SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên

Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Chính vì vậy vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực trên thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. [1]

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

“Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai”.[2]

Với lợi ích và giá trị kinh tế, tiềm năng du lịch rất lớn từ các vùng biển, hải đảo mang lại. Vì vậy, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này.

 

doc 34 trang thuychi01 7161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Nội dung 
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sánh kiến kinh nghiệm 
2
2.1. Cơ sở lý luận 
2
2.2. Thực trạng vấn đề 
3
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
4
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các chủ đề phù hợp.
4
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các chủ đề qua hoạt động học. 
7
2.3.3. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động khác và ngày hội, ngày lễ.
9
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế giáo án điện tử nhằm tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao.
12
2.3.5. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh.
13
2.3.6. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo.
14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1 Kết luận 
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Chính vì vậy vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực trên thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. [1]
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
“Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai”.[2] 
Với lợi ích và giá trị kinh tế, tiềm năng du lịch rất lớn từ các vùng biển, hải đảo mang lại. Vì vậy, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này.
Đối với Việt Nam có diện tích cong cong hình chữ S với đường bờ biển trải dài khắp miền của Tổ quốc cùng với các hòn đảo lớn nhỏ rải rác trên biển mang lại giá trị kinh tế và tiềm năng du lịch to lớn cho đất nước nên được ví “rừng vàng, biển bạc”. Biển, hải đảo của Tổ quốc Việt Nam là những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, hải đảo có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đứng trước tình hình đó ngày 23/3/2010 Thủ tưởng Chính phủ ban hành QĐ số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ phát triển bến vững biển và hải đảo Việt Nam” [2] với nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Do đó, đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình học là rất cần thiết, không những cấp học phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng mà cả đối với bậc học mầm non.
 Việc đưa nội dung GD về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình GDMN là bước đầu giúp trẻ nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi chúng ta lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Tất cả các hoạt động ở trường mầm non đều góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động. 
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, đặc biệt là trẻ 5 tuổi - là lứa tuổi mà trẻ rất muốn được khẳng định “cái tôi” của mình cũng được giống như người lớn. Trẻ 5 tuổi rất tò mò, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh để mở rộng nhận thức vào cấp học phổ thông tiếp theo. Vì vậy, việc đưa giáo dục về biển, hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Những thói quen đó cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, biển hải đảo đối với trẻ tuổi mầm non, tôi đã tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển,hải đảo để tích hợp vào các hoạt động.
 Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu biển, đảo; biết công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập.	
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phó hiệu trưởng, giáo viên phụ huynh, trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm Non Nga Yên .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Phương pháp trực quan
 Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp tuyên truyền
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2), bờ biển dài 3.260 km [3]. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc biển có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ năm học và hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên môn năm học 2016 - 2017 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn, chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ. Bản thân tôi nhận thấy nội dung tích hợp này là rất cần thiết trong bối cảnh tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tích hợp giáo dục “Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo” vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Với mục đích giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là lòng tự hào, tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương; biết công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập; bước đầu hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam, hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa ở trẻ. 
 Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
 Đối với lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Qua đó giúp cho trẻ hình thành thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với tài nguyên, môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tôi tin tưởng rằng tương lai mai sau môi trường biển, hải đảo của Việt Nam sẽ ngày càng tươi đẹp, mãi như câu nói nổi tiếng của Bác “Rừng vàng biển bạc” 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 * Thuận lợi 
 Về cơ sở vật chất:
 - Nhà trường và lớp học có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
 - Nhà trường cũng như bản thân tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của chương trình giáo dục mầm non mới.
 Đối với giáo viên:
	- Giáo viên dạy lớp 5 tuổi đều có trình độ đạt trên chuẩn và đặc biệt là luôn yêu nghề, mến trẻ.
	- Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về đề tài nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm để cung cấp và đáp ứng nhu cầu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ.
	- Nắm vững nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi.
	 Đối với trẻ: 
	- Các cháu lớp mẫu giáo 5 tuổi (Mẫu giáo lớn) các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 97% kênh bình thường.
	- Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng, chuẩn tiếng phổ thông.
 * Khó khăn:
 Về cơ sở vật chất: Đồ dùng, đồ chơi tuy có nhưng còn thiếu nhiều đồ dùng hiện đại như: Máy vi tính và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu.
 Đối với giáo viên: Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa sâu. Tài liệu hỗ trợ dạy học về vấn đề này cũng chưa thật đầy đủ. 
	 Đối với trẻ: Hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường tài nguyên biển, hải đảo nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
 Đối với phụ huynh:
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục biển, hải đảo cho con em mình nên thường " khoán trắng" cho giáo viên và nhà trường.
	- Là một trường học nằm trên địa bàn nông thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học của trẻ còn nhiều hạn chế điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
- Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường, biển đảo còn hạn chế.
 (Kèm theo các bảng khảo sát đầu năm ở phụ lục 1)
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, chất lượng chưa cao. Giáo viên tổ chức tích hợp các nội dung còn nhiều hạn chế như: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt thiếu logic lượng kiến thức đưa vào tích hợp quá nhiều, quá xa lạ với trẻ, vượt quá cả nội dung chính.
Từ thực tế trên, tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy các lớp 5 tuổi để thống nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho trẻ đạt hiệu quả nhất.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các chủ đề phù hợp.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyên đề năm học trước (2015 - 2016). Đúc rút được những nội dung đã làm được, chưa làm được, làm nhưng chưa có hiệu quả. Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nội dung chuyên đề cho phù hợp với từng lớp, từng cán bộ giáo viên: Căn cứ vào các nội dung đã thống nhất, những điểm mới, những nội dung trọng tâm cần chỉ đạo, những điểm đang còn yếu, hiệu quả chưa cao. Do đó, người xây dựng kế hoạch chuyên đề cần phải nắm vững nội dung trọng tâm để xây dựng kế hoạch phù hợp với từng chủ đề. Điều này, giúp giáo viên khi nhìn vào kế hoạch đã xây dựng sẽ biết chủ đề đó cần cung cấp cho trẻ những nội dung gì? Và lựa chọn được các thời điểm phù hợp để tích hợp nội dung đó trong ngày. Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục của các lĩnh vực được thực hiện qua các chủ đề và các hoạt động trong ngày. Vì thế, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào một số chủ đề và các hoạt động phù hợp. Tôi chỉ đạo Phó hiệu trưởng, đến tổ trưởng, giáo viên lớp MG 5 tuổi xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể là:
* Kế hoạch thực hiện trong các chủ đề: 
Chủ đề
Nội dung tích hợp
Hoạt động
Nghề nghiệp 
* Tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý nghĩa của một số nghề
– Nghề nuôi hải sản.
– Nghề đánh bắt hải sản.
 – Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh.
– Nghề làm muối; 
- Nghề bộ đội.
* Một số nguyên nhân gây ô nhiễm MT biển, hải đảo
- Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tuỳ tiện, khai thác các loài rong, tảo biển quá mức
- Do rác thải từ hoạt động của các nghề đánh, bắt cá, nuôi tôm, cá, chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh không được xử lý đổ thẳng ra biển.
* Quan tâm đến bảo vệ môi trường
Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”, “sai”, “tốt” “xấu”. 
* Ý thức, hành vi giữ gìn bãi biển, nước biển sạch, trong lành. 
KPKH: Trò chuyện về nghề làm muối;đánh bắt hải sản ở biển; nuôi cá, tôm; chế biến hải sản, nghề đánh bắt hải sản ở biển; bảo vệ biển đảo....
Trò chơi: Xếp tranh về quy trình làm muối. 
Đọc thơ – Trò chuyện về chú bộ đội Hải quân. 
Trò chơi chọn hình ảnh đúng sai (hành động bảo vệ môi trường biển). 
Trò chuyện nghề đánh bắt và nuôi thuỷ sản. 
Quê hương, đất nước 
* Nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam.
– Tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số vùng biển nổi tiếng ở VN.
* Ích lợi của biển, hải đảo.
– Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người
– Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người
– Khu du lịch nổi tiếng để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát 
– Phát triển các nghề . 
– Giao thông biển.
– Cung cấp nguồn năng lượng sạch.
– Cung cấp các mỏ dầu.
* Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển,hải đảo.
Khám phá khoa học: Nhận biết biển, đảo Việt Nam
Khám phá khoa học: Du lịch biển Việt Nam;
Khám phá khoa học: Trò chuyện về môi trường biển bị ô nhiễm 
Khám phá khoa học: Xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mô hình) về biển, đảo Việt Nam.
Hoạt động Âm nhạc : Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển, đảo quê hương. 
Tô màu, làm sách tranh du lịch biển quê em
* Kế hoạch thực hiện trong các hoạt động trong ngày:
HĐ trong ngày
Hoạt động tích hợp
HĐ trong thời gian đón, trả trẻ
- GV trò chuyện với trẻ và cho trẻ xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mô hình) về biển, đảo Việt Nam.
- GV cho trẻ xem tranh, ảnh về biển, đảo, hải đảo của Việt Nam. 
- GV tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơ : về chú Hải quân, về biển
- GV tổ chức cho trẻ xem tranh mọi người đi dạo trên bờ biển, tham gia nhặt rác trên bờ biển.
Hoạt động học
- HĐ âm nhạc : Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển, đảo quê hương. 
- Khám phá khoa học : 
+ Nghề làm muối ; Nghề nuôi tôm, cua, cá ; Chế biến hải sản thành nước mắm và tôm, cá đông lạnh. 
+ Du lịch biển Việt Nam.
- Phát triển ngôn ngữ:
 + Trò chuyện về môi trường biển, đảo.
 + Xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mô hình) về Đảo Trường Sa.
 + Kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, đảo, hải đảo Việt Nam, Trường Sa, Hoàng sa. 
- Tạo hình :
 + Làm thuyền buồm bằng lá cây (Phương tiện giao thông không tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển).
+ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh, ảnh về giao thông trên biển, đảo. 
Chơi, hoạt động ở các góc
- Xem tranh, ảnh, mô hình về biển, đảo. 
- Trò chơi: chọn hành động đúng về bảo vệ môi trường biển; ”xếp tranh về quy trình làm muối”; “Tai ai tinh” ”phân biệt âm thanh của biển’.
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh, ảnh về các phương tiện giao thông trên biển. “Chọn động vật, thực vật có ở biển”.
- Làm sách tranh (cắt, dán trảnh ảnh) về biển, đảo Việt Nam. 
- Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sò biển.
Chơi, hoạt động ngoài trời
- Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bãi biển.
- Ghép hình con vật biển từ lá cây vỏ sò, ốc. Chơi với cát, nước, sỏi...
- Chơi với vỏ ốc, vỏ sò biển
- Chơi trò chơi : “Tạo sóng biển bằng tay”.
Hoạt động chiều
- Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sò biển.
- Làm sách tranh (cắt, dán trảnh ảnh) về biển, đảo Việt Nam.
- Hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển, đảo quê hương.
 	Trên đây chỉ là một vài ví dụ mà tôi đã chỉ đạo giáo viên MG 5 tuổi trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của chủ đề và từng hoạt động trong ngày có lồng tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Từ đó, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề và đặc điểm của trẻ ở lớp mình phụ trách. Sao cho trong từng thời điểm diễn ra hoạt động, giáo viên luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lý, tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực, cũng như thể hiện tình yêu với biển đảo, yêu quê hương đất nước. 
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các chủ đề qua hoạt động học. 
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ mầm non thông qua hoạt động học, nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho bản thân trẻ nói riêng và con người nói chung. Từ đó trẻ có thói quen, hành vi và ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phù hợp với lứa tuổi, biết cách sống tích cực để đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động theo từng chủ đề tôi yêu cầu giáo viên phải xác định rõ mục đích của từng hoạt động nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng và thái độ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nhằm hình thành ở trẻ nhân cách con người tốt, có ý thức cải thiện thực trạng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong tương lai và để giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển, cần chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Muốn làm tốt điều đó, trước tiên giáo viên phải tìm hiểu và quan sát một số hoạt động học và chơi có lồng ghép nội dung giáo dục môi trường biển, hải đảo ở lớp mình và tiến hành khảo sát để biết được sự hiểu biết và ý thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. 
Với hoạt động học là hoạt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_tich_hop_noi_dung_gi.doc