SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016

SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW Trung ương 8 khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Để làm tốt điều đó phải coi trong công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong trường học, trước hết là đội ngũ giáo viên.

 Trong hoạt động giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng một nhà trường, dù cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ có đầy đủ đến đâu mà con người không có năng lực vận dụng, thực thi nhiệm vụ thì vẫn không giải quyết được bài toán khó về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách triệt để.

 Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ vững mạnh có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động chăm sóc, giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng chất lượng đội ngũ là hết sức quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực trạng của các hoạt động giáo dục ở địa phương, nhà trường và rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác chăm sóc, giáo dục tại đơn vị. Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Tôi xác định rằng: Công tác bồi dưỡng đội ngũ sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Qua nhiều thời gian tìm tòi, thử nghiệm tôi đã lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016”

 

doc 12 trang thuychi01 8903
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW Trung ương 8 khóa XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Để làm tốt điều đó phải coi trong công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong trường học, trước hết là đội ngũ giáo viên.
 Trong hoạt động giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng một nhà trường, dù cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ có đầy đủ đến đâu mà con người không có năng lực vận dụng, thực thi nhiệm vụ thì vẫn không giải quyết được bài toán khó về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách triệt để.
 Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ vững mạnh có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động chăm sóc, giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, quan tâm đến chất lượng giáo dục thì việc xây dựng chất lượng đội ngũ là hết sức quan trọng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ từng năm học. Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực trạng của các hoạt động giáo dục ở địa phương, nhà trường và rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như những ưu điểm trong công tác chăm sóc, giáo dục tại đơn vị. Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Tôi xác định rằng: Công tác bồi dưỡng đội ngũ sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Qua nhiều thời gian tìm tòi, thử nghiệm tôi đã lựa chọn viết sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016” 
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác xây dựng đội ngũ và từ thực trạng của địa phương, đơn vị, tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả về chất lượng đội ngũ tại trường mầm non Sơn Điện . 
3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả cán bộ giáo viên - Nhân viên trường Mầm non Sơn Điện
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra mục tiêu cụ thể “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp”.
Chỉ thị số 19/CT-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 08 tháng 9 năm 2015 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên nêu “Tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Tăng cường các điều kiện và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ và văn hóa dân tộc...”
 Trước những yêu cầu lớn lao và cấp thiết của xã hội, nhất là đòi hỏi về sự đổi mới trong giáo dục hiện nay, đòi hỏi người hiệu trưởng phải ra sức xây dựng đội ngũ phát triển và nâng cao về mọi mặt. Trong báo cáo số 285/BC-GD&ĐT của phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Quan Sơn về tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đã đưa ra “Rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý, kiểm tra đội ngũ và cán bộ quản giáo dục trong các đơn vị trường học” cho thấy rõ đội ngũ có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động giáo dục được các cấp lãnh đạo luôn quan tâm. Để làm đạt được mục tiêu đã đề ra bản thân tôi nhận thấy rõ rằng để có một đội ngũ vững mạnh về mọi mặt mới hoàn thành được mục tiêu trên và xây dựng trường mầm non Sơn Điện thành trường chuẩn quốc gia mức độ 1, hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 cần phải tìm hiểu thật kỹ và đúng thực tế của nhà trường để đưa ra biện pháp phù hợp với giáo dục mầm non của địa phương . 
	Từ lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy rằng xây dựng đội ngũ vững mạnh là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. 
Đội ngũ giáo viên, nhân viên có độ tâm huyết với nghề, có kỹ năng sư phạm, chẳng những giúp cho chất lượng học sinh ngày càng cao mà còn có tác dụng và ảnh hưởng tốt trong tập thể. Uy tín của cô giáo mầm non với phụ huynh, với nhân dân sẽ được nâng lên và tạo đà cho giáo dục địa phương phát triển. 
Một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vững mạnh phải đạt những điều sau:
- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức kỷ luật cao.
- Chấp hành đúng, đủ đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương, nội quy, quy chế của nhà trường.
- Có ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
- Luôn đoàn kết, thống nhất cao vì mục đích xây dựng trường học trở nên thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
Tóm lại: Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng trong nghề nghiệp, tự tin trong cuộc sống sẽ giúp cho nhà trường phát triển nhanh và vững chắc, quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục, tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh về việc vui chơi, học tập của con em mình đối với trường mầm non, huy động được mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội cùng chăm lo cho giáo dục phát triển có chiều sâu.
2. Thực trạng trước khi được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Lịch sử địa phương
Sơn Điện là một xã biên giới giáp với nước bạn Lào và là nơi sinh sống của 3 dân tộc anh em gồm: Thái, Mường, Kinh. Trong đó, người thái chiếm số đông. Nhân dân chủ yếu là nông - Lâm nghiệp, buôn bán nhỏ nên rất khó khăn vì lo toan cuộc sống sinh hoạt gia đình, bởi vậy nhận thức của nhân dân về giáo dục mầm non có nhiều hạn chế, nhiều phụ huynh chưa phối hợp tốt trong công tác chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ mà còn một số phụ huynh vẫn phó mặc con em mình cho nhà trường. Toàn xã có 5 trường học là xã có nhiều trường học nhất toàn huyện, có 3/5 trường đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều trường học đã tạo điều kiện cho con em trên địa bàn đến lớp gần nhà hơn nhưng cũng là gánh nặng cho địa phương về sự đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường học. 
b. Lịch sử nhà trường
Năm học 2015 – 2016 Trường Mầm non Sơn Điện có 2 điểm trường cách nhau 4km. Là trường thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất của nhà trường xây dựng chưa theo quy hoạch tổng thể nên việc bố trí các góc hoạt động trong khuôn viên rất khó, một số giáo viên khả năng tuyên ttruyền còn hạn chế đẫn đến hiệu quả chăm sóc, giáo dục chưa cao. Vì thế giáo dục mầm non của địa phương còn thiếu thốn nhất là cơ sở vật chất khu lẻ của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay .
*Đội ngũ Cán bộ giáo viên - nhân viên
Tổng số: 27 đồng chí
Trong đó: BGH: 02 đồng chí
Giáo viên: 22 đồng chí
Nhân viên: 3 đồng chí
Chế độ chính sách: Biên chế: 21 đồng chí; Hợp đồng huyện: 02 đồng 
chí; Hợp đồng địa phương: 04 đồng chí
* Học sinh:Tổng số: 216 cháu: Nhà trẻ 64 cháu; Mẫu giáo: 152 cháu
* Về cơ sở vật chất: 
Các lớp đều có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo độ tuổi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập của học sinh.
100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Các lớp trang trí phù hợp chủ đề và môi trường giáo dục.
Bếp ăn được xây theo hệ thống một chiều; dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng được mua bổ sung đầy đủ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng trẻ ( năm học 2015 -2016 trường đã chuyển từ nấu củi sang nấu bằng ga nên rất sạch sẽ và chất lượng nuôi ăn được nâng lên).
Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong hoạt động giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tích tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chuyên môn còn hạn chế; Đặc biệt giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp (Như: Phát biểu trong hội họp, dự thi các hội thi, chưa tự tin khi giao tiếp với phụ huynh...), hình thức động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực.
Một số phụ huynh chưa nhận thấy trách nhiệm cuả mình trong công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ, chưa tự nguyện tham gia đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động trong nhà trường, khi kêu gọi ủng hộ phụ huynh còn cho rằng nhà trường lạm thu nên nhiều năm trường Mầm non Sơn Điện nói riêng và bậc học mầm non của Huyện Quan Sơn nói chung có đơn thư tố cáo, khiếu nại đến các cấp. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục chưa đồng bộ. Từ cơ sở lí luận và thực trạng của nhà trường và từ nhận thức vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non Sơn Điện như sau:
3. Biện pháp xây dựng đội ngũ vững mạnh đáp ứng yêu cầu trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2015 - 2016”.
Biện pháp 1: Xây dựng khối đại đoàn kết, nhất trí, tình nghĩa trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Một tập thể đoàn kết, thống nhất cao là một tập thể vững mạnh, là một tập thể làm việc trong bầu không khí có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao trong công việc. Để thực hiện được điều này tôi đã rất trăn trở vì môi trường làm việc chủ yếu là nữ. Trong cuộc sông hàng ngày chúng ta thấy phụ nữ rất dễ thông cảm cho nhau nhưng cũng rất dễ nói xấu nhau nên hay mất đoàn kết, tạo nên chia bè phái ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, gây khó khăn cho công tác quả lý, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong công cuộc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 của trường mầm non Sơn Điện bản thân tôi luôn tâm sự với chị em rằng “ Để hoàn thành được các tiêu chuẩn về xây dựng trường mầm non Sơn Điện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 một mình hiệu trưởng thì không thể thành công nhưng nếu có sự đoàn kết, nhất trí cao của tất cả các thành viên trong nhà trường thì mọi khó khăn, vất vả sẽ vượt qua”. Vì vậy tôi đã tìm nhiều giải pháp để xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường như sau:
	- Động viên đội ngũ quan tâm đến nhau trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong ốm đau, hoản nạn, hiếu, hỷ, lúc khó khănTổ chức cho đội ngũ đến thăm, chia sẻ kịp thời khi có ốm đau, hoản nạn, hiếu, hỷ  xảy ra với đội ngũ. Hoặc khi có công việc không thể lên lớp được vui vẻ trong việc lên lớp thay khi được lãnh đạo nhà trường phân công, hay giúp đỡ nhau cho vay mượn kinh phí, cơ sở vật chất để giải quyết một số việc cần thiết trong gia đình (Vì giáo viên, nhân viên mầm non đa số chồng không có việc làm ổn định nên hoàn cảnh gia đình của nhiều cô rất khó khăn). 
 	- Thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, tạo mọi điều kiện cho các thành viên trong đội ngũ được bàn bạc, thảo luận, góp ý kiến cho các kế hoạch, đề án của nhà trường, làm cho đội ngũ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình với nhà trường mà cố gắng hoàn thành công việc được giao.
	- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể nhà trường đến thăm từng gia đình trong dịp tết Nguyên đán, 20/11, 8/3. Việc làm này đã tạo được niềm vui và sự gắn bó với các thành viên trong trường.
Biện pháp 2: Tổ chức và thực hiện phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trường cụ thể đúng chức trách.
Đây là việc làm quan trọng trong mỗi một năm học của hiệu trưởng. Bởi có sự phân công công việc và nhiệm vụ, mục tiêu rõ ràng cho từng thành viên sẽ tạo động lực cho mỗi cá nhân, đoàn thể tự giác hoàn thành phần việc được giao, không cần phải nhắc nhở nhiều lần, mà từng cá nhân, đoàn thể phải tự lập kế hoạch chi tiết cho riêng mình, hiệu trưởng cần theo dõi sát sao các hoạt động đó để chỉ đạo, bổ sung kịp thời (nếu cần). Trước khi phân công nhiệm vụ bản thân tôi luôn tìm hiểu rõ ràng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các cá nhân rồi mới giao nhiệm vụ, vì môi trường làm việc ở trường mầm non chủ yếu là nữ nên nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng đến công việc ( như sinh con, sức khỏe yếu, gia đình khó khăn...) . Để đạt được kết quả tôi đã phân công cụ thể như sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Trình độ CM
Công việc phụ trách
1
Lò Thị Chiêm
HT
ĐHPSMN
- Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường, tài chính, thi đua khen thưởng. 
2
Lò Thị Cảnh
PHT
ĐHPSMN
- Chuyên môn, BDTX, KĐCLGD, SKKN, các hội thi GV, HS
- Công tác phổ cập, nuôi ăn bán trú, cơ sở vật chất.
3
Lương Thị Ngoạn
GV
ĐHPSMN
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng A-Na Nghịu
4
Phạm Thị Hằng
GV
ĐHPSMN
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng A-Na Nghịu - Kiêm thủ quỹ
5
Phạm Thị Nhương
GV
TCPSMN
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng B-Na Nghịu
6
Vi Thị Danh
GV
ĐHPSMN
7
Phạm Thị Ninh
GV
ĐHPSMN
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng C-Na Nghịu
8
Hà Thị Huế
GV-NV
TCPSMN- TCYS đa khoa
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng C-Na Nghịu - Kiêm công tác y tế trường học
9
Lộc Thị Nga
GV
ĐHPSMN
- Dạy nhà trẻ 25-36 tháng-Tân Sơn
10
Phạm Thị Huy
GV-NV
TCPSMN- TCNA
- Phụ nhà trẻ 25-36 tháng - Nấu ăn cho 22 trẻ khu Tân Sơn
11
Phạm Thị Hinh
GV
ĐHPSMN
- Dạy lớp MG Bé A khu Na Nghịu
12
Lương Thị Họa
GV
TCPSMN
13
Phạm Thị Phượng
GV
ĐHPSMN
- Dạy lớp MG Bé B khu Na Nghịu
14
Lương Thị Dung
GV
TCPSMN
15
Nguyễn Thị Nhung
GV
TCPSMN
- Dạy lớp MG Nhỡ A khu Na Nghịu
16
Lương Thị Quyên
GV
ĐHPSMN
17
Lò Thị Dung
GV
ĐHPSMN
- Dạy lớp MG Nhỡ B khu Na Nghịu
18
Phan Thị Huệ
GV
TCPSMN
19
Lương Thị Nhung
GV
ĐHPSMN
- Dạy lớp MG Lớn A khu Na Nghịu
20
Hồ Thị Hà
GV
ĐHPSMN
21
Lương Thị Nưng
GV
TCPSMN
- Dạy lớp MG Lớn B khu Na Nghịu
22
Phạm Thị Loan
GV
ĐHPSMN
23
Hà Thị Mợi
GV
ĐHPSMN
- Dạy lớp MG Bé khu Tân Sơn
24
Vi Thị Diệp
GV
ĐHPSMN
25
Lương Thị Tiếp
NV
TCNA
- Nấu ăn cho 174 trẻ khu chính
26
Vi Thị Dong
NV
TCNA
27
Hà Văn Hùng
NV
ĐKT
- BHXH, chế độ cho GV, HS – Tổ trưởng tổ văn phòng
 Trên cơ sở phân công nhiệm vụ chính khi có công việc đột xuất thì hiệu trưởng phải có điều động kịp thời tùy theo tính chất công việc. Vì uy tín của nhà trường được tạo lập bằng chính nội lực của mình và sự phấn đấu của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt kết quả cao là tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để các cháu mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu những kiến thức cơ bản của thế giới xung quanh có hiệu quả. Phải xây dựng cho mỗi giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình để trẻ có được sự mạnh dạn, tự tin hơn khi đến trường và khi giao tiếp.
Biện pháp 3: Xây dựng kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số.
Trong các trường mầm non của huyện Quan Sơn nói chung và trường mầm non Sơn Điện nói riêng giáo viên, nhân viên là người dân tộc thiểu số chiếm đa số và đã được đào tạo chuẩn 100% và trên chuẩn về bằng cấp rất cao. Nhưng kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục cho trẻ còn hạn chế do không tự tin khi đứng trước đông người ( Hội thi giáo viên giỏi các cấp, giao tiếp với phụ huynh...), hoặc có phản ứng gay gắt với người khác khi va chạm... vì vậy sự tín nhiệm của nhân dân đối với trường mầm non và chất lượng chăm sóc, giáo dục chưa cao. Bản thân đã mạnh dạn thực hiện những biện pháp sau:
Ví dụ: Trong ngày hội, ngày lễ 20/10, 08/3... tổ chức trò chơi vui hái hoa dân chủ ưu tiên cho những cá nhân ít nói lên chơi và nêu lên câu trả lời của mình, thi làm người dẫn chương trình hay... nhân cơ hội này mình gợi ý luôn cách phát biểu trước cuộc họp ( Như muốn có ý kiến phát biểu thì giơ tay, phải kính thưa ai trước, ai sau, ...) dần dần tạo được sự tự tin và không run, không sai lỗi chính tả khi nói trước đông người.
Ngoài ra khi tổ chức họp phụ huynh đầu năm tôi luôn cho giáo viên tự lên kế hoạch, chương trình rồi trình lên ban giám hiệu duyệt mới được tổ chức triển khai, lần đầu tiên gợi ý cho giáo viên viết cả những câu, từ cần nói với phụ huynh để triển khai nội dung công việc đạt hiệu quả tốt, lần sau chỉ cần ghi những nội dung chính của công việc muốn thực hiện.
Đặc biệt khi có tình huống xảy ra giáo viên, nhân viên phải biết cách giải quyết bằng cách không mất bình tĩnh dẫn đến cãi nhau với phụ huynh mà phải vận dụng kỹ năng giao tiếp của mình và áp dụng kiến thức, sự hiểu biết của mình về xã hội để trình bày rõ ràng vấn đề đang bàn luận, nếu giáo viên, nhân viên lỡ lời thì ngay lập tức sẽ thành đề tài nóng bỏng để mọi người nói chuyện, truyền tin ( trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết cũng phải nhẹ nhàng đáp lại rằng sẽ báo cáo ban giám hiệu để trả lời sau).
Khi giáo viên, nhân viên biết ứng xử, giao tiếp khéo léo sẽ góp phần vào việc nâng cao được chất lượng nhà trường ngày càng tốt hơn, nhất là sự kính trọng của phụ huynh dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non.
Biện pháp 4: Bản thân phải là một tấm gương về tự học tập, lao động và vươn lên, có lối sống trong sáng, giản dị.
Để chỉ đạo được các hoạt động của nhà trường trước hết bản thân hiệu trưởng phải là một tấm gương về việc tự học tập và vươn lên trong cuộc sống, có lối sống trong sáng, giản dị để cán bộ và giáo viên soi vào. Bản thân tôi sinh ra trong một gia đình bần nông, mẹ mất sớm nên việc học tập của tôi rất khó khăn, nhưng sự quyết tâm và ham học hỏi đã giúp tôi hoàn thành các khóa học theo yêu cầu chuẩn của người hiệu trưởng về bằng cấp. 
Trong cuộc sống hàng ngày bản thân cũng luôn cố gắng bố trí thời gian để hoàn thành công việc giữa nhà trường và gia đình, hòa đồng với mọi người, có việc gì xảy ra không vội vàng trách móc giáo viên, nhân viên khi phạm lỗi mà bản thân tôi phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết hợp lý. Nếu cần thiết phải triệu tập riêng để trao đổi trước khi đưa ra hội đồng xem xét. 
Bên cạnh đó tôi xác định mối quan hệ giữa cá nhân hiệu trưởng với đội ngũ phải là mối quan hệ đồng nghiệp, đồng cảm, cùng sát cánh bên nhau để hoàn thành nhiệm vụ với tâm thế thoái mái. Người hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường thực hiện. Tuy là mối quan hệ hiệu trưởng và cấp dưới nhưng giáo viên, nhân viên luôn cảm thấy không xa cách, khi giao nhiệm vụ không phải "Phục tùng " mà phải khích lệ, chia sẻ niềm vui, nỗi lo lắng với mọi thành viên để giáo viên, nhân viên vui vẻ, tự giác hoàn thành nhiệm vụ.
Biện pháp 5: Bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ.
Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thì không thể thiếu được việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hàng ngày. Năm học 2015-2016 trường M

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_doi_ngu_vung_manh_dap_ung_yeu.doc