SKKN Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Thái

SKKN Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Thái

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh ngày nay các nước trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường, về sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng và đặc biệt là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện trạng báo động trên là do ý thức của con người, chính con người đang dần hủy hoại môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm, kéo theo đó là hậu quả về thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của con người.

Đặc biệt là đối với trẻ mầm non, chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế dưới sự tác động của biến đổi khí hậu? Theo Ông Bernuth, Giám đốc tổ chức Save The Children“ Trẻ em sẽ chết vì biến đổi khí hậu, và nếu không có những hành động khẩn cấp thì số lượng này sẽ không ngừng tăng lên. Và thực sự đó là tình trạng khẩn cấp đối với trẻ em toàn cầu” [1]. Trẻ em hôm nay phải lớn lên trong một thế giới đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trẻ em là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, nhận thức và khả năng thích ứng vì vậy trẻ em chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi này, trẻ đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh trẻ. Trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen những giá trị tốt đẹp. Đồng thời, trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngày hôm nay [2].

 

doc 46 trang thuychi01 11864
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
b. Khó khăn 
c. Kết quả khảo sát
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về GDBVMT, ƯPVBĐKH cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. 
Biện pháp 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, tích hợp GDBVMT, ƯPVBĐKH phù hợp, linh hoạt hiệu quả.
Biện pháp 3. Chỉ đạo tích hợp nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo.
Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên GDBVMT, ƯPVBĐKH qua hoạt động thực tiễn, các bài tập thực hành, cách xử lý tình huống.
Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên sử dụng bộ tranh GDBVMT, ƯPVBĐKH một cách có hiệu quả.
Biện pháp 6. Giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ thông qua công tác phối kết hợp với phụ huynh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối bản thân, phụ huynh và nhà trường
- Đối với giáo viên
- Đối với trẻ
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị 
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh ngày nay các nước trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường, về sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng và đặc biệt là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện trạng báo động trên là do ý thức của con người, chính con người đang dần hủy hoại môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm, kéo theo đó là hậu quả về thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. 
Đặc biệt là đối với trẻ mầm non, chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế dưới sự tác động của biến đổi khí hậu? Theo Ông Bernuth, Giám đốc tổ chức Save The Children“ Trẻ em sẽ chết vì biến đổi khí hậu, và nếu không có những hành động khẩn cấp thì số lượng này sẽ không ngừng tăng lên. Và thực sự đó là tình trạng khẩn cấp đối với trẻ em toàn cầu” [1]. Trẻ em hôm nay phải lớn lên trong một thế giới đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trẻ em là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, nhận thức và khả năng thích ứng vì vậy trẻ em chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi này, trẻ đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh trẻ. Trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp thói quen những giá trị tốt đẹp. Đồng thời, trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ ngày hôm nay [2].
Vì vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (viết tắt là GDBVMT, ƯPVBĐKH) vào chương trình giáo dục trẻ nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Góp phần hình thành ở trẻ ý thức, thái độ đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai. Đây là một việc làm lâu dài, phải được thực hiện trong quá trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và cộng đồng. 
Trong những năm gần đây, mặc dù nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH đã và đang được Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Nga Sơn quán triệt chỉ đạo lồng ghép tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện tại đơn vị tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các trường mầm non nói chung và Trường mầm non Nga Thái nói riêng được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính chung chung. Một số giáo viên chưa hiểu sâu kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; chưa tạo được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động; chưa có sự sáng tạo trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục; Trẻ chưa nắm chắc kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu; chưa tích cực tham gia hoạt động; xử lý tình huống chậm; thái độ hợp tác chia sẻ còn hạn chế. Vậy làm thế nào để giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, linh hoạt trong việc tích hợp nội dung GDBVMT,ƯPVBĐKH một cách phù hợp với thực tiễn, phù hợp với trẻ?. Hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen, ý thức cũng như hiểu biết về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này?.
Là một cán bộ quản lý tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc giáo GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo, đó chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi ra những giải pháp, biện pháp để “Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Thái”. Là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2016 – 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo tại Trường mầm non Nga Thái. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả lồng ghép tích hợp Nội dung GDBVMT, ƯPBĐKH cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, giúp trẻ có 1 số kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo và các hoạt động lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường mầm non Nga Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, với phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thực trạng. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ, giáo viên để tìm hiểu thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây nguy hại cho tất cả mọi sinh vật sống trên toàn cầu. Vì thế, hai khái niệm môi trường và biến đổi khí hậu là những vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc và được đưa thẳng vào chương trình giáo dục ở các bậc học, kể cả mầm non, điều đó được thể hiện trong đề án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 4619/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010. [1]. Bên cạnh đó Nghị quyết số 24 - NQ/TW, ngày 3/6/2013, Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nhất trí thông qua nghị quyết “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH đến năm 2020.
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi và đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước. Việt Nam cũng chính là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Hằng năm, sự gia tăng của thiên tai như bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán gây ra những tổn thất to lớn về người và của cải vật chất.
Trẻ em độ tuổi mầm non còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn hạn chế, nên trẻ dễ bị ảnh hưởng các tác nhân trong môi trường. Mặt khác, các cháu chính là “Thế giới ngày mai”. Vì vậy, việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ngay từ lứa tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ này không chỉ của trường mầm non mà còn là của gia đình và xã hội. 
Chính vì thế, trong mỗi nhà trường “Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đây là giải pháp cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài” [3].
Nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều hoạt động khác nhau của trẻ ở trường mầm non. Và phải được thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động, các chủ đề giáo dục mới đem lại hiệu quả như: Tích hợp nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH trong các chủ đề, các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo [1]; GDBVMT, ƯPVBĐKH thông qua sử dụng bộ tranh ( Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường; Bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu; Bộ tranh Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường - Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) [6]; Giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi, thơ ca, truyện kể, câu đố... [8]; Thông qua cách xử lý các tình huống, các hoạt động thực tiễn.
Trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng. Môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc vào chính hành động của trẻ ngày hôm nay. 
Vì vậy, việc giáo dục, hình thành ý thức, hành vi, thái độ đúng đắn trong bảo vệ môi trường sống phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhiệm vụ này không chỉ của trường mầm non mà còn là của gia đình và xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nga Thái là một trong 6 xã thuộc vùng ven biển của đơn vị huyện Nga Sơn với tổng số dân là 8.121 nhân khẩu. Trong đó số dân theo đạo thiên chúa chiếm 78,9 % tổng số dân trong toàn xã, trình độ dân trí thấp lại phân bố không đồng đều nên ảnh hưởng rất nhiều tới việc cho trẻ đến trường mầm non. Theo điều tra năm học 2016 - 2017 tổng số cháu trong độ tuổi đến trường mầm non là 506 cháu nhưng trong thực tế số cháu ra lớp chỉ có 316 cháu (Nhà trẻ 63 cháu, mẫu giáo 253 cháu), phần lớn các cháu không được học qua lớp Bé, Nhỡ mà vào thẳng lớp lớn. Vì vậy, để thực hiện chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo, trường tôi đã có những thuận lợi, khó khăn sau: 
a. Thuận lợi:
Nhà trường được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn, các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương Xã Nga Thái tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học... Đặc biệt là nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, thực sự yêu nghề, mến trẻ tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh. Đặc biệt nhà trường có 21/21 = 100% đồng chí cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn là 18/21 = 85,7% đồng chí. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, trong đó có nội dung thực hiện chuyên đề giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, kết quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
b. Khó khăn:
Năm học 2016 - 2017 trường tôi có 253 cháu mẫu giáo nhưng số cháu đã học qua lớp bé, nhỡ chỉ có 55/253 cháu. Do đó khả năng nhận biết về môi trường, sự ô nhiễm môi trường, khí hậu, sự biết đổi khí hậu tác động đến sự sống của con người như thế nào còn nhiều hạn chế. Trẻ còn vứt rác bừa bãi, sử dụng nước chưa biết tiết kiệm, xem xong không tắt ty vi, đồ dùng đồ chơi, chơi xong còn vứt lộn xộn, còn bẻ cành, ngắt lá. Chưa tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, các trò chơi thực hành, chưa có kỹ năng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó một số giáo viên, chưa nắm chắc các phương pháp, biện pháp tổ chức lồng ghép giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ, cũng như chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc lồng ghép nội dung này vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục. Sử dụng tranh còn lúng túng. 
c. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và đem lại kết quả như sau: (Tháng 9 năm 2016)
Bảng 1. Thực trạng đối với giáo viên:
STT
Nội dung
Tổng số
GV
Đạt
Tỷ lệ
( %)
Chưa đạt
Tỷ lệ
(%)
1
Giáo viên nắm chắc kiến thức chuyên đề giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH.
14
11
78.6
3
21.4
2
Tổ chức các hoạt động có hiệu quả giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo
14
12
85.7
2
14.3
3
Biết lồng tích hợp các hoạt động giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo.
14
10
71.4
4
28.6
4
 Sử dụng tranh giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo.
14
9
64.3
5
35.7
5
Giáo viên tham gia việc tìm kiếm, sưu tầm các loại truyện, thơ, ca dao, đồng dao, trò chơi, câu đố. Cách xử lý các tình huống.
14
9
64.3
5
35.7
Bảng 2. Thực trạng đối với trẻ
STT
Nội dung
Tổng số
trẻ
Đạt
Tỷ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỷ lệ
(%)
1
Trẻ nhận biết được một số kiến thức cơ bản về BVMT và ƯPBĐKH.
316
133
42.1
183
57.9
2
Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục BVMT và ƯPBĐKH.
316
157
47.7
159
50.3
3
Trẻ nhận biết được các hành vi đúng - sai về BVMT và ƯPBĐKH.
316
144
45.6
172
54.4
4
 Tích cực tham gia vào các hoạt động lao động gần gũi GDBVMT và ƯPBĐKH
316
118
37.3
198
62.7
5
Trẻ có thái độ hợp tác chia sẻ, phản ứng với những hành vi để BVMT và ƯPBĐKH
316
111
35.1
205
64.9
 Thông qua kết quả của thực trạng trên với tổng số cháu nắm vững về nội dung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế. Tỷ lệ giáo viên nắm chắc kiến thức và lồng ghép tích hợp linh hoạt vào các hoạt động chưa cao. Xuất phát từ thực trạng trên để chỉ đạo nâng cao chất lượng lồng ghép, tích hợp GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo cao hơn nữa tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và tổ chức thực hiện sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua quá trình tổ chức thực hiện tích hợp nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và tổ chức thực hiện mang lại kết quả khá khả thi như sau:
Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về GDBVMT, ƯPVBĐKH cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. 
Mặc dù chuyên đề GDBVMT, ƯPVBĐKH đã được triển khai và tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua, giáo viên đã nắm được tính chất của chuyên đề và vận dụng vào hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên vẫn còn lúng túng, thực hiện chưa thường xuyên, chưa đồng bộ. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo tích hợp nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKHN cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả, năm học 2016 - 2017 Trường mầm non Nga Thái tiếp tục triển khai thực hiện nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm chắc kiến thức, xây dựng kế hoạch, có kiến thức kỹ năng trong việc lựa chọn nội dung tích hợp GDBVMT, ƯPVBĐKHN cho trẻ mẫu giáo một cách nhẹ nhàng, không gò bó, cứng nhắc, phát huy tính tích cực của trẻ, phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Tôi đã chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc biệt là kiến thức về giáo dục BVMT, ƯPVBĐKH cho cán bộ giáo viên theo các hình thức sau:
* Tổ chức hội thảo: Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao, công tác chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi tổ chức, tôi phải soạn thảo và chuẩn bị nội dung câu hỏi có liên quan đến Nội dung GDBVMT, ƯPBĐKH cho trẻ mẫu giáo để đưa ra tập thể giáo viên cùng thảo luận.
Ví dụ: Môi trường là gì? Thế nào là ô nhiễm môi trường? Khí hậu là gì? Thế nào là biến đổi khí hậu? Vì sao phải GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ mẫu giáo? Nội dung GDBVMT, ƯPVBĐKH được lồng ghép, tích hợp thông qua những chủ đề nào, hoạt động nào? Để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động GDBVMT, ƯPVBĐKH giáo viên sẽ làm như thế nào?...
Để buổi hội thảo diễn ra sôi nổi tôi đã cung cấp cho chị em một số tài liệu có liên quan đến vấn đề GDBVMT, ƯPVBĐKH như: Bé bảo vệ môi trường; Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non; Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non; Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ tranh giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường; Bé thực hành các tình huống bảo vệ môi trường; Biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu; Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo; Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi; Một số bài ca dao, đồng giao,... Qua đó giúp chị em nắm bắt được một số kiến thức cơ bản trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo.
* Tổ chức các buổi thao giảng, kiểm tra, dự giờ giáo viên để kịp thời uốn nắn, bổ sung những hạn chế tồn tại. Trước khi đi dự giờ, kiểm tra hàng năm vào đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm dạy tiết mẫu, làm đồ dùng dùng đồ chơi để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm sau đó mới đi dự giờ, kiểm tra theo qui định để điều chỉnh kịp thời như: 
+ Khối mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Đề tài: “Dạy trẻ một số cách ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai” do cô Nguyễn Thị Liễu thực hiện. Thông qua hoạt động giúp trẻ biết được một số hiện tượng của biến đổi khí hậu: Nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường và nhiều, dông tố, lũ lụt, hạn hán, động đất, băng tanTrẻ biết một số cách để ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai phù hợp với lứa tuổi. Từ đó trẻ hình thành ở trẻ thái độ khi có thảm họa thiên tai không sợ hãi, hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn của người lớn.
+ Khối mẫu giáo 4 – 5 tuổi: Đề tài: “Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường” Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây nên biến đổi khí hậu, trẻ có một số hành động để bảo vệ môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ có một số kỹ năng chăm sóc và bảo vệ cây, bảo vệ thân thể khi thời tiết thay đổi. 
+ Khối mẫu giáo 3 – 4 tuổi: Hoạt động âm nhạc Bài hát “ Mây và gió” do cô Mai Thị Hằng thực hiện. Qua bài hát giáo dục trẻ biết một số biểu hiện của thời tiết , ích lợi của gió đối với đời sống của con người và vạn vật, giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên giữ gìn nguồn nước trong sạch, biết sử dụng tiết kiệm nước, không vứt rác thải bừa bãi... (Phụ lục 1)
* Ngoài ra tôi còn đầu tư chỉ đạo giáo viên tạo môi trường hỗ trợ hoạt động GDBVMT, ƯPVBĐKH cho trẻ một cách tích cực hiệu quả như: Chỉ đạo các lớp xây dựng góc mở theo phương pháp Động – Tĩnh với hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc phong phú, nội dung phù hợp với từng chủ đề. Việc trang trí lớp vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo hứng thú cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, nhận biết được hành vi đúng, hành vi sai, có thái độ tích cực trong việc bảo vệ môi trường xung quanh trẻ. Biết thực hành, xử lý tình huống, tham gia các hoạt động với bạn bè và cô giáo.
- Tạo môi trường trong lớp: Xây dựng môi trường theo chủ đề là một yêu cầu cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải thực hiện để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Xây dựng môi trường trong lớp, bao gồm mảng chủ đề chính, các góc theo quy định, bố trí các góc hợp lý, nội dung phản ánh của từng góc, đồ dùng đồ chơi trong các góc phải được sắp xếp, khoa học, mang mầu sắc theo chủ đề cụ thể. 
Ví dụ: Trong chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” Mảng chính hình ảnh tôi gợi ý xây dựng là 2 chú cá heo được chia thành các nhánh theo chủ đề thực hiện. Nhánh nước: Nước khoan, nước mưa, nước sông, nước biển, suối, ao, hồNhánh các hiện tượng thiên nhiên: Nắng, mưa, sấm sét, lũ lụt, sạt lở đất, các mùa trong năm. 
Đối với các góc hoạt động:
+ Góc âm nhạc: Tôi gợi ý cho giáo viên làm cụm tre từ cói lõi rồi sơn màu tạo thành góc â

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_tich_hop_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi_truong_un.doc