Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình

 Giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Tuy nhiên nếu trẻ không được bồi dưỡng thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy chúng ta cần phải bồi dưỡng cho trẻ mọi lúc mọi nơi bằng một cách toàn diện bên cạnh các hoạt động khác. Hoạt động “Tạo hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc.

Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.

 

doc 29 trang thanh tú 22 08/10/2022 10068
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
A/
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
B/
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I/
NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
3
II/
THỰC TRẠNG
1/ Đặc điểm tình trạng chung của trường.
2/ Những thuận lợi và khó khăn.
3/ Khảo sát thực tế.
4
4
5
6
III/
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
1/ Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện môn tạo hình
2/ Biện pháp 2: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học cho trẻ.
3/ Biện pháp 3 : Hình thành, cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ.
4/ Biện pháp 4: Tổ chức hiệu quả hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi.
5/ Biện pháp 5: Tạo hình trên các chất liệu.
6/ Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh
6
6
10
12
14
20
23
IV/
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
24
C/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
27
I/
KẾT LUẬN
27
II/
KIẾN NGHỊ
28
D/
TAI LIỆU THAM KHẢO
29
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ ngây thơ, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Việc ăn, ngủ, học tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng đối với trẻ, bởi vì khi mới sinh ra con người chưa có kỹ năng xã hội mà phải thông qua quá trình học tập, được dạy dỗ từ đó mới hình thành các kỹ năng cần thiết. Vì vậy việc dạy học cũng cần có phương pháp đúng đắn thiết thực mới giúp việc học tập trở lên hấp dẫn gây hứng thú, dễ tiếp thu cho người học. Trẻ mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa nghệ thuật và tạo hình được hình thành một cách đơn giản. 	
Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động. Trẻ rất thích sử dụng các màu sắc sặc sỡ, mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đã hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách. 
 Trên thực tế tôi thấy chất lượng các giờ dạy hoạt động tạo hình ở trường MN chưa cao bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Bài của các con mang tính tái tại dập khuôn. Thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy bộ môn tạo hình được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt đông tạo hình. Là một giáo viên mầm non tôi đã trải qua quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và mạnh dạn lựa chọn đè tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. 
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
           Giáo dục mầm non ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Tuy nhiên nếu trẻ không được bồi dưỡng thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy chúng ta cần phải bồi dưỡng cho trẻ mọi lúc mọi nơi bằng một cách toàn diện bên cạnh các hoạt động khác. Hoạt động “Tạo hình” cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng,  kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp  và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo. Việc tìm ra những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình không chỉ giúp trẻ hôm nay mà cho cả mai sau, bởi vì tạo hình là một lĩnh vực nghệ thuật không chỉ cho trẻ nhỏ mà nó còn theo trẻ cả khi trẻ đã lớn lên, bộ môn tạo hình theo trẻ lên bậc học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông, có khi còn theo trẻ đến suốt cuộc đời, nhiều trẻ đã gắn liền cuộc sống của mình với môn tạo hình đó chính là những hoạ sĩ nổi tiếng, những người thiết kế thời trang, đồ họa, những kiến trúc sư, người cắm hoa nghệ thuật Việc tìm ra những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình còn giúp tôi có kiến thức, kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ một cách linh hoạt, nhằm gây hứng thú, tích cực sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ thể hiện hết khả năng, năng khiếu và vốn kinh nghiệm sống của mình vào tác phẩm tạo hình. Ngoài ra còn hình thành ở trẻ khả năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng để tạo môi trường, không gian đẹp trong và ngoài lớp, hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch- đẹp. Đồng thời giúp các bậc phụ huynh biết được khả năng của con mình từ đó có bước đầu tư, định hướng tương lai cho trẻ, đồng thời cũng giúp phụ huynh an tâm về các mặt phát triển của con mình khi gởi con tại trường.Thông qua hoạt động tạo hình trẻ học được cách lập kế hoạch hoạt động, biết đánh giá sản phẩm. Thông thường trẻ nhỏ đánh giá sản phẩm của mình bằng cách đưa ra hoặc nói ra những gì mình thích và nghe người khác nói họ thích những gì ở sản phẩm của bé. Và quan trọng hơn nữa trẻ dần dần sử dụng các kí hiệu, dấu hiệu tượng trưng khi vẽ, nặn, xé dán. Đặc biệt đối với trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, chậm nói, chậm viết, vốn từ ít thì hoạt động tạo hình lại càng quan trọng vì đó là phương tiện thoả mãn tâm hồn bé và là cách luyện tập, khắc phục những khiếm khuyết trên.
Kết luận: Từ những lý luận trên tôi nhận thấy cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tôi nghĩ cần mở rộng hơn nữa về môn tạo hình để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. II.THỰC TRẠNG
 1. Đặc điểm tình hình
 Trường mầm non tôi đang công tác thuộc một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía bắc sông Đuống của Huyện Gia Lâm. Trường tập trung ở một khu nằm giữa trung tâm chợ Ninh Hiệp, gần nhà dân. Trường có tổng số gần 400 học sinh, chia thành 12 nhóm lớp. Trong đó, có 3 lớp MGL, 4 lớp MGN, 3 lớp MGB và 2 lớp nhà trẻ. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 41 đồng chí.Trong đó có 24 giáo viên, 14 nhân viên và 3 BGH. 
Trong đó tôi được phân công lớp 4 tuổi, nhóm lớp tôi đang thực hiện có 33 học sinh với diện tích phòng học hơn 45 mét vuông. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng không tránh khỏi những điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi, cụ thể như sau:
2. Những thuận lợi và khó khăn : 
a. Thuận lợi
 Được sự chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Huyện Gia Lâm cũng như BGH nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập và vui chơi như : Các thiết bị điện tử ,đồ dùng học tập, đồ dùng đồ chơi , đồ dùng bán trú đầy đủ 
 - Lớp được phân theo độ tuổi. 
 - Giáo viên trong lớp đều có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ.
- Sức khỏe của trẻ phát triển tốt
- Trẻ đến lớp chuyên cần đạt 95 đến 98%.
 Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn qua các chuyên đề, do PGD cụm, trường tổ chức, tạo điều kiện cho chị em tham dự các buổi kiến tập, triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, khuyến khích chị em sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. 
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, Internetđể áp dụng có chọn lọc vào công việc giảng dạy trong nhà trường.
 	Trường đầu tư kết nối Internet nên việc cập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu qua mạng rất dễ dàng thuận tiện, nhanh chóng.
Trường mầm non Bình Minh nằm trong địa bàn xã Ninh Hiệp, là môt địa phương có kinh tế tương đối phát triển nên phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ việc học tập vui chơi của con em mình như ủng hộ kinh phí dạy và học cho cô và trẻ hoạt động, nhiệt tình đóng góp nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động ( vỏ nguyên vật liệu phế thải, tranh ảnh, bìa lịch, vải vụn), thường xuyên trao đổi với cô về việc học tập, vui chơi của trẻ
 b. Khó Khăn:
 - Đội ngũ giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm trong việc giảng dạy còn hạn chế, chuyên môn chưa được vững vàng.
-Tuy trẻ cùng trong một lứa tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều.
- Đồ dùng đồ chơi tự tạo để dạy còn chưa phong phú.
 - Số trẻ trong lớp đông.
- Cơ sở vật chất còn nghéo nàn, phòng học chưa đủ diện tích đáp ứng với nhu cầu của trẻ.
- Một số phụ huynh chiều chuộng con quá mức nên trong khi thực hiện việc rèn trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt.
- Môi trường giáo dục trong gia đình chưa tốt cũng ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ khi cảm thụ trước cái đẹp.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và yêu cầu của hoạt động học tạo hình nói riêng ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt khả năng nhận thức về tạo hình của trẻ trong lớp. 
3. Khảo sát thực tế:
	Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát đầu vào của trẻ và đạt được kết quả sau:
Nội dung khảo sát
Tổng sĩ số
Tốt
Khá
Đạt
CĐ
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Vẽ
33
4
12,4
10
31,2
11
32,3
7
21,8
Nặn
33
5
15,6
7
21,8
7
38,2
13
40,6
Xé dán
33
3
10
7
21,8
10
31,2
12
37,5
Phối mầu
33
5
15,6
10
31,2
8
38,2
9
28,1
Nhận xét sản phẩm
33
5
15,6
8
25
8
26,4
11
32,3
 Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức của cả lớp nói chung và khă năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình, nhằm thu hút sự tập trung chú ý, tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ cho trẻ. Tôi đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp sau:
Lập kế hoạch hoạt động tạo hình cho cả năm học
Cung cấp hiểu biết về cái đẹp ,tạo cho trẻ cảm xúc về cái đẹp thông việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Sử dụng các nguyên vật liệu vào môn học.
Phối kết hợp với phụ huynh
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện môn tạo hình 
 Qua khảo sát ban đầu như trên tôi thấy khả năng tạo hình còn nhiều hạn chế nên tôi đã hệ thống các đề tài trong chương trình mà Phòng và nhà trường hướng dẫn ở từng tháng có các sự kiện để thuận tiện cho việc giảng dạy:
Tháng
TUẦN
NỘI DUNG DẠY
9
Tuần 1: Khai giảng
(Từ ngày 5/9/2016- 9/9/2016)
Tuần 2: Trung thu 
( Từ ngày 12/9/2016- 19/9/2016)
Vẽ đồ chơi trung thu bé thích( Đề tài)
Tuần 3 : Trường mầm non của bé
(Từ ngày 19/9/2016 - 23/9/2016)
Tô tranh trường mầm non
 ( Đề tài)
Tuần 4: Lớp học của bé
(Từ ngày 26/9/2016 - 30/9/2016)
 Dán và vẽ bạn tập thể dục
( Mẫu)
10
11
Tuần 1: Tôi lớn lên ntn?
(Từ ngày 3/10/2016 – 7/10/2016)
Vẽ bạn trai bạn gái (ĐT)
Tuần 2 : Cơ thể tôi
(Từ ngày 10/10/2015 – 14/10/2015)
Vẽ và tô màu những chiếc vòng( ĐT)
Tuần 3: Ngày 20-10
(Từ ngày 17/10/2016 - 21/10/2016)
Làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ( ĐT)
Tuần 4: Nhu cầu ăn uống hằng ngày của bé
(Từ ngày 24/10/2016- 28/10/2016)
Làm quen với kéo, cắt dán khăn
Tuần 1 :Tổ ấm gia đình
(Từ ngày 31/10/2016 – 4/11/2016)
Vẽ chân dung người thân trong gia đình( ĐT)
Tuần 2: Đồ dùng trong gia đình
( Từ ngày 7/11/2016- 11/11/2016)
Vẽ ngôi nhà (Mẫu)
Tuần 3: Ngày nhà giáo Việt Nam
(Từ ngày 14/11/2016- 18/11/2016)
Xé và dán trang trí áo dài ( ĐT)
Tuần 4: Đồ dùng có sử dụng điện trong gia đình
( Từ ngày 21/11/2016-25/11/2016)
Cắt, dán đồ dùng gia đình từ tranh ảnh sưu tâm( ĐT)
Tuần 5: An toàn trong gia đình
( Từ ngày 28/11/2016- 2/12/2016)
Cắt và dán cửa cho ngôi nhà( Mẫu)
12
Tuần 1: Bé thích làm nghề gì?
(Từ ngày 5/12/2016 –9/12/2016)
Vẽ sản phẩm của một số nghề( ĐT)
Tuần 2: Nghề truyền thống địa phương
(Từ ngày 12/12/2016 - 16/12/2016)
Tô màu tranh nghề sửa chữa ô tô( ĐT)
Tuần 3 : Cháu yêu chú bộ đội
(Từ ngày 19/12/2015 -23/12/2016)
Vẽ quà tặng chú bộ đội ( ĐT)
Tuần 4: Ngày noel
(Từ ngày 26/12/2016 –30/12/2016)
Dán chiếc xe đẩy( Mẫu)
1
Tuần 1: : Động vật sống trong gia đình
(Từ ngày 2/1/2017– 6/1/2017)
Vẽ con gà( Mẫu)
Tuần 2: Động vật sống dưới nước (Từ ngày 9/1/2017-13/1/2017)
Vẽ con cá( Mẫu)
Tuần 3 : Động vật sống trong rừng (Từ ngày 16/1/2017– 20/1/2017)
Xé và dán đốm cho con hươu( ĐT)
 Tuần 4: Tết nguyên dán
(Từ ngày 23/1/2017 – 27/1/2017)
Vẽ quả ngày tết( ĐT)
2
Tuần 1 : Một số loại hoa
(Từ ngày 2/2/2017– 3/2/2017)
Làm tranh hoa từ đất nặn
 ( ĐT)
Tuần 2 : Một số loại quả
(Từ ngày 6/2/2017 – 10/2/2017)
Vẽ vườn cây ăn quả( ĐT)
Tuần 3: Một số loại rau 
(Từ ngày 13/2/2017 – 17/2/2017)
Vẽ các loại rau (ĐT)
Tuần 4: Cây xanh và môi trường sống
(Từ ngày 20/2/2017 – 24/2/2017)
Xé và dán những chiếc lámk nhỏ( ĐT)
Tuần 1:PTGT đường bộ- đường sắt
(Từ ngày 27/2/2017- 3/3/2017)
Làm tranh PTGT từ sỏi đá (ĐT)
3
Tuần 2: Ngày 8-3
 (Từ ngày 6/3/2017 – 10/3/2017)
Xé và dán trang trí bưu thiếp( ĐT)
Tuần 3: PTGT đường thủy- đường hàng không
(Từ ngày 13/3/2017 – 17/3/2017)
Xé dán thuyền trên biển 
( Mẫu)
Tuần 4: Luật GT đường bộ đơn giản
(Từ ngày 20/3/2017 – 24/3/2017)
Xé và dán ô tô khách
( Mẫu)
Tuần 5: Một số biển báo giao thông đơn giản
(Từ ngày 27/3/2017 – 31/3/2017)
Vẽ biển báo giao thông đơn giản( ĐT)
Tuần 1 : Ngày giỗ tổ Hùng Vương
(Từ ngày 3/4/2017 – 7/4/2017)
Nặn bánh chưng bánh dày
4
Tuần 2: Hà Nội của con
(Từ ngày 10/4/2017 – 14/4/2017)
Vẽ thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội ( ĐT)
Tuần 3: Quê hương Ninh Hiệp 
(Từ ngày 17/4/2017 – 21/4/2017)
Xé dán cảnh bầu trời ban ngày (ĐT)
Tuần 4: Biển Việt Nam
 (Từ ngày 24/4/2017 – 28/4/2017)
Vẽ về biển(ĐT)
Tuần 1 : Nước
(Từ ngày 1/5/2017 – 5/5/2017)
Xé dán trời mưa( ĐT)
5
Tuần 2: Mùa hè
( Từ ngày 8/5/2017- 12/5/2017)
Vẽ quần áo mùa hè( ĐT)
Tuần 3: Bác Hồ kính yêu
( Từ ngày 15/5/2017-19/5/2017)
Làm khung ảnh tặng Bác 
( ĐT)
Tuần 4: Trang phục mùa hè
( Từ ngày 22/5/2017- 26/5/2017)
Trang trí quần áo mùa hè
 Kết quả: Sau khi lập kế hoạch bản thân tôi thấy rõ ràng công việc của mình cần dạy trẻ cho từng học kì, từng tháng, từng tuần, từng ngày. Sau đó tôi chuẩn bị tốt những sản phẩm mẫu, những đồ dùng cần cho cô và trẻ trong giờ học tạo hình đó để đạt kết quả tốt nhất.
 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học cho trẻ.	 
 Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành tạo môi trường nghệ thuật trong lớp học sạch sẽ và đẹp mắt, trong phòng có nhiều đồ chơi đẹp có màu sắc sặc sỡ được bố trí gọn gàng, phù hợp và đẹp mắt. Những năm trước các cô rất nặng nề về cách trang trí hầu hết đều là các sản phẩm của cô tuy có đẹp nhưng trẻ không được hoạt động , không phát huy được tính cực, sáng tạo của trẻ còn hiện tại các cô đã thay đổi cách trang trí , hầu hết đều là các góc mở để trẻ được tự do hoạt động . Như vậy cô vừa tiết kiệm được thời gian về khâu trang trí lớp vừa giúp trẻ phát triển khả năng tạo hình mà trẻ được hoạt động nhiều trong các góc. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn, để đạt được điều đó tôi cho trẻ xem nhiều tranh, nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như tranh vẽ, hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: Hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc lòe loẹt nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng, tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết ,phát hiện ra cái đẹp của những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng, trẻ luôn có những xúc cảm rất đặc biệt với những sự vật hình tượng xung quanh , mang lại cảm xúc và ấn tượng mạnh đối với trẻ thôi thúc trẻ muốn khám phá và muốn sáng tạo ra cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, và chính người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt tạo hình tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ cùng với trẻ xem tranh minh họa trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc,gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình
* Trang trí lớp tạo môi trường học tạo hình:
Môi trường lớp học cũng chính là môi trường học tập của trẻ. Tôi trang trí lớp học theo các sự kiện, đồng thời tạo điều kiện củng cố cho trẻ về tập hợp và số lượng. Tại cửa lớp, tôi trang trí góc bé đến lớp bằng tranh 3D những bông hoa sen điểm danh. Trẻ đến lớp gài ảnh lên cánh hoa sen.Ngoài hiên lớp là hình ảnh của các nhân vật ngộ nghĩnh với các màu sắc đẹp mắt giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp rong bức tranh.
 Với môi trường trong lớp: các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
 Ví dụ: Mảng các sự kiện thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng sự kiện thường tổng hợp các hình ảnh liên quan đến sự kiện: Như sự kiện khai giảng ở trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượtcó cô giáo dắt tay bé vào lớp
 + Các góc hoạt động như góc nấu ăn có hình ảnh bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình của bécó hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường sưu tầm nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mắt để hấp dẫn trẻ khi tham gia hoạt động.
- Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển sang kế hoạch tháng mới với sự kiện trong tháng, nội dung của các góc tôi 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot.doc