SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Trường Mầm non Thị trấn, Thường Xuân tỉnh, Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Trường Mầm non Thị trấn, Thường Xuân tỉnh, Thanh Hóa

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Bởi thế, sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục mầm non. Người đã dạy:“ Phát triển giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Thực hiện di huấn của người, trong quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Cần đẩy mạnh việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non”. Và chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non thật tốt thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ quản lý là phải luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu, khảo nghiệm thực tiễn để đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường.

Hiện tại, công tác giáo dục trẻ ở tr¬ường mầm non Thị Trấn Thường Xuân chúng tôi cũng đã thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. Là một trong những đơn vị đầu tiên ở địa bàn huyện miền núi Thường Xuân được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non, trong gần 5 năm thực hiện, từ thực hiện thí điểm đến thực hiện đại trà, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi, giải pháp, cách thức phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình và bước đầu cũng đã thu được kết quả như mong đợi. Đến nay, hướng đi trong việc thực hiện chương trình đã tương đối rõ ràng, tạo tiền đề, điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của một trường ở nông thôn vùng cao. Việc thực hiện chương trình trong nhà trường đã được xây dựng theo tinh thần đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động, cách thức đánh giá đến điều kiện thực hiện chương trình. Trong đó, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục là yếu tố cốt lõi. Đây là chương trình mang tính chuẩn mực và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ. Song hiện nay, việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trên thực tế chư¬a phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong tổ chức thực hiện chương trình dạy học ở mầm non còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện.

 

doc 18 trang thuychi01 30302
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Trường Mầm non Thị trấn, Thường Xuân tỉnh, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Bởi thế, sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục mầm non. Người đã dạy:“ Phát triển giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Thực hiện di huấn của người, trong quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Cần đẩy mạnh việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non”. Và chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. 
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non thật tốt thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ quản lý là phải luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu, khảo nghiệm thực tiễn để đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường. 
Hiện tại, công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non Thị Trấn Thường Xuân chúng tôi cũng đã thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. Là một trong những đơn vị đầu tiên ở địa bàn huyện miền núi Thường Xuân được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non, trong gần 5 năm thực hiện, từ thực hiện thí điểm đến thực hiện đại trà, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi, giải pháp, cách thức phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình và bước đầu cũng đã thu được kết quả như mong đợi. Đến nay, hướng đi trong việc thực hiện chương trình đã tương đối rõ ràng, tạo tiền đề, điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của một trường ở nông thôn vùng cao. Việc thực hiện chương trình trong nhà trường đã được xây dựng theo tinh thần đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động, cách thức đánh giá đến điều kiện thực hiện chương trình. Trong đó, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục là yếu tố cốt lõi. Đây là chương trình mang tính chuẩn mực và có tính linh hoạt, mềm dẻo làm cơ sở cho việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ. Song hiện nay, việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong tổ chức thực hiện chương trình dạy học ở mầm non còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện. 
Vì thế là cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo, triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở Trường Mầm non Thị trấn, Thường Xuân tỉnh, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. Kết quả của Sáng kiến kinh nghiệm này hy vọng sẽ giúp cho các nhà quản lý và giáo viên mầm non hiểu nhiều hơn và thực hiên tốt hơn về chương trình giáo dục mầm non.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục giáo dục mầm non ở trường mầm non Thị trấn, Thường Xuân
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng theo quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm đảm bảo nguyên tắc đồng tâm phát triển, tạo điều kiện cho mỗi trẻ được hoạt động tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục. Đây là khung chương trình mở cho cho phép giáo viên được chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng phương pháp dạy học và hình thức dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ. Nhằm phát triển toàn diện ở trẻ
Chương trình giáo dục mầm non thể hiện được mục tiêu giáo dục mầm non: Cụ thể hoá các yêu cầu về công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ; hướng dẫn cách thức đánh giá phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Do đó, những người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non phải xác định được vị trí, vai trò, nội dung và nhiệm vụ của mình trong công nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, phải làm thế nào để phát triển toàn diện về các mặt : “Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ”, tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình có những thói quen hành vi tốt hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối. Để thùc hiện được điều đó, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những biện pháp đổi mới trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường một cách khoa học và có hiệu quả, phù hợp với từng độ tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, với yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Thực tiễn đó đòi hỏi các trường mầm non phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đây cũng là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng nhất của trường mầm non. Để thực hiện được tốt mục tiêu này thì cần phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
 Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện hành còn bộc lộ những hạn chế bất cập. Nội dung giáo dục còn mang tính cứng nhắc, chưa thích ứng với tình hình thực tế của địa phương cũng như khả năng tiếp cận thực tế của trẻ, giáo viên tổ chức hoạt động còn máy móc, rập khuôn, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Nhiều giáo viên khi lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học để truyền tải nội dung chương trình chưa linh hoạt nên có những nội dung dạy học chưa phù hợp với học sinh. Dẫn tới khả năng gây hứng thú, thu hút trẻ vào tiết học chưa cao. Vì vậy việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non hết sức cần thiết và quan trọng. 
Với vai trò Hiệu trưởng của nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường. Tôi luôn tập trung chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá sự việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên, tổ chức đánh giá phương pháp dạy của giáo viên qua từng chương trình, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ. 
Có thể nói, đối với mỗi người hiệu trưởng để thực hiên tốt chương trình trong nhà trường cần đặc biệt quan tâm: Xác định rõ vai trò nhệm vụ để tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ mầm non giúp trẻ được phát triển toàn diện. Là nền móng hình thành nhân cách trẻ, làm cơ sở vững chắc cho các bậc học tiếp theo.
Từ thực tế trên, là người quản lý, cần xác định rõ việc nâng cao chất lượg chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục chăm sóc trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng mà bằng mọi cách phải xây dựng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn góp phần vào việc xây dựng nền giáo dục xứng tầm với thời đại hiện nay.
2.3. Thực trạng việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non của Trường mầm non Thị trấn, Thường Xuân
2.3.1. Đặc điểm tình hình chung 
	 Trường Mầm non Thị trấn Thường Xuân là trường điểm trong cấp học mầm non của huyện nhà. Đây là ngôi trường mầm non được Phòng GD&ĐT Thường Xuân chọn làm thí điểm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới từ năm 2008 - 2009 khi Sở giáo dục triển khai chuyên đề. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc và đã được các cấp khen thưởng.
 - Biên chế năm học: Năm học 2015 – 2016, Trường mầm non Thị trấn Thường Xuân có tổng số nhóm lớp là: 16 lớp. Trong đó: Khu A có 8 lớp (4 lớp 4 - 5 tuổi, 4 lớp 5 - 6 tuổi, 4 nhóm trẻ 24-36 tháng); Khu B có 4 lớp 3 tuổi. Tổng số trẻ là: 485 cháu. Trong đó, Nhà trẻ: 47 cháu, Mẫu giáo: 438 cháu. Trẻ nuôi bán trú 485 cháu đạt tỷ lệ 100%
 - Tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên: 
+ Tổng số CBGV: 45 đồng chí. Trong đó: Ban giám hiệu: 3 đồng chí, Giáo viên: 33 đồng chí, Nhân viên: 9 đồng chí
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 23 đồng chí, Cao đẳng: 6 đồng chí, Trung cấp: 14 đồng chí.
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 2 đồng chí 
- Tình hình công tác chỉ đạo thực hiệnchương trình giáo dục mầm non của nhà trường
100% nhóm lớp thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. BGH nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT đến tận đội ngũ Cán bộ giáo viên trong nhà trường về thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non. Chỉ đạo, hướng dẫn sát sao việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các nhóm lớp. Hướng dẫn giáo viên cách nghiên cứu tài liệu, cách lập kế hoạch hoạt động, cách thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động. Chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi thực hiện tốt bộ chuẩn trẻ 5 tuổi. Thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn đẩy mạnh công tác xây dựng tiết mẫu, hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp cụm về đổi mới phương pháp dạy học. Tạo cơ hội cho giáo viên biết chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
	2.3.2. Những thuận lợi khó khăn:
- Thuận lợi: 
	Bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ phía Phòng giáo dục, đặc biệt là bộ phận phụ trách chuyên môn của ngành. Sự ủng hộ của các cấp, các nghành ở địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn cả về vật chất lẫn tinh thần, đã có những biện pháp chiến lược, từng bước tháo gỡ những khó khăn, quyết tâm xây dựng trường trở thành trường chuẩn quốc gia. Nhà trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc.	
- Khó khăn: 	
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ nhưng các trang thiết bị trong lớp vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ. Khi thực hiện chương trình mầm non. Nguồn kinh phí được cấp chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động dạy học.
 Giáo viên phần đa mới ra trường một vài năm nên kinh nghiệm đứng lớp chưa nhiều, tác phong lên lớp còn rụt rè, e ngại và chưa thực sự chú trọng đến việc thay đổi phương pháp cũng như hình thức lên lớp. Nhiều giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏNên đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng chung thực hiện chương trình giáo dục của trường. Đây là một chương trình mang tính chất mềm dẻo, do đó đòi hỏi người giáo viên phải hết sức linh hoạt. Điều này thì không phải ai cũng làm được, bởi đội ngũ giáo viên nhà trường mặc dù có trình độ chuẩn và trên chuẩn 100% nhưng khả năng sư phạm của từng người lại không đồng đều. Phần lớn được đào tạo chắp vá qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Có 1 số đồng chí còn lơ mờ khi thực hiện chương trình, chưa nắm vững bản chất của các hoạt động. Có đồng chí còn nhầm các nội dung ở mục tiêu của chủ đề với nội dung ở mạng hoạt động...
2.4. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. 
Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quyết định tiên quyết đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục. Ảnh hưởng của giáo viên đối với chất lượng giáo dục là hết sức lớn. Giáo viên là người lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Là người trực tiếp thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, điều quan trọng nhất ở đây là vấn đề nhận thức của giáo viên đối với chương trình cũng như những kỹ năng sư phạm mà giáo viên có được để thực hiện chương trình một cách mềm dẻo, sáng tạo cho phù hợp với đối tượng học sinh và môi trường sư phạm. 
Nhận thức rõ điều đó, trong quá trình quản lý nhà trường tôi luôn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong nhà trường.
Để thực hiện có hiệu quả chương trình, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Tôi lên kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng các chương trình để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã phân công giáo viên dạy các lớp phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp vời tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường.
Để giúp giáo viên tiếp cận tốt với chuyên môn những vấn đề mới nhất và những chuyên đề trọng tâm, nhà trường tổ chức cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức. Sau mỗi đợt học tập đó, nhà trường thường tổ chức thành các buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung cụ thể để giáo viên thảo luận, trao đổi, dạy thực nghiệm để rút kinh nghiệm. Tổ chức cho giáo viên làm bài tập thực hành theo tổ, nhóm nhỏ từ đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn những nội dung vừa tiếp thu và ứng dụng chúng vào thực tế giảng dạy trẻ cho phù hợp.
	Hàng tháng, tổ chuyên môn sinh hoạt từ 1- 2 lần. Qua các buổi họp giáo viên thảo luận, nêu lên những vấn đề còn khúc mắc của mình trong quá trình thực hiện chương trình trong từng tuần. Hơn thế nữa là có kinh nghiệm hay thì chia sẻ với đồng nghiệp. Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về những vấn đề cần quan tâm đồng thời thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giải quyết những thắc mắc về cách tổ chức các hoạt động cũng như việc thực hiện chương trình. Trong các buổi họp này giáo viên sẽ được góp ý, giúp đỡ trực tiếp cho từng giáo viên đứng lớp trong việc xây dựng kế hoạch cũng như quá trình thực hiện quan sát, đánh giá trẻ.
	Nhà trường luôn đẩy mạnh công tác tổ chức thao giảng, dự giờ trong trường. Tổ chức thao giảng thi giáo viên giỏi các cấp. Khi có các hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, chủ điểm thì chỉ đạo giáo viên dự giờ thăm lớp để qua đó cọ sát chuyên môn, rút ra những kinh nghiệm hữu ích trong thực hiện chương trình giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục, tôi đã chỉ đạo thành lập tổ thanh tra, giám sát chuyên môn. Tổ giám sát chuyên môn sẽ tổ chức dự giờ theo định kỳ và cả dự giờ đột xuất. Tuy nhiên, việc dự giờ đột xuất kiểm ít được báo trước những với giáo viên mới vào nghề được báo trước 1 ngày, những giáo viên còn lại được báo trước từ 15 - 30 phút tuỳ từng hoạt động. 
Sau mỗi hoạt động được dự giờ tổ chức cho giáo viên góp ý chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của hoạt động đó để giáo viên rút kinh nghiệm. Đối với những giáo viên còn hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ tôi sẽ phân công giáo viên có kinh nghiệm vững vàng giúp đỡ chuyên môn. Và sẽ tổ chức cho đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp nhiều hơn. Sau đó sẽ thực hiện dự giờ các hoạt động dạy học của các đồng chí đó để kiểm chứng sự tiến bộ của giáo viên trong hoạt động này. 
Tổ chức cho giáo viên được đi học tập, tham quan các mô hình dạy học ở các trường mầm non trong huyện ,tỉnh. Để quan sát môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học ở các địa phương trong tỉnh. Từ đó, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn, giúp giáo viên ứng dụng sáng tạo trong việc trang trí vào trường, lớp mình một cách sinh động, hợp lý. Ngoài việc học tập, học hỏi lẫn nhau giữa giáo viên, thì việc trau dồi kiến thức qua tài liệu, sách vở cần được quan tâm. Thành lập tủ sách, mua sắm, sưu tầm nhiều loại sách báo, tập san, tài lệu liên quan đến giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non để giáo viên tham khảo, qua đó bổ trợ thêm kiến thức và hiểu biết cho giáo viên về chương trình giáo dục mầm non.
2.4.2. Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
Kế hoạch giáo dục giúp cho việc thực hiện mục tiêu một cách đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước thời gian, nội dung để tổ chức chương trình giáo dục một cách hiệu quả.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong nhà trường. Để lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi căn cứ vào thực trạng đã khảo sát về chất lượng trẻ và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể cho từng độ tuổi, sau đó phổ biến cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ lớp mình phụ trác.
 Với vai trò là hiệu trưởng tôi giao nhiệm vụ cho Ban chuyên môn phụ trách xây dựng  kế hoạch nhiệm vụ chung của năm học. Sau khi thu thập và xử lí các thông tin, tập hợp số liệu và hình thành bản kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình. Khi đã hình thành bản kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình giáo dục nhà trường, tôi tổ chức họp công bố các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm học đã được dự kiến và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân trên tinh thần của kế hoạch nhà trường.
	Đối với các kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục của giáo viên. Tôi luôn chấp nhận những kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường, đối tượng giáo dục và phát huy tốt hoạt động giáo dục. Để kế hoạch giáo dục không mang tính hình thức, tôi thường khuyến khích giáo viên thể hiện những ý tưởng mới, sáng tạo, không khắt khe, gò ép theo khuôn mẫu. Kế hoạch giáo dục phải của riêng giáo viên, không viết dài dòng, mang tính cá nhân. 
Để giáo viên xây dựng đươc kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục cần đáp ứng được mục tiêu: nhằm cụ thể hoá nội dung trong chương trình, phù hợp với đặc điểm của từng trẻ, phù hợp với điều kiện vật chất của lớp, của trường và văn hoá của địa phương, từ đó giúp giáo viên chủ động trong việc tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và giúp trẻ phát triển theo mục tiêu yêu cầu đã đề ra. 
 Yêu cầu giáo viên khi lên kế hoạch thực hiện một chương trình giáo dục nào cũng phải dựa vào mục tiêu cần đạt ở cuối độ tuổi mà mình đang dạy để xây dựng kế hoạch giáo dục. Kết hợp với kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục mầm non, các tiêu chí đánh giá trẻ trong lớp mình và cơ sở vật chất có trong lớp, trong trường. Từ đó cụ thể hoá nội dung và dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện. Nội dung trong chương trình là những vấn đề cơ bản, cốt lõi. Vì vậy giáo viên phải cụ thể nội dung và xác định phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với đặc điểm trẻ của lớp mình và phù hợp với địa phương.
VD: Trong lĩnh vực phát triển thể chất. Nội dung giáo dục dinh dưỡng của trẻ 5 tuổi làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến món ăn, thức uống. Giáo viên phải lựa chọn món ăn, thức uống nào cho phù hợp với trẻ ở địa phương như: Làm món trộn (nộm), rán trứng, làm muối lạc, vừng ... Pha nước cam, chanh, làm nước hoa quả...những món ăn thức uống này phù hợp với trẻ từ đó mới kích thích trẻ hoạt động tích cực, bởi những món ăn, thức uống này trẻ đã được ăn, được uống thường xuyên.
Việc cụ thể nội dung sẽ tạo ra một bản kế hoạch năm mang nét riêng biệt. Từ đó nội dung cụ thể của từng lĩnh vực, giáo viên dự kiến chủ đề và thời gian thực hiện dựa vào gợi ý mà chuyên môn đưa ra.
Đối với việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục theo chủ đề. Chúng tôi hướng dẫn giáo viên khi xác định nội dung chủ đề phải bám sát vào nội d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_chuong_trinh_giao_du.doc