SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi

Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng về chăm sóc sức khỏe và giáo dục ngày càng được chú trọng. Đó là những thành quả, những tiến bộ về kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá mang lại. Cùng với những thành quả đó thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hệ lụy về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh tật. Điều đáng nói hơn là nhiều gia đình lại cho trẻ suốt ngày ôm lấy điện thoại, aibat, ti vi làm cho các cháu bị thụ động, béo phì, bị tự kỷ, bị hoang tưởng, bị quá động và phổ biến nhất là các bệnh về mắt như loạn thị, viễn thị, cận thị . Đó là một báo động lớn về sức khỏe cho thế hệ trẻ ngày nay. Chính vì vậy mà vấn đề về chăm sóc, nâng cao sức khỏe đang là vấn đề được các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Đây không chỉ ở Việt Nam mà vấn đề về nâng cao sức khỏe, thể dục thể thao, kéo dài tuổi thọ đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.

Hơn thế, sức khỏe lại ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, trí tuệ của trẻ. Một yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Bởi một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng được phát triển. Vì vậy để thế hệ trẻ được thông minh, sáng tạo có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nâng cao sức khỏe cho trẻ là yêu cầu rất lớn. Trong đó giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

 

doc 20 trang thuychi01 12691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, hiện nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, chất lượng về chăm sóc sức khỏe và giáo dục ngày càng được chú trọng. Đó là những thành quả, những tiến bộ về kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá mang lại. Cùng với những thành quả đó thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hệ lụy về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh tật... Điều đáng nói hơn là nhiều gia đình lại cho trẻ suốt ngày ôm lấy điện thoại, aibat, ti vi làm cho các cháu bị thụ động, béo phì, bị tự kỷ, bị hoang tưởng, bị quá động và phổ biến nhất là các bệnh về mắt như loạn thị, viễn thị, cận thị ... Đó là một báo động lớn về sức khỏe cho thế hệ trẻ ngày nay. Chính vì vậy mà vấn đề về chăm sóc, nâng cao sức khỏe đang là vấn đề được các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Đây không chỉ ở Việt Nam mà vấn đề về nâng cao sức khỏe, thể dục thể thao, kéo dài tuổi thọ đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
Hơn thế, sức khỏe lại ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, trí tuệ của trẻ. Một yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Bởi một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng được phát triển. Vì vậy để thế hệ trẻ được thông minh, sáng tạo có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nâng cao sức khỏe cho trẻ là yêu cầu rất lớn. Trong đó giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Vì vậy, những năm trở lại đây ( từ năm 2012) Bộ giáo dục đã đưa chuyên đề phát triển vận động cho trẻ Mầm non làm chuyên đề trọng tâm trong chương trình giáo dục trẻ. Vì khi trẻ vận động thì gân, cơ, khớp cùng phối hợp để vận động do đó hệ thần kinh của trẻ cũng phải chỉ đạo giúp các bộ phận trong cơ thể phối hợp được ăn ý. Từ đó mà thể chất, trí tuệ được phát triển. Mặt khác, ở độ tuổi Mầm non cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đói nếu không được chăm sóc đúng đắn, thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được tầm quan trọng đó là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy việc giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mà để phát triển thể lực cho trẻ thì phát triển vận động là nội dung cơ bản nhất. Do đó tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho trẻ. Vì thế tôi đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phát triển vận động cho trẻ Mầm non, học tập qua các đợt chuyên đề do phòng Giáo dục tổ chức, tranh thủ ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ti vi, báo đài nhằm trang bị cho mình những kiến thức về phát triển vận động cho trẻ. Từ đó tôi vận dụng để xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch năm học, kế hoạch thực hiện chuyên môn chuyên đề sao cho phù hợp với trẻ ở lớp mình phụ trách nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4– 5 tuổi” ở trường mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
2.Mục đích nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng phát triển vận động ở trẻ 4-5 tuổi trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Đưa ra một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi.
Hình thành và phát triển ở trẻ các kĩ năng vận động đồng thời phát triển các tố chất vận động góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, trực quan, thực nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. C¬ së lý luËn của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta đã biết rằng, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một môn khoa học, nghiên cứu mục đích nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục thể chất, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non, mối quan hệ giữa giáo dục thể chất với các mặt giáo dục toàn diện. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người tập; rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực; rèn luyện các mặt còn lại của giáo dục toàn diện trong quá trình giáo dục thể chất. 
Hơn nữa, mục tiêu chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 4-5 tuổi, bao gồm: trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các giác quan và vận động, có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe ...
Về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5 tuổi, trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, nội tâm của trẻ đã phong phú hơn nên cá tính của trẻ bộc lộ rõ rệt, trẻ biểu hiện tính tự lực, tự do và tính chủ động trong khi chơi... nên những nội dung phát triển vận động trẻ rất hào hứng tham gia.
Vì vậy mà chuyên đề phát triển vận động cho trẻ đã được triển khai trong nhiều năm qua và đạt được nhiều hiệu quả thiết thực cho trẻ và chúng ta đang bước tiếp vào giai đoạn hai từ năm 2015 - 2020 để thực hiện chuyên đề này. Do đó mà nhiệm vụ phát triển tính tích cực vận động cho trẻ đã và đang được các trường mầm non trên địa bàn huyện triển khai thực hiện. Chính vì vậy những năm qua trường mầm non Trung Thành cũng đã và đang thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ và thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi như đạt giải nhất hội thi ‘‘ Hội khỏe bé mầm non’’ năm học 2015-2016. Song để chuyên đề này thực sự có hiệu quả cao nhất, mang tính bền vững lâu dài thì còn phải cần rất nhiều cố gắng của các cấp, các ngành, của nhà trường và bản thân giáo viên.
Xuất phát từ những cơ sở đó, bản thân tôi thấy rằng đề tài mà mình lựa chọn "Một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực vận động trong các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi" là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc pát triển thể chất cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
2.Thực trạng việc phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN Trung Thành trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Thuận lợi:
2.1.1. Đối với nhà trường:
Trường luôn được sự quan tâm của lảnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân xã Trung Thành, sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo. Trường được xây xựng ở khu vực trung tâm của xã, có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác CSGD, có sân vận động, vườn cổ tích và sân chơi rộng rãi thoáng mát.
Trường có ban giám hiệu trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có năng lực, sáng tạo, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn quan tâm đến chị em đồng nghiệp.
Nhà trường luôn chú trọng giáo dục phát triển toàn diện mọi mặt cho trẻ, đặc biệt giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
2.1.2.Đối với giáo viên:
Đội ngũ giáo viên đứng lớp trẻ khỏe, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết và luôn giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 40% giáo viên có trình độ trên chuẩn. 
Bản thân là một giáo viên có 10 năm tâm  huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên để hoàn thành xuất sắc công việc của người giáo viên.
2.1.3.Đối với lớp häc:
Lớp 4-5 tuổi do tôi phụ trách tổng số cháu là 36 cháu. Các cháu đều được học qua lớp 3-4 tuổi và 100% trẻ ăn bán trú tại trường, có sức khoẻ tương đối đồng đều, không có khuyết tật, nề nếp trẻ ngoan. 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng theo quy định của Bộ y tế.
2.1.4. Công tác tham mưu:
Giáo viên đã đề xuất tham mưu với nhà trường một số biện pháp nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
2.1.5.Đối với phụ huynh:
Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình giáo dục trẻ do lớp tôi phụ trách vẫn còn một số khó khăn vướng mắc đó là:
2.2.1. Đối với nhà trường:
Sân bãi tập riêng cho trẻ còn chật hẹp, chưa có phòng giáo dục thể chất. Một số đồ dùng, dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa phong phú.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Giáo viên đã biết dụng một số phương pháp, biện pháp đổi mới trong giáo dục thể chất nhưng vẫn còn cứng nhắc. Việc tổ chức còn mang tính hình thức.
Việc đặt ra các tiêu chí để đánh giá theo dõi sự phát triển vận động của trẻ còn lúng túng.
2.2.3. Đối với lớp học: 
Tỉ lệ trẻ nam và nữ chênh lệch nhau nhiều, sĩ số trẻ trong lớp đông. Thói quen sinh hoạt của trẻ chưa có nề nếp.
Tỉ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng còn cao chiếm 5% so với trẻ cả lớp. Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trước tập thể. 
2.2.4.Công tác tham mưu:
Việc tham mưu cho ban giám hiệu còn chưa mạnh dạn, chưa thường xuyên cho nên việc mua sắm các đồ dùng, trang thiết bị, tranh ảnh còn han chế.
2.2.5.Công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Vì nằm ở khu vực nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Phụ huynh còn xem nhẹ bộ môn giáo dục thể chất mà chỉ chú trọng đến việc cho con học chữ, học toán, chiều chuộng trẻ những thói quen không có lợi ích như; xem ti vi, máy tính. 
2.3. Kết quả thực trạng:
TT
Nội dung
Kết quả thực trạng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
1
Đối với nhà trường:
-Đồ dùng, dụng cụ tập luyện
-Sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời
60%
60%
40%
40%
2
Đối với giáo viên
- Về phương pháp cho trẻ phát triển vận động
- Về kế hoạch xây dựng nội dung phát triển vận động
- Về hình thức tổ chức cho trẻ phát triển vận động
+ Tiết thể dục
+ Thể dục sáng
+ Phút thể dục
+ Trò chơi vận động
+ Dạo chơi ngoài trời
+ Tuần lễ sức khỏe
+ Ngày hội thể thao 
+ Lồng ghép tích hợp mọi lúc mọi nơi
+ Công tác đánh giá:
20%
30%
30%
50%
40%
45%
35%
50%
30%
45%
50%
30%
80%
70%
70%
50%
60%
55%
65%
50%
70%
55%
50%
70%
3
Đối với lớp học. 
- Số trẻ có nhận thức về các bài tập vận động: Trò chơi vận động, tiết thể dục, thể dục sáng...
- Số trẻ ở kênh BT: 
- Trẻ SDD: 
- Số trẻ hứng thú tham gia vận động tích cực
23/36 = 64%
34/36 = 94%
2/36 = 6%
24/36 = 67%
13/36=36%
12/36=33%
4
C«ng t¸c tham mưu
- Tham mưu giữa giáo viên với nhà trường
30%
70%
5
 C«ng t¸c phèi kÕt hîp víi phô huynh
- Tham gia phối kết hợp cùng giáo viên làm tốt công tác phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong giáo dục thể chất
35%
65%
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp mình phụ trách đó là:
3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc phát triển vận động
Như chúng ta đã biết cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi là điều kiện cần cho mọi hoạt động nhất là lĩnh vực phát triển thể chất. Khi có đủ đồ dùng, trang thiết bị ... phù hợp với trẻ thì hoạt động đó sẽ mang lại hiệu quả cao. Do vậy, tôi và các đồng nghiệp đã tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như lốp xe ô tô, xe máy, các loại vỏ hộp .. để làm cổng chui, bập bênh, vòng, gậy nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho trường. đồng thời tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mở rộng diện tích sân vận động và trang trí sân vận động thật đẹp mắt để thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nhờ đó mà trẻ đã hứng thú tham gia có hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất.
3.2. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động
Việc lập tổ chức cho trẻ vận động là việc làm hết sức quan trọng vì khi lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhận thức của trẻ, với độ tuổi của trẻ thì kết quả mang lại cho hoạt động đó sẽ rất tốt và ngược lại. Do vậy căn cứ vào định hướng kế hoạch, các mục tiêu đặt ra trong chương trình giáo dục mầm non, các chuyên đề giáo dục trong năm học của phòng triển khai, kế hoạch năm học của nhà trường, yêu cầu cần đạt và nội dung chương trình theo độ tuổi để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác, đảm bảo cũng cố, phát triển vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Do đó mà tôi đã lựa chọn nội dung phát triển vận động trong năm học cụ thể như sau:
TT
Chủ đề
 Nội dung giáo dục phát triển vận động
Thể dục sáng
Giờ thể dục
1
Trường Mầm Non
 Tập những động tác hô hấp, PT cơ tay vai, cơ bụng lườn
VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TCVĐ: Tung bóng
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài: “Trường chúng cháu là trường Mầm non”
VĐCB: Nhảy xa 40 – 50 cm
TCVĐ: Ai nhiều điểm nhất
Tập bài: “ Tập với vòng gậy”
VĐCB: Bật liên tục về phía trước
 TCVĐ: Tung bóng vào rổ
2
3
Bản thân
GIA ĐÌNH
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Đi, chạy theo tín hiệu
 TCVĐ: Bật qua suối nhỏ
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “ Đu quay”
VĐCB: Ném xa bằng hai tay
TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
Tập các động tác kết hợp với cờ, nơ
VĐCB: Bật chụm tách chân theo ô vẽ
TCVĐ: Ai ném xa nhất
Tập võ tay không
VĐCB: Bật liên tục về phía trước
TCVĐ: Chuyền bóng
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Đi trên ghế thể dục
TCVĐ: Tìm nhà
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “ Nắng sớm”
VĐCB: Bò bằng bàn tay bàn chân 3- 4m
TC: Lăn bóng
Tập các động tác thể dục kết hợp với vòng gậy
VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng
TCVĐ: Chuyền bóng
Tập võ tay không
VĐCB: Đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
TCVĐ: Cáo và thỏ
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “ Đi đều”
VĐCB: Bò dích dắc theo 5 điểm
TCVĐ: Tung bóng
4
NGHỀ NGHIỆP
Tập các động tác thể dục kết hợp với cờ nơ
VĐCB: Tùn bóng với người đối diện
TCVĐ: Lăn bóng
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Chạy nhanh 15m 
TCVĐ: Nu na nống
Tập với vòng gậy
VĐCB: Bò thấp chui qua cổng 
TCVĐ: Cáo và thỏ
Võ tay không
VĐCB: Đập và bắt bóng tại chỗ
TCVĐ: Chuyền bóng
5
ĐỘNG VẬT
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “Tiếng chú gà trống gọi”
VĐCB: Bật liên tục về phía trước
TCVĐ: Ai nhanh nhất
Tập với vòng gậy
VĐCB: Đi trên vạch kẻ sẵn 
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Chuyền theo hướng thẳng
TCVĐ: Cáo và thỏ
Tập với vòng gậy
VĐCB: Chạy chậm 60 – 80 cm
TCVĐ: Nu na nu nống
6
THƯC VẬT
Tập các động tác kết hợp với cờ, nơ
VĐCB: Trèo qua ngế dài 1.5m x30cm
TCVĐ: Chồng nụ chồng hoa
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Ném xa băng 1 tay
TC: Mèo đuổi chuột
Tập kết hợp vòng gậy
VĐCB: Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 10 m
Võ tay không
VĐCB: Bật nhảy từ trên cao xuống
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
7
GIAO THÔNG
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Bật tách khép chân qua 5 ô
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
VĐCB: Bật qua vật cản 10-15 cm
TCVĐ: Ném vòng cổ chai
Tập với vòng gậy
VĐCB: Nhảy lò cò 3m
TCVĐ: Ai nhanh nhất
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “Em đi chơi thuyền”
VĐCB: Bật sâu 25cm
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
8
HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Ném trúng đích bằng 1 tay
TCVĐ: Trời nắng trời mưa
Tập với vòng gậy
VĐCB: Truyền bóng qua đầu.
TCVĐ: Ai ném xa nhất
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “ Trời nắng trời mưa”
VĐCB: Bật xa 30 – 40cm
TCVĐ: Cướp cờ
9
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ
Tập các động tác của bài tập phát triển chung như: hô hấp, tay vai, lườn bụng, chân.
VĐCB: Trườn theo hướng thẳng
TCVĐ: Kéo co
Tập thể dục kết hợp lời ca của bài “Như có Bác hồ”
VĐCB: Ném xa bằng 1 tay, bật xa 30- 40cm
Võ tay không
VĐCB: Chạy nhanh 15m, ném trúng đích nằm ngang
3.3. Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ
Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. 
Ví dụ: Trong giờ thể dục “Bò chui qua cổng về nhà” cô cho trẻ chia thành 2 đội thi đua với nhau, như vậy trẻ sẽ tự giác và tích cực tham gia hoạt động hơn.
3.4. Lồng ghép, tích hợp và tổ chức bằng hình thức đa dạng, khéo léo.
Việc tham gia tích cực vào buổi tập vận động, trẻ tập trung chú ý vào nội dung vận động, khả năng lĩnh hội kỹ năng vận động... Phụ thuộc không nhỏ vào hình thức tổ chức của giáo viên. Nhận thức được điều đó, tôi đã nghiên cứu, chuẩn và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại lớp mình dưới nhiều hình thức khác nhau, lồng ghép âm nhạc, văn hoặc aerobic, yoga .... phù hợp với từng nội dung hoạt động, điều đó giúp trẻ lớp tôi luôn hứng thú tham gia tích cực vận động một các tự giác.
Trên tiết học: 
Ví dụ 1: Với hoạt động thể chất là: Tung bóng lên cao và bắt bóng, Trò chơi : Chuyền bóng (chủ điểm gia đình)
Đầu tiên tôi chọn địa điểm sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng và chuẩn bị bóng nhựa, rổ đựng, sau đó kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân tập. Để gây hứng thú cho trẻ tôi tổ chức tiết học dưới hình thức một hội thi " Bé khỏe mầm non".
+ Khởi động: phần thi thứ nhất: phần thi diễu hành ( tôi cho trẻ đi, chạy dưới nhiều hình thức khác nhau trên nền nhạc " Đoàn tàu nhỏ xíu").
+ Bài tập phát triển chung: phần đồng diễn ( Trẻ tập các động tác: Tay, vai, bụng, lườn, chân)
+ Vận động cơ bản: phần thi " Bé khéo".
Đầu tiên tôi tiến hành làm mẫu cho trẻ quan sát, tôi chọn vị trí đứng phù hợp để trẻ dễ quan sát, sau đó tôi làm mẫu lần hai kết hợp phân tích, giảng giải, mời 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên thực hiện lại. Sau đó tôi lần lượt cho trẻ lên thực hiện, thi đua theo tổ, nhóm...và trong quá trình trẻ thực hiện tôi chú ý sửa sai, động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 
+ Trò chơi vận động: phần thi : tài năng: ( trẻ chơi chuyền bóng )
+ Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ tập các động tác nhẹ nhàng của yoga trên nền nhạc nhẹ.
Với việc tổ chức trên tiết dạy dưới hình thức tổ chức hội thi, mang yếu tố thi đua trẻ được thể hiện nhanh hơn, khéo hơn để giành phần thắng.
Thể dục sáng 
Để tổ chức tốt các hoạt động thể dục sáng cho trẻ tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ đảm bảo đẹp mắt, hấp dẫn và thường chọn địa điểm rộng, thoáng mát dùng được thay đổi dể gây sự hứng thú cho trẻ.
Ví dụ 1: Với chủ điểm bản thân thực hiện trong 4 tuần
Tuần 1 tôi cho tập với vòng, tuần 2 tập với gậy, tuần 3 tập với nơ và tuần 4 tôi có thể thay dụng cụ khác. trong tuần tôi cũng thay đổi nội dung bài tập: thứ 2, thứ 4 trẻ tập theo lời bài ca; thứ 3, thứ 5, thứ 6 tập các động tác của bài tập phát triển chung.
Phút thể dục: Nội dung vận động của phút thể d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich_cuc_van_dong_tron.doc
  • docBìa dọc.doc
  • docMục lục.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc