SKKN Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại trường Mầm non Họa Mi

SKKN Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại trường Mầm non Họa Mi

Cơ sở lí luận

Nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã đề caoý nghĩa và vai trò của việc luyện tập thể dục, thể thao,qua đó ghi rõ: “Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Bởi vậy, chú trọng phát triển vận động cho trẻ chính là cách thức phát triển sức khỏe dân tộc, là chìa khóa để Việt Nam mạnh mẽ vươn mình ra biển lớn.

Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan, là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh. Theo TT28/2016 ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sungChương trình Giáo dục mầm non, nội dung phát triển vận động cho trẻ mầm non, gồm:Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; Tập các cử động bàn tay, ngón tay;các kĩ năng vận động như đi, chạy, nhảy,bò, tung bắt, némvà sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm nonkhông những được học trong các giờ vận động cơ bản mà còn phải được vận động trong nhiều khung giờ khác nhau như: Thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, chơi trong góc, chơi với các dụng cụ thể dục, đồ chơi ngoài sân trường, tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.

Để làm được điều này, giáo viên cần chú trọng đặc điểm của lứa tuổi để xây dựng nội dung phát triển vận động khác nhau. Vận động của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát triển nhanh và tương đối nhịp nhàng, hoạt động cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay phối hợp tốt, trẻ có thể thực hiện nhiều hành động chơi khác nhau. Đối với trẻ 3-4 tuổi, quá trình cốt hóa diễn ra nhanh hơn, trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động yêu cầu về sức mạnh, hệ thần kinh phát triển mạnh hơn. Trẻ có thể tập trung chú ý học, luyện tập trong khoảng 10-15 phút liên tục. Tuy nhiên do quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, trẻ có biểu hiện xung động cao, khó điều khiển hành vi theo yêu cầu giáo viên. Trẻ ở giai đoạn 4-5 tuổi có các phản xạ điều kiện được hình thành nhanh chóng song được củng cố rất chậm. Những thói quen vận động mới hình thành nếu không được lặp lại sẽ khó bền vững, dễ sai lệch. Riêng đối với trẻ 5-6 tuổi, trẻ trở nên cứng cáp hơn nhờ tỉ lệ cơ thể đã cân đối tạo tư thế vững chắc. Trẻ có ý thức vươn lên đạt thành tích cao trong luyện tập vận động, thói quen vận động được hình thành cụ thể hơn. Vì vậy, để trẻ khỏe mạnh với cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, chương trình giảng dạy cần thực hiện các nội dung vận động cơ bản một cách hợp lý, theo nguyên tắc lựa chọn vận động cho giờ thể dục:

 - Trong mỗi giờ học thể dục thông thường giáo viên chỉ dạy một kĩ năng mới và để giúp trẻ luyện tập nâng cao, chính xác hóa các kĩ năng vận động giáo viên có thể kết hợp cho trẻ ôn luyện 1 - 2 kĩ năng vận động cũ dưới hình thức trò chơi vận động, hoặc ôn vận động cũ;

- Các vận động trong 1 giờ không trùng nhóm cơ, ví dụ: nếu vận động mới phát triển nhóm cơ tay (ném xa) thì vận động ôn phải là vận động phát triển nhóm cơ khác (chạy);

 - Các vận động không nên cùng loại, ví dụ: nếu vận động mới là vận động di chuyển (bật xa) thì vận động ôn có thể là vận động thao tác (ném xa).

 

docx 23 trang hoathepmc36 5352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
Phần thứ nhất: Mở đầu
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Trong cuộc sống, trẻ em được ví như những thiên thần, là những búp non chờ ngày nở rộ, tỏa hương sắc cho đời. Bởi lẽ ,“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của cả dân tộc.Trẻ em là công dân tương lai của xã hội, là thế hệ măng non của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng, trẻ cần sự chăm sóc giáo dục chu đáo để phát triển toàndiện về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Từ khi sinh ra đến 6 tuổi trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy, vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ.Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt; đồng thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động sẽ giúp trẻ có tinh thần tập thể, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau...
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, môi trường tự nhiên bị thu hẹp bởi các công trình xây dựng hiện đại khiến trẻ thiếu các khu vui chơi ngoài trời, ít cơ hội được hòa mình với cây cỏ. Trẻ mất dần tình yêu thiên nhiên, không còn thích nô đùa chạy nhảy mà khép mình trong thế giới riêng.Kém vận động thường dẫn đến ngại giao tiếp, ít tương tác xã hội, trẻ có xu hướng tự ti, lúng túng khi hoạt động tập thể, không thích giao lưu với bạn mới.Nhiều trẻ được tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị công nghệ điện tử như ti vi, điện thoại gây ra những hậu quả khó lường như cận thị, thừa cân béo phì, trì trệ do lười vận động.Ngược lại, nhiều trẻ vì ít vận động nên hệ cơ xương không phát triển, suy dinh dưỡng thấp còi, chậm lớn, hệ miễn dịch kém.Một điều tưởng chừng như đơn giản lại bị bỏ qua trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến tương lai tuổi dậy thì của trẻ sau này.
Hiện nay, trên địa bàn huyện nói chung vàtrường Mầm non Họa Mi nói riêng đang tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.Mặc dù chuyên đề này đã được đưa vào thực hiện từ năm học 2013- 2014,nhưng trên thực tế khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giáo viên còn áp dụng phương pháp dạy học cũ, lối mòn, chưa chú trọng đến việc “Lấy trẻ làm trung tâm”; chưa lồng ghép tích hợp yếu tố văn học,... để gây cảm xúc tích cực cho trẻ. Hầu hết, ở tất cả hoạt động học, cô giáo là người hướng dẫn, trẻ là người phải thực hiện theo yêu cầu của cô. Mặc dù cô giáo luôn có vai trò động viên, khen ngợi trẻ kịp thời nhưng trẻ vẫn cảm thấy bị gò ép, không thoải mái, sợ sệt, dễ chánvì không được tự do vận động mà phải thụ động làm theo yêu cầu của cô.
Vậy, làm thế nào để thiết kế các hoạt động này linh hoạt, sáng tạo nhằm lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt độnggiáo dục phát triển vận độngmột cách tự giác, tích cực, hứng thú?Thấu hiểu sâu sắc tâm lý trẻ mầm non, qua thời gian dài trăn trở nghiên cứu và triển khai thực tế, năm học 2018-2019 này, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻtại trườngMầm non Họa Mi” nhằm thay đổi hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng môi trường tốt phục vụ cho việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số giải pháp nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong trường 
Mầm non Họa Mi nhằm góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻđặc biệt là giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi.
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
Nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã đề caoý nghĩa và vai trò của việc luyện tập thể dục, thể thao,qua đó ghi rõ: “Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Bởi vậy, chú trọng phát triển vận động cho trẻ chính là cách thức phát triển sức khỏe dân tộc, là chìa khóa để Việt Nam mạnh mẽ vươn mình ra biển lớn.
Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan, là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh. Theo TT28/2016 ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sungChương trình Giáo dục mầm non, nội dung phát triển vận động cho trẻ mầm non, gồm:Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; Tập các cử động bàn tay, ngón tay;các kĩ năng vận động như đi, chạy, nhảy,bò, tung bắt, némvà sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.Phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm nonkhông những được học trong các giờ vận động cơ bản mà còn phải được vận động trong nhiều khung giờ khác nhau như: Thể dục sáng, hoạt động ngoài trời, chơi trong góc, chơi với các dụng cụ thể dục, đồ chơi ngoài sân trường, tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian...
Để làm được điều này, giáo viên cần chú trọng đặc điểm của lứa tuổi để xây dựng nội dung phát triển vận động khác nhau. Vận động của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát triển nhanh và tương đối nhịp nhàng, hoạt động cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay phối hợp tốt, trẻ có thể thực hiện nhiều hành động chơi khác nhau. Đối với trẻ 3-4 tuổi, quá trình cốt hóa diễn ra nhanh hơn, trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động yêu cầu về sức mạnh, hệ thần kinh phát triển mạnh hơn. Trẻ có thể tập trung chú ý học, luyện tập trong khoảng 10-15 phút liên tục. Tuy nhiên do quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, trẻ có biểu hiện xung động cao, khó điều khiển hành vi theo yêu cầu giáo viên. Trẻ ở giai đoạn 4-5 tuổi có các phản xạ điều kiện được hình thành nhanh chóng song được củng cố rất chậm. Những thói quen vận động mới hình thành nếu không được lặp lại sẽ khó bền vững, dễ sai lệch. Riêng đối với trẻ 5-6 tuổi, trẻ trở nên cứng cáp hơn nhờ tỉ lệ cơ thể đã cân đối tạo tư thế vững chắc. Trẻ có ý thức vươn lên đạt thành tích cao trong luyện tập vận động, thói quen vận động được hình thành cụ thể hơn. Vì vậy, để trẻ khỏe mạnh với cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, chương trình giảng dạy cần thực hiện các nội dung vận động cơ bản một cách hợp lý, theo nguyên tắc lựa chọn vận động cho giờ thể dục:
 - Trong mỗi giờ học thể dục thông thường giáo viên chỉ dạy một kĩ năng mới và để giúp trẻ luyện tập nâng cao, chính xác hóa các kĩ năng vận động giáo viên có thể kết hợp cho trẻ ôn luyện 1 - 2 kĩ năng vận động cũ dưới hình thức trò chơi vận động, hoặc ôn vận động cũ; 
- Các vận động trong 1 giờ không trùng nhóm cơ, ví dụ: nếu vận động mới phát triển nhóm cơ tay (ném xa) thì vận động ôn phải là vận động phát triển nhóm cơ khác (chạy);
 - Các vận động không nên cùng loại, ví dụ: nếu vận động mới là vận động di chuyển (bật xa) thì vận động ôn có thể là vận động thao tác (ném xa).
II.Thực trạng
1.Thuận lợi
- Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm ủng hộ về kế hoạch của nhà trường cũng như đồng tình cao trong việc tuyên truyền phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương về công tác giáo dục mầm non, nhất là công tác tổ chức chuyên đề hàng năm.
- Trường có một số thiết bị cho việc phát triển vận động cơ bản.
- Có cây xanh bóng mát, sân chơi an toàn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm với môi trường tự nhiên.
- Một số giáo viên đã sử dụng yếu tố văn học đểdẫn dắt logic theo tiết dạy.
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát thích vận động.
- Bản thân nhiều năm công tác tâm huyết với nghề,luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên truyền hình... có liên quan, vận dụng vào công tác quản lý chỉ đạo việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhất là việc thực hiện chuyên đềphát triển vận động cho trẻ.
2.Khó khăn
	* Về phía nhà trường và giáo viên:
-Trang thiết bị, dạy học,dụng cụ luyện tập giáo dục phát triển vận động cho trẻ còn thiếu, diện tích đất ở điểm lẻ chật hẹp không có sân cho trẻ tập luyện.
	- Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mới chủ yếu tổ chức cho trẻ trên tiết dạy, giáo viên truyền thụ kiến thứcáp đặt cho trẻ làm theo; chưa chú ý đến rèn phát triển vận động cho trẻ ngoài tiết học; chưa chú ý đến việc sưu tầm đồ dùng tự tạo cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời;tổ chức các hoạt động phát triển vận động còn cứng nhắc chưa đổi mới hình thức tổ chức, chưa linh hoạt sáng tạo khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên các hoạt động phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả cao.
- Việc sử dụng các tác phẩm văn học hầu như chưa được giáo viên khai thác, vận dụng đưa vào sử dụng để làm tăng hứng thú say mê luyện tập cho trẻ.
* Về phía phụ huynh:
	Đa phần phụ huynh chưa có kiến thức về giáo dục phát triển vận động cho trẻ nên chưa chú trọng đến việc tập luyện vận động cho con.Mặt khác, phụ huynhquá cưng chiều con, sợ con em bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vì vậy mà tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi cao.
*Khảo sát thực trạng cuối năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019
TT
Kết quả cuối năm học 2017-2018
Khảo sát đầu năm học 2018-2019
Nội dung
TS
GV
Đánh giá
TS
GV
Đánh giá
T
K
ĐYC
KĐYC
T
K
ĐYC
KĐYC
1
Giáo viên nhận thức vai trò của việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ
18
5
8
5
17
5
8
4
2
Sáng tạo trong việc thiết lập môi trường, các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 
18
4
5
9
17
4
5
8
3
Sáng tạotrong việc lồng ghép tích hợp yếu tố văn học để nâng cao phát triển vận động cho trẻ
18
4
5
9
17
4
5
8
4
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để cùng làm đồ dùng , dụng cụ, luyện tập cho trẻ 
18
7
6
4
17
7
6
4
* Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy việc thiết kế môi trường giáo dục trẻ hoạt động mới chỉ thể hiện ở hình thức “có”, chưa có chiều sâu, còn mang tính ápđặt theo giáo viên,do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo, chưa lồng ghép tích hợp các nội dung khác vào chuyên đề phát triển vận động, làm cho các tiết học cứ lặp đi lặp lại theo một quy trình cứng nhắc.Mặt khác giáo dục phát triển vận động cũng chỉ gói gọn theo giáo trình giảng dạy cũ, không kích thích được sự tích cực, chủ động của trẻ, không thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ ở trường mầm non.
III.Các giảipháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
	Giải pháp 1:Chuẩn bị điều kiện vật chất và đảm bảo an toàn cho hoạt động phát triển vận động
Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dụng cụ cho hoạt động phát triển vận độngtại các lớpvà có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo
Để có cơ sở đưa ra kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với thực tế của nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng các đồ dùng, dụng cụ luyện tập của trẻcho phát triển vận động trong nhà trường hiện có. 
Tại các lớp,sốlượng và chất lượng đồ dùng phục vụ cho hoạt động này còn thiếu nhiều và chấtlượng không đảm bảo.Cụ thể toàn trường 9 lớp mà chỉ còn 2 chiếc thang leo có thể sửdụng được,ghế thể dục sử dụng đã lâu khôngđảm bảo an toàn trong quá trình trẻ thực hiện vận động;đồ dùng của các nhóm lớp hầu như cũng trong tình trạng “có”nhưng chưa đủ hoặc làchất lượng đồ dùng không đảm bảo. Với các loại đồ dùng mua sẵn do ngân sách phục vụ chuyên môn có hạn,phụ huynh đóng góp tiền mua đồ dùng không cao do thu nhập của người nôngdân thấp nên số lượng đồ dùng mua hàng năm thường là không đủ...Trường chưa có khu phát triển thể chất riêng biệt, do đó các hoạt động thể chất thường phải thực hiện trong lớp vào những ngàytrời mưa,cộng thêm đồ dùng, đồ chơi thiếu dẫn đến đến chất lượng của hoạt động phát triển vận động chưa cao. 
	Từ kết quả đánh giá này, tôi đã cùngban giám hiệu nhà trườngtham mưu với Lãnh đạo địa phương làm mái che sân trường cho tất cả các phân hiệu từ nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục, để có không gian cho trẻ học và chơi thuận lợi,đầu tư, trang bị bổ sung đầy đủ những đồ dùng, dụng cụ còn thiếu như ghế thể dục, cột bóng rổ, cột ném bóng, ...Đồng thời tôi chỉ đạo giáo viên tích cực tìm kiếm những phế liệu để làm thêm dụng cụ cho trẻ luyện tập như lốp xesơn màu cho đẹp rồi cột lại làm thang leo,làm cổng chui, chai sữa nhỏ rửa sạchdính lại làm gậy thể dục tập buổi sáng , vải vụn làm nơ, dây khâu bao xé nhỏ làm bông tua, vổ ốc, nắp chai chơi ô ăn quan và chơi cắp cua bỏ giỏ, vẽ xuống sàn những ô vòng hình các con vật ngộ nghĩnh cho trẻ bật nhảy chụm chân và tách chân. Việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng, là việc làm thường xuyên mà người giáo viên phải quan tâm.
Biện pháp 2:Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ
- Đối với môi trường trong lớp:
Cần có một góc nhỏ để sắp đặt các trang thiết bị, các đồ chơi, đồ dùng khác nhau, phù hợp khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích và có thể. 
Tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là việc làm rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của trẻ.Trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp tâm lý trẻ nhỏhứng thú tham gia vận động.
Góc vận động trong lớp
Các lớp học được trang bị đầy đủ theo danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu về nội dung giáo dục phát triển vận độngtheo chương trình giáo dục mầm non. Mỗi lớp đều có góc vận động sắp xếp nhiều đồ chơi sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ được vận động mọi lúc, mọi nơi theohướng mở.Góc vận động trang bị các loại bóng, bowling,túi cát, vòng, gậy thể dục, nơ, bông tua,...Cần sắp xếp sao đểở những nơi trẻ thuận tiện sử dụng kích thích, khêu gợi hứng thú, tích cực vận động của trẻ. 
- Đối với môi trường ngoài lớp học: 
Các khu vực trên sân cũng được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh.Các đồ chơi tự tạo cũng được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản : Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném. Các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm đều là những đồ chơi đạt giải cấp trường được nhân rộng và làm thêm mới: thang leo, sân đá bóng mini, cổng chui, bộ chơi cầu lông, bộ ném bóng,cầu khỉ từ các nguyên vật liệu thu gom phế thải được phụ huynh ủng hộ như: lốp xe, bìa cát tông, tre.
Đồ chơi ngoài trời giáo viên tự làm
Để việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận động, trường đã bố trí cho các lớp luân chuyển khu vực chơi theo lịch để mọi trẻ có cơ hội tham gia chơi những đồ chơi khác nhau trong khuôn viên trường.
Sắp xếp đồ chơi ngoài trời hợp lý,các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng tạo. 
Tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ có không gian tập thể dục buổi sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. 
-Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị không gian và dụng cụ trước khi tổ chức hoạt động
Mỗi hoạt động giáo dục thể chấtcó các đặc tính khác nhau, do đó địa điểm tổ chức vận động cũng cần được chú trọng để phù hợp với nội dung bài học. Trước khi tổ chức hoạt động vận động, giáo viên cầnbố trí đủ dụng cụ để tập các bài tập phát triển chung, tạo sự thích thú cho trẻ như: vòng, cờ, nơ, gậy ; vận động cơ bản tùy theo từngnội dungmà giáo viên chuẩn bị dụng cụ và không gian cho trẻ thực hành.Các trò chơivận động mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông,đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi:“đuổi bắt”,“chạy tiếp sức”,“ nhảy bao bố”... nên tổ chức cho trẻ chơi sân trường bằng phẳng đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ chơi. Vào những ngày thời tiết hay mưa sân trường ướt, trơn, giáo viên có thể cho trẻ học môn giáo dục thể chất ở trong lớp; ở những điểm lẻ sân tập chật hẹp thì giáo viên thay đổi lớp tập trước, lớp tập sau. Những tháng thời tiết nắng nhiều, giáo viên cho trẻ hoạt động bằng các hoạt động dưới bóng cây, vào đầu giờ học buổi sáng.
 -Phát động phong trào làm đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập
Hiện nay đồ dùng,  có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh. Vì vậy,muốn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao, mỗi giáo viên nên tạo ra đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho lớp mình.Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻbởichúng được tạo ra từ nguyên vật liệu phế thải dễ kiếm, dễ làm.Đồ dùng, đồ chơi sáng tạogóp phần nâng cao và hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ và giữa trẻ với nhau.
Đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ do giáo viên tự làm
Mỗi giáo viên trước khi tổ chức một hoạt động cho trẻ, hay chơi một trò chơi cần phải tìm hiểu về nội dung của vận động, cách chơi và luật chơi cũng như việc sử dụng những dụng cụ gì cho trẻ luyện tập để từ đó tạo ra những bộ đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho phù hợp với đề tài và trẻ.
Giải pháp 2:Nâng cao chất lượng phát triển vận động qua các hoạt động giáo dục và thực hiện công tác tuyên truyền
Biện pháp1: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượngphát triển vận động ở các hoạt động trong ngày
 - Giờ thể dục buổi sáng:
Như chúng ta đã biết, thể dục buổi sáng góp phần tăng cường các quá trình sinh lí trong cơ thể sau giấc ngủ dàicó khả năng gây mệt mỏi, đặc biệt là ở trẻ mầm non. Buổi sáng ngay sau khi trẻđến lớp, tập thể dục đơn giản giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, giúp các khớp dây chẳng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho trẻ những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, tạo cho trẻ tâm trạng thỏa mải, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Vì vậy, tôi đã lên thời gian biểu để giáo viên tập thể dục buổi sáng cho trẻ vào một giờ nhất định 7h 30 sáng sau giờ đón trẻ, thời gian tập cho trẻ tùy theo từng độ tuổi,đối với trẻ nhà trẻ thời gian tập 8-10 phút, trẻ mẫu giáo tập 15- 20 phút. Trang bị dụng cụ như gậy nơ, cờ,vòng , bông tua,và thường xuyên thay đổi dụng cụ kết hợp với nhạctheo chủ đề để tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” có thể chọn bài: “Con cào cào" hoặc các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh như bài "Gà trống, mèo con và cún con” hoặc một số con vật khác phù hợp. 
Thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu của chương trình. 
 - Giờ dạo chơi ngoài trời
Tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời dưới sự giám sát của giáo viên như: Chui qua cổng, trèo lên xuống thang, đá bóng, đánh cầu lông
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: ô ăn quan,kéo co, đi cà kheo, vẽ phấn, chơi với cát nước...Làm kèn bằng lá chuối, làm con trâu bằng lá mítphát triển vận động tinh. Tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, nhặt lá cây, xếp hột hạt để giúp trẻ giúp trẻ phát triển cơ tay
Giờ hoạt động có chủ đích(tiết học thể dục)
Trước đây giờ học thể dục vẫn còn một số thực trạng chung đó là: Giáo viên thực hiện thường xuyên, nhưng hiệu quả giáo dục không cao, do giáo viên còn lúng túng khi lựa chọn nội dung, còn áp dụng phương pháp dạy họccũ cô giáo làm mẫu và trẻ làm theo, trẻ ít được tương tác với đồ dùng.Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên đổi phương pháp dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. 
Lựa chọn nội dung vận động cho giờ học phù hợp với đặc điểm của trẻ theo độ tuổi; phù hợp v

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_trong_cong_tac_chi_dao_giao_vien_nang_cao_cha.docx