Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi

Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với tập thể, xã hôi. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng. Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.

 Kết quả khảo sát về sự sẵn sáng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó kĩ năng cảm xúc - xã hội của trẻ đạt thấp, tỷ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao.

 Trong thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.

 Mặt khác, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ, hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh

 Là giáo viên mầm non trải qua nhiều năm công tác, đã chủ nhiệm nhiều nhóm lớp và độ tuổi trẻ khác nhau tôi nhận thấy việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi” để nghiên cứu nhằm đưa ra một số kinh nhiệm của bản thân mình góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.

 

doc 18 trang thuychi01 91632
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI 
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 
HOẰNG THÀNH
 	 Người thực hiện: Lương Thị Lài
 	 Chức vụ: Giáo viên
 	 Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Thành
 	 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
HOẰNG HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
Mở đầu
3
1.1
Lí do chọn đề tài.
3
1.2
Mục đích nghiên cứu.
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
4
2
Nội dung
4
2.1
Cơ sở lý luận.
4
2.2
Thực trạng của vấn đề.
5
2.2.1
Thuận lợi.
5
2.2.2
Khó khăn.
6
2.3
Biện pháp.
7
2.3.1
Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi.
7
2.3.2
Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội trong các hoạt động học.
8
2.3.3
Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua các hoạt động khác và mọi lúc, mọi nơi.
9
2.3.4
Tuyên truyền tới cha mẹ trẻ nội dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ và phối hợp với cha mẹ trẻ để hình thành, rèn và giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
14
2.3.5
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
15
2.4
Hiệu quả.
16
3
Kết luận và kiến nghị
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
 	Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với tập thể, xã hôi. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng. Nếu trẻ không đạt được sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
	Kết quả khảo sát về sự sẵn sáng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) cho thấy có hơn một nửa số trẻ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trong đó kĩ năng cảm xúc - xã hội của trẻ đạt thấp, tỷ lệ % trẻ bị thiếu hụt và nguy cơ bị thiếu hụt còn cao.
	Trong thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. 
 Mặt khác, tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh
	Là giáo viên mầm non trải qua nhiều năm công tác, đã chủ nhiệm nhiều nhóm lớp và độ tuổi trẻ khác nhau tôi nhận thấy việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi” để nghiên cứu nhằm đưa ra một số kinh nhiệm của bản thân mình góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi. Nhằm góp phần vào việc hình thành những tình cảm tích cực và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
	.3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp đó là:
	Phương pháp nghiên cứu lí luận: Qua nghiên cứu sách vở, chuyên đề, tài liệu có liên quan đến giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi.
	Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ 4 - 5 tuổi ở lớp mình và qua các giờ dự hoạt động của đồng nghiệp.
	Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với giáo viên, cha mẹ trẻ, đồng thời hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.
	Phương pháp thống kê, toán học: Từ những thông tin và số liệu thu thập được, tôi thống kê, chọn lọc những thông tin, phân loại rồi tính toán đưa ra những kết quả xác thực nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.
	Phương pháp nêu gương, khích lệ, tổng kết kinh nghiệm
2. Nội dung
	2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội đối với trẻ
Phát triển tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung  cảm của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ của họ gắn với một đối tượng cụ thể. 
Phát triển tình cảm ở trẻ em là phát triển năng lực:
- Nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân: Cảm xúc có sức mạnh rất lớn trong cuộc sống con người.
- Thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình: Phát triển tình cảm là việc trẻ có được hiểu biết không ngừng về cảm xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ.
- Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác: Sự thể hiện cảm xúc của trẻ em như khóc, cười ảnh hưởng đến hành vi của người khác với trẻ, và ngược lại, sự biểu hiện cảm xúc của mọi người giúp điều tiết hành vi xã hội của trẻ.
- Trẻ mầm non đang hình thành và phát triển nhân cách: trẻ tiếp thu và học hỏi từ xung quanh tạo nên sự phát triển và hoàn thiện cá nhân. Giáo dục trẻ bắt đầu từ việc đơn giản, gần gũi, nhận biết những biểu hiện của cảm xúc của người khác để điều chỉnh các biểu hiện và hành vi cho phù hợp, trẻ nhận cảm xúc và tình cảm của mình, học cách thể hiện cho phù hợp.
Phát triển kĩ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là cách thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống xã hội giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn.
Tùy theo giai đoạn phát triển, mở rộng phạm vi và sự đa dạng của hoạt động, sự phong phú của các mối quan hệ -> kỹ năng xã hội được phát triển lên.
Phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ em là phát triển khả năng hiểu biết bản thân, hiểu người khác, các quy tắc và mong đợi của xã hội, điều chỉnh và kiểm soát các hành vi của bản thân.
Phát triển kĩ năng xã hội liên quan đến việc hiểu bản thân: Tự nhận thức; ý thức về bản thân và tự trọng.
Hiểu và ứng xử phù hợp với người khác.
Phát triển và duy trì các mối quan hệ với người khác: Kết bạn và gìn giữ tình bạn; hợp tác với người khác; xử lý vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
Hiểu về vai trò và trách nhiệm xã hội; có trách nhiệm với môi trường.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội đối với trẻ
Yếu tố gia đình: Gia đình là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu và học tập, vì vậy những đặc điểm về gia đình như: kinh tế của gia đình (Sự nghèo đói...), văn hóa gia đình (bạo lực gia đình, sự quan tâm của các thành viên gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ,...) tác động, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ.
Các mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh: với các thành viên trong gia đình, với cô giáo, bạn bè của trẻ trong lớp, trong trường.
Môi trường văn hóa, xã hội nơi trẻ sống: nguy hiếm/an toàn, vùng thành thị hay nông thôn, văn hóa cộng đồng, phong tục tập quán hay địa phương.
Chất lượng chăm sóc giáo dục của trường mầm non.
Các đặc điểm cá nhân: tính khí, giới tính, trí thông minh, các vấn đề về sức khỏe của trẻ.
2.1.3. Mục tiêu phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ 4 - 5 tuổi 	 Về tình cảm. (Mục tiêu cần đạt)
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người sự vật, hiện tượng xung quanh: Nhận biết cảm xúc, vui buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên của cuộc sống và các hoạt động mang tính nghệ thuật.
Về kỹ năng xã hội. (Mục tiêu cần đạt)
- Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được những việc trẻ đã làm
- Thể hiện sự tự tin, tự lực: trẻ tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích -> Hoàn thành việc.
- Thể hiện hành vi và quy tắc ứng xử: Biết trao đổi và thỏa thuận với bạn khi thực hiện một hoạt động chung.
	2.2. Thực trạng
	Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, với tổng số 31 trẻ: trẻ nam là 15, trẻ nữ là 16. Trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
	2.2.1. Thuận lợi
	Tháng 12 năm 2018 nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Trường có khuôn viên rộng, khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ. Lớp học đủ diện tích, có các góc chơi, đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ.
	Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và luôn chỉ đạo sát sao, đầu tư cơ sở vật chất và thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn.
	Giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có tinh thần học hỏi, luôn trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ.
	Số trẻ trên lớp: 31 trẻ, trong đó trẻ nam: 15, trẻ nữ: 16. Trẻ đi học chuyên cần, tỷ lệ bé ngoan cao, hầu hết trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích tham gia các hoạt động trên lớp.
	Bản thân tôi là một giáo viên đã có 12 năm công tác trong ngành, phụ trách nhiều nhóm lớp, độ tuổi khác nhau, là tổ trưởng chuyên môn và có nhiều thành tích trong quá trình công tác như: Giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, là chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm và được chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp huyện. Có năng lực, trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ.
	2.2.2. Khó khăn
	Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên tôi đã gặp những khó khăn đó là:
Trẻ 4 - 5 tuổi là độ tuổi hiếu động, khả năng tiếp cận thông tin nhanh, vì vậy trẻ dễ và nhanh tiếp nhận những kỹ năng xã hội không tốt. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như internet, tivi, các trò chơi điện tử
VD: Khi ăn thì trẻ phải xem điện thoại, tivi, đòi bố mẹ xúc cơmthì trẻ mới chịu ăn.
Tình trạng xem trọng kiến thức mà bỏ qua giáo dục tình cảm, lễ giáo như các cụ ngày xưa có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” không còn được chú trọng, cho nên trẻ em ngày nay thường có thái độ thơ ờ, ít lễ phép “Dạ”, “Vâng”... thậm chí ngang bướng, không kính trọng người trên đang rất phổ biến.
Mặt khác, một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều, bao bọc, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ, không quan tâm đến người khác. Cha mẹ chưa quan tâm đến việc rèn kỹ xã hội cho trẻ, nên các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế và rất khó khăn cho trẻ trong khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động, ít giao lưu trong các hoạt động. Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
Từ thuận lợi, khó khăn nêu trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm và phát triển kĩ năng cho trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên trẻ 4 - 5 tuổi của lớp tôi phụ trách và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo về tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ 4 - 5 tuổi
(Thời điểm tháng 9 năm 2018)
TT
Nội dung đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Kĩ năng nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân
12
39
19
61
2
Kĩ năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình
10
32
21
68
3
Kĩ năng hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác
11
35
20
65
4
Kĩ năng hiểu và ứng xử phù hợp với người khác
12
39
19
61
5
Kĩ năng kết bạn và giữ gìn tình bạn
11
35
20
65
6
Kĩ năng hợp tác với người khác
12
39
19
61
7
Kĩ năng hiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội
10
32
21
68
8
Kĩ năng hiểu về vai trò và trách nhiệm của mình
10
32
21
68
	Qua bảng khảo sát, tôi thấy việc thể hiện tình cảm và các kĩ năng xã hội của trẻ còn thấp.
	Mặt khác, khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến tinh cảm và kỹ năng của trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục các con nên thường khoán trắng cho giáo viên. Mặt khác nhà trường tập trung chỉ đạo việc dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới nên việc chỉ đạo về nội dung cũng như các hình thức và phương pháp để giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ còn chung chung. Đa số giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ giáo viên còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng xử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kĩ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân. 
Với tình hình như vậy, là giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở với những thực trạng trên nên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số biện pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.	
2.3. Biện pháp.
2.3.1. Giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 4 - 5 tuổi
Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có những tình cảm, những chuẩn mực đạo đức, những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống.
Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: Dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúccác kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày (Như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội tham quan). Để có được tình cảm - kỹ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập, thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ.
Việc giáo dục và vận dụng tốt kỹ năng sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt. Giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ.
2.3.2. Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội trong các hoạt động học
Thông qua hoạt động học, tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục
kỹ năng cần thiết cho trẻ. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động học cho trẻ giáo viên dựa trên các lĩnh vực phát triển như: phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và phát triển tình cảm và kĩ năng xa hội, tương ứng là các môn học như: Thể dục; làm quen biểu tượng sơ đẳng về toán, khám phá thế giới xung quanh, thế giới khoa học; làm quen văn học; tạo hình. Riêng lình vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội không có môn học riêng, cụ thể mà việc giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ thường lồng ghép vào các môn học. Vì vây việc lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ cần xác định đúng nội dung cần giáo dục, lồng ghép thích hợp.
	Ví dụ: Trong chủ đề "Bản thân" với đề tài “Tìm hiểu, nhận biết bản thân mình và các bạn qua một số đặc điểm” tôi giáo dục trẻ ý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tình, những điều bé thích, không thích. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè qua hoạt động khám phá "Guơng mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Ví dụ: Trong chủ đề “Gia đình” với đề tài “Làm quen, tìm hiểu đồ dùng trong gia đình” khi cho trẻ quan sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác như: Không được ghịch đồ dùng sử dụng điện, không lại gần chơi, nghịch chỗ nước nóng ... và đặc biệt giáo dục trẻ ý thức sử dụng điện tiết kiệm, bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...
Ví dụ: Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn).
Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. 
Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên cơ thể mình. Hay khi kể cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như Tích Chu, ba cô gái.. qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con sẽ làm gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ?
Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên) ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé...
 Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_phat_trien_tinh.doc