Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Ân Tình

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Ân Tình

 - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn . Cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè chúng tôi được đi tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Dự các buổi chuyên đề “ Phát triển vận động’’ của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ

 - Phòng học, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.

 - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các giải pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.

- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Bản thân tôi là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày trẻ nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.

 - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm.Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và phương pháp bộ môn có chuẩn bị đủ đồ dùng sử dụng cho cô và trẻ trong hoạt động.

 - 100% trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp ( 24/24 cháu). Tỉ lệ chuyên cần đạt 90% trở lên.

 

docx 23 trang haihuy29 14/08/2023 5245
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Ân Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trường mầm non Ân Tình”
2. Tác giả: Hoàng Thị Huệ
Stt
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Hoàng Thị Huệ
23/06/1990
Trường mầm non Ân Tình
Giáo viên
Đại học GDMN
	100%
a. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trường mầm non Ân Tình”
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Huệ – giáo viên trường mầm non Ân Tình
c. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
d. Thời gian sáng kiến được áp dụng: Năm học 2018 – 2019
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
" Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"
Từ khi mới sinh ra trẻ như 1 cái búp mới chớm nở trên cành, nếu được sự quan tâm chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta bông đẹp, ở tuổi này trẻ chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan cũng trong thời kỳ này trẻ luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn giành cho trẻ " những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể"
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn,ở đó trẻ được học, được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội
Ở trường mầm non việc giáo dục thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh - thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non.
Người ta thường nói "Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh". Thật đúng như vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng như tôi một giáo viên mâm non luôn mong muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện vì vậy nên tôi mạnh dạn đưa ra Sáng kiến" Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi trường mầm non Ân Tình"
 1.1 Đặc điểm của lớp mẫu giáo 4-5 tuổi.
Năm học 2018 - 2019 tôi được BGH trường mầm non Ân Tình phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi gồm 24 cháu, trong đó, nam có 9, nữ có 15. Ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi được thực hiện theo chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ’’ bên cạnh các chuyên đề khác, vào đầu năm học tôi đã tiến hành trang trí góc vận động của lớp học 1 cách bắt mắt để thu hút sự chú ý của học sinh, ngoài ra trong lớp mẫu giáo 4-5 tuổi có nhiều đồ chơi vận động do giáo viên tạo ra từ các phế liệu để phục vụ chuyên đề. Lớp tôi luôn nhận được sự quan tâm từ BGH nhà trường cũng như sự đồng thuận, ủng hộ từ các bậc phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, trẻ trong lớp tham gia vào các hoạt động phát triển vận động tuy nhiên đầu năm học số trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng còn khá cao, chưa hứng thú tham gia vào các vận động tại lớp. chính vì vậy, bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn để tìm tòi ra các giải pháp tốt nhất để nâng cao cho chất lượng vận động hàng ngày của trẻ.
 1.1.1 Cơ cấu tổ chức quy mô mạng lưới lớp mẫu giáo 4-5 tuổi.
TT
Lớp
Giáo viên
Tổng số trẻ
Nam
Nữ
Dân tộc
Tày
Nùng
1
1
03
24
9
15
24
0
 1.2 Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ.
* Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch xây dựng đầy đủ, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, đảm bảo về cách thức, hình thức để thực hiện giáo dục trẻ phát triển khả năng vận động và được ban giám hiệu phê duyệt trước khi thực hiện.
* Chăm sóc giáo dục: Giáo viên rèn cho trẻ các kỹ năng tự giác trong việc thực hiện các hoạt động và thực hiện đầy đủ kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
* Thiết bị đồ dùng đồ chơi: Đầu năm học nhà trường đã trang bị các loại tài liệu, đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ hàng ngày.
* Duy trì sĩ số: 100% trẻ đến lớp đầy đủ.
1.3 Kết quả khảo sát đầu năm
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao, thể dục chống mệt mỏi, hoạt động lao động. Nhận thức được điều đó ngày từ đầu năm học khi sĩ số trẻ đã ổn định tôi đã tiến hành khảo sát để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ kết quả đầu năm đạt được như sau:
Bảng A: Đánh giá đầu năm học 2018 – 2019
Nội dung
Tốt
Khá 
TB
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Sự tập chung chú ý, tham gia hứng thú của trẻ khi tham gia vận động.
7
29,2%
8
33,3%
5
20,8%
4
16,7%
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học
5
20,8%
9
37,5%
7
29,2%
3
12,5%
Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, thể lực tốt
14
58,3%
7
29,2%
3
12,5%
0
0
Trẻ có kỹ năng , kỹ xảo vận động tốt.
8
33,3%
5
20,8%
6
25%
5
20,8%
Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới kết quả đạt được của trẻ còn thấp đó là:
+ Trong khi tham gia các hoạt động vận động trẻ chưa tập chung chú ý, tham gia chưa hứng thú.
+ Trẻ lười vận động, chưa có ý thức tự giác phải để cô giáo nhắc nhở.
+ Trẻ vẫn còn e dè, sợ sệt, nhút nhát chưa tự tin, mạnh dạn, trong các hoạt động.
+ Do thể lực của trẻ không đồng đều.
+ Hình thức tổ chức chưa linh hoạt chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động.
+ Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Qua một số tiết học chất lượng trên trẻ chưa cao, đa số trẻ còn thụ động khi vận động, trẻ chưa bộc lộ rõ tính mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ vì vậy chất lượng của môn học chưa cao. Do đó tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ.
 1.4 Đánh giá sức lan tỏa đối với sáng kiến:
 Được thực hiện áp dụng đối với lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, trường Mầm non Ân Tình để đạt hiệu quả trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ năm học 2018 - 2019.
 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 2.1 Cơ sở lý luận:
  Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao... Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
          Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về  khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
          Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng.
          Khả năng thích ứng của cơ thể đối với  môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh.
 2.2 Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy lớp 4-5 tuổi. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.2.1. Thuận lợi.
 - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn . Cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè chúng tôi được đi tập huấn chuyên môn do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Dự các buổi chuyên đề “ Phát triển vận động’’ của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ
        - Phòng học, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.       
 - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các giải pháp tổ chức các trò chơi vận động  nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
- Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Bản thân tôi là một giáo viên tâm  huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày trẻ nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
 - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm.Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và phương pháp bộ môn có chuẩn bị đủ đồ dùng sử dụng cho cô và trẻ trong hoạt động.
 - 100% trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp ( 24/24 cháu). Tỉ lệ chuyên cần đạt 90% trở lên.
 2.2.2. Khó khăn:
 -  Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao.
         - Thời gian tổ chức hoạt động còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động mà thôi.
         - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu  không còn hứng thú.
         - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè nhút nhát và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ  ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động.
         - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong phú.
 3. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
 3.1 Các điều kiện cần thiết để áp dụng
 - Tạo môi trường vận động cho trẻ cho trẻ
 - Chú trọng nội dung phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
 - Sử dụng đồ dùng, đồ chơi phong phú để thu hút trẻ tích cực tham gia vận động, trong các hoạt động của trẻ cũng như trong đời sống hàng ngày.
 - Phối hợp với phụ huynh và các ban ngành địa phương
=> Tôi sử dụng và thực hiện một số giải pháp sau:
 3.1.1. Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ và xây dựng góc vận động 
 3.1.2. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động.
 3.1.3. Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động.
 3.1.4. Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động
 3.1.5. Phối kết hợp với phụ huynh
 3.2 Áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trong trường mầm non Ân Tình như sau:
 Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ và xây dựng góc vận động.
 Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. 
Ví dụ:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
LỚP 4 TUỔI NĂM HỌC 2018 – 2019
STT
CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1
Trường mầm non
- Đập bắt bóng tại chỗ
- Đi trong đường hẹp.
- Bò thấp chui qua cổng
- Trẻ biết đập và bắt bóng bằng hai tay, bắt bóng khi bóng nảy lên.
– Trẻ đi đúng trong đường hẹp không dẫm vào vạch.
– Bò bằng bàn tay và cẳng chân không chạm vào cổng.
2
Bản thân
- Trèo lên xuống ghế.
- Ném xa bằng 1 tay, 
chạy nhanh 10m.
- Bật chụm tách chân vào các ô.
- Trẻ trèo một chân lên rồi tiếp tục trèo chân tiếp theo và bước xuống từng chân một.
- Trẻ biết đưa tay từ trước ra sau, lên cao rồi ném đi xa ở điểm tay đưa cao nhất, rồi chạy nhanh 10m.
- Trẻ thực hiện bước nhảy liên tục và không dẫm vào vạch
3
Gia đình
- Ném trúng đích thẳng đứng
 - Đi theo đường hẹp, trèo lên xuống ghế.
- Đi trên ghế băng đầu đội túi cát.
- Hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, hơi ngả người ra sau dùng sức của thân và tay để ném bóng trúng đích.
- Trẻ đi đúng trong đường hẹp không dẫm vào vạch, trèo lên xuống ghế kết hợp chân nọ tay kia.
- Trẻ khéo léo giữ thăng bằng khi đi trên ghế băng và giữ túi cát không rơi.
4
Nghề nghiệp
Ném xa bằng 1 tay
Bật chụm liên tục vào 5 ô
- Tung bắt bóng
- Ném xa bằng 2 tay
- Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném.
 - Bật liên tục qua 5 ô không chạm vào ô.
- Tung và bắt bóng bằng 2 tay.
- Trẻ dùng 2 tay cầm túi cát, ném xa bằng 2 tay.
5
Thế giới động vật
 - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
- Bật về phía trước
- Ném trúng đích thẳng đứng.
- Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò.
- - Trẻ nằm sấp, trườn sát bụng xuống sàn một tay đưa về phía trước một chân co đạp để đẩy người về phía trước.
- - Trẻ bật liên tục qua phía trước.
- Hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, hơi ngả người ra sau dùng sức của thân và tay để ném bóng trúng đích.
- - Hai tay cầm túi cát đưa lên cao ngang tầm mắt, nhắm đích và ném, nhảy lò cò.
6
Thế giới thực vật
- Trèo lên xuống ghế
- Bật liên tục qua 5 vòng.
- Bò thấp chui qua cổng.
- Chuyền bóng qua đầu, chạy chậm 12m.
- Trẻ trèo một chân lên rồi tiếp tục trèo chân tiếp theo và bước xuống từng chân một.
- Bật liên tục qua 5 vòng không chạm vào vòng.
- Bò bằng bàn tay và cẳng chân không chạm vào cổng.
- Trẻ chuyền bóng qua đầu, không làm rơi bóng, chạy chậm 12m.
7
Phương tiện và luật lệ giao thông 
- Đi theo đường hẹp, tung bắt bóng .
- Chuyền bóng qua đầu, qua chân.
- Bò theo đường zic zắc . vượt chướng ngại vật.
 - Ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 12 m.
- Trẻ đi đúng theo đường hẹp không dẫm vào vạch, tung và bắt bóng bằng 2 tay.
- Trẻ chuyền bóng qua đầu, qua chân không làm rơi bóng.
Trẻ bò theo đường zíc zắc phối hợp tay nọ chân kia vượt qua chướng ngại vật.
- Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném và chạy nhanh 12m.
8
Nước và hiện tượng tự nhiên
- Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát.
- Tung bắt bóng với người đối diện.
- Trườn sấp kết hợp bò qua ghế thể dục.
- Trẻ đi đúng theo đường hẹp không dẫm vào vạch, giữ thăng bằng không làm rơi túi cát.
- Tung và bắt bóng bằng 2 tay với người đối diện.
- Trẻ nằm sấp, trườn sát bụng xuống sàn một tay đưa về phía trước một chân co đạp để đẩy người về phía trước.
9
Quê hương - Đất nước – Bác Hồ.
- Bật chụm tách chân qua 5 ô.
- Bò theo đường zíc zắc vượt chướng ngại vật (VĐ cũ)
- Bật chụm tách chân qua 5 ô không chạm vào ô.
- Trẻ bò theo đường zíc zắc phối hợp tay nọ chân kia vượt qua chướng ngại vật.
 Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. 
Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ dược bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. 
Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng 
Hình ảnh: Góc vận động của lớp
Ảnh: Góc VĐ của trường
Giải ph¸p 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các vận động.
           Vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi vậy muốn tổ chức tốt cần làm tốt các bước sau:
           2.1. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.
    Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, Mỗi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể tiến hành được.
- Ví dụ: Khi tổ chức vận động bò chui qua cổng thì không thể thiếu cổng chui cho trẻ, vận động treo thang thì cần có thang ..... các trß ch¬i vận động như kÐo co nÕu kh«ng cã mét sîi d©y thừng, hoÆc d©y v¶i dµi vµ to th× còng kh«ng thÓ tæ chøc ®ưîc trß ch¬i nµy.... Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi hoặc vận động nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho hoạt động
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung chơi:
 Thang thể dục của trẻ Cổng chui làm bằng lốp xe
 Bập bênh làm bằng lốp xe và gỗ Vòng thể dục
 2.2 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi.
         Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ  phát triển tốt về thể lực. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”;  “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Thả đỉa ba ba”;  “Mèo và chim sẻ”;
“Ô tô và chim sẻ” tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ. Các trò chơi vận động vì sân của nhà trường bê tông hóa nên có thể tổ chức cho trẻ chơi ở trên thảm cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da như các trò chơi: “Gà trong vườn rau”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Trốn tìm ”... Nhưng có những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”; “Chi chi chành chành”; “Lộn cầu vồng ”; “Bắt bướm ”; “Đàn chuột con”.... tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trong lớp.    
Sân trường rộng và đảm bảo an toàn cho trẻ tập.
Giải pháp 3: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động.
    3.1 Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao.
    - Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới  thay đổi nhịp độ đội hìnhVà tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi như đang chơi trong ngày hội.
   - VD: Để đưa trẻ vào những trò chơi trong ngày hội , thêm sự h

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_phat_trien_van_don.docx