SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước

 An toàn giao thông là điều mong muốn của bất kỳ ai, nó giúp con người sống yên bình và hạnh phúc hơn. Do vậy khi tham gia giao thông chúng ta luôn tự biết bảo vệ mình và nhiều người khác cùng tham gia. Bởi vì điều đó mà đâu đâu trên mọi nẻo đường ta đều bắt gặp những biển báo an toàn, những câu khẩu hiệu tuyên truyền, khẩu ngữ hay và ý nghĩa nhắc mọi người cùng tham gia giao thông một cách an toàn nhất.

"Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước đi"[3]

 Đó chính là câu khẩu hiệu mà tất cả chúng ta những người giáo viên nói riêng và tất cả mọi người trong xã hội nói chung phải luôn khắc ghi, để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bản thân mình. Câu khẩu hiệu này lại càng có ý nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đất nước chúng ta ngày càng phát triển đổi mới về kinh tế, chính trị, đặc biệt là Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân được cải thiện, các phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển theo ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần suy nghĩ đó là : An toàn giao thông. Tai nạn giao thông là một vấn đề mà xã hội bức bách gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, nên các vụ tai nạn giao thông vẫn sảy ra ở mức báo động mà nạn nhân là trẻ em chiếm một phần không nhỏ.

 Theo Ủy ban An toàn quốc gia 11 tháng năm 2017 toàn quốc sảy ra 18.384 vụ TNGT , làm chết 7.604 người bị thương so với cùng kỳ năm 2016, giảm 1.045 vụ( 5,38%), giảm còn 303 người chết(3,83%), giảm 1.995 người bị thương(11,61%). Tuy nhiên có tới 6,81% nạn nhân các vụ tai nạn giao thông là trẻ em. Ủy ban An toàn quốc gia triển khai năm ATGT năm 2018 với chủ đề"ATGT cho trẻ em", lấy trẻ em là mục tiêu và là động lực xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội và giảm tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em 10% so với năm 2017. [2]

 

doc 24 trang thuychi01 43593
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO TRẺ MẪU GIÁO : 4 - 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON XÃ LƯƠNG NGOẠI HUYỆN BÁ THƯỚC
 Người thực hiện: Lê Thị Huyền
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Lương Ngoại
 SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.3.1. 
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông đường bộ
6
2.3.2
Giáo dục luật lệ an toàn giao thông thông đường bộ qua hoạt động học 
8
2.3.3
Tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các Trò chơi.
12
2.3.4
Giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
14
2.3.5
 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ
16
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường:
17
3
 Kết luận và kiến nghị.
19
3.1
 Kết luận:
19
3.2
 Kiến nghị:
20
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
 An toàn giao thông là điều mong muốn của bất kỳ ai, nó giúp con người sống yên bình và hạnh phúc hơn. Do vậy khi tham gia giao thông chúng ta luôn tự biết bảo vệ mình và nhiều người khác cùng tham gia. Bởi vì điều đó mà đâu đâu trên mọi nẻo đường ta đều bắt gặp những biển báo an toàn, những câu khẩu hiệu tuyên truyền, khẩu ngữ hay và ý nghĩa nhắc mọi người cùng tham gia giao thông một cách an toàn nhất.
"Niềm vui theo em đến trường là sự an toàn trên từng bước đi"[3]
 Đó chính là câu khẩu hiệu mà tất cả chúng ta những người giáo viên nói riêng và tất cả mọi người trong xã hội nói chung phải luôn khắc ghi, để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bản thân mình. Câu khẩu hiệu này lại càng có ý nghĩa hơn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đất nước chúng ta ngày càng phát triển đổi mới về kinh tế, chính trị, đặc biệt là Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân được cải thiện, các phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển theo ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần suy nghĩ đó là : An toàn giao thông. Tai nạn giao thông là một vấn đề mà xã hội bức bách gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, nên các vụ tai nạn giao thông vẫn sảy ra ở mức báo động mà nạn nhân là trẻ em chiếm một phần không nhỏ. 
 Theo Ủy ban An toàn quốc gia 11 tháng năm 2017 toàn quốc sảy ra 18.384 vụ TNGT , làm chết 7.604 người bị thương so với cùng kỳ năm 2016, giảm 1.045 vụ( 5,38%), giảm còn 303 người chết(3,83%), giảm 1.995 người bị thương(11,61%). Tuy nhiên có tới 6,81% nạn nhân các vụ tai nạn giao thông là trẻ em. Ủy ban An toàn quốc gia triển khai năm ATGT năm 2018 với chủ đề"ATGT cho trẻ em", lấy trẻ em là mục tiêu và là động lực xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội và giảm tỉ lệ thương vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em 10% so với năm 2017. [2]
 Trẻ em là nền tảng, là tương lai của đất nước vì vậy giáo dục cho trẻ biết luật lệ giao thông đường bộ, có hành vi đúng khi tham gia giao thông, có kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong giao tiếp, ứng sử của mình để các em có thói quen có trách nhiệm với hành vi của mình với cộng đồng và xã hội. Để đến khi trưởng thành chính các em là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đường bộ và hình thành văn hóa giao thông. Giúp cho xã hội phát triển ngày càng vững mạnh.
 Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy trẻ nhỏ chạy vụt qua đường, khi đi bộ các cháu đi giữa lòng đường, các cháu vui chơi, đá bóng ở lòng đường phụ huynh lai trẻ nhỏ đi học bằng xe máy, xe đạp hầu hết không đảm bảo an toàn, thường thì phụ huynh cho trẻ ngồi trên ghế lắp ở phía trước hay ngồi lên yêu ở phía sau, không đội mũ bảo hiểm và không có đai an toàn. Khi ngồi trên xe ô tô trẻ em thò đầu, thò tay ra ngoài, hay các em học sinh đi xe dàn hàng ngang ra đường.Nên đã sảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, đặc biệt số nạn nhân là trẻ em chiếm một con số không nhỏ nhất là ở miền núi mọi người chưa biết luật lệ giao thông và nắm được các quy tắc khi tham gia giao thông nên tình hình giao thông trên đường rất lộn xộn nên dễ sảy ra tai nạn. Trong đó cũng có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan do chính các em chưa biết cách bảo vệ mình. Điều đó là do ý thức của người lớn và có thể họ không hiểu luật lệ giao thông đường bộ và còn nguyên nhân nữa là do trẻ nhỏ chưa biết nguyên tắc khi tham gia giao thông, chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông, thiếu hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông.. 
 Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào chương trình Giáo dục mầm non trong một chủ đề đó là chủ đề "Giao thông" trong đó có 2 chủ đề nhánh là: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông . Nhằm giáo dục cho trẻ biết về một số phương tiện giao thông và một số luật lệ đơn giản cho trẻ. Ngoài ra giáo dục an toàn giao thông còn được lồng ghép vào các chủ đề khác, các hoạt động ở mọi lúc mọi nơn Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy trẻ hiểu, trẻ nhớ mà quan trọng hơn nữa là trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Một ngày, một giờ học không thể dạy trẻ nắm được kiến thức về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và nguyên tắc khi tham gia giao thôngmà phải có thời gian và phương pháp để dạy trẻ và cô chỉ là người hướng đẫn để trẻ thực hiện như vậy sẽ khắc sâu vào tâm trí trẻ. Từ những kiến thức mà trẻ tiếp thu được sẽ tích lũy cho trẻ sự hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông cơ bản để trẻ tự biết bảo vệ mình. Nhưng để trẻ nắm được và có hành vi đúng khi tham gia giao thông là một vấn đề hết sức quan trọng. [1]
 Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mầm non. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước".
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Tìm ra các biện pháp để trẻ hiểu biết về luật lệ và các quy định về an toàn giao thông đường bộ và có kỹ năng khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. 
 - Tìm ra các biện pháp để trẻ mẫu giáo : 4 - 5 tuổi nắm được một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ, trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết các biển báo giao thông đơn giản và chấp hành đúng luật lệ giao thông đường bộ.
 - Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh biết cách giáo dục trẻ luật lệ giao thông đường bộ, giúp các cháu có một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ và chấp hành luật lệ giao thông.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại huyện Bá Thước. Để giúp trẻ hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và có hành vi đúng khi tham gia giao thông, biết được các nguyên tắc khi tham gia giao thông và có kỹ năng khi tham gia giao thông.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo tài liệu qua sách chương trình giáo dục mầm non, chuyên đề, mạng Intenet, báo
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin: Khảo sát các hoạt động của trẻ trong lớp để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.
 - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý số liệu trong bảng khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp. 
 - Phương pháp nghiên cứu dùng lời. Cô dùng lời nói để hướng dẫn trẻ hoạt động học, chơi các trò chơi, đi thăm quan.
 - Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi về phương tiện và luật lệ giao thông, giúp trẻ dễ nhớ, nhớ lâu luật lệ an toàn giao thông đường bộ để giờ học hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ hơn.
 - Phạm vi thực hành: Tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động tham quanbằng nhiều hình thức khác nhau, tất cả trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm .
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay An toàn giao thông là mối quan tâm nóng bỏng cấp thiết của toàn xã hội. Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác, hòa chung với các nước tiên tiến trên thế giới. Trẻ em được giáo dục luật lệ an toàn giao thông ngay từ nhỏ " Mưa dầm thấm lâu". Hình thành cho trẻ có kiến thức về pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một thói quen tốt cho trẻ sau này , thì vấn đề tai nạn giao thông không còn là nổi lo cho toàn xã hội. Cùng với việc dạy cho trẻ hoat động học, chơi hoạt động góc, chơi hoạt động ngoài trời.. Vẫn còn một hoạt động khác cũng rất quan trọng đó là Giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
 Để giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ một cách hiệu quả. Là giáo viên tôi luôn gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông, có ý thức và chú trọng đến vấn đề an toàn khi tham gia giao thông và là tấm gương cho tất cả mọi người noi theo. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, các em học sinh về luật lệ an toàn giao thông và nhất là trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu và hình thành thói quen, hành vi đúng giúp trẻ sau này trở thành một công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Trước mắt giáo dục trẻ những kiến thức sơ đẳng về luật lệ an toàn giao thông. Để trẻ có những thói quen ban đầu, biết chấp hành luật lệ an toàn giao thông giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành vi đúng khi tham gia giao thông. 
 Nhà trường hàng năm đều tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên ký cam kết thực hiện An toàn giao thông. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định trong bản cam kết. Không những giáo viên thực hiện mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về luật lệ an toàn giao thông và giáo viên là người gương mẫu trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông
 Trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi các cháu rất hiếu động và chưa hiểu biết nhiều về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và chưa có một số kỹ năng tham gia giao thông và chưa biết nguyên tắc khi tham gia giao thông.... Trẻ đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ chưa biết đi đúng phần đường của mình, nhiều khi trẻ còn hiểu nhầm đường bên trái là đường bên phải và chưa hiểu rõ về lề đường và lòng đường, trẻ đi còn chạy, nhảy, chơi đùa dưới lòng đường có xe cộ lưu thông....Trẻ lứa tuổi mầm non còn cần sự giáo dục và hỗ trợ của người lớn. Đó là sự trăn trở của toàn xã hội trong đó có bản thân tôi .Vì vậy, là một nhà giáo dục, là một người trưc tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày tôi luôn có hướng đổi mới phương pháp giáo dục trẻ một cách sáng tạo linh hoạt. Kết hợp tuyên truyền với các bậc cha mẹ để biết cách giáo dục hỗ trợ trẻ thực hiện luật lệ giao thông đường bộ, giúp các cháu có một số hiểu biết về luật giao thông; phải đi bộ trên lề đường hoặc sát vỉa hè bên phải....là người lớn khi tham gia giao thông thực hiện đúng luật lệ giao thông và làm gương cho trẻ noi theo.[5]
 Để lớp Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước hiểu biết luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Thực hiện theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung cô chỉ là người hướng dẫn để trẻ thực hiện, tôi luôn mong muốn làm sao tạo cho trẻ có một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình thông qua các hoạt động học và chơi để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về sự hiểu biết luật lệ an toàn giao thông đường bộ của trẻ, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 * Thuận lợi
 Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sâu, vùng xa của Huyện Bá Thước. Nhà Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, là một trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 mức độ 1 và mức độ 2 và là trường đạt chuẩn cơ quan văn hóa. Trường luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các năm học. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Để đạt được những thành tích đó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để dạy trẻ được tốt hơn. Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong xã, lãnh đạo địa phương đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường.
 Nhà trường có một khuôn viên rộng rãi, xanh, sạch ,đẹp, thoáng mát cho trẻ hoạt động học và vui chơi. Có đủ phòng học, phòng chức năng, có các loại đồ chơi ngoài trời theo quy định. Các phòng học kiên cố, có đủ các giá góc, có một số đồ chơi theo danh mục.
 Bản thân tôi luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân trau dồi kiến thức, luôn được chuyên môn nhà trường quan tâm và tạo điều kiện dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Luôn được sự yêu mến, gần gũi của các cháu học sinh và phụ huynh tin cậy luôn nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp. Tôi luôn được sự yêu quý, giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của lớp cũng như do nhà trường tổ chức. 
 Được sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em mình, luôn ủng hộ các hoạt động của nhà trường cũng như của lớp. Luôn phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 * Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi thì không tránh khỏi những khó khăn như sau: Trường Mầm Non Lương Ngoại là một trường vùng sâu vùng xa, đường đi toàn là những con đường đất, hẹp, chưa có các biển báo giao thông cơ bản Trẻ em đa số là con em dân tộc mường, một số trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông nên gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục trẻ. Lớp mẫu giáo: 4 - 5 tuổi do tôi phụ trách 98% các cháu đều xuất thân từ gia đình nông thôn nên khả năng học hỏi, giao tiếp còn rất rụt rè, nhút nhát. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè trẻ chưa mạnh dạn, tự tin và chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, quen giao thông tự do trong làng xóm nên chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ. 
 Khi xây dựng kế hoạch giáo viên có lồng ghép giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo nhưng nội dung chưa có tính sáng tạo hay chọn đề tài không phù hợp với lồng ghép. Kiến thức về an toàn giao thông của trẻ chưa sâu, trẻ chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông, trẻ chưa biết luật lệ giao thông, chưa biết các nguyên tắc khi tham gia giao thông.
 Một số đồ dùng, đồ chơi, mô hình giao thông, môi trường cho trẻ hoạt động để giáo viên tổ chức dạy luật lệ an toàn giao thông cho trẻ và đồ dùng của trẻ thực hiện số lượng còn hạn chế, chưa phong phú Chủ yếu đồ dùng do cô giáo tự làm là chính nên độ bền, đẹp chưa cao.
 Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham gia giao thông an toàn cho bản thân và cộng đồng. Vì thế khi tham gia giao thông chưa chấp hành luật lệ giao thông đã quy định như: Các bậc phụ huynh chở con em đến trường còn chở 3 - 4 cháu trên một xe gắn máy, không đội mũ bảo hiểm, đưa đón các cháu khi trong người có bia rượu, phóng nhanh vượt ẩu, dắt trẻ đi ở giữa lòng đường, khi rẽ ở ngã ba, ngã tư không xi nhan..
 Nhận thức chung của người dân địa phương nơi đây chưa thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ nói riêng, họ còn cho rằng giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ không quan trọng trẻ đang còn nhỏ cần gì phải biết đi đâu có người lớn đưa đi rồi . Vì thế giáo dục luật lệ an toàn giao thông chưa phải là mối quan tâm của các bậc cha mẹ và địa phương.
 * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9 năm 2017)
 Để một số thực trạng trên được tháo gỡ tôi tiến hành khảo sát trẻ vào cuối tháng 9 năm 2017 với kết quả như sau:
STT
Tiêu chí
Trước khi áp dụng biện pháp
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Trẻ hiểu biết về một số luật lệ an toàn giao thông đường bộ
9/24
37,5 %
15/24
62,5 %
2
Trẻ có hành vi đúng khi tham gia giao thông
8/24
33 %
16/24
67 %
3
Trẻ nắm được một số nguyên tắc khi tham gia giao thông
10/24
42 %
14/24
58 %
4
Trẻ có kỹ năng khi tham gia giao thông
8/24
33 %
16/24
67 %
 Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng đa số trẻ chưa hiểu biết luật lệ an toàn giao thông, chưa có hành vi đúng khi tham gia giao thông, chưa có kỹ năng khi tham gia giao thông. Để khắc phục và giải quyết thực trạng và hạn chế trên và để nâng cao sự hiểu biết của trẻ về luật lệ an toàn giao thông đường bộ và để bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ và cho mọi người trong xã hội. Tôi đã tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng : "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo: 4 - 5 tuổi Trường mầm non xã Lương Ngoại Huyện Bá Thước" như sau:
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông đường bộ. 
 Thực hiện theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình dạy học. Trẻ phải là chủ thể của hoạt động bằng việc phát huy tính tích cực, chủ động tự giác khi giải quyết các nhiệm vụ dạy học. Đối với trẻ mầm non để thực hiện được điều này cần tạo hứng thú, động cơ cho trẻ đối với việc học. quá trình dạy học. Cô chỉ là người hướng dẫn để trẻ thực hiện như vậy sẽ phát huy tính tích cực, hứng thú của trẻ
 Để xây dựng được một môi trường học tập thu hút sự chú ý và hứng thú cho trẻ. Tôi đã lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các phương tiện, điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ để việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có hiệu quả. Do đặc điểm của trẻ là trẻ học thông qua cuộc sống thực hằng ngày, học qua bắt chước....Vì vậy để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng và hình thành thói quen về chấp hành luật lệ an toàn giao thông phù hợp với khả năng của trẻ. Bản thân tôi luôn gương mẫu, có ý thức, thái độ và hành vi đúng khi tham gia giao thông và luôn là tấm gương cho trẻ học tập. 
 Tôi lên kế hoạch, lựa chọn bài cho từng chủ đề nhánh phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách để ban giám hiệu phê duyệt như: Chủ đề nhánh "Luật lệ giao thông". Tôi chọn bài "Trò chuyện với trẻ về một số luật lệ giao thông đường bộ", để phù hợp với tình hình thực tế của lớp tại địa phương mình. Vì các cháu lớp mình đều ở nông thôn nên chỉ biết và tham gia giao thông chủ yếu là đường bộ ở nông thôn. Từ đó giáo viên dựa vào tình hình thực tết để thực hiện các hoạt động theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
 Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mầm non trẻ rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ. Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh và an toàn. Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện, an 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_luat_le_a.doc