SKKN Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

SKKN Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học

 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. Mục tiêu của Giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích khám phá tìm tòi, tò mò về sự vật hiện tượng xuất phát từ những câu hỏi vì sao lại xảy ra? tại sao lại có? Phải chăng các em đang thể hiện sự khát khao tìm hiểu về môi trường xung quanh chúng ta và ham muốn được giao tiếp, được biết nó như thế nào, có thể nói môi trường xung quanh trẻ vô cùng phong phú và đa dạng đòi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trực quan và tư duy ngôn ngữ sáng tạo. Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được quan sát, tìm hiểu thông qua những đồ vật, sự vật có thật hay những sự thật gần gũi ngoài thiên nhiên.

Đến với khám phá khoa học trẻ được phát huy và sử dụng hết các khả năng các giác quan nhìn, ngắm, sờ, nếm, ngửi .Đó là yếu tố quan trọng góp phần vào hoàn thiện các giác quan về cảm giác, tư duy, tâm lý, tri giác và ghi nhớ của trẻ, không những vậy khám phá khoa học còn góp phần phát triển ở trẻ tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, khả năng tích lũy tri thức và kinh nghiệm cuộc sống, làm cơ sở lĩnh hội những nội dung giáo dục thông qua các hoạt động vui chơi, lao động, học tập và các hoạt động khác.

 Khám phá khoa học về thế giới xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Nó là một thế giới rộng lớn với sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp luôn thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò của trẻ nú đũi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trực quan và tư duy ngụn ngữ sỏng tạo. Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được quan sát, tìm hiểu qua những đồ vật, sự vật có thật hay những hiện tượng gần gũi ngoài thiên nhiên.

Song thực tế hiện nay các hoạt động “Khám phá khoa học” cho trẻ còn rất đơn điệu, khô khan giáo viên chưa đầu tư trí tuệ vào bài dạy, tiết học rập khuôn cứng nhắc, trẻ chưa có hứng thú học tập, vì vậy việc sử dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giờ học “Khám phá khoa học” là rất cần thiết, nhất là trẻ mẫu giáo lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.

 Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học” đạt kết quả cao, ở trường mầm non Thị trấn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

 

doc 19 trang thuychi01 7946
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THAM GIA 
VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI 
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
 Người thực hiện: Mai Thu Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn 
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
Trang
I
MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
1.1
Mục đích nghiên cứu
1
1.2
Đối tượng nghiên cứu
2
1.3
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lý luận của SKKN
2
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
2.1
 Thuận lợi
3
2.2
 Khó khăn
3
2.3
 Kết quả thực trạng
4
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1
Giải pháp tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ của bản thân , năng lực tổ chức các HĐ cho trẻ KPKH
4
3.2
Mua sắm sưu tầm ĐDĐC và các nguồn nguyên VL sẵn có ở địa phương, nguyên liệu phế thải, nguyên VL từ thiên nhiên để trẻ được trải nghiệm KP và thực hiện theo nội dung các chủ đề
6
3.3
Tạo môi trường giáo dục hoạt động theo hướng mở để trẻ khám phá
7
3.4
Đổi mới sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học để thu hút sự chú ý của trẻ
12
3.5
Tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
13
3.6
Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá
15
3.7
Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để cho trẻ khám phá
16
4
Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
17
4.1
Đối với trẻ
17
4.2
Đối với bản thân
17
4.3
Đối với nhà trường
17
III
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
17
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. Mục tiêu của Giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích khám phá tìm tòi, tò mò về sự vật hiện tượng xuất phát từ những câu hỏi vì sao lại xảy ra? tại sao lại có? Phải chăng các em đang thể hiện sự khát khao tìm hiểu về môi trường xung quanh chúng ta và ham muốn được giao tiếp, được biết nó như thế nào, có thể nói môi trường xung quanh trẻ vô cùng phong phú và đa dạng đòi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trực quan và tư duy ngôn ngữ sáng tạo. Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được quan sát, tìm hiểu thông qua những đồ vật, sự vật có thật hay những sự thật gần gũi ngoài thiên nhiên.
Đến với khám phá khoa học trẻ được phát huy và sử dụng hết các khả năng các giác quan nhìn, ngắm, sờ, nếm, ngửi.Đó là yếu tố quan trọng góp phần vào hoàn thiện các giác quan về cảm giác, tư duy, tâm lý, tri giác và ghi nhớ của trẻ, không những vậy khám phá khoa học còn góp phần phát triển ở trẻ tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, khả năng tích lũy tri thức và kinh nghiệm cuộc sống, làm cơ sở lĩnh hội những nội dung giáo dục thông qua các hoạt động vui chơi, lao động, học tập và các hoạt động khác. 
 Khám phá khoa học về thế giới xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Nó là một thế giới rộng lớn với sự vật hiện tượng vô cùng phong phú và đa dạng với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp luôn thôi thúc tâm hồn nhạy cảm và đức tính hiếu động, tò mò của trẻ nú đũi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trực quan và tư duy ngụn ngữ sỏng tạo. Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được quan sát, tìm hiểu qua những đồ vật, sự vật có thật hay những hiện tượng gần gũi ngoài thiên nhiên.
Song thực tế hiện nay các hoạt động “Khám phá khoa học” cho trẻ còn rất đơn điệu, khô khan giáo viên chưa đầu tư trí tuệ vào bài dạy, tiết học rập khuôn cứng nhắc, trẻ chưa có hứng thú học tập, vì vậy việc sử dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giờ học “Khám phá khoa học” là rất cần thiết, nhất là trẻ mẫu giáo lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.
	Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát triển toàn diện của trẻ tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học” đạt kết quả cao, ở trường mầm non Thị trấn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Mục đích nhằm giúp trẻ tìm ra một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, giúp trẻ hứng thú và đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các cháu trong độ tuổi lớp mẫu giáo nhỡ: (4 - 5 tuổi Hoa Huệ) trường mầm non Thị trấn Nga Sơn
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp Thống kê sử lý số liệu
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp quan sát
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khám phá khoa học với trẻ là quá trình tích cực, tham gia hoạt động thăm dò tìm hiểu thế giới tự nhiên [1]. Ở giai đoạn này giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ xem xét, phỏng đoán. Theo cuốn tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” nhà xuất bản giáo dục do Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết [2] (chủ biên).
 	Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu khám phá thế giới vật chất [3], Ở lứa tuổi này trẻ thích tìm hiểu khám phá từ những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, bằng những câu hỏi tại sao ? Để làm gì? Trẻ được trải nghiệm được khám phá qua cuộc sống, qua hoạt động học, trẻ có thể nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, công việc của bố mẹ, địa chỉ số điện thoại của gia đình và những người thân xung quanh mà trẻ biết.
Quan điểm của giáo dục học Singapo đã chỉ ra rằng: “Giáo dục không phải là đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng lên ngọn lửa”[4]. Điều đó có nghĩa là dạy trẻ không có nghĩa là cứ nhồi nhét lượng kiến thức khối lượng kiến thức vô bờ bến cho trẻ mà dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá. Hay nói cách khác, giáo dục mầm non không nhằm cung cấp một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này [5].
 Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là phải làm khoa học. Đối với trẻ mầm non làm khoa học cũng chính là quá trình khám phá nó. Đây là những hoạt động “Tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, điều bí ẩn” [6]. Trẻ em lứa tuổi mầm non có tính tò mò khám phá bẩm sinh. Đó là mầm mống của việc tự khám phá, tự học. Nếu chúng không được nuôi dưỡng sẽ bị mai một và biến mất hoàn toàn. Các hoạt động khoa học là con đường ngắn nhất để giúp trẻ sử dụng các giác quan của cơ thể, vận dụng những hiểu biết của bản thân để tìm hiểu sự vật, hiện tượng, đòi hỏi trẻ phải có cơ hội khám phá khác nhau, khi đó việc phát triển kỹ năng, năng lực sẽ đóng vai trò chủ đạo [7]. 
 Chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
2.1. Thuận lợi:
 * Đối với trường:
 Trường mầm non Thị trấn Nga Sơn là trường trọng điểm chất lượng của huyện, là trường chuẩn quốc gia mức độ I, mục tiêu phấn đấu qúy 3 năm 2018 đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II. Cở sở vật chất tương đối khang trang, sạch đẹp và thoáng mát, có 10 phòng học và có đủ các phòng chức năng, hàng năm được phụ huynh quan tâm góp phần mua trang thiết bị cho việc dạy và học của trường. BGH nhà trường nhiệt tình năng động đã chỉ đạo dạy và học nâng cao chất lượng, chỉ đạo các chuyên đề trọng tâm trong năm học
* Đối với lớp:
 - Lớp tôi huy động 35/35cháu ra lớp theo độ tuổi đạt 100%
- Các cháu được phân đúng độ tuổi và được học chương trình theo đúng theo quy định.
 * Đối với giáo viên:
 	Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng trên chuẩn 97% trong. Vì vậy hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi sáng tạo. Bản thân là giáo viên còn rất trẻ năng động hăng say nhiệt tình với công việc có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ bạn bè động nghiệp cùng tiến bộ, tôi luôn phấn đấu trong mọi lĩnh vực công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
* Đối với phụ huynh:
Đa số các bậc phụ huynh đều là cán bộ công chức viên chức làm việc trên địa bàn Huyện Nga Sơn, nên họ đã hiểu được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng cho con em mình đến học tại trường mầm non Thị Trấn, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng một cách khoa học, trẻ ngoan ngoãn vì vậy phụ huynh đưa con em đi học đều đặn. 
2.2. Khó khăn:
Đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi ngoài trời đã đủ số lượng nhưng số lượng nhưng đố với trường trọng điểm vẫn còn ít.
Đối với trẻ 40% -50% con nhà kinh doanh buôn bán tại chợ Huyện Nga Sơn, đi làm công ty, bố mẹ buôn bán thường về rất muôn, nên trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò bó, chưa tập trung. Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục của lớp. 
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình đặc biệt phụ huynh buôn bán ở chợ, đi làm công ty, đưa con đi học chưa đều, đi sớm, đón muộn bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ và chỉ coi trọng đến các hoạt động khác như: Làm quen với chữ cái, làm quen với toán chưa chú trọng đến hoạt động này.
2.3. Kết quả thực trạng 
 	Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biết được tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìm hiểu các đối tượng, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể.Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong các giờ hoạt động, mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻvv
Qua quan sát thực trạng kết quả đầu năm lớp tôi phụ trách về các hoạt động tìm hiểu các đối tượng, khả năng quan sát, so sánh, nhận biết, phân loại môi trường xung quanh chất lượng ban đầu trên trẻ như sau:
 Bảng kết quả thực trạng trên trẻ đầu năm học 2017 - 2018
Tổng số trẻ
Nội dung
Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
 35
Trẻ có khả năng tìm tòi khám phá đối tượng
7= 20%
8=23 %
9=26%
11=31%
Khả năng nhận biết gọi tên, tính chất, đặc điểm rõ nét của đối tượng làm quen
8= 23 %
11=31%
8=23 %
8 =23 %
Biết so sánh một số đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng 
6= 17%
8 =23 %
11=31%
10=29%
Phân nhóm, phân loại theo dấu hiệu rõ nét
6 = 17 %
8= 23 %
9 = 26%
12=34%
Suy luận, giải thích được mối liên hệ đơn giản và phụ thuộc của hiện tượng sự việc xung quanh
5=14 %
9=26 %
11=31%
10=29%
 (Bảng khảo sát khả năng nhận biết hoạt động “ Khám phá khoa học về môi trường xung quanh” của trẻ đầu năm 2017)
 Nhìn vào bảng thực trạng trên, chúng ta thấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá của trẻ ở trong lớp là rất thấp. Điều này gây ảnh hưởng lớn 
đến phát triển nhận thức ở trẻ nói chung. Từ thực trạng này đặt ra vấn đề cấp thiết phải có biện pháp tổ chức cho trẻ “Khám phá khoa học về thế giới xung quanh” phù hợp hơn nữa. 
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
3.1. Giải pháp tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ của bản thân, năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. 
Đối với giáo viên mầm non để đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi không chỉ là sự cần cù chịu khó mà còn phải luôn tích cực tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nắm vững kiến thức kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, tiếp cận được những yêu cầu mới như: Nắm vững yêu cầu của giáo dục mầm non, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong từng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ việc nắm vững yêu cầu giáo dục thì giáo viên sẽ có tư duy để bồi dưỡng cho mình các kiến thức kỹ năng phù hợp hơn. Giáo viên mầm non cần phải tự học tập bồi dưỡng nắm vững các yêu cầu kiến thức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở từng độ tuổi, phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp gây sự hứng thú cho trẻ chuyển tải đến trẻ kiến thức kỹ năng hiệu quả nhất. 
Với hoạt động khám phá khoa học tôi xác định mình cần tự bồi dưỡng nhận thức cho bản thân về các nội dung bao gồm: 
+ Cần nắm vững các hoạt động tổ chức cho trẻ khám phá khoa học.
+ Nắm vững các kiến thức kĩ năng của hoạt động cần đạt ở trẻ.
+ Nắm vững và vận dụng linh hoạt phương pháp hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học ở mỗi hoạt động cụ thể đạt hiệu quả.
+ Nắm vững các yêu cầu về đồ dùng đồ chơi cần có để tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. 
+ Biết cách làm thế nào để tạo được điều kiện cho trẻ khám phá khoa học một cách tốt nhất. 
 Đó là những yêu cầu đặt ra yêu cầu cho bản thân tôi cần tự bồi dưỡng để có thể thực hiện hoạt động cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả.
 Để việc tự bồi dưỡng đạt hiệu quả, tôi đã tích cực tìm tòi học hỏi thông qua các loại sách hướng dẫn; thông qua các chuyên đề, thông qua việc tự tìm hiểu qua mạng, qua đồng nghiệp để giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu đặt ra. Tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch về các yêu cầu cần bồi dưỡng như: 
Thứ nhất: Yêu cầu học tập nắm vững về kiến thức: 
- Nắm vững nội dung yêu cầu về hoạt động khám phá khoa học ở độ tuổi 4 - 5 tuổi. 
- Nắm vững kết quả mong đợi của độ tuổi về hoạt động khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non. 
 Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi đã hệ thống hóa yêu cầu về nội dung, kết quả mong đợi của hoạt động khám phá khoa học ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi như sau: 
* Trẻ khám phá về các bộ phận cơ thể người: Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể
* Trẻ khám phá khoa học về đồ vật:
- Về đồ dùng, đồ chơi: Đặc điểm công dụng, cách sử dụng đồ dùng,đồ chơi.Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
 - Phương tiện giao thông: Đặc điểm công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu
* Trẻ khám phá khoa học về động vật và thực vật:
 - Đặc điểm bên ngoài của các con vật, cây, hoa quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả. Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 – 2 dấu hiệu
* Trẻ khám phá khoa học về một số hiện tượng tự nhiên:
- Thời tiết và mùa: Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và hưởng của nó đến sinh hoạt của con người
- Ngày và đêm, măt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày và đêm 
- Nước: Các nguồn nước trong môi trường sống. Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật và cây. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
- Không khí, ánh sáng: Không khí các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người con vật và cây
- Đất đá, cát, sỏi: Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi
Thứ 2: Yêu cầu nắm vững phương pháp giáo dục.
 Đối tượng tôi đang nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ, vì vậy cần nắm vững phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành: Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiểu hình thức đa dạng, đáp ứng yêu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp, với khả năng củ
a từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻ và với điều kiện thưc tế.
3.2. Mua sắm, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi và các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nguyên liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên để trẻ được trải nghiệm khám phá và thực hiện theo nội dung các chủ đề: 
	Để tiến hành hoạt động này tôi đã đăng ký với nhà trường mua sắm đầy đủ, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho lớp.
Bên cạnh đó tôi nói lên vai trò quan trọng của hoạt động “Khám phá khoa học về môi trường xung quanh” này với phụ huynh các em từ đó khuyến khích phụ huynh các em cùng tham gia đóng góp kinh phí để mua thêm tài liệu phục vụ cho hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó tôi phát động phụ huynh thu gom những phế liệu, phế phẩm đã sử dụng hết từ gia đình mình như: Vỏ chai dầu ăn, vỏ lọ com pho, hộp sữa chuađể tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho các em quan sát như: Bằng vỏ chai nước rửa bát tôi làm được cái phích, lọ compho làm con voi, hộp sữa tôi làm con lợn, con công..hộp sữa chua dài tôi tạo ra được con ong, con mèo, con chó... Những thứ đó đã thu hút được sự tham gia, khám phá tìm tòi của các em, từ đó phát huy khả năng tìm tòi, khám phá bẩm sinh của trẻ.
Tôi nghĩ đây là một hình thức trải nghiệm, có tác động gây hứng thú và khắc sâu kiến thức về thế giới xung quanh cho trẻ rất tốt. Giải pháp này tôi đã tiến hành sau mỗi hoạt động khám phá cụ thể. Căn cứ vào nội dung mà trẻ đã được tìm hiểu khám phá trên hoạt động có chủ định, tôi cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi về nội dung đó.
Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu, phế phẩm
Có thể thấy rằng ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy trong quá trình tri giác của trẻ tôi lựa chọn vận dụng đưa vào hoạt động các trò chơi sáng tạo khoa học nhằm kích thích thu hút trẻ ham muốn được tham gia hoạt động “Khám phá khoa học về môi trường xung quanh” với trẻ điều làm cho trẻ tập trung nhất là bất cứ hoạt động nào cũng cần có đồ dùng trực quan và bảo đảm, phù hợp với bài dạy, với chủ đề và đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.
3.3. Tạo môi trường giáo dục hoạt động theo hướng mở để trẻ khám phá. 
 Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá những gì xung quanh trẻ. Người lớn cho rằng trẻ nghịch nước và thường hay la mắng trẻ. Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem mưa rơi như thế nào. Thật vậy trẻ mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu và thích khám phá.
Chúng ta phải khẳng định rằng: trong giáo dục mầm non hiện nay, môi trường giáo dục là điều kiện rất cần thiết cho các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Có thể nói, môi trường giáo dục quyết định sự thành công trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ của mỗi giáo viên và hiệu quả giáo dục trên trẻ.
 Với hoạt động khám phá khoa học thì lại càng đòi hỏi về yêu cầu điều kiện thực hiện nhiều hơn. Môi trường giáo dục tại trường lớp là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.
 Với điều kiện hiện có ở trường lớp tôi hiện nay chưa đáp ứng cho việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả. Vì vậy việc sáng tạo “Tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học” là hết sức cần thiết.
 	Để tạo được môi trường phù hợp với hoạt động, tôi xác định trước hết phải bám vào các nội dung, yêu cầu, kết quả mong đợi về hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi như tôi đã nêu ở giải pháp 1. Căn cứ vào các nội dung yêu cầu được phân bố phù hợp theo từng chủ đề, lồng ghép với việc xây dựng môi trường theo chủ đề. Tôi đã quan tâm đặc biệt để xây dựng môi trường tác động đến hoạt động khám phá khoa học ở mỗi chủ đề cụ thể. Bao gồm môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp phù hợp với các chủ đề.
a) Tạo môi trường trong lớp
* Xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề
 Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở là một yêu cầu cần thiết mà mỗi giáo viên đều phải thực hiện để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Xây dựng môi trường theo chủ đề trong lớp, bao gồm mảng chủ đề chính, các góc theo quy định, bố trí các góc hợp lý, nội dung phản ánh của từng góc, đồ dùng đồ chơi trong các góctất cả đều phải được hệ thống đầy đủ, mang mầu sắc theo chủ đề cụ thể. 
Với mục tiêu xây dựng môi trường trong lớp phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học, tôi xây dựng lồng ghép trong xây dựng môi trường giáo dục chung. Nhưng để phục vụ riêng cho hoạt động khám phá khoa học, tôi đã quan tâm xây dựng môi trường mở và đặc biệt là chuẩn bị môi trường cho trẻ được trải nghiệm sau các hoạt động khám phá khoa học cụ thể. Sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có làm nguyên vật li

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tham_gia.doc