SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp ghép thôn nè trường mầm non cẩm quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp ghép thôn nè trường mầm non cẩm quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông

Lúc sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Do đó, việc dạy tiếng phổ thông cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

 Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đến Giáo dục và đào tạo. Điều đó đã được thể hiện trong các văn kiện, các nghị quyết đại hội của Đảng. Đặc biệt sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) và kế thừa trong đại hội XII tiếp tục khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống đang đặt ra những yêu cầu mới. [3]

 Và đặc biệt ngày 02/6/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. Mục tiêu của đề án nhằm tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.[4]

Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non. Chuẩn bị ngôn ngữ tiếng việt là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội. [1]

 

doc 29 trang thuychi01 19541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp ghép thôn nè trường mầm non cẩm quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THUỶ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LỚP GHÉP THÔN NÈ TRƯỜNG MẦM NON CẨM QUÝ DẠY TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ NÓI CHUẨN TIẾNG PHỔ THÔNG.
Người thực hiện: Cao Thị Thu
Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Cẩm Quý
SKKN thuộc lĩnh mực Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
Trang 1 
1
Lý do chọn đề tài
Trang 1
2
Mục đích nghiên cứu
Trang 2
3
Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
4
Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2
1
Cơ sở lý luận
Trang 2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 4
2.1
Thuận lợi
Trang 4
2.2
Khó khăn
Trang 4
2.3
Kết quả thực trạng
Trang 5
3
 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Trang 6
3.1
Biện pháp 1: Chỉ đạo cách xây dựng kế hoạch dạy tiếng việt cho trẻ
Trang 7
3.2
Biện pháp 2: Tham mưu với địa phương về cơ sở vật chất
Trang 8
3.3
Biện pháp 3: Chỉ đạo điều tra, huy động trẻ ra lớp
Trang 9
3.4
Biện pháp 4: Phân công giáo viên đứng lớp
Trang 11
3.5
Biện pháp 5: Chỉ đaọ hướng dẫn giáo viên lớp ghép Thôn Nè tổ chức các hoạt động dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông
Trang 12
3.6
Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục
Trang 13
3.7
Biện pháp 7: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền
Trang 15
3.8
Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục 
Trang 17
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 17
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 19
1
Kết luận
Trang 19
2
Kiến nghị
Trang 20
Đối với đảng chính quyền địa phương
Trang 20
Đối với phòng giáo dục
Trang 21
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Lúc sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Do đó, việc dạy tiếng phổ thông cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
	Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đến Giáo dục và đào tạo. Điều đó đã được thể hiện trong các văn kiện, các nghị quyết đại hội của Đảng. Đặc biệt sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) và kế thừa trong đại hội XII tiếp tục khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống đang đặt ra những yêu cầu mới. [3] 
	Và đặc biệt ngày 02/6/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. Mục tiêu của đề án nhằm tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.[4] 
Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở mầm non đến đại học. Chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non. Chuẩn bị ngôn ngữ tiếng việt là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viên trong xã hội. [1] 
Trường mầm non là trường học đầu tiên chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Chính vì thế việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số nói thành thạo tiếng phổ thông sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách và là nền tảng cho các cấp học sau này.
Tiếng phổ thông là tiếng chuẩn của quốc gia. Vì thế chuẩn bị thật tốt tiếng phổ thông cho trẻ vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề rất thiết thực trong việc giảng dạy trẻ vùng dân tộc thiểu số hiện nay nói chung và lớp ghép 2 độ tuổi Trường Mầm non Cẩm Quý nói riêng. Chính vì vậy muốn nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ cần phải chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non. Là một người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn tại trường mâm non Cẩm Quý. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ vùng dân tộc thiểu số phát âm chuẩn được tiếng phổ thông một cách thành thạo. Tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp ghép Thôn Nè trường Mầm Non Cẩm Quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông".
	2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm giúp giáo viên có kiến thức và phương pháp dạy học tốt hơn.
	Giúp học sinh người dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản sử dụng tiếng phổ thông, biết giao tiếp và nói chuẩn tiếng phổ thông.
	Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non ở địa phương.
	Góp phần giải quyết mục tiêu Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của chính phủ đề ra.
	3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổng kết một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp ghép Thôn Nè trường Mầm Non Cẩm Quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
	Bản thân đã nghiên cứu các tài liệu tập san, tài liệu chuyên đề hè hàng năm, bồi dưỡng thường xuyên, nghị quyết của Đảng nhà nước để định hướng cho sáng kiến của mình.
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Qua trao đổi của giáo viên và khảo sát thực tế tôi đã nắm được số lượng trẻ có khả năng nói chuẩn tiếng phổ thông, số trẻ nói còn lẫn giữa 2 thứ tiếng, số trẻ không hiểu tiếng phổ thông và không biết nói tiếng phổ thông của lớp để có biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông và biết nói tiếng phổ thông.
	Phương pháp thực nghiệm: Bản thân đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để chỉ đạo giáo viên thực hành hướng dẫn trẻ và đã thực hiện ngay tại lớp ghép Thôn Nè do cô Bùi Thị Minh phụ trách trong năm học 2016 - 2017 của trường Mầm non Cẩm Quý.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
	Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát nhân cách của trẻ Mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết. [2]
	Cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội và phát triển các năng lực tư duy như xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin với người khác và tiếp nhận, đáp lại ý tưởng, thông tin của người khác. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. [2]
Qua quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ dân tộc thiểu số, cho thấy việc làm quen tiếng Việt (tiếng phổ thông) và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số có tác động rất lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này. Phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường, lớp mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt. Khi đến trường, trẻ em thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong hoạt động chơi, trò chuyện hàng ngày và thậm chí ngay cả trong môi trường học tập. Do đó, trẻ em dân tộc thiểu số sẽ không có vốn tiếng Việt ban đầu cần thiết để học tập bằng tiếng Việt ở trường phổ thông nếu không được chuẩn bị tiếng Việt.[1] 
Trẻ dân tộc lớp mẫu giáo ghép thường sống ở vùng núi; môi tường giao lưu hạn chế; hiểu biết của phụ huynh chưa thật tốt, thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình và cộng đồng.[5]
Trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số bắt đầu học tiếng phổ thông trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc) không phải là tiếng phổ thông. Môi trường giao tiếp tiếng phổ thông của trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non).Việc học tiếng phô thông của trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất và sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng phổ thông.[1]
	Đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhỏ trong mỗi đứa trẻ tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng người lớn viết lên đó những gì thì trẻ sẽ tiếp thu lĩnh hội điều đó và hình thành cho trẻ kỹ năng. Trẻ vùng dân tộc kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành từ thủa ấu thơ là tiếng dân tộc.
	Vì vậy dạy tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số là một việc hết sức quan trọng hiện nay với học sinh là người dân tộc thiểu số. Việc chuẩn bị tốt tiếng phổ thông cho trẻ dân tộc thiểu số, giúp trẻ có vốn ngôn ngữ chuẩn mực, phát triển kỹ năng nhận thức, giao tiếp sáng tạo, cảm xúc xã hội... Đồng thời giáo viên có cơ hội cho trẻ dân tộc thiểu số được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và đánh giá mức độ hiểu biết và cách ứng xử giao tiếp của trẻ về lĩnh vực ngôn ngữ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Thuận lợi	
	Trong những năm vừa qua, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã và đang được Đảng, Nhà nước và Đảng chính quyền địa phương, các ban nghành đoàn thể quan tâm đến tinh thần vật chất cho ngành học đặc biệt là ngành học mầm non.
	Được sự quan tâm của phòng giáo dục Huyện Cẩm Thủy tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp tập huấn chuyên đề: “Hướng dẫn chuẩn bị tiếng việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non.” 
	Bên cạnh đó được sự đoàn kết, thống nhất của ban lãnh đạo nhà trường, các đồng chí cán bộ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ đạt chuẩn trở lên với tổng số giáo viên toàn trường là: 29 giáo viên (Trong đó giáo viên có trình độ Đại học là: 23 giáo viên; Cao đảng: 3 giáo viên; Trung cấp: 3 giáo viên)
Giáo viên là người dân tộc thiểu số(dân tộc mường): 19 đồng chí.
	2.2. Khó khăn
	* Về địa phương
	Cẩm Quý là một xã miền núi vùng cao, đời sống kinh tế xã hội còn gặp không ít khó khăn, địa phương có hai dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc kinh và dân tộc mường, trong đó 98% người dân là người dân tộc thiểu số. Đặc biệt lớp ghép tại thôn Nè 100% trẻ là người dân tộc thiểu số. Vì vậy việc giao tiếp với trẻ bằng tiếng phổ thông là rất khó khăn.
	Địa bàn dân cư sống không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, số lượng trẻ ở từng độ tuổi của các thôn xa khu trung tâm như thôn Nè rất ít không đủ để thành lập các lớp mẫu giáo đơn (lớp 1 độ tuổi).
* Về nhà trường
	Trường mầm non Cẩm Quý là một trường vùng cao của huyện Cẩm Thủy, cơ sở vật chất đang còn thiếu nhiều đặc biệt là các lớp học khu lẻ xa khu trung tâm, việc huy động trẻ ra lớp khó khăn, các lớp đều phải học nhờ nhà văn hóa thôn, nhà dân, đồ dùng đồ chơi ít, chủ yếu là do cô và trẻ tạo ra, các lớp học chật hẹp, không có sân chơi tập rộng thoáng, không có đồ chơi ngoài trời, chưa đảm bảo chưa tổ chức bán trú được cho trẻ.
	Giáo viên dạy lớp ghép chương trình giảng dạy cùng một nội dung, cùng một bài giảng, các đồ dùng học liệu chuẩn bị như nhau nhưng giáo viên phải xây dựng mục đích yêu cầu theo từng độ tuổi trong cùng một lớp vì vậy rất khó khăn vất vả cho giáo viên khi xây dựng kế hoạch xác định mục tiêu cần đạt ở các chủ đề thực hiện.
 	* Về phía phụ huynh
Do đặc điểm phụ huynh của các thôn xa khu trung tâm như thôn Nè 100% là người dân tộc, qua điều tra phổ cập tỉ lệ mù chữ của người dân cao, nhiều phụ huynh không biết nói tiếng phổ thông đặc biệt là ông bà của các cháu, có phụ huynh nói được tiếng phổ thông nhưng nói chưa thành thạo, chưa đúng, nói nửa tiếng mường nửa tiếng phổ thông. Nhiều phụ luôn quan niệm cháu lên 3 mới cho cháu đi mẫu giáo nên trẻ được 3 tuổi mới đi học mẫu giáo, có gia đình khi trẻ 5 tuổi mới cho trẻ đi học
	* Về phía trẻ
	Các cháu học sinh của lớp ghép Thôn Nè 100% là người dân tộc, môi trường giao tiếp của cháu là tiếng dân tộc không phải là tiếng phổ thông, ít có môi trường giao tiếp tiếng phổ thông. Khi đến lớp trẻ chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc trong tất cả các hoạt động hàng ngày, trẻ chưa có ý thức tập thể, chưa có nề nếp thói quen học tập, trẻ rụt rè, sợ khi có người lạ đến lớp vì trẻ không được đi học đúng độ tuổi.
	Do những nguyên nhân trên. Nên hiệu quả các hoạt động của trẻ chưa được tốt, hiệu quả giáo dục chưa cao, chất lượng trẻ nói chuẩn tiếng phổ thông còn thấp.
	2.3. Kết quả của thực trạng:
 	Từ những nguyên nhân hạn chế trên nên hiệu quả các hoat động của trẻ chưa tốt, hiệu quả giáo dục chưa cao, khả năng sử dụng tiếng phổ thông của trẻ nhiều hạn chế. Điều đó đã thể hiện rất rõ khi ta tiếp xúc với trẻ, nhận thấy ở trẻ sự thiếu tự tin, lúng túng, ấp úng. Nói chưa rõ câu chưa rõ lời, nói lẫn tiếng phổ thông và tiếng mường. Trong quá trình giao tiếp, trẻ không tích cực tham gia các hoạt động, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ chỉ sử dụng tiếng dân tộc.
Ví dụ: Trẻ chỉ biết sử dụng tiếng mường để giao tiếp trong các hoạt động hàng ngày khi được cô giáo trò chuyện hỏi thăm trẻ bằng tiếng phổ thông "cô giáo chào con" Con tên là gì? Trẻ chỉ nhìn cô hoặc quay đi, lúc này bắt buộc tôi và cô giáo chu nhiệm phải sử dụng tiếng mường để làm quen và trò chuyện với cháu. “Cô giạo cháo con, con cháo mế mụ đi, bao ni ống cô” có nghĩa là “cô giáo chào con, con chào bà nội đi vào đây với cô”, hay “con sên chi?, con ở láng nó?” có nghĩa là: “con tên gì?, con ở làng nào? Hay cô hỏi trẻ “Con đang làm gì đó?” cháu trả lời“Con đang vẻ hoa cô giao ời” có nghĩa là “Con đang vẽ hoa cô giáo ạ” cô hỏi: Con vẽ hoa mầu gì đấy? Trẻ trả lời “ Con vẻ hoa mấu xìa”, có nghĩa là: “Con vẽ hoa mầu tím”; Khi trò chuyện với trẻ về người thân trong gia đình, nhà con có những ai: “Nhá con cò: Ông, Mú, Bồ, Mế, chụ... có nghĩa là: Ông, Bà, Bố, Mẹ, chú...Sau những lần trò chuyện bằng tiếng mường để trẻ hiểu thì giáo viên dần dần dạy trẻ nói lại theo cô bằng tiếng phổ thông, chú ý khen ngợi, động viên giúp trẻ tự tin hơn
Đấy chỉ là một số ví dụ nhỏ mà tôi đưa ra. Cụ thể hơn tôi đã tiến hành cho giáo viên khảo sát thực trạng hiểu và nói tiếng phổ thông của các cháu lớp ghép Thôn Nè như sau: 
Kết quả khảo sát đầu năm học
STT
Tiêu chí
Tổng số trẻ
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
1
Trẻ hiểu tiếng phổ thông khi cô hỏi.
26
2=7.6%
3=11.6%
4=15.4%
17=65.4%
2
Trẻ phát âm và trả lời được bằng tiếng Phổ Thông khi cô hỏi
26
2=7.6%
4=15.4%
4=15.4%
16=61.6%
3
Thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Phổ Thông hàng ngày
26
0=0%
2=8%
3=11%
21=81%
	Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta thấy vốn tiếng phổ thông của trẻ chưa có. Là một người trực tiếp chỉ đạo lớp ghép làng Nè tôi nhận thấy việc hướng dẫn dạy trẻ nói tiếng phổ thông ở trường trong giai đoạn này là rất quan trọng, nhìn vào thực tế địa phương và ở trường tôi rất băn khoăn, muốn tìm giải pháp làm sao để giúp cho giáo viên hướng dẫn một cách hiệu quả nhất cho trẻ hiểu và nói chuẩn tiếng phổ thông. 
	Từ những thực tế trên tôi đã mạnh dạn tiến hành những biện pháp và giải pháp kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình "Chỉ đạo giáo viên lớp ghép làng Nè trường Mầm non Cẩm Quý dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông". như sau:
	3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Trẻ mầm non “học bằng chơi - chơi mà học”. Quá trình học của trẻ dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, vì vậy ở mỗi chủ đề chủ điểm giáo viên sẽ dạy trẻ cái gì và cần dạy như thế nào để trẻ phát âm được dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú tham gia vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo ở trẻ.
Từ những nhận thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy trẻ dân tộc thiểu số nói chuẩn tiếng phổ thông sẽ giúp trẻ hình thành và phát triền nhân cách một cách toàn diện. Cùng với thực trạng của địa phương và nhà trường. Tôi đã tìm ra các biện pháp sau:
	3.1. Biện pháp 1: Tham mưu với địa phương để mở lớp học tại Thôn Nè
	Năm học 2016 - 2017 do điều kiện chưa có phòng học để đảm bảo trẻ được tham gia học tập đầy đủ. Họp ban lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch có phương án tốt nhất giúp trẻ có điều kiện học tập, vui chơi. Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương mượn nhà dân không còn xử dụng để cải tạo tu sửa thành một lớp học cho học sinh. 
	Trong đợt hè đã kêu gọi thanh niên tình nguyện trong xã dọn dẹp quét vôi, đan tre luồng đóng thành hàng rào bao quanh lớp học tạo khuân viên sân chơi cho trẻ hoạt động.
	Mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu rất khó khăn như vậy nhưng lớp học vẫn thực hiện đầy đủ đúng nội dung chương trình giáo dục mầm non trong các lớp mẫu giáo ghép do bộ giáo dục đề ra. Trẻ được tham gia học tập vui chơi, được thực hành các hoạt động trải nghiệm bằng ngôn ngữ tiếng phổ thông. Qua đó khả năng nói tiếng phổ thông của trẻ ngày càng tốt hơn, trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, các hội thi của nhà trường tổ chức. 
	Trong năm học 2016 - 2017 học sinh lớp ghép thôn Nè đã tham gia hội thi "Bé khỏe bé thông minh" cấp trường và đạt giải nhì toàn đội, trong đợt thi cấp Huyện có 2 cháu đạt giải nhì cá nhân và giải 3 tập thể. Đây chính là niềm khích lệ để giáo viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, phụ huynh tin tưởng, trẻ thích được đến lớp, địa phương quan tâm chăm lo nhiều hơn đến giáo dục mầm non.
(Hình ảnh đội thanh niên tình nguyện xã lao động tu sửa nhà dân làm lớp học)
	Ban lãnh đạo nhà trường tham mưu với Đảng chính quyền địa phương trong xã để có thêm cơ sở vật chất phòng học cho học sinh được đến lớp. Hiện nay nhà trường đang được địa phương xây dựng sắp hoàn thiện 3 phòng học tại khu 2 để thu hút học sinh ở các làng khu Quý Tiến có 7 thôn xa khu trung tâm trong đó có Thôn Nè.
3.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền
Tuyên truyền vận động là một trong những biện pháp được sử dụng thường xuyên, liên tục của các nhà trường đến các bậc phụ huynh, các ban ngành, các tổ chức xã hội để phụ huynh nắm bắt được các vấn đề. Nhưng không phải cứ tuyên tuyền là mọi người hiểu và nắm được vấn đề ngay, nhất là bà con người dân tộc. Muốn thuyết phụ để họ hiểu được vấn đề thì người tuyên truyền vận động phải khéo léo, hiểu rõ về người dân, phải có minh chứng...
Với người dân tộc ở các thôn xa khu trung tâm xã cũng vậy để tuyên truyền vận động phụ huynh đưa học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Ban lãnh đạo nhà trường đã họp bàn cùng cán bộ giáo viên phụ trách họp bàn rút kinh nghiệm qua các năm để vận động phụ huynh hiểu đưa trẻ đi học và cùng cô dạy tiếng phổ thông cho trẻ hàng ngày.
	Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành cho mời phụ huynh đến họp, để giải thích cho phụ huynh thấy được sự cần thiết của việc dạy trẻ học tiếng phổ thông trong học tập cũng như trong giao tiếp của trẻ hàng ngày. khi trẻ ở nhà được tiếp xúc thường xuyên với mọi người trong gia đình bằng tiếng phổ thông giúp trẻ phát huy tích cực vốn từ cho trẻ giúp trẻ hiểu và phát âm chuẩn hơn.
(Hình ảnh BGH và giáo viên chủ nhiệm lớp họp phụ huynh)
Nhà trường đã tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non, phổ biến các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh không ngồi học cùng cháu. Đặc biệt là tuyên truyền các hoạt động của trẻ làm quen với tiếng việt cho trẻ dân tộc đối với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để phụ huynh nắm bắt.
	Trong các cuộc họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề... bản thân tôi luôn nhắc nhở giáo viên phải thường xuyên đến thăm gia 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lop_ghep_thon_ne_tru.doc