Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung

Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các biện pháp cơ bản:

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.

Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.

Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân.

Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường

 

doc 23 trang hoathepmc36 28/02/2022 8025
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu: 
I.1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang ở trong những năm đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông.
 Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một phó hiệu trưởng, phụ trách công tác bán trú, tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu, căn cứ vào hoạt động cụ thể trong trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
Sự phối kết hợp với tất cả các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp nước uống, thực phẩm
Áp dụng những biện pháp phù hợp vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác bán trú trường Mầm non Ea Tung – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và nội dung của công tác nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng rộng lớn và có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội, tuy nhiên trong đề tài này tôi nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Ea Tung, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lăk.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách báo, mạng internetvề các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.
Phương pháp quan sát khoa học:
Quan sát, nghiên cứu thu thập tài liệu, trao đổi trực tiếp, thu nhận phản hồi từ học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Phương pháp thực nghiệm khoa học:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá sức khoẻ của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
	II. Phần nội dung:
II.1. Cơ sở lý luận:
Thế nào là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm?
  	Một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: 
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặcđã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sửdụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
 	Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toànvà phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
 	An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùngkhi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
 	Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến nhân tố con người, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non. 
Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. Với nhiệm vụ là một Phó Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo công tác bán trú trong nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện bán trú, khảo sát, kiểm tra, đánh giá, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ , góp phần xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và nhân viên trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì:“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”.
Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:
Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan. 
Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín), vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch. Kiểm soát quá trình chế biến. Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng, cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ học sinh, giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non.
Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:
Các biện pháp cơ bản:
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể.
Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân.
Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi - khó khăn:
Khái quát: 
Tổng số CBVC : 23 đồng chí, dân tộc 05; nữ dân tộc 05 đồng chí.
BGH : 03 đồng chí
Giáo viên : 16 đồng chí; Nữ : 14; Dân tộc : 04; NDT: 04
Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01
Đảng viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 
Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp. Trẻ ăn bán trú 100%.
Thuận lợi:
Trường tổ chức ăn bán trú, trẻ ăn bán trú 100%.
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.
	Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp với Điều lệ trường mầm non, Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, đều tay.
100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non.
Tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ Lãnh đạo đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Hội thi “Môi trường và vệ sinh cá nhân” cấp trường đã được tổ chức chu đáo và được các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi
Đối với trẻ:
Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao
Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. 
 Đối với các bậc cha mẹ học sinh:
Cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
	Khó khăn:
Trường có ba phân hiệu lẻ và các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4km. Phân hiệu Buôn Drai có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, ở đây phụ huynh và học sinh chưa có ý thức cao trong vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm, các cháu vẫn ăn quả xanh, uống nước lã, ăn quà vặt và hàng rong rất nhiều.
Hai lớp học Buôn Drai, học sinh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Khả năng tuyên truyền thuyết phục phụ huynh chưa mạnh dạn, chưa tự tin còn cả nể.
Là một cán bộ quản lý mới nên công tác lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học. 
Phụ huynh học sinh phần đa là đồng bào dân tộc thiểu số, làm nông, với tính chất công việc bận rộn, chân lấm tay bùn, một số cha mẹ trẻ cũng không quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
Nhà bếp đã xuống cấp trầm trọng, nhà trường đã tham mưu và UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng tại Thôn Tân Thắng, chưa được đưa vào sử dụng.
b. Thành công - hạn chế:
	Thành công:
	Khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú ở trường mình, tôi nhận thấy tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ lãnh đạo đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. 
	Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi
Trẻ hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao
Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. 
	Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Riêng bản thân tôi có thêm rất nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, phụ trách công tác bán trú ngày một hiệu quả hơn.
Hạn chế:
Bếp ăn của nhà trường đã xuống cấp, không đạt chuẩn.
Các phân hiệu cách xa nhau nên việc vận chuyển thức ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm của trẻ cũng phần nào bị ảnh hưởng.
c. Mặt mạnh và mặt yếu:
Mặt mạnh:
 Được sự tín nhiệm của nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.
	Trang thiết bị của trường phục vụ cho công tác bán trú tương đối đầy đủ so với nhu cầu.
Biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, khi áp dụng đề tài có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, phụ huynh và giáo viên, học sinh thích đến trường, yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần hơn.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
Mặt yếu: 
Tuy nhiên, hai lớp học Buôn Drai có học sinh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức chưa cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, các cháu ở đây chỉ ăn khẩu phần ăn trưa theo chế độ nhà nước hỗ trợ, không đảm bảo theo nhu cầu phát triển của trẻ.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Nguyên nhân của thành công:
	Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi kịp thời.
Được sự tin tưởng, động viên, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
	Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý.
	Học sinh ngoan, có nề nếp tốt.
	Cô có trình độ chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, được tham dự các buổi tập huấn chuyên đề do các cấp tổ chức.
Nguyên nhân của hạn chế: 	
	Phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe dinh dưỡng của con em mình.
	e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trường Mầm non Ea Tung có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km, phân hiệu Buôn Drai có 100% dân ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, nhà xa, một số giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều. Giao tiếp, tuyên truyền chưa tự tin, lời nói chưa thuyết phục được phụ huynh, chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhệm, còn phó thác cho nhà trường.
Bản thân tôi mới được điều động bổ nhiệm đến nhận công tác lên chưa mạnh dạn, chưa quyết đoán. 
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, ăn bán trú của con em mình. 
Chính vì vậy cán bộ quản lý, giáo viên, cần nâng cao kiến thức, kỹ năng giao tiếp, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của mình để làm tốt công tác chỉ đạo, chủ nhiệm, công tác tuyên truyền. Bám sát tình hình thực tế, kinh tế của địa phương, của phụ huynh, để lên kế hoạch, tuyên truyền thuyết phục phù hợp; như Bác Hồ đã dạy. 
 “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu 
 Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Là một cán bộ quản lý phụ trách công tác bán trú trong nhà trường, tôi rất quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.
	Qua khảo sát, đầu năm nhà trường cân đo theo dõi sức khỏe trẻ theo biểu đồ tăng trường, kết quả như sau:
	Trẻ phát triển bình thường là 177/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 88.5%
	Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng là 23/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 11.5%
	Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao là 22/200 trẻ, chiếm tỉ lệ 11.0%
 Nguyên nhân của thực trạng
	Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là:
Do trẻ chưa được chăm sóc đúng mức khi người mẹ đang mang thai.
Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
Do trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chất lượng bữa ăn tại gia đình chưa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Trẻ chưa được gia đình quan tâm đúng mức.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính điều này làm tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên nên tôi đã nghiên cứu, tìm ra và áp dụng có hiệu quả trong công tác quản lý Một số biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Ea Tung như sau:
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của các giải pháp, biện phám nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức ăn bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngay từ đầu năm học, trên kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng và tình hình thực tế của trường, tôi xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm năm, học kỳ và cụ thể từng tháng trong năm học sao cho thật phù hợp với đặc điểm thực tế của đơn vị.
Tăng cường khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú. 
Thiết lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ công tác bán trú. Thành lập tổ kiểm tra giám sát công tác bán trú trường học.
Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng nhu cầu đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Đưa nội dung thực hiện vào chương trình phần mềm quản lý dinh dưỡng Nutrikids để lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng. 
Triển khai tới các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh thông qua nhiều kênh thông tin như: cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh tuyên truyền, thông qua các hội thi, trong đó luôn chú trọng động viên phụ huynh cùng tham gia.
Biện pháp 2: Công tác tham mưu, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non, chính vì vậy ngay từ cuối năm học 2013 -2014 nhà trường đã kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất, nắm được tình hình cụ thể về đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú năm học 2014-2015, lên kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng tham mưu với UBND xã phê duyệt kế hoạch cho tu sửa và mua sắm mới.
Kế hoạch mua sắm:
Mua sắm bổ sung đồ dùng bán trú gồm: chiếu, gối đủ phục vụ cho trẻ ngủ.
Mua sắm bổ sung đồ dùng nhà bếp gồm: cối xay thức ăn, xoong nồi, tô, đĩa, thìa 
Mua sắm bổ sung đồ dùng vệ sinh: thùng đựng nước, thau, xô, khăn cho trẻ.
 	Tu sửa cơ sở vật chất: Tu sửa bếp:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc