SKKN Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả Chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả Chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Ở Việt Nam rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp; Tài nguyên đất, nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy thoái; môi trường ô nhiễm do công nghiệp và đô thị hoá; Hệ thống giao thông cấp thoát nước kém; Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải.

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.

Bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với cuộc sống đấu tranh xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.

Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường, Ngày 31/1/2005 Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT về “Tăng cường công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 21/4/2006 Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về việc “Tăng cường công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010” và đã được các cấp GDMN từ Trung ương đến địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện với nhiều giải pháp có hiệu quả, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non”, hướng tới xây dựng môi trường thân thiện trong trường học nhằm phát huy tích tích cực tham gia các hoạt động của học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 23432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả Chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Thương, Giáo viên MN Đông Hòa, huyện Đông Sơn
MỤC LỤC
TT
TIÊU ĐỀ
Trang
MỤC LỤC
1
I
MỞ ĐẦU
2-4
1.
Lý do chọn đề tài
2-4
2.
Mục đích nghiên cứu
4
3.
Đối tượng nghiên cứu
4
4.
Phương pháp nghiên cứu
4
II
NỘI DUNG
4-20
1.
Cơ sở lí luận
4-6
2.
Thực trạng
6-7
2.1.
Thuận lợi
6
2.2.
Khó khăn
6
2.3.
Kết quả khảo sát
7-8
3.
Các biện pháp
-18
3.1
Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học có chủ đích.
8-12
3.2
Biện pháp 2: Cải tạo, bổ sung, xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
12-14
3.3
Biện pháp 3: Thực hiện tốt lịch phân công vệ sinh của nhà trường để góp phần bảo vệ môi trường.
14-16
3.4
Biện pháp 4: Tuyên truyền để phụ huynh nhận thức về việc bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
16-18
4.
Hiệu quả đạt được
18-20
III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20-21
1.
Kết luận
20
2.
Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Ở Việt Nam rừng tiếp tục bị tàn phá và thu hẹp; Tài nguyên đất, nước ngọt, đa dạng sinh học đang bị suy thoái; môi trường ô nhiễm do công nghiệp và đô thị hoá; Hệ thống giao thông cấp thoát nước kém; Khói bụi, tiếng ồn, rác thải quá tải... 
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với cuộc sống đấu tranh xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích, thông qua các hoạt động giáo dục nhằm làm cho con người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết về môi trường, có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường.
Xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và Giáo dục bảo vệ môi trường, Ngày 31/1/2005 Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT về “Tăng cường công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Ngày 21/4/2006 Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về việc “Tăng cường công tác Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005-2010” và đã được các cấp GDMN từ Trung ương đến địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện với nhiều giải pháp có hiệu quả, một trong những giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non”, hướng tới xây dựng môi trường thân thiện trong trường học nhằm phát huy tích tích cực tham gia các hoạt động của học sinh. 
Giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cơ thể, về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết giữ gìn sức khoẻ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi lẽ giai đoạn từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Chính trong giai đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đạo đức của nhân cách. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành cơ sở của thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh (với thiên nhiên, đồ vật và con người). 
Nội dung của Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non bao gồm 2 phương diện: Cung cấp những kiến thức về môi trường và chuyển tải chúng thành thái độ, cách ứng xử. 
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục được lồng ghép trong chương trình Chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non. Cần phải Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhưng đối với trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi: thể lực, ngôn ngữ, trí tuệ ...đang phát triển hoàn thiện hơn vì vậy trẻ có khả năng tiếp nhận dễ dàng hơn các kiến thức về Giáo dục bảo vệ môi trường và thao tác với một số hoạt động bảo vệ môi trường đơn giản ở trường, lớp mầm non. 
 	Giáo dục Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung giáo dục được lồng ghép trong chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của chuyên đề bởi lẽ trẻ có hiểu biết đầy đủ về việc bảo vệ môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và thiên nhiên như thế nào? Và trẻ hiểu vai trò của con người đối với con vật, cây xanh, nước, không khí, ánh sáng. Từ đó trẻ biết bảo vệ và chăm sóc môi trường ngay từ tuổi mầm non, tạo thói quen tốt cho những cấp học sau này và ở gia đình.
	Giáo dục Bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi , ngoài lồng ghép vào các hoạt động như; Hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, giờ đón- trả trẻ.. Thì giáo dục thông qua các giờ hoạt động học có chủ đích mang lại kết quả cao hơn nhiều. Khi tham gia các hoạt động học, trẻ được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệm qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức - kỹ năng về bảo vệ môi trường một cách chủ động, sáng tạo và thích thú.
 	Thực tế việc "Giáo dục bảo vệ môi trường" cho trẻ qua các giờ hoạt động học có chủ đích ở trường mầm non Đông Hòa, đặc biệt là ở lớp 4-5 tuổi chưa phong phú, chưa cho trẻ khai thác được nhiều. Vấn đề này cần được lồng ghép thường xuyên và tích cực hơn nữa qua các giờ hoạt động học có chủ đích của trẻ.
 	Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên đề này, là một giáo viên phụ trách lớp tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế nào để Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả thông qua các giờ hoạt động học. Vì vậy trong năm học này tôi chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp .
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục Bảo vệ môi trường lồng ghép vào các hoạt động mang lại kết quả cao. Khi tham gia các hoạt động học, trẻ được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệm qua đó trẻ lĩnh hội kiến thức - kỹ năng về bảo vệ môi trường một cách chủ động, sáng tạo và thích thú.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp điều tra: Nắm tình hình qua các giáo viên đứng lớp, các tổ khối trưởng, ban đại diện cha mẹ học sinh trẻ sau khi triển khai phát động phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp”.
* Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Thông qua việc trực tiếp giảng dạy hàng ngày của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp 
* Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả thực hiện từng tiêu chí theo từng học kì, từng năm để so sánh. Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học.
* Phương pháp thu thập thông tin: Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vận động đối với trẻ mầm non. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các nhà trường trên địa bàn huyện.
 * Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lồng ghép chuyên đề vào hoạt động học.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh.
\
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
 	Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em thành người công dân tốt cho đất nước. Trẻ mầm non là lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách nên trẻ dễ tiếp thu. Vì vậy việc đưa giáo dục Bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục hằng ngày giúp trẻ có thái độ hành vi bảo vệ tốt môi trường và yêu quý, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ nhỏ.
	Trong bối cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường mà một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên hiện trạng đó là do ý thức của con người. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Đây là quá trình lâu dài phải thực hiện trong quá trình giáo dục của cả hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng xã hội.
Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn do sự phát triển nền kinh tế công nghiệp mạnh thải ra rất nhiều rác thải không xử lí kịp thời, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ tầng khí quyển. Từ đó sinh ra lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật, cạn kiệt nguồn nướcVì vậy việc giáo dục Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp thiết cho thế hệ trẻ nhất là trẻ mầm non.
 Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường là giáo dục trẻ làm những việc tốt dù là nhỏ nhất nhưng phù hợp với trẻ để giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và làm giảm bớt hiện tượng "Hiệu ứng nhà kính ", khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra như: Giáo dục trẻ biết nhặt rác bỏ đúng nơi quy định, trẻ biết trồng và chăm sóc cây xanh để bảo vệ môi trường, trẻ biết lau rửa sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, biết tiết kiệm nước. Vì vậy việc giáo dục trẻ tham gia bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói chung và lớp tôi nói riêng có hiệu quả cao tôi đã suy nghĩ cần giáo dục trẻ những nội dung như thế nào là phù hợp. Khi giáo dục trẻ cần giáo dục những nội dung cơ bản như: 
 Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa con người và môi trường sống (Dạy trẻ biết môi trường ở trường mầm non nơi trẻ học có những gì? Môi trường gia đình trẻ và môi trường xung quanh trẻ), môi trường tác động tới động vật, thực vật (cách chăm sóc động vật, thực vật), Con người với hiện tượng thiên nhiên (Gió tác hại của gió, bảo, mưa, nắng ), Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng, danh lam thắng cảnh). Khi nắm được nội dung cần giáo dục trẻ, tôi bắt đầu tiến hành việc giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường và hình thành kỹ năng vệ sinh môi trường cho trẻ.
Trẻ tham gia các hoạt động, qua quan sát sẽ khêu gợi ở trẻ ý thức tự tìm hiểu và phát hiện những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, trong môi trường thiên nhiên, xã hội xung quanh, qua đó tích luỹ được nhiều kiến thức về môi trường sống, về xã hội. Khi tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian và sử dụng các trang thiết bị ngoài trời, trẻ sẽ biết tận dụng môi trường để rèn luyện thể lực, từ đó có ý thức tốt trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Qua chơi tự do theo ý thích và lao động tập thể hoặc cá nhân sẽ giáo dục trẻ yêu thích lao động, biết giúp đỡ bạn bè và làm việc đến nơi đến chốn, thu hút hứng thú và gây cho trẻ cảm xúc tốt, qua đó trẻ được trải nghiệm những kiến thức đã học vào thực tiễn và có những hành vi ứng xử và thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động học có thể lôi cuốn trẻ vào rất nhiều nội dung giáo dục phong phú, đặc biệt là nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 
2. Thực trạng của việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn.
 Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi với số cháu là 38 cháu. Qua những ngày trực tiếp Chăm sóc - Giáo dục trẻ tôi thấy vấn đề lồng ghép chuyên đề Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng, nhưng khi tôi bước vào thực hiện thì thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau.
2.1 Thuận lợi;
 Nhà trường có phòng học rộng rãi, thoáng mát phù hợp cho trẻ hoạt động và có khuôn viên cho trẻ quan sát đó là “Vườn thiên nhiên”.
Trường tôi đã có xe thu gom rác thải giúp môi trường luôn xanh, sạch đẹp.
 	Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm đôn đốc tạo điều kiện để giáo viên lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động ở từng độ tuổi nói chung và lớp tôi nói riêng.
 	 Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn trên chuẩn nên đã nắm vững các phương pháp dạy trẻ nói chung và lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động học có chủ đích nói riêng. Hơn nữa hàng năm tôi thường được nhà trường cử tham gia học các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức nên phần nào cũng nắm bắt được nội dung của chuyên đề. Ngoài ra tôi còn được xem các chương trình truyền hình nói về thảm họa thiên tai do ô nhiễm môi trường mà ra trên kênh VTV3, VTV2 hay những thông tin trên mạng về hình ảnh ô nhiễm môi trường đã giúp cho bản thân có nhiều kiến thức để ứng dụng vào việc Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
 	 Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo nhỡ, lại cùng một độ tuổi, trẻ rất hiếu động và tiếp thu nhanh nên việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ khá thuận lợi 
 	Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
 	Bên cạnh những thuận lợi trên thì khi thực hiện chuyên đề này tôi có gặp một số khó khăn như sau.
	2.2 khó khăn:
Thực tế việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ ở trường mầm non Đông Hòa chưa được khai thác phong phú. nội dung đơn điệu, hình thức nghèo nàn. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc lồng ghép chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ, chưa có sự đầu tư trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, khả năng sáng tạo hạn chế. 
 	Phần đa phụ huynh làm nông nghiệp, sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường còn hạn chế đang còn tình trạng đốt rơm rạ tràn lan ngoài đồng gây ô nhiễm môi trường, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường họ đang còn phải lo nhiều về kinh tế, chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục con cái bảo vệ môi trường nên cũng ảnh hưởng một phần đến thói quen của trẻ về mọi mặt như trẻ ăn bánh kẹo không biết bỏ vỏ đúng nơi quy định, chưa có ý thức nhặt rác quanh trường lớp bỏ vào thùng rác... Mặt khác ý thức của một số phụ huynh về bảo vệ môi trường còn hạn chế như sau khi thu hoạch mùa xong lại đốt rơm rạ ngoài đồng làm khói nghi ngút khắp nơi điêù đó đã gây ô nhiểm lớn đến môi trường.
 	Số trẻ đi học trong lớp cùng độ tuổi nhưng không cùng kiến thức vì lớp tôi có đến 1/3 cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên việc giáo dục Bảo vệ môi trường nói riêng cũng còn gặp khó khăn.
 	Số trẻ đến lớp không đồng đều, công tác giáo dục vệ sinh nói chung và vệ sinh môi trường ở trẻ còn rất kém.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
 	Căn cứ vào tình hình trên trước khi thực hiện đề tài bản thân đã tiến hành khảo sát trên trẻ. Để tiện cho việc khảo sát, tôi đã đưa ra một số ví dụ về việc (trẻ ăn bánh, kẹo mà vứt rác ngay chỗ bé ăn, hình ảnh trẻ rữa tay, bé đang ngắt lá trên máy tính cùng trẻ thảo luận) để khảo sát và kết quả như sau:
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 9/2015 như sau:
TT
Nội dung khảo sát trẻ
Tổng số trẻ
Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
Trẻ biết nhặt rác, vỏ bánh kẹo vào thùng rác đúng nơi quy đinh
38
22
58 %
16
42%
2
Trẻ biết chăm sóc cây, không bẻ cành, ngắt lá
38
18
47%
20
53%
3
Trẻ biết tiết kiệm nước, biết cùng người lớn tắt điện, tắt quạt khi không dùng
38
19
50%
19
50%
4
Trẻ biết hành vi đúng sai về bảo vệ môi trường
38
21
55%
17
45%
* Nhận xét: Qua khảo sát thực tế về kỹ năng và ý thức bảo vệ môi trường của trẻ, tôi nhận thấy như sau:
 	Số trẻ biết bỏ rác vào thùng đúng quy định và trẻ có hành vi đúng về bảo vệ môi trường đạt tương đối khá, còn số trẻ biết chăm sóc cây xanh, biết tiết kiệm năng lượng, Trẻ biết phân biệt hành vi đúng sai về bảo vệ môi trường còn hạn chế, đôi khi trẻ còn lúng túng trước việc thực hiện thao tác tiết kiệm điện, nước mà cô yêu cầu.
 	Từ kết quả trên tôi nhận thấy để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ lớp tôi có hiệu quả tôi mạnh dạn trao đổi một số biện pháp tôi nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
3. Một số biện pháp lồng ghép hiệu quả chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường Mầm non Đông Hòa, huyện Đông Sơn.
3.1. Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào hoạt động học có chủ đích.
 	 Như chúng ta đã biết hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Qua bài học giúp trẻ củng cố và tích lũy được kiến thức trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Vì vậy sử dụng hoạt động học để lồng ghép, tích hợp việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vừa nhẹ nhàng và có hiệu quả cao. Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường có thể lồng ghép ở mọi thời điểm của bài học nhưng phải phù hợp với nội dung, sao cho không làm mất đi sự lô gíc của bài học và hứng thú ở trẻ.
 	 Ví dụ: Ở hoạt động học Khám phá khoa học 
 	Đề tài: “ Khám phá một số loại cây” chủ đề thế giới thực vật .
 	Trước đây khi dạy bài học này tôi cũng giáo dục trẻ không được bẻ cành, ngắt lá, và giáo dục dinh dưỡng, giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng nước khi rửa tay vào cuối bài học thì thấy kết quả trẻ không nhớ lâu và hiểu sâu.
 	Cũng đề tài này tôi tiến hành như sau :
 Tôi chọn các hình ảnh cây xanh bằng mô hình, cây tự làm hoặc trên máy tính.
 Hình ảnh cây xanh quanh lớp học giúp không khí trong lành
Khi tổ chức hoạt động học khám phá về cây xanh, tôi cho trẻ khám phá từng bộ phận xong, tôi hỏi trẻ :
 	Làm thế nào để cây lớn nhanh và xanh tốt? (Phải tưới nước cho cây, không bẻ cành cây, ngắt lá) 
 	Tôi giáo dục trẻ phải biết tưới cây (cho trẻ xem hình ảnh bạn nhỏ tưới cây, và nhà có cây xanh tốt không khí mát mẻ) để cây tốt làm môi trường sạch đẹp. Nếu không trồng cây xanh thì sẽ bị sói mòn và lũ lụt xảy ra.
Qua bài dạy này khi tôi hỏi lại trẻ “Làm gì để có môi trường sạch đẹp? Trẻ đã trả lời phải trồng nhiều cây xanh và chăm tưới cây, bảo vệ cây cho cây nhanh lớn, không khí mát mẻ. Như vậy khi học bài học này trẻ vừa được khám phá về cây xanh vừa biết được lợi ích của cây xanh rất quan trọng với môi trường.
Ví dụ: Ở hoạt động học Làm quen với toán
 	Đề tài: Dạy trẻ đếm đến 5, nhận biết số 5
 	Chủ đề: Hoa quả , Tết và mùa xuân.
 	 Với đề tài này khi tôi dạy trẻ đếm các loại quả xong, tôi cùng trẻ trò chuyện về chất dinh dưỡng có trong các loại quả, Tác dụng với sức khỏe khi ta ăn các loại quả. Tôi đã giáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa quả sạch sẽ và rửa dưới vòi nước sạch và khi rửa phải vặn nước vừa đủ để sử dụng. Khi trẻ ăn xong trẻ biết bỏ vỏ vào thùng rác. 
 	 Khi cho trẻ xem hình ảnh các bạn rửa tay tôi cho trẻ làm động tác rửa tay và nhắc trẻ vặn nước vừa đủ rửa tay để trẻ khắc sâu việc tiết kiệm năng lượng nước vì nguồn nước ngọt đang bị cạn kiệt do môi trường, tiết kiệm năng lượng điện (tắt điện) 
 	Qua bài học tôi thấy trẻ nhớ lâu, khắc sâu hơn khái niệm về tiết kiệm năng lượng nước để không bị cạn kiệt nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt hằng ngày.
 	 Ví dụ: Ở hoạt động Tạo hình
 	 Đề tài: Nặn cái bát
 	 Chủ đề: Nghề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_hieu_qua_chuyen_de_giao_duc.doc