SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Văn

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Văn

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” [1]

Câu hát ngân vang chứa đựng bao ý nghĩa và tâm tư nguyện vọng của toàn xã hội với trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Xác định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non.

Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.

Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trẻ trở thành một nhà khoa học, một bậc hiền tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng: Tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ ở cấp học mầm non. Vì giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người, giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “đức, trí, lao, thể, mỹ”. Hoạt động khám phá khoa học đã đóng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Ở trường mầm non nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là những hoạt động nghệ thuật, như¬ là một nguồn sữa nuôi d¬ưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũ tinh thần của các cháu bằng những lời hát ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì "Khám phá khoa học" lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức hoàn toàn mới về con ngư¬ời và cuộc sống xung quanh trẻ. Đư¬a trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước đi những bước đầu tiến hành trình khám phá khoa học sau này. Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá.

 

doc 22 trang thuychi01 9923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ, THU HÚT TRẺ 
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 
4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN
Người thực hiện: 	Bùi Thị Hằng
Chức vụ: 	Giáo viên
Đơn vị công tác: 	Trường Mầm non Nga Văn
SKKN thuộc lĩnh vực: 	Chuyên môn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1 Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
4
2.3.1. Tích cực tự học, tự nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm và kỹ năng thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
4
2.3.2 Tạo môi trường học tập hấp dẫn và phù hợp để rèn luyện cho trẻ.
6
2.3.3. Thay đổi hình thức tổ chức trên hoạt động học có chủ định, lôi cuốn trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực.
7
2.3.4. Tăng cường cho trẻ quan sát vật thật để phát triển các giác quan, khắc sâu nhận thức về đối tượng tìm hiểu.
9
2.3.5. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học ngoài trời một cách thích hợp nhằm gây hứng thú và truyền đạt kiến thức cho trẻ đạt kết quả cao.
12
2.3.6. Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá khoa học
16
2.3.7. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh để nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học
17
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường 
18
3. Kết luận và kiến nghị
18
3.1. Kết luận 
18
3.2. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” [1]
Câu hát ngân vang chứa đựng bao ý nghĩa và tâm tư nguyện vọng của toàn xã hội với trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Xác định được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng hơn nữa công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non.
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trẻ trở thành một nhà khoa học, một bậc hiền tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng: Tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ ở cấp học mầm non. Vì giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành nhân cách con người, giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về mọi mặt “đức, trí, lao, thể, mỹ”. Hoạt động khám phá khoa học đã đóng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. 
Ở trường mầm non nếu như văn học, âm nhạc, tạo hình là những hoạt động nghệ thuật, như là một nguồn sữa nuôi dưỡng đời sống tinh thần của trẻ, cổ vũ tinh thần của các cháu bằng những lời hát ru ngọt ngào, những câu chuyện kể đầy tính nhân văn thì "Khám phá khoa học" lại là một bộ môn khoa học. Nó mở ra cho trẻ một cái nhìn, một nhận thức hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ. Đưa trẻ đến thế giới xung quanh, chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ bước đi những bước đầu tiến hành trình khám phá khoa học sau này. Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. 
Thông qua môn học trẻ được khám phá một thế giới của riêng mình. Trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mình, được phát triển nhận thức, được rèn luyện óc quan sát, tri giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng, nhằm củng cố hệ thống hoá kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ.Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động và trực tiếp khám phá chúng: Biết được tên gọi, đặc điểm, mùi vị, công dụng... các đối tượng mà trẻ khám phá. Qua việc cho trẻ khám phá khoa học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: lòng yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: Ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, anh, chị, em, yêu lao động, yêu cái đẹp và hướng thiện. 
Trên thực tiễn hiện nay các hoạt động học có chủ định “Khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi” còn rất tẻ nhạt, giáo viên chưa chịu đầu tư vào hoạt động học có chủ định, trẻ chưa có hứng thú học tập. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú, thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Văn”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những biện pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực tìm tòi khám phá trải nghiệm, cùng nhau bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ tư duy của trẻ, trẻ khám phá ra những điều mới lạ ở môi trường trẻ sống, sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát khả năng phân tích so sánh tổng hợp. Hoạt động này góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện. Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, có nhiều giải pháp hay và kinh nghiệm gây hứng thú lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 4 – 5 tuổi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng là trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Nga Văn - Nga Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
Phương pháp dùng lời, sử dụng vật thật
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Phương pháp tổng hợp số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh và môi trường xã hội, trẻ được tìm tòi khám phá trải nghiệm, cùng nhau bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ tư duy của trẻ, trẻ khám phá ra những điều mới lạ ở môi trường trẻ sống.
Cho trẻ hoạt động khám phá khoa học sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông ) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau). Và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình.
Theo quan điểm của ngành giáo dục Singapo đã chỉ ra rằng: “Giáo dục không phải là đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng lên ngọn lửa”[2]. Điều đó có nghĩa là dạy trẻ là cứ nhồi nhét lượng kiến thức khối lượng kiến thức vô bờ bến cho trẻ mà dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá. Hay nói cách khác, giáo dục mầm non không nhằm cung cấp một khối kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này.
Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ 4 - 5 tuổi thích khám phá, tò mò về những gì, tại sao đang xảy ra xung quanh trẻ với những câu hỏi liên tục: Tại sao? Thế nào? Tại sao lại như vậy? thường được kết nối lần lượt để trẻ nắm bắt thông tin và những thông tin này có thể thay đổi trong cách trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) [3]. Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn. Từ đó, phát triển hoàn thiện ở trẻ năng lực quan sát khả năng phân tích so sánh tổng hợp. Góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a, Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Văn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của PGD huyện Nga Sơn, của ban lãnh đạo các cấp, ban nghành, đoàn thể địa phương.
- Đặc biệt là BGH nhà trường luôn chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên góp phần phát triển sự nghiệp xã nhà. Đó là yếu tố để giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu.
- Bản thân là một giáo viên trẻ nhưng tôi không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Đối với nhóm lớp tôi phụ trách ở độ tuổi 4 - 5 tuổi cơ bản đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho tiết dạy.
- Các cháu rất mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
b, Khó khăn:
- Trường mầm non Nga Văn chúng tôi là một ngôi trường của xã đồng chiêm của huyện Nga Sơn. Dân số đóng trên địa bàn đều làm nghề nông, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em mình.
- 90% phụ huynh làm nghề nông, đi công ty, hoặc đi làm ăn xa, do điều kiện kinh tế thấp, để con lại cho ông bà dẫn đến sự phát triển về khả năng giao tiếp còn chậm, nói ngọng.
- Phương tiện dạy học của cô, đồ dùng dạy học cho trẻ khám phá chưa phong phú, đa dạng về chủng loại và màu sắc, trẻ ít được tiếp cận với đồ dùng đồ chơi và vốn hiểu biết về khám phá khoa học còn gặp khó khăn.
- Vốn hiểu biết mới chỉ là sơ đẳng, thêm vào nữa là các cháu nhút nhát, lạ lẫm. Các kĩ năng quan sát, ghi nhớ còn hạn chế, khả năng nhận thức chậm. Chưa tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm. 
 c. Kết quả của thực trạng:
Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh còn hạn chế, vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn ít, trẻ chưa tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm.
* Bảng 1 kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng 9/2017 kèm theo phụ lục minh họa
Qua khảo sát thực tế trên lớp tại các giờ cho trẻ khám phá khoa học nhiều trẻ nhận biết được sự vật, hiện tượng một cách đơn giản, qua loa và không nhớ hết những đặc điểm của sự vật. Hình ảnh về sự vật đó không lưu lại trong trí nhớ của trẻ, vì vậy trẻ không hứng thú khi khám phá chúng.
 Qua bảng khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng thực hiện trên chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá ở trẻ trong lớp rất thấp, điều này gây ảnh hưởng lớn đến phát triển nhận thức ở trẻ nói chung. Đứng trước tình hình đó tôi rất băn khoăn trăn trở, từ đó tôi chú ý hơn nhiều đến hình thức sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào? Nhằm giúp trẻ khám phá và lĩnh hội kiến thức tốt mà gây được hứng thú khám phá của trẻ. Tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng, học liệu là vật thật, cho trẻ sờ, ngắm và nếm mùi vị của đối tượng, kích thích tính tìm tòi, tưởng tượng của trẻ.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Tích cực tự học, tự nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm và kỹ năng thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh trước tiên bản thân phải xác định cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân. Tôi xác định được rằng: Cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, thì bản thân tôi cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ và cho trẻ khám phá thế giới xung quanh mình như thế nào? Để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Vì vậy, Tôi thường xuyên tổ chức các họat động khám phá khoa học cho trẻ một cách thích hợp giúp trẻ phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh mình, biết vận dụng vốn kiến thức trẻ đã được học trong cuộc sống. 
Tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí mầm non, tập san, thu thập thêm thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về kỹ năng tổ chức hoạt động khám phá khoa học có hiệu quả ở lứa tuổi mầm non và học hỏi qua đồng nghiệp của mình, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
Đặc biệt qua việc thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy của mình trẻ chơi mà học, học bằng chơi, tham gia các chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Từ đó bản thân rút được kinh nghiệm và vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo ở lứa tuổi mình đang chủ nhiệm. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học, tôi thường đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ tham gia hoạt một cách tích cực hơn. Ngoài ra tôi còn tạo ra các tình huống bất ngờ để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động. Cho trẻ tiếp xúc trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng, của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi phát triển của chúng. Điều quan trọng hơn cả thông qua hoạt động khám phá khoa học này trẻ học được các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận. Tôi nhận thấy rằng hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẫm mỹ, thể lực và lao động. 
Ví dụ: Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh. Trước tiên bản thân thường xuyên nghiên cứu kỹ từng đề tài đưa ra mục đích, kiến thức, kỹ năng, thái độ sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ ở lớp, trên cơ sở đó tôi lựa chọn các hình thức thủ thuật để thu hút trẻ vào hoạt động khám phá. Hơn nữa để hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh của trẻ đạt kết quả cao, tôi phải đầu tư thời gian, trí tuệ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi bằng vật thật tạo mọi điều kiện, cơ hội tổ chức các hoạt động để cho trẻ tích cực tìm tòi trải nghiệm về các sự vật, hiện tượng mà tôi đã chuẩn bị. Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật cho tiết học.
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Bảng, tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ vật thật đầy đủ. Đối với các bậc phụ huynh vận động họ tận dụng những nguyên liệu sẵn có của địa phương như các loại hoa, quả thật ... Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ . 
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: vải vụn làm con rối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò... để bổ xung vào tiết học của trẻ. 
2.3.2 Tạo môi trường học tập hấp dẫn và phù hợp để rèn luyện cho trẻ.
 Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Giáo viên cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ, trang trí tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú phù hợp, đúng chủ đề, sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu rộng hơn về thế giới xung quanh.
 * Tạo môi trường giáo dục trong lớp học: Khu vực hoạt động khám phá khoa học: để lôi cuốn khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học một cách tích cực, trước tiên tôi căn cứ vào chủ đề, cần trang trí góc hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung theo chủ đề, sử dụng các mảng tường trong lớp để treo tranh theo định hướng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá về MTXQ một cách tự nhiên, ngoài ra tôi còn chuẩn bị các dụng cụ phương tiện như Nam châm, đồng hồ bấm giây, cân, thước đo các loại, ống nhòm để cho trẻ hoạt động.Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” tôi chuẩn bị một số loại trứng, nước muối, vỏ ốc, vỏ sò, các sưu tập về động vật ở chủ đề về các “Hiện tượng tự nhiên” chuẩn bị các hình ảnh: như mặt trời, giông bão, lũ, lụt, hạn hán, sóng thần, động đất, hình ảnh trái đất và các hành tinh,.. ngoài ra có các đồ dùng để trẻ có thể thực hiện các hoạt động khám phá về các hiện tượng tự nhiên như đồ dùng để đo sự chuyễn động của của ánh nắng mặt trời, đồ dùng tạo ra gió, hoặc tôi có thể hướng dẫn và cùng trẻ làm thí nghiệm hiện tượng sạt lở đất như dùng tờ giấy màu trắng bỏ ít đất vào tờ giấy dùng 2 tay điều khiển làm cho tờ giấy nghiêng, rung rung làm cho đất rơi xuống và giải thích đó là hiện tượng sạp lỡ đất, khiến trẻ rất tò mò hứng thú khi tham gia hoạt động khám phá .
 * Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Tôi treo những bức tranh hấp dẫn mang nội dung làm quen với KPKH và luôn thay đổi theo chủ đề. Trẻ được tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. Làm thỏa mãn nhu cầu thích tìm hiểu, khám phá những gì mới lạ xung quanh trẻ. Nhìn thấy mưa, trẻ đưa tay ra hứng cho mưa rời vào lòng bàn tay. Người lớn cho rằng trẻ nghịch nước và thường la mắng trẻ, hoặc trẻ thích được tận tay mình sờ vào bông hoa mới nở, thì người lớn cho rằng trẻ đang ngắt hoa. ..vv. Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem mưa rơi như thế nào, và sờ xem cánh hoa như thế nào mịn hay xù xì. Tôi luôn suy nghĩ: Hằng ngày trẻ đến trường được học tập, vui chơi cùng bạn bè, cô giáo từ sáng đến chiều. Để trẻ tích cực hoạt động khám phá trải nghiệm. Tôi luôn tạo môi trường, để môi trường thiên nhiên luôn có xung quanh trẻ, tôi luôn tạo môi trường trong lớp để trẻ tìm hiểu góc thiên nhiên của lớp để trẻ tìm hiểu khám phá, tìm tòi trải nghiệm. Phía sau lớp tôi có một khoảng sân trống nhỏ, tôi trang trí vào đó một giá gỗ. Trên giá này tôi dùng để trưng bày một số đồ dùng, đồ chơi thiên nhiên như: gỗ chìm nổi, sỏi, bình tưới, thuyền xe, que xếp hàng rào Một góc nhỏ tôi để chậu cá và một số chậu cây cảnh để trang trí góc cho sinh động. 
Khoảng không gian nhỏ này tuy còn nhỏ hẹp nhưng thật sự thu hút trẻ. Hằng ngày nhất là vào hoạt động ở các góc, đây chính là không gian thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu khám phá. Trẻ tự mình chơi với nước, chơi với cá, cho cá ăn
Ngoài ra tôi còn sưu tầm mấy chậu nhựa nhỏ lấy đất để gieo vào đó mấy hạt đậu, hạt lạc, để giúp trẻ biết quá trình phát triển của cây từ hạt, để cho trẻ được hàng ngày quan sát xem sự nảy mầm và lớn lên của (cây đậu, cây lạc), hoặc có thể cùng trẻ thực hành. Qua quan sát tôi thấy trẻ rất hứng thú tò mò và rất thích tham gia vào các hoạt động này, có những cháu đi học rất sớm để xem cây ngày hôm sau có gì lạ
Trẻ trao đổi với nhau với những cảm xúc “ngạc nhiên”, “thú vị “, “reo hò”, “vui sướng”, reo lên ồ cậu ơi nhìn kìa ! Hạt đã nãy mầm rồi.
Hình ảnh minh họa góc thiên nhiên của bé
2.3.3. Thay đổi hình thức tổ chức trên hoạt động học có chủ định, lôi cuốn trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực.
Đây là hình thức bắt buộc trong chương trình phải thực hiện theo chương trình mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ đến với các hoạt động khám phá khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn phát huy được tính tích cực trong hoạt động trải nghiệm.
 Điều đầu tiên đối với bản thân tôi phải thực hiện tốt các nội dung đề tài được gợi ý trong kế hoạch thực hiện của chương trình chăm xóc giáo dục trẻ theo chương trình mầm non của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành.
Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ động tôi lựa chọn thay đổi các hình thức tổ chức học phù hợp, hấp dẫn như tổ chức hội thi:
Ví dụ: chủ đề thế giới thực vật “tìm hiểu một số loại quả” tôi đặt tên là “Ngày hội của các loại quả” với các phần như sau:
+ Phần 1: Màn trình diễn thời trang của các loại quả.
+ Phần 2: Khám phá.
+ Phần 3: Cùng trổ tài.
Phần 1: Trình diễn thời trang của các loại 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_thu_hut_tre_tich_cuc_tham.doc