SKKN Chỉ đạo ứng dụng thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người "
( Hồ Chí Minh )
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và đặc biệt chú trọng đến sự nghiệp "trồng người " Đảng và nhà nước đã xác định gíao dục là quốc sách hàng đầu điều này nghĩa là ngoài sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với công tác giáo dục, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải vươn lên trong nhận thức trong hành động cho xứng đáng với tầm vóc mà xã hội đang mong đợi ,như Bác đã nói " Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, dân tộc ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục ".
Hiện nay, các nhà tâm lý và giáo dục học đang đặt vấn đề: Khi bàn tới các phương pháp phát triển khả năng tư duy của trẻ thì không thể không nói tới phương pháp kích thích trẻ học tập khám phá. ở lứa tuổi này trẻ lại rất tò mò, rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, hơn thế nữa trẻ em tuổi mẫu giáo đặc điểm của trẻ là “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì vậy, các hoạt động khám phá nên được tổ chức như một trò chơi, chỉ thông qua các hoạt động chơi trẻ mới được tự do thoải mái trong hoạt động khám phá, những biểu hiện của trẻ sẽ rất tích cực, và thích thú. Thực ra, trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa. Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc đại loại như: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? Tối nó có đi ngủ không như mình không?.
Chỉ đạo ứng dụng thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non Mục lục 1.Mở đầu :.1 -Lý do chọn đề tài ...... 2 -Mục đích nghiên cứu ..3 -Phương pháp nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu ..4. 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ..5 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm ..5 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 2.3 .Các giải pháp..7 2.3.1 Thí nghiệm 1: Hoa đổi màu .8. 2.3.2 Thí nghiệm 2: Trứng ở môi trường nước 9 2.3.3.Thí nghiệm 3: Đại dương thu nhỏ.9 2.3.4 Thí nghiệm 4: Lá thư bí mật ..10 2.3.5 Thí nghiệm 5: Những cái chai biết hát11 2.3.6 Thí nghiệm 6: Những que diêm thần bí .12 2.3.7 Thí nghiệm 7: Cầu vồng 7 sắc .. 13 2.3.8 Thí nghiệm 8: Tầu ngầm dưới nước ..13 2.3.9 Thí nghiệm 9: Cầu vồng 7 sắc . 14 2.3.10 Thí nghiệm 10: Màu ảo thuật dưới nước . ..14 2.4 Hiệu quả của sáng kiên kinh nghiệm ...15 3.Kết luận,kiến nghị . 16 - Kết luận 17 -Kiến nghị .. 18 -Tài liệu tham khảo .19 -Phụ lục 1. Phần mở đầu - Lý do chọn đề tài "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người " ( Hồ Chí Minh ) Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và đặc biệt chú trọng đến sự nghiệp "trồng người " Đảng và nhà nước đã xác định gíao dục là quốc sách hàng đầu điều này nghĩa là ngoài sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với công tác giáo dục, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải vươn lên trong nhận thức trong hành động cho xứng đáng với tầm vóc mà xã hội đang mong đợi ,như Bác đã nói " Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, dân tộc ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục ". Hiện nay, các nhà tâm lý và giáo dục học đang đặt vấn đề: Khi bàn tới các phương pháp phát triển khả năng tư duy của trẻ thì không thể không nói tới phương pháp kích thích trẻ học tập khám phá. ở lứa tuổi này trẻ lại rất tò mò, rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, hơn thế nữa trẻ em tuổi mẫu giáo đặc điểm của trẻ là “Học bằng chơi, chơi mà học”. Vì vậy, các hoạt động khám phá nên được tổ chức như một trò chơi, chỉ thông qua các hoạt động chơi trẻ mới được tự do thoải mái trong hoạt động khám phá, những biểu hiện của trẻ sẽ rất tích cực, và thích thú. Thực ra, trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ nào cũng rất say mê với những trò đuổi bướm, bắt ve, hái hoa... Trẻ thích ngắm nhìn trời đất, nhìn mây bay, nhìn những giọt mưa rơi tí tách ngoài mái hiên. Những lúc ấy trong đầu trẻ có bao nhiêu điều thắc mắc đại loại như: Tại sao lại có mưa? Mưa từ đâu rơi xuống? Cây xanh có từ đâu? Vì sao nó sống được? Mây từ đâu bay đến và sẽ bay về đâu? Tối nó có đi ngủ không như mình không?... Đất nước ta ngày một phát triển do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn được như vậy trẻ mầm non cần được tiếp xúc và khám phá khoa học quanh mình, trẻ càng lớn thì nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội gần như hoàn thiện. Khám phá khoa học qua nền giáo dục và góp phần không nhỏ vào việc phát triển thế hệ trẻ. Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức thì hiệu quả đạt không cao. Trên thực tế hiện nay những cái trẻ đã biết vẫn có phân phối chương trình học giáo viên vẫn phải dạy dù trẻ vẫn trả lời tốt, làm tốt những gì cô yêu cầu nhưng trẻ không còn hứng thú và không phát huy tính tích cực, chủ động để tự tìm tòi, khám phá, không thỏa mãn nhu cầu bản thân trẻ Từ trước đến nay, trong trường mầm non giáo viên thường cho trẻ Làm quen với môn học: " Làm quen với môi trường xung quanh” hay “Khám phá khoa học”. song trong thực tế vẫn thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng nên đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ trải nghiệm các đồ vật mà trẻ được học. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ ít được trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán. Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện. Nếu cho trẻ tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ. Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục hình thành nhân cách trẻ, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của một giáo viên mầm non ra thì việc xác định các phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học cũng đặc biệt quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống ở trẻ đó là điều rất cần thiết. Vậy tìm biện pháp, phương pháp là gì? tìm ở đâu? Câu hỏi này đã được giải quyết qua các chuyên đề chăm sóc và giáo dục mà chúng ta đã được tập huấn và lý thuyết đó cũng được chúng ta thực hiện thông qua các quá trình dạy học và chăm sóc trẻ hằng ngày. Nhưng trong quá trình thực hiện các đồng chí đã thấy thỏa mãn với mục tiêu mình đặt ra chưa? có gì đổi mới, có gì tiến bộ, có gì sáng tạo? để trẻ ở lớp chúng ta nhận thức tiến bộ nhanh bắt kịp cùng trang lứa với những trẻ khu vực trung tâm. Để trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Chỉ đạo thực hiện ứng dụng một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này. Đối tượng áp dụng thử nghiệm ở đề tài này là trẻ khối mẫu giáo. - Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ được trực tiếp khám phá, trải nghiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ đồng thời giúp cho giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ theo hình thức mới kích thích sự chủ động, sáng tạo của giáo viên cũng như hoạt động tích cực của trẻ. Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ ở trường mầm non. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại . Chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ, những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Khi trẻ hoạt động trẻ được trực tiếp tập làm các thí nghiệm với các đối tượng mà mình đang học, trẻ được tham gia các bước thực hiện, được trải nghiệm, được thử nghiệm và cuối cùng tìm ra kết quả. Những kết quả mà trẻ thu nhận được khiến trẻ vô cùng thích thú và trẻ sẽ nhớ mãi, chính những kết quả đó đã tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ đồng thời kích thích trẻ tham gia các hoạt động nhận thức và phát triển nhân cách cho trẻ. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Từ đó giáo dục trẻ cách sử dụng đồ vật, cảnh báo những nguy hiểm nếu có. -Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên tâm lý chung của trẻ tôi đã nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên trong trường “ Chỉ đạo thực hiện ứng dụng một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non” -Phương pháp nghiên cứu: +Phương pháp nghiên cứu lý luận . +Phương pháp điều tra thực trạng . +Phương pháp nghiên cứu thực tiễn +Phương pháp thực hành luyện tập +Phương pháp quan sát . 2. Nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận: Trẻ ở lứa tuổi mầm non trí não đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện nên rất cần có phương pháp giáo dục khoa học. Với trẻ khoa học luôn là một hành trình khám phá hấp dẫn và thú vị qua những câu hỏi ngô nghê “hết sức đáng yêu” về thế giới xung quanh đầy bí ẩn trẻ muốn hiểu, muốn biết những điều mới lạ nên đây là giai đoạn vàng để khai mở tiềm năng, phát triển trí tuệ và sáng tạo cho trẻ. Việc hướng dẫn trẻ khám phá khoa học đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, hiểu được quy luật phát triển của nó, biết giải thích đúng theo quan điểm duy vật về mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên. Với sự nghiệp đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay để có sản phẩm con người mới XHCN trước hết mỗi bản thân nhà giáo phải thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh , người giáo viên phải có đủ năng lực phẩm chất phục vụ nhân dân với nội hàm của quá trình dạy học để làm tốt nhiệm vụ này Bác Hồ đã từng nhắc nhở dạy trẻ phải : "Toàn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát ,tự nhiên ,tự động của chúng chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm”. “Chất lượng ngày hôm nay hơn hẳn ngày hôm qua Lớp trẻ năm nay phải hơn hẳn lớp trẻ năm trước ' Đây chính là chúng ta cần vận dụng đổi mới phương pháp ,biện pháp nghiên cứu tìm tòi sáng tạo , tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tùy theo điều kiện cụ thể của trẻ theo từng miền từng khu vực ,từng nhóm trẻ “ Chúng ta phải sữa đổi cách dạy cho phù hợp với đào tạo nhân tài và kháng chiến kiến quốc Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và chính phủ gắn liền với đời sống sản xuất và đời sống của nhân đân chính vì lẽ đó nghề giáo viên bản thân là người phụ trách chuyên môn phải cần suy nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn trong quá trình đổi mới .Mà như Nghị Quyết BCHTW khóa VIII đã nêu " Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng và được xã hội tôn vinh ,giáo viên phải có đủ đức đủ tài " (Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2) Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ. Có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiên đều có thể làm trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển và hình thành tình yêu quê hương đất nước. Theo cơ sở khoa học xã hội nhà giáo dục cần phải hiểu tại sao mỗi cá nhân trưởng thành theo các cách khác nhau? Do đâu mà mỗi cá nhân tích lũy được kinh nghiệm xã hội khác nhau. Điều này đòi hỏi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đứa trẻ trong quan hệ với hiện thực. Sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non, nhờ đó mà trẻ không chỉ nhận được thông tin ở môi trường xung quanh mà còn nắm được cách thể hiện hành vi, mối quan hệ tình cảm giữa người với người. Theo cơ sở tâm lý qua các kết quả nghiên cứu tâm lý khẳng định rằng trẻ mầm non diễn ra mạnh mẽ nhất về tâm lý. Tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển gần như hoàn thiện. Trong quá trình sống trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm đã xuất hiện sự tự nhận thức ở trẻ. Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng trong MTXQ. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức – trí – thể – mĩ – kĩ năng xã hội cho trẻ. 2.2. Thực trạng: * Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên: Trường mầm non Quảng Minh với tổng số CBGV: 22 đồng chí. Trong đó: CBQL: 3 đồng chí; GVNV: 19 đồng chí. Trình độ đào tạo: ĐH: 16 đ/c; CĐ: 1 đ/c; TC: 5 đ/c 100% CBGV-NV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 73%. 100% CBGV khỏe, trẻ nhiệt tình công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác luôn có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp trên mọi lĩnh vực công tác..yêu nghề, mến trẻ, thực sự là người mẹ hiền thứ 2. * Thực trạng chỉ đạo giáo viên ứng dụng một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục ở trường mầm non. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, từ đó giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình. Nhà trường cũng đã chỉ đạo các lớp xây dựng nề nếp học tập, phát động làm đồ dùng đồ chơi, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động, thường xuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy việc chỉ đạo nhà trường như vậy. Nhưng do điều kiện kinh tế địa phương còn eo hẹp, nên việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như việc mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động cũng chưa đáp ứng yêu cầu qui định. Việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho lứa tuổi mẫu giáo hàng ngày ở nhà trường còn có giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu tòi những phương pháp, biện pháp mới hoặc các biện pháp chưa đa dạng và thực sự có hiệu quả cao đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh ngày một cao. Nhiều giáo viên trẻ, mới ra trường tổ chức các hoạt động khám phá còn lúng túng chưa đầu tư nhiều thời gian vào việc nghiên cứu tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động. Thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi. Tôi nhận thấy cháu tiếp xúc với môi trường một cách rất khác nhau. Cháu hời hợt với những gì đã biết, nhàm chán với những trò chơi quen thuộc. Ngược lại những gì mới lạ cháu hăng say khám phá, hứng thú với những trò chơi, đồ chơi mới. * Thuận lợi: Trường mầm non Quảng Minh có khuôn viên rộng rãi thoáng mát có vườn thiên nhiên, đồ dùng trang thiết bị . 100% cán bộ giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 73% trên chuẩn. 100% giáo viên chủ nhiệm lớp trẻ, năng động, tâm huyết với nghề. Được các cấp uỷ đảng chính quyền địa phương từ huyện thị đến xã và phòng GD&ĐT quan tâm tạo mọi điều kiện cho nhà trường. * Khó khăn: Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn thiếu so với thông tư 02 của Bộ GD&ĐT và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Một số ít phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về bậc học mầm non nên chưa thực sự quan tâm đến ngành học. Là người cán bộ quản lý tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng của việc cho trẻ khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo trong trường chưa cao. Đây là vấn đề mà nhà trường cần quan tâm, cần đòi hỏi người cán bộ quản lý phải làm để nhà trường đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng lòng mong mỏi của phụ huynh học sinh và của toàn xã hội. Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện pháp chỉ đạo ứng dụng một số thí nghiệm khoa học trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non. *Khảo sát ban đầu TT Nội dung Khối bé Khối nhỡ Khối lớn Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Phát triển ngôn ngữ 35/80 44 42/83 51 31/60 52 2 Khả năng quan sát 32/80 40 40/83 48 30/60 55 3 Khả năng phán đoán suy luận 33/80 41 44/83 53 30/60 55 4 Hứng thú tham gia hoạt động khám phá 34/80 42.5 42/83 50 32/60 53 2. 3 Những giải pháp: Để áp dụng phương pháp dạy học tập khám phá có hiệu quả cho trẻ mầm non thì nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen, khám phá cần được chọn lọc. Nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, gần gũi và đặc biệt làm phải đảm bảo an toàn về quy trình thực hiện đối với trẻ. Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới, ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản. Với biện pháp này tôi đã áp dụng rất thành công ở một số lớp tôi đưa ra đây một số thí nghiệp cho chị em cùng tham khảo: 2.3.1Thí nghiệm 1: Hoa đổi màu + Chuẩn bị: 3 cốc thủy tinh đựng đầy nước, màu nước (hoặc màu bột), 3 bông hoa hồng sáng màu. + Tiến hành: Đổ màu các màu khác nhau vào các cốc nước, cắt bớt đầu cuống 2 bông hoa chừng 5cm, đặt 3 bông hoa vào 3 cốc nước. Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ. + Kết quả: Sau một thời gian ngắn các cánh của 3 bông hoa đặt trong cốc sẽ chuyển sang màu của nước cốc. + Giải thích hiện tượng: Trẻ biết bông hoa hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu đó (có thể làm những bông hoa nhiều màu bằng cách chẻ cuống hoa ra và ngâm mỗi phần cuống vào một cốc nước màu khác nhau). 2.3.2Thí nghiệm 2: Trứng ở môi trường nước + Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, 2 quả trứng, nước ngọt, muối. + Tiến hành: Cho trẻ đánh dấu 2 cốc nước, sau đó đổ muối vào cốc nước thứ 1 (khoảng 10 thìa cooffe), khuấy đều. Đổ nước ngọt vào cốc thứ 2, khuấy đều. Sau đó thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước. + Kết quả: Ta thấy trứng nổi trong nước muối và chìm trong nước ngọt. + Giải thích hiện tượng: Quả trứng nổi trong nước muối vì trứng nặng hơn nước muối, nhưng quả trứng sẽ chìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt. 2.3.3.Thí nghiệm 3: Đại dương thu nhỏ + Chuẩn bị: 1 ca thủy tinh to (hoặc 1 chai, lọ nhựa trong), nước, phẩm màu xanh, dầu ăn. + Tiến hành: Đổ nước vào chai (khoảng 3/4 ca). Dùng phẩm màu xanh nhỏ vài giọt vào chai nước vừa đổ và khuấy đều lên cho màu và nước hòa lẫn vào nhau để tạo ra nước màu xanh biển. Tiếp đó bạn cho một ít dầu ăn vào để trẻ thấy rằng dầu và nước không hòa lẫn vào nhau sau đó bịt kín miệng ca và lắc mạnh. Đặt ca xuống bề mặt phẳng và ta thấy ca nước giống như 1 đại dương thu nhỏ (có thể đổ thêm màu phía trên, thêm đá, sỏi màu hoặc một số chi tiết như rong, cáđể sản phẩm đẹp hơn) + Kết quả: Màu và nước hòa lẫn vào nhau còn dầu ăn và nước vẫn tách thành 2 lớp riêng biệt. + Giải thích hiện tượng: Tỉ lệ trọng của màu và nước bằng nhau nên có thể hòa lẫn. Còn dầu ăn nhẹ hơn nước nên khi ta hòa lẫn sẽ thấy dầu ăn nổi trên mặt nước. 2.3.4.Thí nghiệm 4: Lá thư bí mật + Chuẩn bị: 1 quả chanh, 1 cốc nước sạch, bông tăm, giấy trắng, nến thắp (hoặc đèn bàn). + Tiến hành: Vắt chanh lấy nước, cho vào đấy vài giọt nước rồi khuấy đều. Dùng tăm bông nhúng ướt rồi viết một thông điệp gì đấy lên tờ giấy trắng. Khi để khô chẳng phát hiện ra tờ giấy có gì bất thường. + Kết quả : Khi đưa tờ giấy lên phí trên ngọn lửa của cốc nến để nhờ hơi nóng từ đèn tỏa ra làm nóng tờ giấy thì nét chữ khi nãy viết bằng chanh sẽ hiện ra. + Giải thích hiện tượng: Chanh là dung dịch hữu cơ bị oxy hóa và chuyển sang màu nâu khi được hơ nóng. (Ngoài chanh thì có thể thay thế bằng các dung dịch như nước cam, rượu, mật ong, v.v...) 2.3.5. Thí nghiệm 5: Những cái chai biết hát + Chuẩn bị: 4 chai thủy tinh (1 chai không, 3 chai đựng 3 lượng nước khác nhau), 1 cái thìa inox. + Tiến hành: Cô cho trẻ xếp các chai thành hàng. Chai đầu tiên để không, lần lượt đổ các lượng nước khác nhau vào các chau theo thứ tự (Có thể làm như vậy với nhiều chai, chai cuối cùng đổ gần đầy miệng). + Kết quả: Cho trẻ dùng chiếc thìa gõ vào các chai hoặc thổi ngang qua miệng chai. Lắng nghe các âm thanh khác nhau. Cô có thể tạo một đoạn nhạc ( âm thanh có tính tiết tấu ) cho trẻ thấy được sự thú vị của sự rung động trong không khí. Cho trẻ thử chơi tạo nhạc. + Giải thích hiện tượng: Khi thổi vào thuỷ tinh hay thổi ngang qua miệng chai làm cho không khí bên trong rung động. Số lượng không khí trong các chai không giống nhau sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. 2.3.6. Thí nghiệm 6: Những
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chi_dao_ung_dung_thuc_hien_mot_so_thi_nghiem_khoa_hoc_t.doc