Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy - Huyện Thiệu Hóa

Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy - Huyện Thiệu Hóa

 Như ta đã biết, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sự phát triển kinh tế, văn hóa của nhân loại. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ, bởi giai đoạn này cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý. Một môi trường tự nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ được hình thành. Có thể nói rằng môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt. Ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải, lượng rác trong sinh hoạt ngày càng nhiều nhưng chưa được quan tâm xử lý tốt.

 Trong những năm gần đây vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. Con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Để có một môi trường sống trong sạch, tiết kiệm chi phí cho quốc gia thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giúp cho môi trường trong sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người, thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ lứa tuổi còn thơ. Đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người và cũng là giai đoạn đặt nền móng cho những phẩm chất đạo đức, nhân cách để hình thành cơ sở thái độ đúng đắn cho trẻ về thế giới xung quanh. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động gần gũi với trẻ như: Vui chơi, học tập, lao động.

 

doc 18 trang thuychi01 6991
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy - Huyện Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Như ta đã biết, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sự phát triển kinh tế, văn hóa của nhân loại. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ, bởi giai đoạn này cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý. Một môi trường tự nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hội lành mạnh sẽ giúp cho nhân cách trẻ được hình thành. Có thể nói rằng môi trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán, lũ lụt... Ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải, lượng rác trong sinh hoạt ngày càng nhiều nhưng chưa được quan tâm xử lý tốt... 
 Trong những năm gần đây vấn đề khắc phục ô nhiễm và khủng hoảng môi trường trên toàn cầu là một mục tiêu lớn của các quốc gia. Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. Con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm gia tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Để có một môi trường sống trong sạch, tiết kiệm chi phí cho quốc gia thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giúp cho môi trường trong sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người, thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách và có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ lứa tuổi còn thơ. Đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người và cũng là giai đoạn đặt nền móng cho những phẩm chất đạo đức, nhân cách để hình thành cơ sở thái độ đúng đắn cho trẻ về thế giới xung quanh. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non, thông qua các hoạt động gần gũi với trẻ như: Vui chơi, học tập, lao động.
 Lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà khả năng giao tiếp và hành động của trẻ với môi trường xung quanh được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm của mình về thực nghiệm xung quanh, trẻ biết tìm hiểu căn cứ vào sự đánh giá và hành động của người lớn mà phân biệt điều tốt - xấu, biết bộc lộ được cảm xúc, điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn. Giáo dục bảo vệ môi trường chính là hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi văn minh, vệ sinh đối với trường lớp, nơi công cộng, gia đình nơi mình ở... Giúp trẻ hiểu được vai trò của môi trường và tác động của môi trường đối với con người, biết phản ứng với những hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới môi trường.
 Dựa vào tình hình thực tế của trường, trẻ của lớp mình chưa đạt được mục tiêu cơ bản, tỉ lệ trẻ có hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên. Tôi đã rất trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn. Mà việc giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non mà người đóng vai trò trung tâm để chuyển tải những nội dung đó đến với trẻ là các cô giáo mầm non. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy - Huyện Thiệu Hóa” là đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non phát triển toàn diện về thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, xã hội.
 - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, cộng đồng nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong gia đình và trường mầm non. 
 - Nâng cao các nội dung hình thức bảo vệ môi trường, lồng ghép vào các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường để phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu về việc “Giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi lớp B2 bảo vệ môi trường ở trường mầm non Thiệu Duy- Huyện Thiệu Hóa”
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:	
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất như: 
 - Tự học tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn và tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
 - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan minh họa.
 - Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 - Phương pháp quan sát, trò chuyện.
 - Phương pháp dạo chơi, tham quan.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Phương pháp lồng ghép, tích hợp.
 - Phương pháp tuyên dương, khích lệ.
 - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
 - Phương pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, cộng đồng.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Từ thế kỉ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876, luật về khói than ở Mĩ năm 1896, luật sông ở Nhật Bản năm 1896.
 - Năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu “Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường”.[1]Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP). Tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về giáo dục bảo vệ môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra được một nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn giáo dục bảo vệ môi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường và hiểu biết về môi trường, giúp cho mỗi người xác định được thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với môi trường, có những hành động cho một môi trường tốt đẹp.
 - Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.[2]
 - Quyết định số 1363/QĐ - TT ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.[3]
 - Quyết định 256/QĐ - TT ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
 - Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay, môi trường trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm nặng nề. Trước thực trạng đó giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trở lên cấp bách mang tính chiến lược toàn cầu vì vậy chính phủ đưa ra nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuyên truyền giáo dục môi trường nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, vì thế cần giáo dục con người ngay từ lúc tuổi thơ để trẻ hiểu và nhận thức về môi trường một cách tổng quát hơn. Đối với các cháu nhỏ đang ở độ tuổi mẫu giáo trong các trường mầm non đã có một số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các cháu. Ở một số môn học cũng được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng dạy, góp phần làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy nhiên các hoạt động đó vẫn chưa đem lại hiệu quả lắm vì đa số trẻ nhỏ chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các cháu chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhở, yêu cầu thì các cháu mới làm, nếu có thì chỉ ít cháu làm. Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của phòng giáo dục, hàng năm đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
 - Thường xuyên được dự các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường để trao đổi đúc rút kinh nghiệm.
 - Dự giờ đồng nghiệp để trau dồi kiến thức nâng cao chất lượng về việc phát huy tính tích cực giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, UBND xã Thiệu Duy, phụ huynh học sinh trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
 - Bản thân được đào tạo chính quy, trải qua nhiều năm công tác và hiện tại tôi đang theo học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên được xuống trường thực hành nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy trẻ bảo vệ môi trường.
 * Khó khăn:
 - Môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động chưa đảm bảo, diện tích phòng học quá chật hẹp ảnh hưởng đến quá trình dạy học của cô và trẻ.
 - Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi mẫu mã củ chưa phong phú.
 - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao, khả năng tri giác và trí tưởng tượng chưa phong phú.
 - Một số trẻ 3 tuổi vẫn chưa được ra lớp, nên khả năng tiếp thu của trẻ chưa đồng đều.
 - Công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh của giáo viên chưa sâu rộng. Một số bậc phụ huynh chưa thực sự gương mẫu trước trẻ, họ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môi trường. 
* Bảng khảo sát đầu năm học 2016- 2017 như sau:(Tháng 9-2016)
 Trước khi nghiên cứu vấn đề này, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát qua 41 trẻ của lớp mình và đã thu được kết quả như sau:
Yêu cầu kỹ năng
Số trẻ khảo sát
Tốt
Khá
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ
%
1. Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
41
12
29,27
19
46,34
10
24,39
2. Tích cực tham gia các hoạt động gần gũi, bảo vệ môi trường, lớp học.
41
11
26,82
18
43,9
12
29,27
3. Biết chia sẻ và hợp tác với bạn bè và người xung quanh.
41
10
24,39
19
46,34
12
29,27
4. Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn và phá hoại môi trường.
41
12
29,27
18
43,9
11
26,82
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Từ bảng khảo sát đầu năm như trên, tôi đã thấy khả năn tiếp nhận giáo dục môi trường của trẻ là đạt chưa cao so với nhu cầu cần được có của trẻ. Để trẻ có thể tự tin mạnh dạn và có ý thức cao hơn trong giáo dục môi trường thì rất cần sự cố gắng của bản thân tôi, bởi vậy mà tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi những kinh nghiệm mới, phương pháp mới phù hợp với khả năng vốn có của trẻ.
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học.
 - Ngay từ đầu năm học theo kế hoạch và sự chỉ đạo của nhà trường, tôi xây dựng môi trường lớp học thân thiện đối với trẻ. Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, giá tủ, thiết bị vệ sinh như thùng rác, xô, chậu, bồn cầu luôn được giữ gìn sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt tôi đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác hứng thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp.
 - Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt lá cây, nhặt rác để tạo môi trường sạch đẹp. Còn đối với các góc đồ chơi, đầu tuần tôi thường tổ chức trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. 
 - Đặc biệt xây dựng góc thiên nhiên của lớp tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm. Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối như: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, lau lá... Khi chăm sóc cây, ở trẻ sẽ nảy sinh những kĩ năng cũng như tình cảm yêu mến, bảo vệ cây. 
 Tôi chuẩn bị những chai lọ bỏ đi, thùng xốp bỏ đất vào cho trẻ gieo hạt, hàng ngày trẻ thay nhau chăm sóc và quan sát sự nảy mầm sinh trưởng của cây. 
 Xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: Cây nha đam, hoa mười giờ, cây hoa bỏng...
 - Dạy trẻ tạo ra những sản phẩm tạo hình. Từ đó giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn môi trường thiên nhiên mà trẻ đang sống. 
 - Tôi đã sưu tầm những bài thơ, câu truyện, câu đố, ca dao – đồng dao...có nội dung phù hợp với trẻ về việc bảo vệ môi trường đưa vào các tiết dạy học, hoạt động dạy trẻ mọi lúa mọi nơi nhằm cho trẻ khắc sâu hơn tầm quan trọng của môi trường mà chúng ta cần phải bảo vệ.
 	Giải pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày.
 * Đón trẻ.
 - Mỗi ngày tôi thường đến sớm, mở cửa thông thoáng phòng nhóm lớp.
 - Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân, không vứt rác bừa bãi, nhặt rác 
bỏ vào đúng nơi quy định.
 - Cô trò chuyện với trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học ? (Bố mẹ...)
 Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên đường có gì ? (Cây xanh).
 Các con có biết cây xanh còn có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, che nắng, giúp cho người đi trên đường cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn. Ngoài ra cây xanh còn tạo ra ô xi giúp cho con người khỏe mạnh và cảnh quan thêm đẹp.
* Thể dục sáng.
 - Giờ thể dục sáng trẻ nhẹ nhàng ra sân xếp hàng theo tổ, không nô đùa, không xô đẩy nhau, không nói to. Sau khi trẻ tập thể dục sáng xong, tôi tổ chức trò chơi “khám tay”[4], cho trẻ ngửa những bàn tay ra cô quan sát tuyên dương những trẻ có bàn tay sạch sẽ, nhắc nhở các cháu tay còn bẩn lần sau phải rửa tay sạch trước khi đến lớp. Những trẻ móng tay để quá dài, cô nhắc các con về nhà bảo bố mẹ cắt móng tay. Nếu các con để móng tay dài thì bụi bẩn, vi khuẩn sẽ dính vào đó rất là mất vệ sinh...
* Hoạt động chung.
 - Hoạt động học là một trong các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường. Trong giờ học dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tích cực lĩnh hội các tri thức đơn giản dưới các biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh. Hoạt động học giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa các kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, có thể sử dụng hoạt động này để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Ở đây, trẻ được tham gia nhiều hoạt động học khác nhau. Phát triển thể chất, khám khá khoa học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học... 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt học có chủ đích làm quen với tác phẩm văn học, dạy trẻ bài thơ: “Hoa kết trái”[4] của tác giả Thu Hà. Khi trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, tôi đặt ra câu hỏi trẻ: 
 Hoa có tác dụng gì đối với con người ?
Từ đó, cô giáo dục trẻ cần phải biết bảo vệ, chăm sóc thì cây mới cho con người nhiều hoa thơm quả ngọt.
* Hoạt động ngoài trời:
 - Cho trẻ lao động tập thể: Trẻ nhặt lá trong bồn hoa.
 Tôi cho trẻ quan sát bồn hoa trong sân trường. Phát hiện trong bồn hoa có một số vỏ hộp sữa khi đó hỏi trẻ:
 Trong bồn hoa có những gì ?
 Điều gì sẽ xảy ra nếu trong bồn hoa ngày càng có nhiều thêm các vỏ hộp sữa ?
 Vỏ hộp sữa phải để ở đâu ?
 Sau đó, cô cùng trẻ nhặt vỏ hộp sữa trong bồn hoa bỏ vào thùng rác. 
- Cho trẻ dạo chơi quan sát cây xanh. Cô nêu tác dụng của cây là cho bóng mát để chúng mình vui chơi những ngày nắng nóng, cây giúp điều hòa không khí. Qua đó, giáo dục trẻ không được hái lá, bẻ cành, leo trèo cây, mà phải thường xuyên chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ...cho cây.
- Cô tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan vườn rau của các cô cấp dưỡng. Khi trẻ quan sát vườn rau, trò chuyện với trẻ về đặc điểm các loại rau, cách chăm sóc bảo vệ chúng. Qua đó nhắc nhở những trẻ hàng ngày lười ăn rau, ăn canh phải thường xuyên ăn nhiều rau canh mới đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh. 
Hình ảnh cô tổ chức cho trẻ nhặt lá ở sân trường
 * Hoạt động góc.
 - Đây là một hoạt động mà trẻ được thể hiện sự hiểu biết và thể hiện kỹ năng của mình, vì thế tôi luôn luôn chú ý tổ chức tốt hoạt động này, đặc biệt chú ý lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ có nhiều góc mở để các con được thể hiện hết khả năng của mình. Đây cũng là thời cơ để tôi quan sát những hành vi mà trẻ thể hiện trong khi chơi, từ đó uốn nắn cũng như khích lệ trẻ kịp thời.
 - Tùy vào từng chủ đề mà cô chuẩn bị các góc chơi cho phù hợp, trong khi chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ giúp cho trẻ biết vai mình đang chơi, việc mình đang làm, động viên trẻ giao lưu với các góc chơi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết chia sẻ hợp tác với bạn bè.
 Vào những buổi hoạt động chiều tôi hướng dẫn trẻ cách chơi ở các góc, đồng thời nhắc trẻ khi chơi không nói to, không quăng ném đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn. Vì nói to sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, ném đồ chơi sẽ làm đồ chơi nhanh hỏng...
 + Góc phân vai.
 Trẻ đóng vai người làm công việc bảo vệ môi trường ở trường mầm non, quét dọn sân trường, thu gom rác thải, chăm sóc cây, bồn hoa, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước...
 Cho trẻ đóng vai “Bé tập làm nội trợ” dạy trẻ sử dụng các dụng cụ nấu ăn cẩn thận, khéo léo, dọn dẹp, vệ sinh cất giữ các dụng cụ sau khi sử dụng thật ngăn nắp, gọn gàng, có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu.
 + Góc học tập. Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt hành vi làm ô nhiễm môi trường như (không vặn vòi nước khi dùng xong, ném rác xuống ao hồ, bẻ hoa ngắt cành...), và những hành vi tốt như (lau bàn ghế, chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định...). Yêu cầu trẻ tô màu những hành vi đúng, gạch chéo những hành vi sai.
 + Góc tạo hình. Cô cho trẻ xé dán vườn hoa. Ngoài việc khuyến khích trẻ xé 
dán được bức tranh đẹp, thì trẻ cần phải biết sắp xếp - cất dọn đồ dùng (hồ dán, 
giấy màu...) . Sau khi trẻ hoạt động xong giấy vụn rơi vãi ở lớp rất nhiều, cô yêu cầu trẻ nhặt để vào thùng rác đúng nơi quy định.
* Vệ sinh - ăn trưa.
- Đây là hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, giúp đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Các con rửa tay không được té nước vào người nhau, nhắc trẻ biết tiết kiệm nước, không vặn vòi nước quá to, dùng xong vặn vòi lại.
Hình ảnh cô tổ chức giờ ăn trưa cho trẻ
 - Giúp cô kê bàn ghế, chia thìa, chia cơm, gấp khăn, phơi khăn... Trước khi ăn mời cô, mời bạn. Khuyến khích trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng, cơm rơi vãi nhặt để gọn gàng vào đĩa, không ngậm lâu trong miệng, không nói chuyện khi ăn, ăn phải nhai từ tốn. Ăn xong bát thìa để nhẹ nhàng không phát ra tiếng kêu, đúng nơi quy định. Biết cách lau miệng tuần tự sạch sẽ.
* Giờ ngủ trưa.
 - Trẻ lên giường ngủ, cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ngủ”[4]. Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ sâu, ngủ đủ giấc, khi ngủ không được đùa nghịch, nói chuyện riêng, nằm đúng tư thế. Ngủ dậy giúp cô cất chiếu, chăn gối gọn gàng, biết dội nước sau khi đi vệ sinh. 
* Hoạt động chiều.
 - Cho trẻ ôn lại nội dung bài học buổi sáng hoặc cung cấp kiến thức mới, cô đọc câu đố về các loại quả cho trẻ đoán. Qua đó giáo dục trẻ trước khi muốn ăn quả thì phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt đúng nơi quy định.
 - Trẻ cùng cô gọn vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ chơi. Tôi chia trẻ thành 3 tổ làm việc theo hình thức thi đua, phân công công việc cho từng tổ và động viên trẻ hoàn thành.
Hình ảnh trẻ đang vệ sinh trong và ngoài lớp
* Trả trẻ.
 - Cô bao quát mọi trẻ mặt mũi, đầu tóc, quần áo, trang phục sạch sẽ, gọn gàng. Tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể. 
 - Trước khi về chào cô, chào bạn, về nhà chào ông bà, bố mẹ, đi đường gặp người lớn phải chào... hình thành thói q

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_giao_duc_tre_4_5_tuoi_lop_b2_bao_ve_moi_t.doc