SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non Phú Sơn thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non Phú Sơn thành phố Thanh Hóa

Sinh thời, Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Người từng nói: “Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Dù luôn bận bịu với bao công việc quốc gia đại sự nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để chăm sóc thiếu nhi, dành tình thương yêu vô hạn cho thế hệ măng non của đất nước.

Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không chỉ chứa đựng những tư tưởng, quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần, rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví như “búp trên cành” cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời.

Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.

Sự quan tâm đó, thể hiện rõ nét nhất vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6. Ngày này hằng năm là cơ hội để cả cộng đồng, toàn xã hội đẩy mạnh, quan tâm thích đáng hơn đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vì sự phát triển và bình đẳng cho trẻ em. Bên cạnh tổ chức các hoạt động thường niên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của đất nước. còn thường xuyên thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

 

doc 20 trang thuychi01 5685
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non Phú Sơn thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Bác Hồ rất yêu thương trẻ em. Người từng nói: “Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Dù luôn bận bịu với bao công việc quốc gia đại sự nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian để chăm sóc thiếu nhi, dành tình thương yêu vô hạn cho thế hệ măng non của đất nước.
Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không chỉ chứa đựng những tư tưởng, quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần, rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví như “búp trên cành” cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm, khỏe mạnh và tỏa hương cho đời.
Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình luôn quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.
Sự quan tâm đó, thể hiện rõ nét nhất vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6. Ngày này hằng năm là cơ hội để cả cộng đồng, toàn xã hội đẩy mạnh, quan tâm thích đáng hơn đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vì sự phát triển và bình đẳng cho trẻ em. Bên cạnh tổ chức các hoạt động thường niên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của đất nước. còn thường xuyên thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tuy vậy, thời gian qua, xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chức, một số cơ sở giáo dục mầm non thiếu trách nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu. Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác truyền thông vận động để mọi người thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế. Việc quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thiếu chặt chẽ, việc phát hiện, can thiệp sớm các đối tượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại chưa kịp thời, để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em, gia đình và xã hội. Đâu đó vẫn còn tình trạng Ở một số trường mầm non còn chưa trú trọng việc xây dựng thực đơn ăn của trẻ đảm bảo theo khoa học, cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đảm bảo lượng calo trong ngày hợp lý.
Để công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thực sự đạt hiệu quả cao, đúng với ý nghĩa ươm những “mầm xanh tương lai” của đất nước, cần sự góp sức, chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. Đồng thời, tập trung giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ em, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo lực học đường; trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị suy dinh dưỡng; trẻ em bị thừa cân béo phì góp phần xây dựng một thế hệ trẻ tương lai của đất nước có thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, một đứa con khỏe mạnh, phát triển tốt về cả thể chất, tinh thần luôn là mơ ước của các bậc làm cha mẹ. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống tai nạn, thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ không những là điều cần thiết cho các ông bố bà mẹ hay giáo viên mầm non mà còn là nghĩa vụ đối với toàn xã hội. Trẻ ở độ tuổi mầm non hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện nên dễ dàng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Để công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em thực sự đạt hiệu quả cao. Với cương vị là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác Chăm sóc – Nuôi dưỡng của Trường Mầm non Phú Sơn, năm học 2018- 2019 tôi đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non Phú Sơn thành phố Thanh Hóa”. Qua đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ huynh học sinh cũng như của giáo viên trong việc phối kết hợp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con, cho học sinh của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non, giúp trẻ luôn sạch sẽ, khoẻ mạnh, an toàn và tự tin trong giao tiếp, trong học tập. Cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần tốt cho trẻ để tham gia vào các hoạt động giáo dục hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại trường mầm non Phú Sơn. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp lý luận: Nghiên cứu, tham khảo một số văn bản, tài liệu qua mạng, sách báo, trích dẫn một số nội dung liên quan tới đề tài. 
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức tổ chức, chăm sóc trẻ thông qua các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân trẻ. Quan sát việc giáo viên tổ chức các hoạt động vệ sinh cho trẻ. Các trẻ biểu hiện trong sinh hoạt hàng ngày, về sức khỏe của trẻ, nhu cầu của trẻ về vệ sinh cá nhân
Quan sát việc giáo viên tổ chức các hoạt động vệ sinh cho trẻ.
 - Phương pháp thống kê: Sử dụng cách thống kê toán học để thu thập và xử lý thông tin.
 2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận.
Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn (Điều 24 - số 05/2014/TT-BGD)
Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng, giáo dục dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. 
 Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin và muối khoáng nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khỏe mà khoa học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khỏe con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. 
* Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non: Chăm sóc là sự chào đón nhiệt tình, là những hành động cần thiết phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người được chăm sóc theo cách mà họ mong muốn. Nuôi dưỡng là sự nuôi nấng và chăm sóc để tồn tại sức khỏe và phát triển. Vấn đề quan trọng của nuôi dưỡng là phải thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đang phát triển. Trong mỗi thời kỳ phát triển của cơ thể có những đặc điểm tâm sinh lý riêng đòi hỏi nhu cầu về nuôi dưỡng ở mỗi thời kỳ khác nhau. Nuôi dưỡng đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng ở mỗi thời kỳ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chính là những công việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người được chăm sóc về mọi mặt, trong đó chú trong đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh đảm bảo phát triển tốt cả về sức khỏe, trí tuệ,... Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, bởi vì đây là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện trên những nguyên tắc sau: 
- Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ căn cứ vào đặc điểm sức khoẻ, dinh dưỡng, tính cách của từng trẻ, từng nhóm, từng lứa tuổi. 
- Chế độ ăn chất lượng, phong phú, hợp lí kết hợp với việc tạo không khí bữa ăn vui vẻ, vệ sinh là điều kiện để mỗi trẻ khoẻ mạnh, khôn lớn. 
- Từ giấc ngủ, bữa ăn đến việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi của trẻ đều liên quan trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của bé. 
- Theo dõi cân nặng, chiều cao, tình hình sức khoẻ của trẻ hàng tháng. Có kiểm tra đánh giá giữa tháng, lên phương án tác động hợp lí đối với trẻ cần chăm sóc đặc biệt (trẻ ốm, trẻ mới đi học, trẻ hấp thụ kém ... ).
Vì vậy là người cán bộ quản lý trường mầm non, thì việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác bán trú, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên, nhân viên cấp dưỡng đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
2.2. Thực trạng của việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Phú Sơn.
 * Thuận lợi:
 Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bán trú 
 Nhà trường luôn quan tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang bị các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp học đảm bảo tương đối theo yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trang bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân như khăn mặt cho từng cháu, có bình nước, có đủ cốc uống nước, xà phòng, có vòi nước rửa tay cho trẻ, các loại tranh ảnh tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Bếp ăn 1 chiều, có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng phục vụ tốt cho công tác nuôi dưỡng bán trú.
	Nhân viên bếp có bằng trung cấp kỹ thuật nấu ăn  và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm cân đối thực đơn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
	Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty và nhà hàng tin cậy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt.
	100% trẻ ăn bán trú tại trường, nhà trường có 1 điểm trường nên rất tập trung trong công tác quản lý chỉ đạo bán trú.
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc rèn các thói quen vệ sinh cho trẻ, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng thông qua sổ sức khỏe theo độ tuổi. Đa số các bậc phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Phần lớn giáo viên nhiệt tình, hăng hái, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn, có tâm huyết với nghề. Sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên và giáo viên cũng rất tự giác trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Trong năm học 2018-2019 có 80% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
* Khó khăn:
Vẫn còn nhiều các cháu được gửi đến trường là con em dân lao động tự do, buôn bán nhỏ có mức thu nhập thấp không ổn định, kiến thức nuôi con theo khoa học còn hạn chế, không có thời gian quan tâm nhiều đến việc chăm sóc tốt cho trẻ, vì vậy khi nhận trẻ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao.
Một số giáo viên mới ra trường, thời gian công tác chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế ít. Vì thế kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng thói quen vệ sinh cá nhân( các kỹ năng) chưa thành thạo nên trẻ còn hạn chế. Do nhận thức của một số trẻ không đồng đều.
*Khảo sát thực trạng:
Tôi tiến hành khảo sát giáo viên tại thời điểm tháng 9/2018.Tổng số 35 cô.
Bảng 1:
TT
Nội dung khảo sát
Đạt (%)
Chưa đạt (%)
Tốt
Khá
TB
1
 Nắm bắt các nội dung chăm sóc giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ
15/35
= 42
13/35
= 37,1
7/35
= 20,9
0
2
 Nắm bắt các nội dung về công tác chăm sóc, vệ sinh trẻ hàng ngày
12/35
= 34,2
16/35
= 44,9
7/35
= 20,9
0
3
Các kỹ năng chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
13/35
= 37,1
14/35
= 40
8/35
= 22,9
0
4
Nắm bắt các nội dung nhận biết và xử lý các bệnh thường gặp của trẻ nhỏ
10/35
= 28,5
15/35
= 43
10/35
= 28,5
0
5
Nắm bắt về nội dung đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về mọi mặt
10/35
= 28,5
16/35
= 44,9
9/35
= 26,6
0
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng sức khỏe trẻ tại thời điểm tháng 9 năm 2018, với số lượng 547 cháu kết quả như sau:
	Bảng 2:
TT
Theo dõi biểu đồ câng nặng, chiều cao
Theo dõi biểu đồ câng nặng/chiều cao
Trẻ mắc bệnh
TS trẻ
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
TS trẻ
Trẻ bình thường
Trẻ SDD thể gầy còm
Trẻ thừa cân, béo phì
Trẻ nhà trẻ
52
2
3
51
48
3
0
5
Trẻ mẫu giáo
495
19
12
488
456
9
23
33
Tổng
547
21
15
539
504
12
23
38
%
100%
3,8%
2,7%
100%
93,5%
2,2%
4,3%
6,9%
 Từ bảng khảo sát số 1 trên cho thấy nhìn chung giáo viên đã có kỹ năng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tuy nhiên tỷ lệ giáo viên đạt tốt, khá chưa cao, vẫn còn nhiều giáo viên xếp loại trung bình, đặc biệt là kiến thức về nhận biết và xử lý các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tỷ lệ còn chưa cao. Qua bảng 2 (Khảo sát chất lượng trẻ), có thể thấy rằng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi và trẻ thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ còn cao. Vẫn còn nhiều trẻ mắc bệnh thông thường ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy tôi đưa ra một số giải pháp để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Phú Sơn.
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, sạch đẹp thân thiện cho trẻ
Để đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt, đồng thời để trẻ có một môi trường hoạt động tích cực và đảm bảo an toàn. Trước tiên tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh nhóm, lớp hàng ngày, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp. Sau đó hướng dẫn giáo viên cách lồng ghép hình ảnh giáo dục vệ sinh cá nhân vào các bảng biểu trong lớp, đặc biệt là tập trung ở góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh, như trang trí các hình ảnh về nội dung phòng tránh các bệnh tật, mô hình 6 bước rửa tay bằng xà phòng, thao tác rửa mặt, kỹ năng chải tóc, kỹ năng đánh răng, cách mặc quần áo, đi giầy dép.... Tại các khu vực phục vụ vệ sinh cá nhân của trẻ cần trang trí các hình ảnh bé rửa tay, bé đánh răng, bé rửa mặtBày biện sắp xếp các đồ dùng phục vụ vệ sinh cho trẻ như xà phòng, nước rửa tay, khăn laumột cách ngăn nắp, khoa học và đẹp mắt. Tạo ra cho trẻ có thói quen khi nhìn thấy các đồ dùng thì nhắc nhở trẻ phải nhớ thực hiện. Thường xuyên chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt các đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ như đảm bảo đủ cho mỗi học sinh các đồ dùng cá nhân cần thiết, có đánh dấu ký hiệu cho trẻ, tránh tình trạng dùng chung đồ dùng cá nhân dễ bị nhiễm một số bệnh lây lan như cảm cúm, thuỷ đậu, quai bịLồng ghép trang trí tại khu vực để nước uống một số hình ảnh về các hành vi văn minh khi uống nước, không khạc nhổ bừa bãi, lấy đủ lượng nước uống theo nhu cầu, tránh tình trạng lãng phí nước, đồng thời uống xong phải úp cốc xếp sắp đúng theo quy định nội quy của lớp, để từ đó trẻ có thói quen hành vi tốt trong thực hiện vệ sinh cá nhân của trẻ hàng ngày. Tại một số góc chơi của trẻ giáo viên cần lồng ghép trang trí các hình ảnh bé tự chải tóc sau khi ngủ dậy bên cạnh chiếc gương để trẻ có thể tự ngắm mình qua chiếc gương nhỏ, chỉnh tề quần áo ngay ngắn gọn gàng, từ đó trẻ thấy được những việc làm của mình rất quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ của bản thân và làm cho mình đẹp thêm. Việc xây dựng môi trường vệ sinh trong và ngoài lớp học giúp cho trẻ có ý thức tích cực hơn để thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân.
Tham mưu với hiệu trưởng mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng đảm bảo quy tắc an toàn, không có đồ dùng có cạnh sắc nhọn dễ làm tổn thương trẻ, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giáo viên các nhóm lớp xây dựng trang trí nhóm lớp an toàn thân thiện, sạch đẹp. Môi trường không khí nơi trẻ sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trạng thái sức khỏe của trẻ. Khi không khí bị ô nhiễm, hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Vì vậy nhu cầu không khí trong lành cho trẻ là rất cần thiết vì vậy tăng cường trồng cây xanh trong các goác của nhóm lớp ngoài ra phải thường xuyên được vệ sinh đồ dùng đồ chơi theo lịch định kỳ. Trần nhà, cửa sổ, cửa ra vào cần quét lau hàng tuần để tạo không khí trong lành trong phòng trẻ. Các tranh ảnh cây xanh trang trí phải được lau bụi thường xuyên. Sàn nhà phải thường xuyên được lau sạch sẽ sau mỗi hoạt động. Trong những ngày hè oi bức phải bật quạt để thông không khí nhân tạo trong phòng trẻ. Tuy nhiên phải lưu ý tốc độ quay của quạt phải để mức độ quay trung bình. Nếu phải dùng đến điều hòa cần lưu ý để nhiệt độ từ 25 trở lên và không dùng kéo dài liên tục mà phải ngắt quãng sau 2 giờ. Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung.
Thực hiện tốt việc xử lý rác thải trong trường, rác thải phải gom vào thùng có nắp đậy. Cuối ngày đưa vào thùng rác công cộng để giữ vệ sinh chung. Với giải pháp này trường chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả cao. Môi trường luôn xanh sạch đẹp, thân thiện và đảm bảo an toàn góp phần nâng cao hiệu quả công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ. Giáo viên và phụ huynh hăng hái tham gia xây dựng môi trường, tạo hứng thú cho học sinh tích cực hoạt động. 
2.3.2. Nâng cao chất lượng tổ chức công tác ăn bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non:
Nuôi dưỡng trẻ là một trong những công việc chính của trường mầm non, cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non ngày càng mang tính khoa học và đảm bảo, theo đúng qui trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống và tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ: 
Đầu năm học, căn cứ vào Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư 17/20098/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 Tôi đã xây dựng thực đơn đảm bảo năng lượng khẩu phần ăn, tỉ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, sự đa dạng các loại thực phẩm. Đa dạng hóa việc chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ và theo mùa. Tham mưu với Hiệu trưởng bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, phục vụ nuôi dưỡng trẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là việc làm để tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ sau này. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ em cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì và trẻ mắc bệnh.
Chỉ đạo tốt đảm bảo vệ sinh a

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nuoi_duong.doc