Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Họa Mi

Cơ sở lý luận của vấn đề.

Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.

Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.

Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý tình huống, trải nghiệm những vai trò khác nhau.Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.

 

doc 32 trang hoathepmc36 28/02/2022 14773
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Nội dung
Trang
Mục lục
1
Tên đề tài
3
Phần thứ nhất: Mở đầu
3
 I. Đặt vấn đề
3
+ Lý do lí luận
3
+ Lí do thực tiễn
4
II. Mục địch( mục tiêu) nghiên cứu
4
Phần thứ II: Giải quyết vấn đề
5
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
5
II.Thực trạng của vấn đề
6
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
9
1. Mục tiêu của giải pháp
9
2. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp
9
+ Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua bồi dưỡng kiến thức cho bản than.
9
Biện pháp 1: Học hỏi chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp trau dồi kiến thức cho bản thân. 
9
Biện pháp 2: Học hỏi qua sách báo truyền hình internet.
10 
+ Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thong qua các hoạt động hằng ngày.
10
Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học.
10
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
13
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thong qua hoạt động vui chơi
15
Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống qua góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ.
16
+ Giải pháp 3: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
20
Biện pháp 1: Kỹ năng giao tiếp với bạn bè.
20
Biện pháp 2: Kỹ năng giao tiếp với người lớn
21
Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp, thói quen hoạt động và cung cấp kiến thức cho trẻ.
22
Biện pháp 4:Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
24
IV. Tính mới của giải pháp.
24
V. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.
25
1. Phạm vi nghiên cứu.
25
2. Đối tượng nghiên cứu.
25
3. Kết qủa cụ thể khi áp dụng SKKN.
26
Phần thứ III: Phần kết luận và kiến nghị.
28
1. Kết luận.
28
2. Kiến nghị.
28
Tài liệu tham khảo.
30
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
+ Lý do lý luận 
Sức khoẻ là vốn tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của quốc gia, có nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trong đó chăm sóc sức khoẻ cho trẻ Mầm non là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ mạnh. Nếu được chăm sóc tốt và hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạo thành nền móng vững chắc cho trẻ sau này. 
Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ không có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực : Thể chất, tình cảm kỹ năng xã hội và thẫm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ. Từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
Câu nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do Giáo dục mà nên”. Thật vậy: Nếu trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt thì trẻ sẽ có những đức tính tốt ngược lại trẻ sống trong một môi trường thiếu giáo dục thì nhân cách của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng xấu.
Trong thực tế đứng lớp bán trú nhiều năm, tôi thấy trẻ trước khi đến trường chưa có những thói quen và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chưa có hành vi văn minh trong giao tiếp, chưa biết xử lý tình huống và chưa biết ứng xử khi giao tiếp . Là một giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để có thể hình thành cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống chưa trở thành một môn học với một giáo trình chuẩn được áp dụng trong nhà trường. Do đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Họa Mi”
+ Lý do thực tiễn
Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong giáo dục trẻ, ít gần gũi với trẻ hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ năng sống của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà không thưa người lớn trong gia đình, ăn cơm không biết mời và nhận quà không biết cảm ơn
Năm học này, tôi được phân công đứng lớp chồi 1 hầu hết các cháu là con nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có các cháu được gia đình luôn nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mẫu giáo, nên thường giao phó hết cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp...
Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơi của trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận. Nhưng lại trái ngược nhau qúa nhiều cho nên với tình hình như vậy, là một giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự thân thiện, văn minh và thanh lịch.
II. Mục đích( mục tiêu) nghiên cứu
Mục tiêu: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung. Đề tài cũng là cơ hội để bản thân tôi cũng như các giáo viên mầm non trong toàn ngành có cơ hội được chia sẻ, học hỏi, trao đổi tìm ra những biện pháp mới trong việc rèn kỹ năng kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi giúp trẻ có kỹ năng sống tốt hơn.
Phần thứ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Để hình thành và có được các kỹ năng cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên phải có kiến thức để tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tương tác, giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết xung đột, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý tình huống, trải nghiệm những vai trò khác nhau...Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tham gia và cảm thấy mình là một thành viên trong nhóm chơi và trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
II. Thực trạng vấn đề
Tuy nhiên trên thực tế điều mình muốn không phải lúc nào cũng thực hiện được dễ dàng: Khi trẻ chưa biết về các kỹ năng sống thì trẻ chưa thể mạnh dạn xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra, trẻ chưa biết tự tin trong giao tiếp, chưa có kỹ năng ứng xử, chưa có hành vi văn minh trong giao tiếp và đặc biệt trẻ chưa thể tự phục vụ bản thân mình. Qua tìm hiểu đánh giá thực trạng các hoạt động ở trường MN Họa Mi và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau:
Do số lượng trẻ trong nhóm lớp còn đông, trẻ được gia đình phục vụ nên nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tính tự phục vụ bản thân chưa cao và tự giác tham gia vào các hoạt động của trẻ chưa có nề nếp thói quen, kỹ năng sinh hoạt tập thể và kỹ năng sống chưa cao. Trẻ thích tự ý làm những điều mình muốn, chưa tập trung chú ý lắng nghe và thực hiện những hướng dẫn yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn hoạt động theo nhóm. 
Trẻ thường được gia đình cưng chiều nên rất muốn tự khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ muốn mọi thứ mình thích thuộc về riêng của mình chưa có ý thức giữ gìn môi trường chung. Khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ ngắm nhìn, muốn tự tay sờ vào những hình ảnh, đồ dùng, tự tay cậy, bóc khám phá thậm chí còn tự ý lấy những thứ mà trẻ thích để nó thuộc về mình.
Vì số lượng cháu đông, trẻ lại hiếu động nên giáo viên còn gặp khó khăn trong việc rèn trẻ kỹ năng sống cho trẻ. Thường thì giáo viên hay tổ chức hướng dẫn trẻ theo tập thể hoặc theo nhóm lớn, những trẻ chậm chạp chưa có kỹ năng sống, chưa có kỹ năng xử lý tình huống, chưa thể tự mình tự phục vụ bản thân, chưa có hành vi văn minh trong giao tiếp, trẻ chóng chán khi tham gia các hoạt động vì chưa tự mình có thể giải quyết các vấn đề khó khăn khi xảy đến.... Khi khả năng thể hiện cảm xúc của mình còn bị hạn chế. Điều này cũng làm cho trẻ chưa mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. 
Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là vì điều kiện kinh tế hiện nay cũng tương đối ổn định mọi thứ đều có sẵn khi trẻ muốn khiến trẻ ít nhiều bị thụ động thiếu đi sự tự lập sáng tạo của bản thân. Trẻ nghĩ mọi thứ có được rất dễ dàng. Trẻ chưa có mong muốn được cùng cô tạo nên môi trường đẹp xung quanh mình. Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non Họa Mi chúng tôi, đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều. Nhiều giáo viên đã có tuổi tuy nắm vững phương pháp nhưng việc đổi mới thì còn hạn chế còn các cô giáo trẻ thì lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụ, chưa mạnh dạn, chưa biết ứng xử. Xác định được mục tiêu của ngành học cũng như nhu cầu thực tế của cuộc sống, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy việc rèn cho trẻ những kỹ năng sống là rất cần thiết.
- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 
Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
+ Về phía trẻ.
Nội dung khảo sát
Khảo 
học
sát
2017
cuối
2018 
năm
Khảo 
học
sát
2018-
đầu
2019 
năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1.Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
35/45
77,7%
10/45
22,3%
36/46
78%
10/46
23%
2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ.
34/45
75,5%
11/45
24,5%
35/46
76%
11/46
24%
2.Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm
31/45
68,8%
14/45
31,2%
32/46
69,5
14/46
30,5
4. Trẻ mạnh dạn tự tin
33/45
73%
12/45
27%
35/46
76%
11/46
24%
5. Kỹ năng nhận thức
28/45
62%
17/45
38%
30/46
65%
16/46
35%
6. Kỹ năng vận động
29/45
64,4%
16/45
35,6%
31/46
67%
15/46
33%
7. Kỹ năng thích nghi
32/45
71%
13/45
19%
34/46
74%
12/46
26%
8. Kỹ năng vệ sinh 
30/45
66,6%
15/46
33,4%
31/46
67%
15/46
33%
+ Về phía giáo viên.
- Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
- Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
+ Về phía phụ huynh.
- Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu.
- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo, chưa lồng ghép tích hợp các chuyên đề khác vào việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thực hiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này. 
Từ những tình hình và kết quả khảo sát trên cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mới chỉ thể hiện ở hình thức “có”, chưa có chiều sâu, còn mang tính áp đặt theo ý giáo viên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này
Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị các kiến thức về kỹ năng sống và kiên trì rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”. Sau khi đã chọn đề tài tôi tổng hợp lại từng tiêu chí, cháu nào chưa đạt thì lập một danh sách riêng và có kế hoạch rèn trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, giờ đón trả trẻ... 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Mục tiêu của giải pháp
Gíup cho trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động rèn các kỹ năng sống cơ bản và cần thiết cho trẻ, nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của trẻ tại lớp để khắc phục các hạn chế của trẻ và phát huy được các đăc điểm nỏi bật của trẻ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
- Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua bồi dưỡng, chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp.
 + Biện pháp 1: Học hỏi chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp trau dào kiến thức cho bản thân. 
Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Tôi thường trao đổi đồng nghiệp tiếp cận những cái mới tìm ra những hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với khả năng của trẻ mình phụ trách. Trẻ 4- 5 tuổi có những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý thức của những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và những người xung quanh... để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ học hỏi đồng nghiệp lớn tuổi về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ. Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện làm quen với các kỹ năng sống cơ bản, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích lĩnh vực rèn kỹ năng sống. Ngoài ra tôi cũng chú ý học hỏi, tự mầy mò thêm cách làm cho trẻ hứng thú với môn học. 
Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì ngoài sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề ra còn đòi hỏi tôi phải không ngừng học tập và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 4- 5 tuổi.
+ Biện pháp 2: Học hỏi qua sách báo, truyền hình và internet.
Tôi luôn sưu tầm tạo ra một số kỹ năng phong phú làm tài liệu mẫu, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu nhất, phù hợp với nhận thức khả năng của trẻ.
Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non.
 Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non{ nhà xuất bản đại học quốc gia}.
 Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. 
 Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống
Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình 
Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Nhận thấy đây là việc quan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “ Dạy kỹ năng sống cho trẻ”. Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Chính vì vậy, không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đềĐây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. 
 - Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động hàng ngày 
+ Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học.
Thông qua hoạt động làm quen văn học: Với tiết kể chuyện “ Tích chu”
 Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh.
 Thông qua hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranhTôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình.
 Ví dụ: Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Cô giáo miền xuôi ”
+ Trẻ nói: Cô ơi con không biết múa.
+ Cô: Thế con có yêu quý các cô giáo của mình không nào? À con yêu quý cô giáo của mình, vậy cô con mình cùng nhau múa nhé. Từ những lời động viên khích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động để từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt động khác
(Giờ hoạt động âm nhác trẻ hát vận động bài cô giáo miền xuôi)
Thông qua hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong rừng“ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con voi có mấy chân và con voi sống ở đâu? Con voi thích ăn gì các con nhỉ?... Trẻ trả lời “thưa cô con voi thích ăn cỏ ạ” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều và thường xuyên hơn.
Thông qua hoạt động giáo dục thể chất : Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua cổng chui bật liên tục qua 3 vòng, đi trên ghế thể dục, chuyền bóng, bật qua vật cản, nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích nằm ngang, bò zíc zắc qua 7 điểm, đi nối gót, qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc