SKKN Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mầm non

SKKN Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mầm non

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc và Bác Hồ đã từng nói “Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho cho một nền giáo dục tốt”.

Dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng đối với con người, đặc biệt đối với trẻ em, vì cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện nên nhu cầu cao về dinh dưỡng, trong khi bộ máy tiêu hóa lại chưa hoàn chỉnh, do đó bất cứ sai lầm nhỏ nào về dinh dưỡng cũng gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

 Ở lứa tuổi mầm non này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn. Mặt khác do sức ăn của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hoá, chức năng tiêu hoá, hấp thụ chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế, vì thế trẻ dễ bị nhiễm các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy, bữa ăn của trẻ cần đặc biệt chú ý quan tâm về khẩu phần ăn và chất lượng của bữa ăn, các loại thức ăn cho trẻ phải dễ tiêu hoá, có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phải dựa trên những nhu cầu cơ bản, thoả mãn mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển và khả năng vốn có trong mỗi đứa trẻ có dịp được bộc lộ. Khi trẻ khoẻ mạnh trẻ sẽ thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh.

 

doc 21 trang thuychi01 20112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
 TRƯỜNG MẦM NON THÀNH MINH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG TRẺ ĂN BÁN TRÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON”
Người thực hiện: Quách Thị Hiền
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường MN Thành Minh 2
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2016
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
2
* Lý do chọn đề tài
2
* Mục đích nghiên cứu
3
* Đối tượng nghiên cứu
3
* Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
4
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của nhà trường
16
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
* Kết luận
18
* Kiến nghị
18
* Tài liệu tham khảo
20
1. MỞ ĐẦU
* Lý do chän ®Ò tµi:
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc và Bác Hồ đã từng nói “Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho cho một nền giáo dục tốt”. 
Dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng đối với con người, đặc biệt đối với trẻ em, vì cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện nên nhu cầu cao về dinh dưỡng, trong khi bộ máy tiêu hóa lại chưa hoàn chỉnh, do đó bất cứ sai lầm nhỏ nào về dinh dưỡng cũng gây ra rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
 Ở lứa tuổi mầm non này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tính theo trọng lượng cơ thể cao hơn so với người lớn. Mặt khác do sức ăn của trẻ có hạn, bộ máy tiêu hoá, chức năng tiêu hoá, hấp thụ chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế, vì thế trẻ dễ bị nhiễm các bệnh về dinh dưỡng. Vì vậy, bữa ăn của trẻ cần đặc biệt chú ý quan tâm về khẩu phần ăn và chất lượng của bữa ăn, các loại thức ăn cho trẻ phải dễ tiêu hoá, có giá trị dinh dưỡng cao. Việc chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phải dựa trên những nhu cầu cơ bản, thoả mãn mong muốn tốt đẹp của trẻ, khơi gợi sự phát triển và khả năng vốn có trong mỗi đứa trẻ có dịp được bộc lộ. Khi trẻ khoẻ mạnh trẻ sẽ thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh.
Trường MN Thành Minh 2 là trường mới được thành lập, là một trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường có vai trò hết sức quan trọng: Tỉ lệ huy động trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao rõ rệt, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, việc trẻ ăn ngủ cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ bằng tiếng phổ thông từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên. Việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương, thay vào hàng ngày người dân phải chuẩn bị bữa ăn cho trẻ tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ tại trường từ sáng đến chiều để yên tâm lao động, sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Muốn thực hiện tốt mục tiêu này thì chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa gia đình và xã hội để chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục. Không phải bất cử trẻ em nào sinh ra được chăm sóc nuôi dưỡng, đối xử tốt như nhau, điều quan trọng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và xã hội. Trẻ em mầm non cần được chăm sóc đầy đủ, khoa học thì sẽ đào tạo cho xã hội một thế hệ, một lớp người có đầy đủ sức khoẻ, trí tuệ, tài năng góp phần làm giàu cho đất nước sau này.
Là cán bộ quản lý trường Mầm non mới được thành lập, tôi luôn trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác huy động trẻ bán trú tại trường đạt tỷ lệ cao, tổ chức ăn bán trú thế nào đảm bảo chất lượng bữa ăn, đảm bảo ATVSTP trong khi cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ Mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
*Mục đích nghiên cứu:
Một trường vừa mới thành lập còn non trẻ, thuộc vùng đặc biệt khó khăn, trẻ 100% chưa qua ăn ở lại bán trú, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
+ Nghiên cứu để huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp ăn bán trú 100% và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng bữa ăn cho trẻ.
+ Đề xuất một số giải pháp tổ chức ăn bán trú cho trẻ trong trường Mầm Non Thành Minh 2. 
* Đối tương nghiên cứu:
Trường mầm non Thành Minh 2
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp tham khảo tài liệu.
- Phương pháp điều tra thực trạng của địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Với mục tiêu “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”, “ Sức khoẻ của trẻ được đặt lên hàng đầu”, "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm“, Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự phát triển của trẻ em. Ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, suy dinh dưỡng đang còn chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao của trẻ trước tuổi đến trường đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai.
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam, điều 12 đã ghi rõ: “Trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ chính là chúng ta đã tham gia vào bảo vệ Quyền trẻ em.
Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Trẻ khoẻ mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới được tốt .Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non ngay từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non không chu đáo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ .Thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, ngành giáo dục đã phối hợp với các ban ngành để tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, tổ chức các hội thi: “ Hội thi bé khỏe bé khéo tay, “Hội khỏe bé mầm non” Xác định được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em tôi thấy nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và cũng rất cấp thiết. Trong các nhà trường mầm non nói chung và trường Mầm non Thành Minh 2 nói riêng. Bởi trẻ ở lại bán trú sẽ được hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo theo khoa học. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở trường mầm non. trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn  cho trẻ tại trường tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thùc tr¹ng: 
* Đặc điểm tình hình chung:
- Tổng số học sinh trong toàn trường là 243 trẻ/ 10 nhóm lớp.
+ Trong đó :
. Nhà trẻ: 35 trẻ
. Mẫu giáo: 208 trẻ.
- Tổng số toàn trường có 18 cán bộ giáo viên và nhân viên, trong đó có 3 cán bộ quản lý.
 * Thuận lợi: 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của phòng giáo dục đào tạo huyện Thạch Thành.
- UBND xã luôn quan tâm ủng hộ nhà trường về tinh thần lẫn vật chất.
- Nhân dân chủ yếu là người dân tộc sống hòa đồng, gần gũi dễ tiếp cận, việc tuyên truyền huy động tới nhân dân thuận lợi.
- Hội cha mẹ học sinh ngày một hiểu biết quan tâm đến giáo dục mầm non, việc xem nhẹ cho con đến trường còn rất ít.
- Tập thể cán bộ giáo viên một lòng đoàn kết, bắt tay vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đưa việc chăm sóc nuôi dưỡng lên mục tiêu hàng đầu của nhà trường, yêu nghề mến trẻ, tận tình chăm sóc như người mẹ thứ 2, giúp trẻ đến trường thật sự yên tâm.
- Tiền ăn của trẻ được huy động 12.000đ/ trẻ/ ngày.
* Khó khăn:
- Nhà trường mới được thành lập, đang còn non trẻ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có bếp ăn bán trú.
- Trường nằm trên địa bàn xa khu trung tâm việc mua bán thực phẩm khó khăn, giá cả thị trường bấp bênh, tiền đóng góp để ăn của trẻ ít, ảnh hưởng đến việc khẩu phần ăn của trẻ.
- Là xã thuần nông đặc biệt thâm canh cây lúa, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông ,ông bà không giám quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha, mẹ cháu, một số phụ huynh có con ở độ tuổi đi học chưa thực sự quan tâm đến trẻ, họ quan niệm rằng con của họ còn rất bé, ăn chưa biết xúc, đi vệ sinh chưa đúng chỗ, còn vụng về, nếu cho trẻ đi học thì sẽ gặp nhiều khó khăn, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải đi làm kiếm ăn từng bữa .
- 100 % trẻ còn ở các khu lẻ, chưa ăn bán trú tập trung.
- 98 % học sinh ở 8 thôn đều là dân tộc mường.
b. Kết quả:
Từ những tồn tại khó khăn và những nguyên nhân đã xác định, tôi tiến hành khảo sát cụ thể nội dung các vấn đề cần giải quyết có thêm cơ sở thực tế để xây dựng các giải pháp, các nội dung và kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu tháng 9/2015.
Độ tuổi
Trẻ được khảo sát
Trẻ phát triển bình thường
Trẻ suy dinh dưỡng
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Nhà trẻ
35
30
86 %
5
14,2 %
MG bé
87
72
83 %
15
11,3 %
MG Nhỡ
61
49
80,3 %
12
14,7 %
MG Lớn
60
50
83,4 %
10
13,3 %
Tổng cộng
243
201
82,7 %
42
17,3 %
Thực tế ở bảng trên chúng ta thấy: tỷ lệ các cháu đầu năm học bị suy dinh dưỡng vẫn còn quá nhiều, một số cháu cân nặng thì đủ nhưng lại thiếu chiều cao... Là phó hiệu trưởng mới nhận nhiệm vụ được phân công phụ trách nuôi dưỡng, bán trú tôi đã rất lo lắng phải làm gì? Làm như thế nào để tất các các cháu được ăn ở lại bán trú 100% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi, nhẹ cân giảm . Đây cũng là mục tiêu của nhà trường, mục tiêu của phòng giáo dục Thạch Thành giao cho nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu trên tôi mạnh dạn áp dụng một số các giải pháp và biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện:
* Biện pháp 1: Tìm hiểu, nắm chắc tình hình kinh tế chính trị của địa phương:
Sau khi được nhận nhiệm vụ mới, ngay từ đầu bản thân đã xác định tìm hiểu kỹ đặc điểm tình hình, văn hóa, kinh tế xã hội của xã Thành Minh và đặc biệt là 8 thôn ở điểm lẻ lâu nay. Bằng cách trực tiếp cùng giáo viên đi đến các thôn khó khăn, xa nhất khu trung tâm để biết được lề lối nếp sống phong tục tập quán của các hộ gia đình trong thôn, tham gia mọi phong trào văn hóa văn nghệ do xã, các thôn bản tổ chức để giữ mối quan hệ gần gũi với nhân dân. Tuy là một người mới lên làm quản lý, là người địa phương khác đến nhưng tôi đã hòa nhập nhanh để nắm bắt tình hình địa phương nơi mình công tác.
Thành Minh là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thạch Thành, có tổng diện tích tự nhiên 3.350,05ha. Phía Tây giáp với xã Thành Vinh-Thành Yên, phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với xã Thành Trực, phía Đông giáp xã Thành Công. Xã cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Tổng số dân trong toàn xã là: 1.973 hộ, 9.114 nhân khẩu, bao gồm 2 dân tộc chủ yếu là Kinh và Mường cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 98% dân số. Là một xã thuần nông đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, cây mía, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Là một xã đã được đạt chuẩn về trạm y tế, việc chăm sóc sức khỏe cho bà con trong những năm qua làm rất tốt. Về giáo dục Thành Minh có 3 cấp học gồm 5 trường: 2 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở, tuy các trường đã đi vào ổn định nhưng chưa cấp học nào đạt chuẩn quốc gia.
Do địa bàn xã rộng, dân số đông, nhu cầu ra lớp trong độ tuổi mầm non ngày càng cao, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thành lập thêm một trường mầm non đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, chính vì vậy trường Mầm non Thành Minh 2 mới được thành lập theo QĐ số 2168/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 với diện tích 5000m2, tổng kinh phí 2.900.000.000đ trường được tách ra bởi 8 thôn khu lẻ của xã Thành Minh. Tuy đã có phòng học kiên cố hóa nhưng vẫn chưa có các phòng chức năng, phòng hiệu bộ, tường rào bao quanh, trang thiết bị sân vườn... bếp ăn. 
* Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu. 
Là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi đã mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng về việc đi học tập tham quan. Vì chưa có bếp ăn bán trú nên ngày từ đầu năm chúng tôi đã đi đến các trường chuẩn trong Huyện như Mầm non Vân Du, mầm non Kim Tân để thăm quan bếp ăn đạt qui chuẩn một chiều, về để trình bày với lãnh đạo địa phương xã.
Xuất phát từ những khó khăn chung của nhà trường ngay từ đầu năm học 2015- 2016 ban giám hiệu đã họp bàn thống nhất những việc cần làm để đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng được tốt hơn: 
- Trình với ủy ban nhân dân xã để được xây dựng bếp ăn đúng qui chuẩn một chiều trong năm học này.
- Làm tốt công tác tuyên truyền chỉ tiêu huy động trẻ của 8 thôn ra lớp đạt 100% trẻ đến trường được ăn bán trú và việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được tốt.
 - Tham mưu về các hình thức đóng góp, chế độ ăn cho trẻ (nạp tiền)
- Báo cáo với Phòng giáo dục, các ban ngành đoàn thể quan tâm để được hỗ trợ đồ dùng phục vụ bán trú thuận tiện cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
 	- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tiếp tục hoàn thiện CSVC nhà trường.
Muốn làm tốt được những mục tiêu trên bản thân phải nghiên cứu kỹ nhiệm vụ trọng tâm cần làm là gì? Tôi đã tìm các văn bản thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành để làm minh chứng cụ thể.
- Muốn để địa phương quan tâm, nhân dân ủng hộ chúng tôi không ngừng tìm hiều, thu thập một số thông tin của một số địa phương trong huyện mà điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiên kinh tế địa phương, kinh tế phụ huynh tương đồng với địa phương mình mà họ đã làm tốt công tác huy động trẻ vào bán trú như: mầm non Thành Tân, mầm non Thành công ...
- Mới ban đầu thật sự khó khăn đó là nguồn ngân sách địa phương còn ít ỏi không những 1 trường mà đang tập trung cho 5 trường học, đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, bằng sự kiên trì thuyết phục trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của phòng giáo dục, địa phương xã, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Kết quả: 
Phòng giáo dục đã hộ trợ đồ dùng bán phục vụ bán trú như: Hệ thống bếp ga công nghiệp, nồi cơm điện, nồi cơm ga cho nhà trường trị giá : 40.000.000đ
Ủy ban đã thu đóng góp trên khẩu của nhân dân toàn xã về công tác xã hội hóa giáo dục về xây dựng bếp ăn theo qui chuẩn một chiều cho trương mầm non Thành Minh 2 với tổng diện tích 5 phòng 160m2 trong năm học này: 800.000.000đ
*Biện pháp 3: Nắm chắc thực trạng, tuyên truyền vận động phụ huynh huy động trẻ ăn bán trú đạt hiệu quả.
Thực trạng xã nơi tôi công tác dân số đông, địa bàn rộng, số trẻ trong độ tuổi Mầm non trên địa bàn xã: 971 trẻ, trước đây xã chỉ có một khu trung tâm, phòng học thiếu, trẻ quá tải so với qui định. Khi tách ra 8 thôn khu vực TMN TM2 có: 477 trẻ.
Giờ có thêm trường mới với dãy nhà hai tầng 8 phòng học kiên cố, khang trang, khép kín, nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, không có bếp ăn, do đó trẻ ra lớp vẫn phải học hai buổi/ngày, điều kiện các thôn lại quá xa trung tâm, có những thôn như : Mục long, Luông, Nghẹn, Đầm xa đến 8km đường, những ngày đầu tựu trường số học sinh chỉ có hơn 100 cháu ra lớp so với số trẻ trong độ tuổi chưa được một nửa. Chúng tôi là cương vị quản lý mới nhận công tác thật sự rất lo lắng, băn khoăn, trăn trở phải làm sao? Làm như thế nào? Để tất cả các cháu trong độ tuổi đi học được đến trường đầy đủ, được ăn ở lại bán trú như những các bạn cùng trang lứa, để phụ huynh tin tưởng, khâu đưa đón con đỡ vất vả, yên tâm lao động sản xuất cho gia đình. Ban giám hiệu chúng tôi đã họp và bắt tay ngay vào việc làm đầu tiên.
* Tổ chức việc họp thông qua hội đồng nhà trường.
Năm rõ mục tiêu kế hoạch trọng tâm của năm học để triển khai tới toàn thể chị em trong hội đồng nhà trường, trong cuộc họp đồng chí hiệu trưởng nêu rõ tình hình thực trạng của trường của địa phương, yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015 – 2016 bản thân tôi chịu trách nhiệm đưa ra những giải pháp làm tốt công tác chuyên môn để giúp chị em giáo viên hiểu và cùng chia sẻ khó khăn sãn sàng bắt tay vào công việc.
- Tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân trên địa bàn xã nhất là các thôn có con em thuộc phạm vi nhà trường quản lý qua các cuộc họp của thôn, qua các hội nghị do UBND xã tổ chức, qua đài truyền thanh nội dung huy động trẻ ra trường lớp và ăn bán trú tại trường.
- Trong giờ đưa đón trẻ đến trường cũng là cơ hội tốt để cho giáo viên động viên, tuyên truyền. Điều tra nắm chắc số trẻ chưa ra lớp sau khai giảng năm học.
* Chuẩn bị nội dung họp phụ huynh trên văn bản có đầy đủ nội dung cần triển khai thật tốt, kỹ càng.
- Đồng chí hiệu trưởng chuẩn bị các nội dung cần thiết trong văn bản.
- Tôi chuẩn bị nội dung tuyên truyền về việc đưa trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp ăn bán trú, một số tờ rơi có nêu rõ cách chăm sóc trẻ đúng cho các bà mẹ đang nuôi con.
 	 - Thành phần tham dự: Mời lãnh đạo địa phương, chủ tịch UBMTTQ xã, CT hội phụ nữ,... bí thư, trưởng thôn 8 thôn khu vực trường mầm non Thành Minh 2
- Khi tiến hành họp phụ huynh bản thân chúng tôi phải phòng các tình huống xẩy ra : Sẽ có đa số phụ huynh phản ứng quyết liệt và đề nghị theo phương án: nếu đi học phải được ở lại ăn cả ngày, vì chúng tôi đa số làm nông thôn không có thời gian đưa đón con đi học ngày 4 lần.
 	 * Tiến hành cuộc họp phụ huynh mở rộng:
- Đồng chí hiệu trưởng báo cáo đánh giá tình hình phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
- Thông qua kế hoạch nhà trường, nhấn mạnh công tác huy động trẻ bán trú 100%, nâng cao chất lương chăm sóc trẻ mầm non. Do chưa xây dựng được bếp ăn nên việc nấu và chế biến từ trường Mầm non Thành Minh chở xuống.
- Qua việc đóng góp tiền ăn theo mặt bằng chung của xã : 12.000đ/ngày/trẻ với 2 mức để phụ huynh bàn bạc lựa chọn hình thức cho trẻ bán trú phù hợp với điều kiện gia đình:
Mức 1: Học hai buổi trên ngày không ở lại ăn bán trú.
Mức 2: Nạp tiền 12.000đ/cháu/ngày, 7.000đ/cháu/tháng để thuê người vận chuyển từ trường Mầm non Thành Minh về trường.
 * Bước xin ý kiến của phụ huynh:
- Trước hết mời những phụ huynh nhiệt tình có khả năng nói giữa đám đông phát biểu trước để tìm cách giải quyết tốt nhất.
- Lãnh đạo địa phương phát biểu ý kiến, đây là khó khăn chung cho địa phương, xuất phát là xã nghèo nằm trong vùng 135, điều kiện kinh tế còn thấp, chưa thể xây dựng bếp ăn hoàn thiện trong năm nay, xã sẽ thông qua các cuộc họp Hội đồng nhân dân để trình ý kiến, bàn bạc đôn đốc hoàn thiện sớm bếp ăn cho các cháu. 
- Trong khi họp tôi vẫn nghe một số phụ huynh có bàn bạc nói chuyện với nhau bằng tiếng dân tộc. “Mỗi một ngày đóng ăn 12.000đ tiền ăn cho con thôi cho nó ở nhà tiền đó có thể mua được thức ăn như trứng, cá khô ăn cả nhà ấy chứ...“ 
Nắm bắt được thông tin trên, tôi đã mạnh dạn xin được ý kiến của hiệu trưởng để giải thích cho số phụ huynh đang có ý kiến trái chiều, việc cho con em mình đến trường không những các cháu được va chạm với thế giới bên ngoài, tự tin hơn, mạnh dạn hơn, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ mà còn giúp phụ huynh chúng ta có nhiều thời gian đi làm để phát triển kinh tế gia đình. Trường MNTM2 nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng 135 các cháu trong độ tuổi đi học từ 3,4,5 tuổi sẽ được hỗ trợ ăn trưa, đặc biệt nếu phụ huynh có diện hộ nghèo sẽ được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
 	Sau thời gian thảo luận, phụ huynh rất phấn khởi đa số đã tán thành cuộc họp đã thành công (mặc dù vẫn còn một số phụ huynh chưa đồng tình). Kết quả Hội nghị phụ huynh nhất trí cho các cháu đi học ở lại bán trú tại trường nhưng do chưa địa phương chưa xây dựng được bếp ăn nên thống nhất tạm thời mỗi phụ huynh hỗ trợ nhà trư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_an_ban_tru_va_nang_cao_ch.doc