SKKN Một số biện pháp xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh trường Mầm non Lương Sơn Thường Xuân, Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh trường Mầm non Lương Sơn Thường Xuân, Thanh Hóa

 Công đoàn có vai trò quan trọng đối với lịch sử phát triển của cách mạng, V.Lênin nói: “ Công đoàn có vai trò là trường học quản lí, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa Cộng sản”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã trở thành tổ chức giai cấp rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, là tổ chức có khả năng thực hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình là lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân viên chức lao động vào cuộc đấu tranh giai cấp. Các tổ chức Công đoàn thực hiện vai trò thông qua chức năng đoàn kết, tập hợp, giáo dục, rèn luyện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Xây dựng Công đoàn vững mạnh là vấn đề mà tất cả các cấp Công đoàn trong cả nước đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Trong đó hoạt động của Công đoàn cơ sở có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống Công đoàn Việt Nam; Công đoàn cơ sở có “Vững mạnh” thì tổ chức Công đoàn mới vững mạnh. Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, phương hướng là “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy Đoàn viên, CNVC- LĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trên cơ sở đó, có thể nói hoạt động Công đoàn ở cơ sở là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của tổ chức Công đoàn.

Đối với các CĐCS ngành Giáo dục- Đào tạo, việc xây dựng CĐCS của mình vững mạnh là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, đó cũng là trách nhiệm của mỗi đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và các CĐCS.

 Trong những năm qua CĐCS trường Mầm non Lương Sơn liên tục được Công đoàn ngành đánh giá là Công đoàn cơ sở Vững mạnh, nhiều năm liền được LĐLĐ huyện Thường Xuân, CĐGD Thanh Hóa tặng giấy khen. Tuy nhiên, để giữ vững danh hiệu CĐCS vững mạnh trong năm học 2016 – 2017 và những năm tiếp theo, là Chủ tịch công đoàn trường Mầm non Lương Sơn , tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp BCH công đoàn trường Mầm non Lương Sơn xây dựng CĐCS của mình “ Vững mạnh” một cách bền vững vì vậy tôi chọn nội dung: “Một số biện pháp xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh trường Mầm non Lương Sơn Thường Xuân, Thanh Hóa”

 

doc 23 trang thuychi01 29637
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh trường Mầm non Lương Sơn Thường Xuân, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nội dung	
Trang
 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1.Cơ sở lí luận 
2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1.Các giải pháp 
4
2.3.1.1 Công đoàn đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của giáo viên, công nhân viên lao động
4
2.3.1.2. Tổ chức phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn 
5
2.3.1.3 Tham giav quản lý và xây dựng tổ chức công đoàn 
5
2.3.2. Biện pháp thực hiện
6
Biện pháp 1. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của BCH công đoàn cơ sở:
6
Biện pháp 2. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ của cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn:
8
Biện pháp 3. Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho Công nhân, viên chức lao động
9 
Biện pháp 4. Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vân động:
 10
MỤC LỤC
Biện pháp 5. Xây dựng, phát triển các chức năng, vai trò của tổ chức Công đoàn.
 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
16
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài: 
 	 Công đoàn có vai trò quan trọng đối với lịch sử phát triển của cách mạng, V.Lênin nói: “ Công đoàn có vai trò là trường học quản lí, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa Cộng sản”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã trở thành tổ chức giai cấp rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, là tổ chức có khả năng thực hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình là lôi cuốn đông đảo quần chúng công nhân viên chức lao động vào cuộc đấu tranh giai cấp. Các tổ chức Công đoàn thực hiện vai trò thông qua chức năng đoàn kết, tập hợp, giáo dục, rèn luyện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 
Xây dựng Công đoàn vững mạnh là vấn đề mà tất cả các cấp Công đoàn trong cả nước đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Trong đó hoạt động của Công đoàn cơ sở có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống Công đoàn Việt Nam; Công đoàn cơ sở có “Vững mạnh” thì tổ chức Công đoàn mới vững mạnh. Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, phương hướng là “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy Đoàn viên, CNVC- LĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của Đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trên cơ sở đó, có thể nói hoạt động Công đoàn ở cơ sở là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của tổ chức Công đoàn.
Đối với các CĐCS ngành Giáo dục- Đào tạo, việc xây dựng CĐCS của mình vững mạnh là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, đó cũng là trách nhiệm của mỗi đoàn viên công đoàn, cán bộ công đoàn và các CĐCS.
 Trong những năm qua CĐCS trường Mầm non Lương Sơn liên tục được Công đoàn ngành đánh giá là Công đoàn cơ sở Vững mạnh, nhiều năm liền được LĐLĐ huyện Thường Xuân, CĐGD Thanh Hóa tặng giấy khen. Tuy nhiên, để giữ vững danh hiệu CĐCS vững mạnh trong năm học 2016 – 2017 và những năm tiếp theo, là Chủ tịch công đoàn trường Mầm non Lương Sơn , tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp BCH công đoàn trường Mầm non Lương Sơn xây dựng CĐCS của mình “ Vững mạnh” một cách bền vững vì vậy tôi chọn nội dung: “Một số biện pháp xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh trường Mầm non Lương Sơn Thường Xuân, Thanh Hóa” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể trong nhiệm vụ của người làm công tác Công đoàn ở cơ sở, nhằm góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ Công đoàn. Bám sát vào thực tiển hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp.
 Bản thân là người làm công tác Công đoàn trong những năm qua, nghiên cứu nội dung này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể trao đổi tư vấn cùng bạn bè đồng nghiệp để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động ở Công đoàn cơ sở.
	1.3 Đối tượng nghiên cứu: 
- Đề cập đến các biện pháp để góp phần xây dựng Công đoàn trường vững mạnh cũng như những kinh nghiệm hoạt động của Công đoàn cơ sở.
- Những mặt làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp trong quá trình hoạt động ở Công đoàn cơ sở có hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tài liệu: Tài liệu về công tác Công đoàn, các Nghị quyết công đoàn, các hướng dẫn về công tác Công đoàn của cấp trên
- Thuyết trình
	- Thu thập, xử lý thông tin.
	 - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
Công đoàn luôn là chỗ dựa, là niềm tin cho quần chúng, là người đại diện cho quần chúng, đại diện cho tiếng nói của người lao động, đấu tranh đem lại quyền lợi cho người lao động. Tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, phương hướng, khẩu hiệu hành động: "Đoàn kết- trí tuệ- dân chủ- đổi mới" thực hiện phương châm "Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của Đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn". 
 “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức lao động làm đối tượng vận động, chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. 
	Trong tình hình hiện nay, vai trò của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân ngày càng được khẳng định và lớn mạnh. Công đoàn luôn là chỗ dựa là niềm tin cho công nhân, viên chức và người lao động góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Công đoàn là đại diện hợp pháp và là tiếng nói của công nhân, viên chức và người lao động. Hoạt động Công đoàn ở cơ sở là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của tổ chức Công đoàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công đoàn Việt Nam, nó sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao năng xuất, hiệu quả công việc cho cơ quan, đơn vị.
	Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là vấn đề cốt lõi mà các Công đoàn cơ sở đều hướng tới và cần quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình đó là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bởi lẽ Công đoàn là nơi trực tiếp vận động đoàn viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của ngành và các Nghị quyết của Công đoàn. Công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức Công đoàn mới mạnh và ngược lại. Qua đó góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học của đoàn viên trong nhà trường.
 	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
	2.2.1. Thực trạng về đội ngũ:
	- Tổng số CBGV, CNV trong đơn vị: 35 người; Nữ: 35 người
 	- Tổng số CBGV, CNV trong biên chế: 35 người; Nữ: 35 người
	- Tổng số đảng viên:    18 người; Nữ: 18 người
	- Tổng số CBGV, CNV là người dân tộc: 05 người Nữ: 5
	- Trình độ chuẩn đạt: 100% Trên chuẩn đạt: 91.4 %	
	- Trình độ Đại học : 27 người, Cao đẳng : 05 người, Trung cấp : 03 người
	- Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 3 người
	2.2.2.Thuận lợi:
Đoàn viên Công đoàn của trường phần đa là đoàn viên trẻ, năng động trong công việc, đội ngũ ổn định về tư tưởng, toàn bộ đoàn viên trong đơn vị luôn luôn là một khối đoàn kết thống nhất, yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Việc thực hiện các hoạt động Công đoàn trong nhà trường là một trong những môi trường khá thuận lợi vì đây là những cán bộ, viên chức lao động có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có quy chế, luôn tích cực và nghiêm túc trong công việc, đem lại thành quả lao động cao.
Được sự quan tâm của Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo tận tình của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là sự chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Công đoàn của Công đoàn ngành và Liên đoàn lao động huyện Thường Xuân.
Ban chấp hành Công đoàn là những người có năng lực, đạo đức trong sáng và tâm huyết với công việc.
2.2.3. Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực hiện các hoạt động của
Công đoàn trường cũng gặp không ít khó nhăn như:
- Lực lượng lao động không tập trung, phải chia thành các tổ công đoàn để hoạt động.
Trường có 7 khu lẻ, đời sống kinh tế của nhân dân còn hạn chế vì vậy ảnh hưởng không ít đến mọi hoạt động của đơn vị.
Một số đoàn viên có con nhỏ tham gia vào phong trào, vào các hoạt động nhưng mang tính chất bắt buộc chưa tự giác.
Cuộc sống, hoàn cảnh gia đình của các đồng chí đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn do đồng lương thấp, không có thu nhập thêm.
Kinh phí cho hoạt động công đoàn thấp nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động phong trào thi đua.
	2.2.4. Chất lượng hoạt động của công đoàn trường Mầm non Lương Sơn
 Kết quả của công đoàn Trường mầm non Lương Sơn qua các năm thể hiện như sau:
Năm học
Tổng số ĐV
ĐV Xuất sắc
Xếp loại CĐCS
Cấp khen CĐCS
SL
TL
2014 - 2015
35
28
80.
VMXS
LĐLĐ Tỉnh
2015 - 2016
35
30
86
VMXS
CĐGD Tỉnh
2016- 2017
35
32
91.4
VMXS
(Học kỳ I)
 Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng công đoàn Trường Mầm non Lương Sơn có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu công đoàn xuất sắc vững mạnh. Tuy nhiên kết quả trên còn phần nào chưa đáp ứng theo mong muốn. Qua trò chuyện với một số đoàn viên trong công đoàn và các đồng nghiệp, có ý kiến cho rằng một số hoạt động vẫn mang tính hình thức, các hình thức, nội dung sinh hoạt công đoàn còn nghèo nàn, đơn điệu. Có đồng chí trong BCH công đoàn khi hỏi đến chế độ, quyền lợi của người lao động thì trả lời còn lúng túng, chưa nắm vững. Chính vì thế, tôi đã nhiều năm làm công tác công đoàn, luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh xuất sắc trong những năm tiếp theo.
	2.3. Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
	2.3.1. Các giải pháp:
2.3.1.1.Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của giáo viên, công nhân viên lao động:
 Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo sự chỉ đạo của cấp trên, tham gia xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế dân chủ và nội quy của cơ quan đơn vị, ký kết Quy chế phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường. Các nội dung quy định đều được nhất trí thông qua Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.
Công đoàn chủ động đề xuất với Hiệu trưởng có những biện pháp chăm lo cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của từng đoàn viên. Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia và chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân nhà trường tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ngành và địa phương liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo. Đặc biệt, Ban chấp hành Công đoàn đã gần gũi, lắng nghe, ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo và người lao động, phối kết hợp cùng lãnh đạo nhà trường giải quyết thỏa đáng những băn khoăn của quần chúng. Đặc biệt, Ban chấp hành Công đoàn đã rút kinh nghiệm từ những góp ý của đoàn kiểm tra Công đoàn giáo dục, mạnh dạn đề xuất Hiệu trưởng trực tiếp trả lời chất vấn những thắc mắc của quần chúng lao động trong Hội nghị Cán bộ, công chức, trong các phiên họp Hội đồng Sư phạm hoặc trong một số buổi sinh hoạt chuyên đề, lễ kỷ niệmDo vậy, trong nhiều năm qua, toàn trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo của Cán bộ, giáo viên, công nhân viên lao động. Cơ quan đơn vị luôn có sự đoàn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động.
 2.3.1.2. Tổ chức các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn:
Hằng năm, vào đầu năm học, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ công tác Công đoàn của Ngành Giáo dục, những nội dung, nhiệm vụ công tác của cơ quan đơn vị, Ban Chấp hành Công đoàn trường đã xây dựng chương trình hành động, lấy ý kiến thống nhất của đoàn viên công đoàn, trình Cấp Ủy phê duyệt, sau đó tổ chức thực hiện. Chương trình hành động lồng ghép hài hòa với các cuộc vận động lớn của Ngành và được xây dựng cụ thể qua bốn đợt thi đua: đợt 1 từ đầu năm học đến 20/11; đợt 2 từ 21/11 đến hết học kỳ I; đợt 3 từ đầu học kỳ II đến 26/3; đợt 4 từ 27/3 đến kết thúc năm học. Ở mỗi tháng, mỗi đợt thi đua đều trình Cấp Ủy phê duyệt, xin ý kiến chỉ đạo thống nhất, sau đó phát động, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể, đầy đủ, tuyên dương, khen thưởng công minh, kịp thời. Để tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước Công đoàn đã triển khai ký kết thi đua và thường xuyên theo dõi, đôn đốc đoàn viên thực hiện. Do vậy, nhiệm vụ của từng đoàn viên và công tác Công đoàn diễn ra thuận lợi, không có sự chồng chéo, không gây căng thẳng. Tập thể và các cá nhân trong đơn vị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.
Công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến 
giai đoạn 2015 - 2020
2.3.1.3. Tham gia quản lý và xây dựng tổ chức Công đoàn:
Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn được quan tâm thường xuyên. Qua các kỳ Đại hội, công tác nhân sự và bầu cử được Cấp ủy và Chi bộ Đảng lãnh đạo sâu sát, chặt chẽ trên tinh thần dân chủ, tôn trọng biểu quyết đúng đắn của quần chúng lao động. Do đó, Công đoàn đã bầu chọn ra Ban chấp hành là những thành viên có năng lực kiêm nhiệm công tác Công đoàn, có nhiệt huyết với phong trào và tổ chức hiệu quả các chương trình hoạt động. Các tổ Công đoàn hoạt động tích cực được tổ chức rộng khắp ở các tổ chuyên môn và hoạt động đạt hiệu quả cao. Tâm tư, nguyện vọng của quần chúng được Ban Chấp hành nắm bắt kịp thời thông qua đội ngũ Tổ trưởng Công đoàn và mang tính tập thể, phát huy được tinh thần dân chủ thực sự của đoàn viên và người lao động. Ban Chấp hành Công đoàn, Uỷ ban kiểm tra, Ban Thanh tra nhân dân đều có Quy chế hoạt động cụ thể. Việc sinh hoạt được tổ chức đều đặn theo định kỳ. Nội dung được cải tiến theo hướng lồng ghép các chủ đề, các cuộc vận động trong năm học, theo từng đợt thi đua, Cách thức nhẹ nhàng, thoải mái nhưng không kém phần nghiêm túc, mang đậm màu sắc Công đoàn. Để chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm Công đoàn đã tổ chức cho đoàn viên toạ đàm, giao lưu, trao đổi về những nội dung nhằm phục vụ nâng cao hiệu qủa công tác và cuộc sống gia đình như giao lưu bóng chuyền nữ, hội thi cắm hoa, hội thảo về công tác chuyên môn, nữ với hạnh phúc gia đình... Qua những hoạt động đó đã đem lại hiệu quả thiết thực đóng góp cho thành tích của nhà trường. Công tác quản lí đoàn viên, hồ sơ sổ sách Công đoàn, thu chi tài chính và công tác báo cáo đối với Công đoàn cấp trên và Cấp Ủy Chi bộ được thực hiện thường xuyên, đúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn và đạt kết quả tốt.
Công tác tuyên truyền, vận động nhà giáo và người lao động được tổ chức nghiêm túc. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của Ngành và tổ chức Công đoàn các cấp đều được thông tin kịp thời đến người lao động, ngoài những thông tin được lãnh đạo nhà trường phổ biến, Công đoàn còn có thông báo trong các buổi sinh hoạt tổ, đây là nơi trao đổi thông tin, phục vụ thiết thực trong việc nâng cao những hiểu biết cho người lao động về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình. Trong nhiều năm liền, nhà trường không có Cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm khuyết điểm, bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có hiện tượng vi phạm pháp luật. 
Tổ chức và tham gia đầy đủ các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hội thi của Ngành và địa phương tổ chức, tại các hội diễn, hội thao, cơ quan đơn vị luôn đạt giải cao. 
Công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng, hàng năm, Ban Chấp hành Công đoàn đã nghiêm túc tham gia góp ý xây dựng Cấp Ủy Chi bộ, đảng viên một cách thẳng thắn, chân thành. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho các Cấp Ủy Đảng bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới . 
2.3.2. Biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của BCH công đoàn cơ sở:
BCH công đoàn do Đại hội CĐCS bầu ra, BCH công đoàn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức hoạt động nhằm đưa công đoàn cơ sở của mình hoàn thành các chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội CĐCS đã đề ra
BCH công đoàn là người đại diện cho CĐV mang tiếng nói của họ đến với chính quyền, đồng thời cũng thay mặt đoàn viên công đoàn nói lên tiếng nói của người lao động, nhằm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như quy chế dân chủ ở cơ sở: bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Một CĐCS muốn vững mạnh cần có BCH công đoàn cơ sở nhạy bén, năng động, có sức thuyết phục đối với quần chúng và có tầm nhìn tổ chức- hoạt động cụ thể được tiến hành như sau:
	Phân công trách nhiệm cho từng thành viên BCH
	Phân công đoàn viên hoạt động theo khả năng của từng người. Thành lập các nhóm hoạt động theo năng lực và sở thích
	Nhóm thi đua sáng kiến trong giảng dạy
	Nhóm phong trào: tham gia tổ chức các phong trào
	Nhóm đời sống: Thăm hỏi đoàn viên, phát triển kinh tế gia đình
	Nhóm nữ công: Giúp đỡ CĐV nữ gặp khó khăn, tham gia tổ chức các hoạt động nữ công
	Nhóm tuyên truyền - vận động Tuyên truyền chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền thực hiện các cuộc vận động, tích cực tham gia học tập nghị quyết của Đảng, tham gia hội thi về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và bản thân tôi luôn đi đầu trong các phong trào, tích cực tham gia các hội thi
Công đoàn tham gia hội thi kể chuyện
 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Biện pháp 2. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ của cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn:
- Tham mưu với Chi bộ, phối hợp với lãnh đạo nhà trường tổ chức cho đoàn viên học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với các hình thức: Xây dựng tủ sách pháp luật, vận động đoàn viên đọc sách tìm hiểu về luật. Thông qua các buổi họp Công đoàn, giới thiệu đến đoàn viên những bộ luật liên quan đến người lao động như: Luật Lao động; Luật Giáo dục; Luật Thi đua - Khen thưởng; Luật phòng chống Tham nhũng, Lãng phí; Luật Hôn nhân Gia
đình; Pháp lệnh Dân số, bình đẳng giới
- Quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ công nhân, viên chức lao động, đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên nữ về bình đẳng giới, về hôn nhân gia đình, dân số kế hoạch hóa gia đình v v. Thực hiện các phong trào “Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”. Đồng thời hưởng ứng các cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, nhất là tinh thần“Tương thân tương ái”, chương trình xây dựng “Mái ấm Công đoàn”, khơi dậy truyền thống tương thân tương ái, qua đó tạo động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn.
 Hình ảnh: Tọa đàm ngày 8/3 của Công đoàn trường Mầm non Lương Sơn.
- Công đoàn cần quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy của công đoàn mình phụ trách, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn viên. Vận động và tạo điều kiện cho đoàn viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác nhằm tiến tới chuẩn và trên chuẩn nghề nghiệp cho đoàn viên công đoàn.
- Là một Công đoàn cơ sở trường học, do đó công tác giảng dạy của đoàn viên công đoàn là vô cùng quan trọng, vì vậy ngoài việc tham gia phối hợp cùng chuyên môn tổ chức thao giảng dự giờ, tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy thì bản thân Ban chấp hành Công đoàn cũng cần tăng cường dự giờ, góp ý cho đoàn viên của mình ngày cà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_to_chuc_cong_doan_co_so_vung.doc