Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong trường Mầm non

Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài

 Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

 Khi tiếp xúc với trẻ tôi thường bắt gặp những điều bất ngờ ở trẻ như: Tới lớp trẻ lượm một chiếc lá đã bị sâu ăn và hỏi tôi tại sao hôm qua cô dạy không có là như thế này? Tại sao quả đu đủ nhà con không có hạt? Tại sao con không được hái hoa đẹp?.Tôi luôn trăn trở và muốn gửi đến bài viết này để muốn trải lời câu hỏi tại sao cần phải giáo dục trẻ từ thiên nhiên ngay trong những năm đầu đời.

Bởi vì, trước hết trẻ sẽ phát triển ý thức về sự tôn trọng và quan tâm đến môi trường sống ngay từ khi còn nhỏ. Thứ hai, sự tác động tích cực đối với môi trường tự nhiên cũng là một phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ. Và sự tác động qua lại này cũng nâng cao khả năng học hỏi của trẻ. Trẻ được sống gần gũi với thế giới bên ngoài, điều đó sẽ tuyệt vời hơn nhiều sách vở, từ ngữ.

Thực hiện mục tiêu “Hướng vào trẻ, trẻ là trung tâm” của chương trình Mầm non mới hiện nay. Mọi hoạt động đều hướng vào trẻ và trẻ hoạt động tích cực giáo viên chỉ giữ vai trò “trung gian”. Bản thân tôi đã từng là giáo viên mầm non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ luôn tìm hiểu, nghiên cứu và đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học

* Trẻ độ tuổi lớp chồi (4-5 tuổi) Tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh. Nên trẻ có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trẻ bước đầu có khả năng suy luận.

* Trẻ độ tuổi lớp lá (5-6 tuổi) Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững. Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Ở tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ cụ thể như:

+ Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất chung.

+ Trẻ bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm sơ đẳng. Trẻ đang bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng.

+ Trả lời được những câu hỏi vì sao?, tại sao như thế?, làm thế nào?,.

- Chính vì vậy đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình . tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu ., trách nhiệm hình thành nhân cách cho trẻ tất cả thuộc về cô giáo Mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ.

 

doc 24 trang hoathepmc36 28/02/2022 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo Krông Ana.
Trường Mẫu giáo Sao Mai
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
HỌ VÀ TÊN : ĐỖ PHƯƠNG CHI.
CHỨC VỤ : P.HIỆU TRƯỞNG
 TRÌNH ĐỘ CMNV: CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON.
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................................3
I.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................3 
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:.......................................................................................5
I.3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................5
I.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................5
I.5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................7
II.1.Cơ sở lí luận:......................................................................................................7
II.2. Thực trạng.8
II.3. Giải pháp, biện pháp.....11
II.4. Kết quả19
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................20
III.1. Kết luận:.21
III.2. Kiến nghị:......22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Các trang web giáo dục mầm non
2
Tài liệu BDTX giáo viên mầm non 
- Nhà xuất bản Giáo Dục.
3
Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo dục 1994
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1 Lý do chọn đề tài:
 Muốn tốt cho sự phát triển của bé về cả thể chất lẫn tinh thần điều cần thiết bạn phải đưa trẻ tiếp cận gần hơn với thế giới khách quan. Đó là điều mà tôi muốn gửi đến bài sáng kiến kinh nghiệm này.
 Trong chúng ta hẳn ai ai cũng bước qua thời thơ ấu với những cảm xúc, những kỷ niệm khó quên và đặc biệt chúng ta đã trải qua quá trình phát triển từng bước của tâm sinh lý. Hiểu được đứa trẻ muốn gì và cần gì là cả một quá trình đầy khó khăn và nỗ lực. 
	 Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp “Hướng vào trẻ, trẻ là trung tâm”. Đó là quan niệm mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của trẻ. Trẻ là người khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia vào quá trình giáo dục chứ không thụ động. Trẻ được học qua chơi, qua khám phá thử nghiệm bằng các giác quan. Người lớn giữ vai trò “trung gian”. Tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu và năng lực của trẻ.
 Căn cứ vào đặc điểm khả năng của trẻ cũng như tâm sinh lý các nhà nghiên cứu đã chứng minh ở lứa tuổi sơ sinh và hài nhi với trẻ hoạt động vui chơi là những hoạt động đơn giản bất cứ đồ vật nào trẻ cũng chỉ đập, quăng, ném,.. Sang tuổi nhà trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ bắt đầu tìm hiểu và nắm bắt chức năng của các đồ vật và biến nó thành vốn tri thức kinh nghiệm của bản thân làm cơ sở để phát triển tâm lý. Hoạt động với đồ vật đã trở thành hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này. Bước qua tuổi mẫu giáo đặc biệt trẻ phải trải qua giai đoạn rất khó khăn trẻ muốn làm như người lớn song khả năng của trẻ còn hạn chế đòi hỏi người lớn phải hiểu trẻ mà chúng tôi gọi là giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” để đáp ứng nhu cầu đó xuất hiện hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo “đóng vai theo chủ đề”, vui chơi là hoạt động mang tính tự nguyện, mang tính độc lập, mang tính phối hợp và mang tính ký hiệu tượng trưng. Trẻ em trí tò mò và nhu cầu muốn tìm hiểu, muốn khám phá sự vật xung quanh rất lớn mà khả năng của trẻ còn hạn chế. Việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và trọn vẹn phù hợp với khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ thông qua các hoạt động thông thường : tạo hình, tác phẩm văn học,...mới chỉ đem đến cho trẻ lượng kiến thức rất nhỏ. Nhưng nếu chúng ta đưa trẻ hòa nhập vào thiên nhiên, vào khoa học cuộc sống trẻ vừa lĩnh hội kiến thức mà người lớn truyền đạt, bên cạnh đó trẻ còn tự tìm hiểu và vốn kiến thức chính xác hơn, thực tế hơn. Phong cảnh bên ngoài giúp bé biết quan sát và nhận thức thế giới, thông qua những câu hỏi “tại sao? Vì sao lại thế?,” Thiên nhiên tạo cơ hội để bé hít thở không khí trong lành và tăng cường vận động, cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như tâm hồn trẻ qua các hoạt động như hoạt động ngoài trời. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, vận động ngoài trời sẽ tăng khả năng chú ý và tư duy sáng tạo cho trẻ. Nhờ đó, bé sẽ giảm được nguy cơ mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý. 
Đã từng là giáo viên chủ nhiệm lớp lá thường xuyên tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng, nhu cầu của trẻ. Việc tìm ra một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học, hòa nhập với thiên nhiên trong tiết dạy đã có kết quả rất lớn trên trẻ và phát triển toàn diện ở trẻ. Trong quá trình tôi tham gia giảng dạy cũng như đi dự các tiết của giáo viên trong trường nhìn chung trong các tiết học trong lớp lượng kiến thức mà trẻ lĩnh hội được rất trừu tượng và chưa sâu sắc đến trẻ. Trẻ tiếp thu còn chậm, chưa thực sự gây hứng thú với trẻ. Đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn mang tính khô khan cứng nhắc và có phần gò bó đối với trẻ, hạn chế sự tò mò tự tìm hiểu sự phong phú muôn màu muôn vẻ của sự vật.
Ngoài ra, với điều kiện ở vùng nông thôn sự vật môi trường xung quanh đa dạng phong phú rất thuận lợi cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên và khám phá khoa học, trẻ có thể tìm hiểu trên đường đi học, xung quang trường,...Dựa vào sự hướng dẫn của người lớn cũng như cách tìm hiểu sự vật mà cô đã hướng dẫn trẻ.
Dựa vào thực trạng khó khăn và thuận lợi trên mà tôi đã tích lũy được 
“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học” để mạnh dạn trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này. Hi vọng nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Mục đích của đề tài: Khảo sát khả năng nhận thức tư duy của trẻ đối với bộ môn khám phá khoa học trên cơ sở đề ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp giáo viên trong quá trình hướng dẫn trẻ môn “Khám phá khoa học” có hiệu quả như: kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết, thích khám phá và phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua đó nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ.
- Nhiệm vụ của đề tài: + Tổ chức các hoạt động để trẻ khám phá, trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề đặt ra như: Hoạt động tham quan, quan sát, trò chuyện, tìm hiểu qua tranh ảnh, khám phá trực tiếp thông qua thực hành, thí nghiệm, lao động ...
+ Tạo cơ hội, làm tăng sự tò mò, hứng thú, nhằm giúp giáo viên trong tiết dạy tạo nhiều cơ hội học tập và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới phát huy tính sáng tạo, tính tò mò ở trẻ thông qua chương trình mầm non mới.
+ Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động khám phá khoa học. 
+ Cùng trẻ trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, kích thích sự ham học hỏi của trẻ, qua việc cho trẻ trải nghiệm trẻ thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Phát triển mạnh mẽ quá trình hình thành nhân cách phát triển tư duy cho trẻ.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. 
I.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Trường Mẫu giáo Sao Mai trong hoạt động Khám phá khoa học và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi của học sinh.
	I.5.Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
 	 - Để đề tài này có hiệu quả giúp giáo viên dạy đạt được kết quả cao trong giờ khám phá khoa học tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu trong sách báo, tivi, tranh ảnh, chuyện tranh, trên mạng  có những hình ảnh liên quan đến tiết học nhằm gây sự chú ý của trẻ.
Quan sát các hoạt động của trẻ.
Điều tra thực tế. 
Nghiên cứu tài liệu.
Kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ. 
 	* Phương pháp đàm thoại:
 	- Hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà, qua đó giáo viên có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện cùng cô giáo và trẻ để nắm bắt được các nguyên nhân làm cho trẻ không thích học khám phá khoa học và tìm ra hướng khắc phục.
 	* Phương pháp quan sát:
 	 - Trong các giờ học tiết khám phá khoa học của các lớp tôi luôn quan sát và hướng dẫn giáo viên chú ý từng trẻ để uốn nắn, củng cố, rèn luyện thêm các kỹ năng cho trẻ.
 	* Phương pháp điều tra:
 	- Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động khám phá khoa học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Cụ thể như sau: 
STT
Kỹ năng quan sát, 
khả năng so sánh và phân loại
Số lượng
 ( 225 trẻ )
Tỷ lệ %
1
Loại tốt
61
27%
2
Loại khá
71
32%
3
Loại TB
60
26.5%
4
Loại yếu
35
14.5%
* Phương pháp dự giờ : 
 	- Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và thông qua các tiết dự chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&DT tổ chức từ đó về trường tôi tổ chức chuyên đề ở trường, các buổi thao giảng dự giờ tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với trẻ.
II.PHẦN NỘI DUNG:
II.1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài
 Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
	Khi tiếp xúc với trẻ tôi thường bắt gặp những điều bất ngờ ở trẻ như: Tới lớp trẻ lượm một chiếc lá đã bị sâu ăn và hỏi tôi tại sao hôm qua cô dạy không có là như thế này? Tại sao quả đu đủ nhà con không có hạt? Tại sao con không được hái hoa đẹp?...Tôi luôn trăn trở và muốn gửi đến bài viết này để muốn trải lời câu hỏi tại sao cần phải giáo dục trẻ từ thiên nhiên ngay trong những năm đầu đời.
Bởi vì, trước hết trẻ sẽ phát triển ý thức về sự tôn trọng và quan tâm đến môi trường sống ngay từ khi còn nhỏ. Thứ hai, sự tác động tích cực đối với môi trường tự nhiên cũng là một phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ. Và sự tác động qua lại này cũng nâng cao khả năng học hỏi của trẻ. Trẻ được sống gần gũi với thế giới bên ngoài, điều đó sẽ tuyệt vời hơn nhiều sách vở, từ ngữ.
Thực hiện mục tiêu “Hướng vào trẻ, trẻ là trung tâm” của chương trình Mầm non mới hiện nay. Mọi hoạt động đều hướng vào trẻ và trẻ hoạt động tích cực giáo viên chỉ giữ vai trò “trung gian”. Bản thân tôi đã từng là giáo viên mầm non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ luôn tìm hiểu, nghiên cứu và đã tìm ra một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học
* Trẻ độ tuổi lớp chồi (4-5 tuổi) Tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh. Nên trẻ có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Trẻ bước đầu có khả năng suy luận.
* Trẻ độ tuổi lớp lá (5-6 tuổi) Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững. Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Ở tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ cụ thể như:
+ Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất chung.
+ Trẻ bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm sơ đẳng. Trẻ đang bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng. 
+ Trả lời được những câu hỏi vì sao?, tại sao như thế?, làm thế nào?,....
- Chính vì vậy đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình ... tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu ..., trách nhiệm hình thành nhân cách cho trẻ tất cả thuộc về cô giáo Mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. 
II.2.Thực trạng:
a.Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
- Bản thân tôi từng là một giáo viên liên tiếp trong nhiều năm tham gia dạy chuyên đề môn khám phá khoa học do phòng tổ chức nên được góp ý và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như các giáo viên lâu năm. Đến nay bản thân cũng là một phó hiệu trưởng thường xuyên dự và góp ý các tiết do giáo viên dạy nên chuyên môn tương đối tốt.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, có khả năng sử dụng đồ dùng, CNTT vào giảng dạy. Phụ huynh đa số quan tâm đến việc học của con em mình.
- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo.
* Khó khăn:
- Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phát triển chưa đồng đều, trẻ phát âm chưa được chuẩn lắm ở học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
- Số trẻ đến trường hầu hết là chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, vốn hiểu biết về khám phá môi trường xã hội còn hạn chế.
b.Thành công, hạn chế:
* Thành công:
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đẫ biết cách cung cấp kiến thức phù hợp với từng lứa tuổi, đã đưa trẻ đến vùng phát triển gần nhất, tạo cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm ... từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được tham gia hoạt động khám phá khoa học.
* Hạn chế:
- Khi vận dụng đề tài này thì phải trải qua thực nghiệm tại các lớp có hạn chế như: Muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng, phải có tranh ảnh thật sinh động hoặc vật thật ngoài ra các cô còn phải áp dụng CNTT vào tiết dạy để cho trẻ khám phá điều này rất khó khăn bởi hầu như thời gian cô đứng lớp từ sáng tới tối nên rất vất vả trong việc làm đồ dùng cũng như tìm kiếm hình ảnh cho trẻ khám phá ... 
c.Mặt mạnh, mặt yếu :
* Mặt mạnh:
- Khi giáo viên tiến hành các biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học khám phá khoa học cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết như: về một số con vật dưới nước, côn trùng ... khám phá về các sự vật và hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ đã giúp trẻ có khả năng khám phá thế giới xung quanh. Thông qua đó trẻ biết diễn đạt và phát triển ngôn ngữ của mình.
- Ví dụ: Giáo viên biết cách giúp trẻ biết nhận biết phân biệt được đặc điểm của một một số loại cá như cá không có vảy, cá có vảy, cá nước ngọt, cá nước mặn và biết được một số hiện tượng trong thiên nhiên như mưa, nắng, nóng biết thêm được các hoạt động trong đời sống xung quanh trẻ một số nghề... từ đó trẻ đưa vào hoạt động góc một cách dễ dàng, giúp trẻ hình thành kỷ năng sống.
* Mặt yếu :
- Đồ dùng phục vụ tiết dạy chưa đa dạng.
- Một số giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá.
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động 
 - Một số giáo viên không biết cách khai thác trên mạng dẫn đến không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy hoạt động khám phá khoa học.
- Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
e. Phân tích, đánh giá thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Bản thân luôn học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ nên học hỏi được rất nhiều từ bạn bè đồng ngiệp.
- Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên có tinh thần tự học cao.
- Cơ sở vật chất được phòng giáo dục rất quan tâm.
- Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp kiến thức phù hợp với từng lứa tuổi, đã đưa trẻ đến vùng phát triển gần nhất, tạo cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm ... từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được tham gia hoạt động khám phá khoa học.
- Giáo viên đa số là giáo viên trẻ có năng lực, tiếp cận những cái hay cái mới nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. 
- Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi tính không thành thạo ở một số giáo viên lớn tuổi.
- Các cháu học sinh con em điều kiện khó khăn, gia đình đi làm xa không quan tâm nên khả năng học tập của trẻ chậm.
II.3.Giải pháp, biện pháp:
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang tính trừu tượng và khô khan.
- Phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Hòa mình vào với thiên nhiên trẻ được hít thở không khí trong lành, vận động thoải mái giúp phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý.
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian. 5 mặt đều được phát triển
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
	* Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học:
- Để tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động “Khám phá khoa học” tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên tìm tòi từ những tạp chí, họa báo, vật thật ... những hình ảnh có màu sắc đẹp, hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
	- Hướng dẫn giáo viên cho trẻ được tiếp cận với vật thật nhiều hơn để trẻ được sờ, nếm, ngửi Đặc biệt thường xuyên dạy trẻ trên cương vị thông tin hiện đại để trẻ được tiếp cận nhiều hơn. 
- Tổ chức cho trẻ tự làm tự làm những đồ dùng, đồ chơi đơn giản từ những phế liệu, phế thải dễ kiếm để trẻ tìm hiểu và biết thêm một số công việc xung quanh mình.
	Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như lịch cũ có hình ảnh về hoa mai, chợ tết, thác nước, hoa, vỏ chai nhựa đựng nước, vỏ hộp bánh, vỏ hộp diêm  Sau đó tổ chức và hướng dẫn cho trẻ cuốc, xẻng, làm đoàn tàu, làm phích đựng nước .v.v.
	- Thông qua những lúc làm đồ chơi trẻ biết yêu quí công việc và biết yêu quý những sản phẩm tự tay mình làm ra.
	- Hướng đẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ xây dựng nhiều mô hình hoạt động đẹp mắt, hấp dẫn như mô hình trang trại có vườn, ao, chuồng hay mô hình vườn chim của bé ... và đúng với thực tế. Bên cạnh đó cô giáo thường xuyên lồng ghép nhiều hoạt động khác để giúp trẻ đỡ nhàm chán hơn.
	- Để chuẩn bị tốt cho hoạt động “Khám phá khoa học” trước hết giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, phong phú, hấp dẫn, sinh động và có liên quan đến nội dung của bài học như vật thật để cho trẻ được thấy, trẻ được sờ, mó, nếm, ngửi  và một số tranh ảnh có màu sắc đẹp, rõ, hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ.
- Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường xuyên khuyến khích giáo viên sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học.
- Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường đầu năm học đã trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học cho các lớp như: Bảng, tranh ảnh, lôtô ... và xây dựng môi trường trong và ngoài lớp để trẻ có thể khám phá mọi lúc mọi nơi như: các cây xanh để tên ...
- Với các bậc phụ huynh giáo viên vận động mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả, ... sưu tầm ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ. 
- Với chính bản thân mỗi giáo viên phải biết tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: cọng rơm khô, trái cà phê khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt phượng ..., các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ sung giá đồ chơi của trẻ. 
- Giáo viên thường xuyên sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển.
*Nghiên cứu kỹ bà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc