SKKN Tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

SKKN Tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 18-24 tháng đến 5- 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Do đó, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.

 Với tầm quan trọng của giáo dục mầm non như vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và trong đó đặc biệt quan tâm giáo dục mầm non. Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo; là việc làm có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh, tạo điều kiện nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và cho đất nước; Với sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự cố gắng của các trường, đến nay toàn xã có 1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, so với yêu cầu, thì số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn xã chưa đạt tiêu chí công nhận xã nông thôn mới. Việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia để đạt tiêu chí về giáo dục còn gặp những khó khăn, hạn chế đáng kể là: tiêu chuẩn về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đạt yêu cầu so với quy định; trường thuộc xã miền núi khó khăn nên còn nhiều điểm lẻ; công tác nuôi ăn bán trú tại trường chưa đạt chỉ tiêu đề ra, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp còn thấp, nhất là trẻ Nhà trẻ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

 

doc 21 trang thuychi01 5981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 18-24 tháng đến 5- 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Do đó, phát triển vững chắc giáo dục mầm non là tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục phổ thông, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. 
 Với tầm quan trọng của giáo dục mầm non như vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và trong đó đặc biệt quan tâm giáo dục mầm non. Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo; là việc làm có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh, tạo điều kiện nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và cho đất nước; Với sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự cố gắng của các trường, đến nay toàn xã có 1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, so với yêu cầu, thì số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn xã chưa đạt tiêu chí công nhận xã nông thôn mới. Việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia để đạt tiêu chí về giáo dục còn gặp những khó khăn, hạn chế đáng kể là: tiêu chuẩn về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đạt yêu cầu so với quy định; trường thuộc xã miền núi khó khăn nên còn nhiều điểm lẻ; công tác nuôi ăn bán trú tại trường chưa đạt chỉ tiêu đề ra, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp còn thấp, nhất là trẻ Nhà trẻ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 
Để đạt được tiêu chí về giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thì việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trở thành vấn đề thực sự cần thiết, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần cùng toàn huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới để toàn huyện về đích trong năm 2020. 
 	Là cán bộ quản lý ở một đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, song bản thân tôi đã thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, với thế hệ trẻ và sự phát triển của một nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương nói riêng và trước những yêu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung cần đổi mới trên mọi lĩnh vực mục tiêu phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp: “Tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia” để mong muốn góp sức mình trong 
việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành cùng với địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các tiêu chuẩn, tiêu chí về trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn xã để tham mưu, đề xuất đưa ra các biện pháp hiểu hiệu nhất trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn trong giai đoạn hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu Thông tư hướng dẫn số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, các tiêu chí để đạt được trường chuẩn Quốc gia được qui định trong Điều lệ trường mầm non. 
Văn bản Hợp nhất số 05/VBHN – BGDĐT, ngày 13 tháng 02 năm 2014 về Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non, thông qua 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương, các văn bản hướng dẫn của các cấp, ngành có liên quan về hướng dẫn làm công tác xã hội hóa giáo dục. 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, xử lý thông tin.
- Phương pháp đối chứng kết quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non có vị trí là phân hệ đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ thực hiện sự hài hòa giữa chăm sóc và giáo dục phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mầm non từ 3 tháng đến 6 tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Chính vì vậy, trường mầm non phải có đủ điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ có chất lượng, có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương, việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia không những để đáp ứng với nhu cầu phát triển tất yếu của đất nước, của ngành học mà còn mang tính tổng thể có tính chất quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực đủ mạnh cho đất nước cho tương lai.
Việc tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trước hết phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị và một số điều kiện khác. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục Việt Nam trong những năm qua, trong đó có tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Định hướng quy định các tiêu chuẩn trường mầm non của Bộ GD&ĐT có đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn của sự phát triển giáo dục và yêu cầu phát triển xã hội. Đó là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 
Trong quá trình tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, là Hiệu trưởng nhà trường bản thân tôi đã biết tranh thủ sự quan tâm của Lãnh đạo cấp trên, sự đồng thuận của lãnh đạo địa phương, linh hoạt trong việc tham mưu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất trang thiết bị, tranh thủ thời cơ thuận lợi để phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể và vận động phụ huynh, các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm nguồn lực đầu tư xây dựng, mua sắm để đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Góp phần cùng địa phương hoàn thành mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm 2018. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi.
 	Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thọ Xuân, đưa ra các định hướng cụ thể về nguồn lực, thiết kế xây dựng.
Nhà trường đã nhận được sự quan tâm kịp thời đúng đắn, sự đồng thuận thống nhất và quyết tâm cao của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Thọ Lâm trong việc đầu tư ngân sách xây dựng trường chuẩn Quốc gia. 
Tinh thần trách nhiệm của Ban thường trực hội cha mẹ học sinh, sự tham gia ủng hộ, đóng góp nhiệt tình cả về vật chất và tinh thần của các bậc phụ huynh học sinh trong toàn xã. Bên cạnh đó nhà trường nhận được rất nhiều tấm lòng của các nhà hảo tâm trong và ngoài xã đầu tư kinh phí góp công, góp sức, để cải trang khuôn viên, xây dựng vườn cổ tích, sân vận động, tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp. 
Nhà trường có đội cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn, có năng lực thực sự, trẻ, khỏe, nhiệt tình, đoàn kết quyết tâm phấn đấu tâm huyết với nghề, hăng say công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, không quản thời gian, nổ lực, sáng tạo trong việc, trang trí, vệ sinh môi trường, phòng, nhóm, lớp khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo mỹ quan, phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. 
2.2.2. Khó khăn.
Là một xã miền núi địa bàn rộng, dân cư đông, có cả đồng bào dân tộc và tôn giáo sinh sống, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều so với mặt bằng chung, vẫn còn những hộ gia đình đi làm ăn xa để con cho ông, bà nuôi ăn học, một số ít người dân chưa nhận thức đúng đắn về bậc học mầm non, 
Nhà trường vẫn còn điểm lẻ phải học nhờ nhà văn hoá thôn, các cháu điểm lẻ chưa được nuôi ăn bán trú.
Công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn vì đời sống kinh tế của nhân dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp.
2.2.3. Kết quả thực trạng.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn xét công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mà nhà trường đề xuất, áp dụng đưa ra các biện pháp tham mưu, quản lý nhằm đạt tiêu chí công nhận trường chuẩn.
Quy mô về nhóm lớp, học sinh
Trong những năm gần đây nhà trường luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động trẻ trong độ tuổi ra nhóm lớp, tỷ lệ học sinh đến trường hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu giao. Nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình cụ thể triển khai đến từng khối lớp, tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch, đánh giá kết quả cụ thể từng chủ đề, để từ đó có biện pháp điều chỉnh chủ đề sau sao cho hợp lý, có hiệu quả cụ thể đến từng cháu.
Khảo sát chất lượng đầu vào của trẻ để nắm bắt được cụ thể tình hình nhận thức của trẻ là việc làm thường xuyên của nhà trường trong những năm học vừa qua (mỗi năm học nhà trường tổ chức khảo sát trẻ 3 lần/năm), từ đó có kế hoạch truyền đạt kiến thức cho trẻ khoa học, phù hợp với nhận thức của trẻ và tâm sinh lý lứa tuổi.
Trẻ được cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng 3 lần/ năm. Được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.
Trẻ được tham gia vào các hoạt động phong trào do phòng GD&ĐT Thọ Xuân phát động và nhà trường tổ chức.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức đánh giá trẻ hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
b. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có 32 người. Trong đó CBQL 03 người; GV 23 người; NV 06 người (gồm kế toán, y tế, cô nuôi). 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn đạt 81% (Tính cả hợp đồng trường) 
Nhà trường luôn thực hiện tốt công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, qua đánh giá giúp đội ngũ có hướng phát huy tốt những mặt mạnh, đồng thời cũng rút ra được những mặt tồn tại của từng cá nhân, kết quả chuẩn nghề nghiệp của từng cá nhân hàng năm được nâng lên. 
c. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng:
Cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm qua tuy được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, nhà trường chỉ có 01 khu trung tâm với 06 phòng học, chỉ đáp ứng được cho các cháu từ Thôn 01 đến Thôn 05 được đến trường và nuôi ăn bán trú, các Thôn còn lại phải học nhờ nhà văn hóa, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng chăm sóc và chất lượng giáo dục đầu năm học 2018 - 2019 cho thấy.
* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
TT
Năm học
Tổng số phòng học
Phòng học kiên cố
Phòng học tạm
(Học nhờ)
Bếp 1 chiều
Sân chơi có đồ chơi
1
2016 – 2017
13
6
7
0
0
2
2017 – 2018
13
6
7
0
0
* Chất lượng chăm sóc:
TT
Số trẻ
Kết quả cân nặng
Kết quả chiều cao
Kênh BT
Tỷ lệ
%
Kênh SDD
Tỷ lệ
%
Kênh BT
Tỷ lệ
%
Kênh SDD
Tỷ lệ
%
Nhà trẻ
58
54
93%
4
7%
54
93%
4
7%
Mẫu giáo
367
344
94%
23
6%
344
94%
23
6%
 	* Chất lượng giáo dục: 
Cuối Năm học
Tổng số cháu
Đạt
Chưa đạt
2018- 2019
425
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
148
35%
178
42%
59
14%
40
9%
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 2.3.1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. 
	Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, tờ trình, bản thân phải thường xuyên trao đổi, gặp gỡ để nắm bắt tình hình, tranh thủ thời gian để tham mưu với các Ban, Ngành đoàn thể. Tích cực tham gia xin các ý kiến đóng góp trong các hội nghị của địa phương, đặc biệt là hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh và hội nghị phụ huynh học sinh toàn trường để tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về giáo dục mầm non, về mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia để tất cả mọi người đều nắm được mục tiêu, kế hoạch, các tiêu chí, tiêu chuẩn để nhà trường được công nhận chuẩn, thông qua các hạng mục cần phải xây dựng mới, tu sữa, cải tạo, nâng cấp, trang trí trong và ngoài lớp học, tạo cảnh quan, môi trường, khuôn viên, tranh thủ lấy ý kiến đóng góp, xây dựng cũng như sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh học sinh trong toàn trường.
	Bên cạnh việc tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Bản thân cũng đưa ra hội nghị lấy ý kiến thống nhất trong Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cũng như Hội đồng sư phạm, để tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên nắm được chủ trương, kế hoạch, mục tiêu phấn đấu xây dựng trường chuẩn trong năm 2018 để toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường tập trung toàn tâm, toàn ý dành thời gian, công sức nghiên cứu, sáng tạo trang trí trường, lớp, tạo cảnh quan môi trường trong lớp, ngoài lớp, dọn vệ sinh môi trường, trồng cây cảnh, cây hoa, vườn rau, vườn cây ăn quả, tạo môi trường thân thiện, xanh, sạch, đẹp. 
	Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trong phụ huynh học sinh, trong mọi tầng lớp nhân dân để mọi người nhận thấy được sự cần thiết về cơ sở vật chất trang thiết bị là một trong những tiêu chí quan trọng để được công nhận trường chuẩn và cũng là tiền đề để đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục cũng như nuôi dưỡng trẻ ở trường. Chính vì thế tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo địa phương, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên cũng như hội cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm và nhân dân trong toàn xã đồng tình ủng hộ trong việc đầu tư ngân sách, kinh phí, thời gian, công sức trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Hình ảnh Trường Mầm Non Thọ Lâm
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu với ủy ban nhân dân huyện, với Phòng giáo dục đào tạo và với Lãnh đạo địa phương:
Việc tham mưu phải được nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về trường và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, phải có kế hoạch cụ thể, khả thi, việc tham mưu đúng trọng tâm trình bày đảm bảo tính thuyết phục nội dung phải vừa hợp ý Đảng vừa hợp lòng dân và được thể hiện qua các Nghị quyết của cấp ủy, của chi bộ, văn bản của nhà trường và có các biện pháp thực hiện sáng tạo hữu hiệu nhất. Khi đi tham mưu phải có lòng kiên trì, tham mưu một lần chưa được thì hai lần, ba lần và có thể sẽ rất nhiều lần, phải có tầm nhìn vì đặc thù của xã nhà là địa bàn rộng, dân cư đông nên việc qui hoạch về một khu trung tâm là rất nan giải cho những hộ dân ở khu vực vùng đồi, cần phải qui hoạch một điểm trường ở thôn Điền Trạch thêm 01 điểm gồm có 03 lớp, 01 bếp ăn đúng qui định một chiều trong Thôn Điền Trạch bố trí hợp lý cả hai khu, khuôn viên rộng rãi, có đầy đủ cho cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng để không ảnh hưởng tới công tác giáo dục cũng như nuôi dưỡng. 
Bên cạnh đó cần tham mưu quy hoạch khu trung tâm có hệ thống tường rào bao quanh để đảm bảo an toàn tuyệt đối, xây lại cổng trường cao, rộng hơn, làm lại cổng cho hợp lý, xây mới thêm 03 phòng học, phòng hiệu bộ, phòng chức năng, bếp ăn theo tiêu chuẩn bếp một chiều, các công trình phụ trợ, tu sữa, cải tạo lại các phòng học cũ, các hạng mục bị xuống cấp, nhà vệ sinh, nhà xe cho giáo viên, cần phải có sự tính toán cân nhắc kỹ vừa có tính ổn định vừa đảm bảo tính lâu dài, tránh tình trạng bất hợp lý xây rồi lại phá, phá rồi lại xây, phải đảm bảo theo hướng chuẩn hóa và đặc biệt quan tâm đến khuôn viên trường lớp, sân chơi, cách bố trí vườn cổ tích, sân vận động, vườn cây ăn quả, vườn rau của bé, bồn hoa, cây cảnh một cách khoa học và hợp lý. 
Ngoài việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương, nhà trường tích cực tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân huyện có ý kiến chỉ đạo địa phương thi công công trình theo đúng theo qui hoạch và tiến độ; quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm quy hoạch về tổng số các phòng học, bảo tính sử dụng bền vững, lâu dài, tránh lạc hậu như, phòng học đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, các phòng chức năng, công trình vệ sinh, bệt vệ sinh, chậu rữa phù hợp với độ tuổi mầm non, bếp ăn xây dựng đảm bảo theo qui định một chiều, khu chế biến, bệ chia thức ăn phải phù hợp, hệ thống đường nước, cống nước thải đảm bảo vệ sinh. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn, tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tối thiểu theo quy định trường chuẩn quốc gia. 
Bằng sự kiên trì, tận tâm trong công tác tham mưu nên được lãnh đạo chính quyền địa phương đầu tư thỏa đáng, cùng lúc tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm để kêu gọi sự ủng hộ mua sắm, sữa chữa các hạng mục nhỏ cũng như trang trí, tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp khang trang, sạch đẹp. 
Từ việc tích cực tham mưu nhà trường đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo huyện, Lãnh đạo Phòng giáo dục, sự quyết tâm vào cuộc của các Ban, Ngành đoàn thể cũng như của Lãnh đạo địa phương tạo mọi điều kiện về thời gian, bằng tất cả các nguồn ngân sách, kinh phí của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường từ chỗ các cháu còn học nhờ nhà văn hóa các thôn, khu trung tâm thiếu phòng học, phòng hiệu bộ, phòng chức năng, các công trình phụ trợ.. đến nay nhà trường đã xây mới được 01 khu ở điểm lẻ các cháu được học tập, chăm sóc với đủ mọi điều kiện như ở khu trung tâm, không còn tình trạng học nhờ nhà văn hóa thôn nữa. Còn ở khu trung tâm đã được xây thêm 03 phòng học, 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng hiệu phó, phòng chức năng, bếp ăn theo tiêu chuẩn bếp một chiều, các công trình phụ trợ, tu sữa, cải tạo lại các phòng học cũ, các hạng mục bị xuống cấp, nhà vệ sinh, nhà để xe cho giáo viên với tổng kinh phí đầu tư 5.734.971.000 đồng.
Bên cạnh đó bản thân tích cực tham mưu với Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng Tài chính kế hoạch trang bị cho nhà trường một số trang thiết bị văn phòng, thiết bị dạy học, trang thiết bị phục vụ công tác bán trú, đồ chơi  tổng giá trị 200.000.000 đồng.
Hình ảnh tham mưu với lãnh đạo địa phương
 2.3.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng thương hiệu nhà trường trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện:
Để làm tốt việc này ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kết quả thực hiện
 nhiệm vụ năm học qua và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học mới, dựa vào độ tin cậy của phụ huynh với từng giáo viên, từng nhóm, lớp, nhà trường lựa chọn phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực của từng giáo viên tưng lứa tuổi, để phụ huynh tin tưởng và yên tâm khi đem gửi con cho nhà trường để mỗi ngày trẻ đến trường thực sự là một ngày vui.
Vì vậy muốn tạo uy tín của nhà trường, uy tín của mỗi giáo viên, phải phấn đấu để mỗi ngày đến trường trẻ được học, được vui chơi, được chăm sóc bữa ăn giấc ngủ một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi giáo viên phải coi các cháu như chính con của mình và phải thực sự là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để trẻ thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng cô và các bạn.
Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong công việc, có phẩm chất đạo đức nhà giáo, tập thể đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 
Mua tài liệu cho giáo viên tham khảo, triển khai và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ đặc biệt quan tâm tớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tham_muu_xay_dung_truong_mam_non_dat_chuan_quoc_gia.doc