SKKN Nghiên cứu và tìm ra 1 vài biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn

SKKN Nghiên cứu và tìm ra 1 vài biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn

 Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Con người đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước bước vào thế kỷ mới. Trẻ em hôm nay sẽ là thế giới của ngày mai là thế hệ kế tục xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh đó trẻ mầm non cần được trang bị những tri thức tối thiểu để vào trường phổ thông và hình thành nhân cách.

 Để hình thành nhân cách trẻ phải biết

 Định hướng được các mối quan hệ xã hội

 Định hướng được trong không gian

 Định hướng được thời gian

 Mọi sự vật hiện tượng và bản thân đều tồn tại trong không gian và thời gian. Cũng như thời gian không gian là đối tượng khách quan của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của con người. Để định hướng được trong không gian trẻ cần phải biết định hướng trên cơ thể mình, định hướng khi lấy người khác làm chuẩn, định hướng trên mặt phẳng, định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật.

 Để việc dạy định hướng không gian có hiệu quả thì giáo viên cần sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, biện pháp như: Sử dụng các vật, hành động mẫu, sử dụng trò chơi. sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập.

 Trên thực tiễn khả năng định hướng không gian của trẻ mẫu giáo chưa cao. Chính vì thế tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra 1 vài biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn.

 

doc 20 trang thuychi01 10051
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu và tìm ra 1 vài biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
A. mở đầu
2
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung
4
Cơ sở lý luận
4
Thực trạng vấn đề định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành - Triệu Sơn
5
Các giải pháp thực hiện
6
Giáo dục tư tưởng cho cán bộ giáo viên, nhân viên
6
Sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý
6
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ
7
Chỉ đạo giáo viên vận dụng bài tập, trò chơi, sơ đồ đã thiết kế vào soạn thảo giáo án tổ chức hoạt động làm quen với toán sơ đẳng
10
Làm tốt công tác tuyên truyền 
14
Hiệu quả của SKKN
15
C. Kết luận
17
Tài liệu tham khảo - phụ lục
18
 MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới. Con người đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước bước vào thế kỷ mới. Trẻ em hôm nay sẽ là thế giới của ngày mai là thế hệ kế tục xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh đó trẻ mầm non cần được trang bị những tri thức tối thiểu để vào trường phổ thông và hình thành nhân cách.
 Để hình thành nhân cách trẻ phải biết 
 Định hướng được các mối quan hệ xã hội
 Định hướng được trong không gian
 	 Định hướng được thời gian
 Mọi sự vật hiện tượng và bản thân đều tồn tại trong không gian và thời gian. Cũng như thời gian không gian là đối tượng khách quan của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của con người. Để định hướng được trong không gian trẻ cần phải biết định hướng trên cơ thể mình, định hướng khi lấy người khác làm chuẩn, định hướng trên mặt phẳng, định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật.
 Để việc dạy định hướng không gian có hiệu quả thì giáo viên cần sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, biện pháp như: Sử dụng các vật, hành động mẫu, sử dụng trò chơi. sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập. 
 Trên thực tiễn khả năng định hướng không gian của trẻ mẫu giáo chưa cao. Chính vì thế tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra 1 vài biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nâng cao mức độ định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua một số biện pháp hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Một số biện pháp hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các loại tài liệu có liên quan tới đề tài, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 
Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp hình thành sự định hướng trong không gian mà giáo viên thường sử dụng dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trên các tiết hoạt động chung
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên về những biện pháp giáo viên thường sử dụng để hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ 4-5 tuổi và hiệu quả của nó
Phương pháp thực nghiệm: Nhằm đánh giá sự định hướng trong không gian của trẻ dưới tác động của các biện pháp đề xuất nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của chúng
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Không gian là một phạm trù trừu tượng, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
 Thuyết tương đối của Anhxtanh khẳng định: Không gian không tồn tại cơ bản của vật chất, là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể. Trong đó các vật có thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ cách cái kia và có mối quan hệ xác định giữa chúng.
 Không gian là khoảng không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người. Trên thực tế quan sát hàng ngày, không gian không phải là mớ hỗn độn, xuất hiện thất thường, mà là một không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định, có trên có dưới, có trước có sau, có bên phải có bên trái, có xa có gầnLê Nin viết “ Thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”.
 Sự tri giác thế giới bên ngoài chia cắt không gian, sở dĩ có sự chia cắt đó là do tính chất ba chiều của không gian. Vì tính khách quan của không gian, các biểu tượng của không gian trở thành một đối tượng của tâm lý, một tri thức cần chiếm lĩnh.
 Các công trình tâm lý học cho thấy sự phân biệt không gian xuất hiện rất sớm ở trẻ nhỏ, tuy vậy nói là một quá trình phức tạp hơn việc phân biệt những dấu hiệu khác của vật.
 Mọi sự vật đều được sắp xếp trong không gian, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Mọi tri giác và hành động đều diễn ra trong không gian và thời gian. Cảm nhận rồi đến nhận thức không gian là một quá trình kéo dài nhiều năm để xác định vị trí của bản thân và của các đồ vật cũng như những người khác ở xung quanh.
 Vấn đề định hướng trong không gian của con người bao gồm nhiều khía cạnh như: xác định kích thước, hình dạng, phân biệt không gian và hiểu các mối quan hệ không gian khác nhau.
 Trong quá trình hình thành biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian có sự tham gia của các giác quan khác nhau như: Thị giác, thính giác, khứu giác, giác quan động vậtnhưng đối với trẻ thì giác quan vận động và thị giác đóng vai trò quan trọng.
 Việc định hướng không gian được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù như: Vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật. Sự định hướng trong không gian còn gồm cả việc xác định khoảng cách, xác định kích thước, hình dạng, vị trí tương quan giữa các vật và vị trí tương đối của chúng so với vật thể chuẩn. Với nghĩa hẹp hơn sự định hướng trong không gian được hiểu như sự xác định vị trí mà cụ thể là:
Xác định vị trí của chủ thể so với các khách thể xung quanh nó. 
Xác định vị trí của các khách thể xung quanh một cách tương đối so với chủ thể định hướng.
Xác định vị trí không gian của các vật thể một cách tương đối so với nhau. Đó là xác định mối quan hệ không gian giữa các vật.
 Định hướng không gian rất cần thiết cho việc chuyển động của con người. Chỉ có định hướng được thì con người mới có thể thực hiện tốt việc di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỢP THÀNH HUYỆN TRIỆU SƠN
1. Đặc điểm tình hình nhà trường
1.1. Thuận lợi 
 Trường mầm non Hợp Thành có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, làm việc có trách nhiệm, được phụ huynh tin yêu, mến phục.
 Có sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong xã. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện nhà nên nhà trường đã có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện , tập thể lao động xuất sắc.
Khó khăn
 Tuy nhà trường đã có nhiều thuận lợi, liên tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Song trong quá trình hoạt động còn gặp không ít khó khăn đó là cơ sở vật chất còn hạn chế. Nhà trường mới chỉ có 6 phòng học đảm bảo diện tích theo quy định. Số phòng học còn lại được xây dựng từ những năm 1985 - 1986 diện tích quá chật hẹp. Do vậy, cường độ lao động của giáo viên rất lớn. Thời gian lao động kéo dài mà vẫn còn ảnh hưởng đến 1 số hoạt động của trẻ.
 Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, không đủ định biên tỷ lệ giáo viên/ lớp so với quy định. 
2.Thực trạng nhận thức về định hướng không gian của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành-huyện Triệu Sơn.
2.1.Về phía trẻ
75% trẻ định hướng được trên cơ thể mình, 25% bị nhầm lẫn bên phải, bên trái của bản thân.
35% trẻ thường xuyên còn nhầm lẫn bên phải, bên trái của người khác 
40% trẻ có khả năng định hướng trên mặt phẳng (định hướng trong không gian 2 chiều)
Nhiều trẻ (40%) trẻ chưa xác định được hướng cần di chuyển và chưa biết thay đổi hướng cần thiết khi di chuyển.
Mức độ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật còn chưa cao, 45% trẻ còn nhầm lẫn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật.
Nhiều trẻ chưa biết phản ánh bằng lời nói các hướng trong không gian, mối quan hệ không gian giữa các vật và phản ánh bằng lời nói các hướng không gian khi di chuyển.
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ban đầu về định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Hợp Thành
Nội dung đánh giá 
Tổng số trẻ
Các mức độ định hướng không gian của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Giỏi
Khá
TB
Chưa đạt
Định hướng trong không gian khi lấy mình làm chuẩn
100
15
30
30
25
Định hướng trong không gian khi lấy người khác làm chuẩn
100
15
20
30
35
Mối quan hệ trong không gian giữa các vật
100
10
20
30
45
Xác định vị trí của các vật trên mặt phẳng
100
10
25
25
40
Định hướng không gian khi di chuyển
100
5
20
35
40
2.2. Về giáo viên
 Một Một số giáo viên chưa coi trọng nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian. Hơn nữa đây là một trong những nội dung khó, phức tạp trong chương trình làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 4-5tuổi.
 Khả năng thiết kế bài tập luyện tập, thiết kế trò chơi học tập để dạy trẻ về nội dung định hướng không gian của giáo viên còn nhiều hạn chế. Một số ít giáo viên thường sử dụng một bài tập cho nhiều tiết dạy mà không xây dựng theo hướng phức tạp dần, không có bài tập sáng tạo dẫn đến tình trạng giáo viên chưa hỏi trẻ đã biết trước phương án trả lời. Do đó không phát huy được tối đa khả năng của trẻ.
 Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chỉ đạo thực hiện tốt 1 số nội dung định hướng trong không gian còn hạn chế nhiều ở trẻ nhằm nâng cao chất lượng định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Hợp Thành huyện Triệu Sơn.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên
 Nhằm nâng cao nhận thức, tăng thêm ý chí, cũng cố lập trường, quan điểm đúng đắn về chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước. Thực hiện tốt quy định của nhà trường, của ngành. Nhà trường đã tổ chức cho đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia học tập đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các chuyên đề trong năm. Đặc biệt chú trọng chuyên đề làm quen với toán sơ đẳng ở trường mầm non. Do đó tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, về quản lý giáo dục mầm non. Có thêm lòng tin, thực sự yên tâm công tác, có ý thức về Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do bộ quy định
Sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý
 Sau khi rà soát về năng lực, hoàn cảnh gia đình, tuổi đời của từng giáo viên. Tôi đã phân công công việc phù hợp ngay từ đầu năm học.
Đối với giáo viên có tuổi đời cao hơn, giàu kinh nghiệm, tỉ mỉ, năng lực khá trở lên phân công chủ nhiệm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 3-4 tuổi.
Đối với giáo viên trẻ, năng lực chuyên môn giỏi phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi.
Đối với giáo viên có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo có nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, có điều kiện khá thuận lợi phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
 Việc sắp xếp phân công công việc phù hợp cho từng giáo viên sẽ giúp giáo viên phát huy được hết khả năng của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên.
3.1. Hàng năm nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học chuyên đề tại huyện, tỉnh, triển khai chuyên đề đến từng giáo viên. Đặc biệt chú trọng các chuyên đề trọng tâm trong năm và chuyên đề làm quen với toán.
3.2. Chỉ đạo giáo viên thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập luyện tập 
 Luyện tập là việc đứa trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ cũng như thao tác thực hành các nội dung học tập. Trẻ phải ứng dụng biện pháp hành động mà trẻ lĩnh hội được vào việc giải quyết nội dung mới ban đầu giống cô, sau đó có thể xa hơn.
 Sau khi tiến hành dự giờ, thăm lớp tôi nhận thấy khả năng thiết kế bài tập luyện tập của giáo viên còn nhiều hạn chế. Tôi đã họp ban giám hiệu thống nhất kế hoạch chỉ đạo giáo viên thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập luyện tập .
 Yêu cầu hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp xây dựng bài tập mẫu trên cơ sở góp ý, chỉnh sữa bổ sung của hiệu trưởng. Ban giám hiệu trực tiếp tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng với tổ. Trong buổi sinh hoạt hiệu phó phụ trách chuyên môn trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu mỗi giáo viên phải thiết kế bài tập luyện tập. Nếu giáo viên gặp khó khăn trong khi thực hiện ban giám hiệu sẽ trực tiếp chỉ dẫn, giải thích. Hiệu phó đưa ra bài tập mẫu. Trên cơ sở đó tôi bổ sung thêm để mở rộng nội dung cũng như yêu cầu của bài tập, như vậy sẽ thiết kế được nhiều bài tập theo hướng phức tạp dần. Từ đó giáo viên biết thiết kế bài tập và tự tin hơn khi xây dựng bài tập để dạy trẻ. 
Ví dụ: Bài tập do hiệu phó thiết kế:
	Giáo viên chuẩn bị cho mỗi trẻ một khối vuông, một khối chữ nhật.
Nhiệm vụ của trẻ là xếp hình khối theo yêu cầu, phản ánh kết quả bằng lời nói
Ví dụ: Yêu cầu trẻ xếp khối vuông về phía bên phải của trẻ.
	Xếp khối chữ nhật về phía bên trái của trẻ.
Trẻ thực hiện thao tác xếp hình theo đúng yêu cầu và phản ánh kết quả bằng lời nói. Trên cơ sở bài tập do hiệu phó thiết kế giáo viên hiểu được cách thiết kế bài tập và tự thiết kế được nhiều dạng bài tập tái tạo, bài tập sáng tạo phù hợp với nhận thức của trẻ tại nhóm lớp.
* Hệ thống bài tập tái tạo
Bài tập 1:
 Yêu cầu trẻ sắp đặt các đồ vật về phía bên phải, bên trái của trẻ
 ví dụ: Giáo viên xếp hình chữ nhật to phía bên phải của cô, hình chữ nhật nhỏ phía bên trái của cô.
 Giáo viên phản ánh kết quả bằng lời nói. Sau đó giáo viên yêu cầu trẻ sắp xếp các đồ vật về phía bên phải, bên trái của trẻ và phản ánh vị trí các vật được sắp xếp so với bản thân trẻ bằng lời nói
Bài tâp 2: cho trẻ sắp xếp đồ chơi theo yêu cầu của giáo viên
Búp bê ở giữa, phía trước búp bê là vịt,
 phía sau búp bê là gà
 bên phải búp bê là gấu
 bên trái búp bê là thỏ
sau đó cô cho trẻ phản ánh mối quan hệ không gian của các con vật so với em bé búp bê.
Bài tập 3: cho trẻ xem tranh vẽ, hướng dẫn trẻ quan sát xác định vị trí các hình hình học trong tranh
+ Cô vẽ lên bảng và hỏi trẻ về vị trí của các hình trên bảng
+ Yêu cầu trẻ vẽ giống cô và diễn đạt bằng lời nói kết quả thực hiện của mình 
Bài tập 4: Bằng hành động thực tiễn giáo viên yêu cầu trẻ xác định vị trí của tranh ảnh dán trên tường
ví dụ ở giữa bức tường có gì
 góc trên bên phải bức tường có bức tranh vẽ gì ?
* Hệ thống bài tập sáng tạo 
Bài tập 1:
 Giáo viên sắp xếp đồ chơi theo mối quan hệ không gian: Ví dụ. Ngôi nhà ở giữa, phía trước ngôi nhà là gà, phía sau ngôi nhà là vịt, bên phải ngôi nhà là gấu, bên trái ngôi nhà là thỏ.
 Yêu cầu trẻ phản ánh mối quan hệ không gian bằng lời nói.
 Cho trẻ đổi chỗ đồ chơi theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Ngôi nhà ở giữa, phía trước ngôi nhà là thỏ, phía sau ngôi nhà là gấuTrẻ thực hiện theo yêu cầu của cô và nói về sự thay đổi vị trí của các con vật so với ngôi nhà
 Cô xoay hướng ngôi nhà( Trẻ nhắm mắt) Khi trẻ mở mắt trẻ nhận ra sự thay đổi, thay đổi như thế nào?
Bài tập 2:
cho trẻ xem tranh vẽ. Ví dụ:
Trẻ phản ánh mối quan hệ không gian bằng lời nói
yêu cầu trẻ xếp hình lên tờ giấy đặt ngang theo mô tả của giáo viên. 
Ví dụ: Xếp hình chữ nhật mầu xanh vào giữa tờ giấy. Xếp 3 hình tròn màu vàng ở góc trái phía dưới tờ giấy
 - yêu cầu trẻ diễn đạt bằng lời nói kết quả thực hiện
Bài tập 3: Mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ các lá cờ ở các hướng khác nhau 
Yêu cầu trẻ tô cùng 1 màu những lá cờ cùng hướng
Bài tập 4: 
Giao nhiệm vụ cho trẻ: con hãy đi về phía trước 5 bước, rẽ trái đi 6 bước con sẽ tìm thấy bạn thỏ con nói xem đã tìm thấy bạn thỏ ở vị trí nào
3.3 Chỉ đạo giáo viên thiết kế và sủ dụng hệ thống trò chơi học tập
 Các trò chơi học tập được sử dụng trong hình thành định hướng không gian cho trẻ có tác dụng tổ chức lại tập thể trẻ. Ngoài ra còn tăng tính độc lập của từng trẻ đồng thời tạo cho trẻ sự hứng thú nhận thức và định hướng không gian được tốt hơn.
Ví dụ: Thiết kế và sử dụng các trò chơi: 
Xây nhà cho bác gấu
 Dán hoa tặng mẹ
Ai nhanh nhất
Mời sinh nhật
Tập làm chú thỏ
Chơi trốn tìm
Chơi theo hiệu lệnh của cô
Đi tìm kho báu
 Ngoài việc thiết kế trò chơi giáo viên còn phải nắm vững cách tiến hành cho 1 trò chơi để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả
Bước 1: Cô nói nhiệm vụ chơi 
Bước 2: Trẻ tiến hành chơi theo sự tổ chức hướng dẫn của cô và phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng lời nói
Bước 3: giáo viên kiểm tra kết quả chơi của trẻ và nhận xét
3.4. Chỉ đạo giáo viên thiết kế và sử dụng sơ đồ hóa trong dạy trẻ định hướng không gian
 Nhằm giúp trẻ nắm được mối quan hệ giữa các vật trong không gian trên cơ sở sơ đồ 
Hình thành cho trẻ kỹ năng định hướng trong không gian 2 chiều 
 Phát triển khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào tình huống, hoàn cảnh khác nhau 
 ví dụ : trò chơi “đưa thư mời sinh nhật ” trẻ phải thực hiện nhiệm vụ đưa thư cho bạn thỏ, mèo trên cơ sở đọc hiểu sơ đồ, xác định vị trí và hướng đi đến nhà các bạn
3.5. Chỉ đạo thực hiện tốt việc tích hợp nội dung các môn học trong tổ chức hoạt động cho trẻ.
 Sự phối hợp giữa các hoạt động tạo hình, thể dục, âm nhạc hay MTXQ trong việc dạy trẻ như vậy sẽ giúp trẻ thực hiện các nhiệm vụ, xem xét các sự vật hiện tượng một cách tổng thể với nhiều khía cạnh khác nhau giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng trong những tình huống quen thuộc gần gũi với trẻ
 Ví dụ: Trên tiết học toán giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể dục, tạo hình mà trong đó trẻ cần thực hiện các nhiệm vụ định hướng không gian chính như: Phía trên, phía dưới, phía phải, phía trái, phía trước, phía sau của mình, đối tượng khác như:
 Con hãy giơ tay về phía trước của con 3 cái, Giơ tay về phía sau của con nhiều hơn phía trước 2 cáihoặc con hãy vẽ phía trước ngôi nhà 1 cây hoa, vẽ phía sau ngôi nhà 1 vườn cây ăn quảHay thông qua hoạt động vui chơi giáo viên dạy trẻ định hướng khi di chuyển song trẻ vẫn thực hiện nhiệm vụ đặc trưng là hoạt động vui chơi.
Ví dụ : Bác hãy đi về phía trước của bác 3 bước, rẽ trái đi 4 bước bác sẽ tìm thấy vật liệu. Bác hãy chở vật liệu về để xây dựng công trình. 
 4. Chỉ đạo giáo viên vận dụng bài tập, trò chơi, sơ đồ đã thiết kế vào việc soạn thảo giáo án, tổ chức hoạt động làm quen với toán.
 Việc thiết kế bài tập luyện tập, trò chơi, sơ đồ giúp giáo viên có đủ tư liệu để tổ chức hoạt động làm quen với toán đạt hiệu quả. Do đó tôi đã chỉ đạo họ vận dụng ngay vào soạn giáo án và tổ chức hoạt động. Ví dụ: 
Giáo án 1
 Nội dung hoạt động: Xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
Mục đích: 
+ Ôn kỹ năng nhận biết bên nào là bên phải, bên nào là bên trái so với hướng đứng của mình 
+ Dạy trẻ sắp đặt vị trí các vật trong không gian 
+ Hình thành cho trẻ biểu tượng về mối quan hệ không gian giữa các đồ vật .
+ Luyện kỹ năng nhận biết vị trí đồ vật so với nhau.
Nội dung tích hợp: Cũng cố cho trẻ kỹ năng tạo hình
Phát triển ở trẻ chú ý, ghi nhớ có chủ định
Đồ dùng
+ Hai bức tranh vẽ 2 cô giáo đứng ở 2 hướng khác nhau, 1 số bông hoa, 1 vài em bé bằng giấy
+ Những đồ chơi có sẵn trong lớp ( Gấu, thỏ)
+ Giấy A4
Cách tiến hành
Hoạt động 1: Trò chơi 1 “ Chơi theo hiệu lệnh của cô” 
Bước 1: Cô phổ biến luật chơi ( Chia trẻ thành 2 đội) 
Cô cho trẻ quan sát 2 bức tranh vẽ 2 cô giáo đứng ở các hướng khác nhau. Trẻ quan sát xem bên nào là bên phải, bên nào là bên trái của từng cô giáo.
Luật chơi: Trẻ sẽ dán những bông hoa và em bé theo hiệu lệnh của cô
Ví dụ: Dán bông hoa vào bên phải của cô giáo mặc áo xanh
 Dán em bé vào bên trái của cô giáo mặc áo đỏ
Bước 2: Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
Bước 3: Cô kiểm tra kết quả của 2 đội, nhận xét sau đó cho trẻ phản ánh bằng lời vị trí của các bông hoa và em bé so với 2 cô giáo trong tranh
Ví dụ: Bên phải của cô giáo mặc áo xanh có gì?...Cho trẻ chơi nhiều lần với những yêu cầu khác nhau.
Hoạt động 2: Bài tập
Bước 1: Cho trẻ xem hình vẽ trên bảng hình chữ nhật to ở giữa, hình tam giác to ở góc trên bên phải tờ g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_va_tim_ra_1_vai_bien_phap_chi_dao_nham_nang.doc