Canh thịt nạc, đậu phụ, cà chua
Sữa Hà Lan
Cháo gà
3
Thịt, tôm rim cà chua
Canh tôm rau mùng tơi, hẹ là
Sữa đậu nành
Phở bò
4
Thịt đúc trứng
Canh cua rau vặt
Chuối chín
Cháo lươn
5
Thịt bò xào rau hỗn hợp
Muối lạc vừng, 
Canh tôm rau mùng tơi
Sữa Hà Lan
Cháo vịt
6
Chả thịt sốt cà chua
Canh tôm rau mùng tơi
sữa đậu nành
Cháo thập cẩm
Chất lượng bữa ăn:
	Việc xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý rất quan trọng, nhà trường áp dụng khoa học dinh dưỡng trong cơ cấu khẩu phần ăn các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, căn cứ vào bảng thực đơn để đi chợ “đặt hàng”, rồi chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có của địa phương bổ sung dầu, mỡ, đường, muối iốt để đủ chất cân đối hợp lý và phù hợp với tiền cha mẹ trẻ đóng góp.
	Việc xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối hợp lý giúp cho việc nuôi trẻ phát triển tốt làm cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì giảm tỷ lệ thấp nhất. Hàng ngày các thức ăn được lưu mẫu theo qui định, ngoài ra nhà trường còn kiểm tra thực phẩm khi mua về ghi vào sổ cập nhật tay ba có chữ ký của ban giám hiệu, cô tiếp phẩm và cô chế biến món ăn, nhà trường còn lưu cả thực phẩm sống để có thể xác định được nguyên nhân gây ngộ độc (nếu có).
	Thực phẩm được hợp đồng với người bán ký cam kết thực phẩm phải tươi sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc