SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực

Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong tr¬ường Mần non

 Môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú khuyến khích tính độc lập và họat động tích cực của trẻ.

 Môi trường giáo dục trong lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống từ đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, tạo cơ hội cho cá nhân trẻ bộc lộ khả năng của mình. Môi trường phù hợp, phong phú đa dạng sẽ gây hứng thú cho trẻ và giáo viên .

 Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức, phát triển sự hiểu biết, tình cảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3- 6 tuổi nói riêng, hình thành tính chủ định cho trẻ trong hoạt động, nảy sinh hoạt động mới. Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội.

 Việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ theo chủ đề phản ảnh toàn bộ nội dung chủ đề sẽ gây hứng thú cho trẻ, trẻ được khám phá sâu sắc về chủ đề chủ điểm, kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm, nhằm phát triển về các mặt giáo dục trẻ một cách tự nhiên. Hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong nhóm lớp .

 Xây dựng môi trư¬ờng cho trẻ hoạt động là xây một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, kích thích và thu hút trẻ, giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực.

 Thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động theo các chủ đề chủ điểm đã được giáo viên chú trọng nhưng còn một số giáo viên chưa hiểu sâu sắc về việc xây dựng môi trường giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú và khả năng hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường đó phải kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tương tác cùng nhau để lĩnh hội những kiến thức kỹ năng để phát triển toàn diện. Nhiều giáo viên xây dựng môi trường còn mang tính hình thức, môi trường tạo ra chỉ mang tính chất trang trí, chưa mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích trẻ hoạt động.

 

doc 23 trang thuychi01 7570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
	Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Mần non 
 	Môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú khuyến khích tính độc lập và họat động tích cực của trẻ. 
	Môi trường giáo dục trong lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống từ đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, tạo cơ hội cho cá nhân trẻ bộc lộ khả năng của mình. Môi trường phù hợp, phong phú đa dạng sẽ gây hứng thú cho trẻ và giáo viên .
	Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức, phát triển sự hiểu biết, tình cảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3- 6 tuổi nói riêng, hình thành tính chủ định cho trẻ trong hoạt động, nảy sinh hoạt động mới. Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. 
	Việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ theo chủ đề phản ảnh toàn bộ nội dung chủ đề sẽ gây hứng thú cho trẻ, trẻ được khám phá sâu sắc về chủ đề chủ điểm, kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm, nhằm phát triển về các mặt giáo dục trẻ một cách tự nhiên. Hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ trong nhóm lớp .
	Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, kích thích và thu hút trẻ, giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. 
	Thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp cho trẻ hoạt động theo các chủ đề chủ điểm đã được giáo viên chú trọng nhưng còn một số giáo viên chưa hiểu sâu sắc về việc xây dựng môi trường giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú và khả năng hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường đó phải kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tương tác cùng nhau để lĩnh hội những kiến thức kỹ năng để phát triển toàn diện. Nhiều giáo viên xây dựng môi trường còn mang tính hình thức, môi trường tạo ra chỉ mang tính chất trang trí, chưa mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích trẻ hoạt động. 
	Xuất phát từ thực tế trên, là cán bộ quản lý, trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, tôi nhận thức được việc hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề chủ điểm sẽ tạo được nhiều cơ hội giúp trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Từ đó sẽ đáp ứng được hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, góp phần quan trọng phát triển toàn diện 5 lĩnh vực thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, vì vậy bản thân mạnh dạn chọn “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực” làm đề tài nghiên cứu mong muốn tìm ra được một số biện pháp chủ yếu giúp giáo viên xây dựng và sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong các nhóm lớp giúp trẻ hoạt động tích cực.
	1.2, Mục đích nghiên cứu 
	Công tác chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ, từ đó giáo viên xác định đúng đắn vị trí của trẻ và vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhóm lớp minh phụ trách .
1.3, Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của đề tài bản thân chỉ tìm hiểu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ mẫu giáo hoạt động tích cực ở trường mầm non Phú Sơn Thành phố Thanh Hóa .
1.4, Phương pháp nghiên cứu .
Phương pháp quan sát
Phương phám thống kê toán học 
Phương pháp điều tra 
Phương pháp thực hành
 1. 5, Những điểm mơi của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Giúp giáo viên nhận thức được vị trí của trẻ và vai trò của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm. 
 2, Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .
 2.1. Cơ sở lý luận về việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non : 
 2.1.1 Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là gì ? 
 Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ ... toàn bộ điều kiện tự và xã hội nằm trong khuôn viên của trường, lớp mầm non . gồm hai bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là mội trường vật chất và môi trường tinh thần : 
 Môi trường vật chất : Phòng nhóm/ lớp học, hành lang, sân vườn và trang thiết bị, đồ dùng dạy học . 
 Môi trường tinh thần: Bầu không khí, quan hệ xã hội, giao tiếp giữa trẻ và người lớn ( Giáo viên, phụ huynh, khách ) giữa trẻ với nhau ( Đồng niên, đồng giới, khác giới ) và giữa người lớn với nhau . 
 2.1.2 Ý nghĩa , giá trị của môi trường giáo dục đối với trẻ mầm non : 
 Môi trường giáo dục rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Môi trường giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được tương tác với phương tiện giáo dục ( Thiết bị, đồ dùng đồ chơi) và tiếp xúc giao tiếp tương tác với mọi người .
 1.1.3, Ảnh hưởng sâu sắc của môi trường trong hoạt động giáo dục : 
 Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp giúp trẻ có cơ hội để trải nghiệm khám phá một cách tích cực, chủ động, góp phần thỏa mãn nhu cầu chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi và hỗ trợ các hoạt động giáo dục trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân và hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống .
 Môi trường giáo dục hỗ trợ cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non .
 2. 1.4, Yêu cầu về môi trường giáo dục cho trẻ mầm non : 
 Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là môi trường an toàn và vệ sinh: đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo qui định. (Diện tích, ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và đủ dưỡng khí cho trẻ trong lớp học; hệ thống điện nước, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị được bảo dưỡng để tránh nguy hiểm, đảm bảo an toàn và vệ sinh sách sẽ ; có bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, quan hệ gần gũi yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng. 
 Môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ mầm non: Trẻ phát triển nhanh và rất hiếu động nên cần không gian đủ rộng để hoạt động, đặc biệt là khi thời tiết xấu hạn chế chơi ngoài trời. Khoảng không gian này cần thiết để trẻ chơi cá nhân hoặc chơi cạnh nhau hay chơi thành nhóm.
 Môi trường giao dục đáp ứng yêu cầu của chương trình: Thiết kế môi trường theo quá trình hoạt động của chủ đề , xây dựng các khu vực, các góc hoạt động. 
	2.1.5.  Môi trường trong lớp học:
	Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên cần tạo, xây dựng nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh, có không gian. Cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
	 Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần cần chú ý:
	Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc
 hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng
 	Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi.
	Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
	Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.
	Nhiều góc ở trong phòng, nhiều góc ở ngoài trời.
	Các góc phải được bày hấp dẫn.
	Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc 
	Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho hoạt động chơi của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
	Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ.
	Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt sỏi đá vải vụ, len.), có sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện
	Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động)
	Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.
 2.2 . Thực trạng về việc xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề chủ điểm ở trường mầm non Phú Sơn: 
 Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường trong giáo dục trong lớp theo chủ đề chủ điểm nhưng chưa hiểu sâu sắc được xây dựng môi trường giáo dục nhằm gợi mở, kích thích tre tích cực trải nghiệm, khám phá trực tiếp trên môi trường mà giáo viên xây dựng như thế nào để có hiệu quả tốt. 
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong các nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm đã được giáo viên quan tâm , một số giáo viên đã xây dựng được một số khu vực/ góc nhưng chỉ mang tính hình thức trang trí là chủ yếu giáo viên chưa tận dụng môi trường đó để tổ cức các hoạt động giáo dục cho trẻ hoặc có sử dụng cũng chỉ là hình thức chiếu lệ hời hợt. Mặt khác xây dựng môi trường giáo dục chưa thực sự phản ánh được toàn bộ nội dung của chủ đề, giáo viên còn chưa biết bắt đầu và kết thúc hoạt động ở chủ đề chủ điểm như thế nào nên chưa kích thích được trẻ tích cực hoạt động khám phá để củng cố và lĩnh hội kiến thức, phát triển về các lĩnh vực giáo dục. 
Giáo viên đã biết tận dụng các nguồn nguyên liêu sẵn có ở địa phương, các phế liệu, vật liệu tái sử dụng vào trong hoạt động góc nhưng chưa đa dạng phong phú về chủng loại. việc xắp xếp đồ dùng, đồ chơi chưa khoa học, chưa thuân tiện, chưa gợi mở để kích thích trẻ tham gia hoạt động. Một số giáo viên còn trông chờ, ỷ lại vào những đồ chơi mua sẵn chỉ khi nào phát động hoặc bắt buộc phải làm thì mới đầu tư và tìm kiếm.
Từ thực trạng trên qua điều tra nhận thức và kiểm tra đánh giá việc xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên và kết quả hoạt động của trẻ trong các khu vực/ góc theo chủ đề chủ điểm theo một số tiêu sau :
Thời điểm khảo sát: Tháng 10 năm 2017
* Đánh giá môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. 
 : Khảo sát 14 lớp MG.
TT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
SỐ LỚP
TỈ LỆ %
1
Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng
14
100
2
Số lớp có đủ các góc theo quy định (5 –7 góc) Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi.
10
71,4
3
Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
12
85,7
4
Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.
12
85,7
5
Các góc phải được xắp xếp , trưng bày hấp dẫn.Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chưng cho từng góc 
10
71,4
6
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
9
64.3
7
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ
10
71,4
8
Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện
8
57,1
9
Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động)
8
57,1
10
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.
14
100
* Đánh giá việc sử dụng môi trường giáo dục trong lớp để tổ chức hoạt động góc của giáo viên trường mầm non Phú Sơn: Khảo sát 14 giáo viên trực tiếp dạy lớp MG thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách của giáo viên và quan sát trẻ hoạt động ở môi trường trong lớp:
TT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
SỐ LƯỢNG
TỈ LỆ
1
Giáo viên biết gợi mở để trẻ lựa chọn góc chơi khi giới thiệu các góc chơi theo chủ đề chủ điểm một cách tự nguyện, hứng thú 
5
35.7
2
Giáo viên nắm vứng phương pháp hướng dẫn trẻ thỏa thuận nội dung chơi, vai chơi, tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi ở các góc chơi 
6
42.8
3
Giáo viên quan tâm bổ sung các nguyên liệu để kích thích tính tò mò , sáng tạo và trải nghiệm của trẻ 
6
42.8
4
Giáo viên biết gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm
5
35.7
5
 Giáo viên biết gợi mở, mở rộng chủ đề chơi cho trẻ trong quá trình chơi 
6
42.8
6
Giáo viên trú trọng đến tính tự lập , tính độc lập của trẻ khi chơi điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. 
7
50
7
Giáo viên biết nhận xét xét trẻ sau khi chơi hướng vào sự thỏa thuận ban đầu về nội dung chơi, vai chơi, hành động của vai chơi tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi của trẻ 
6
42.8
* Đối với trẻ: Khảo sát 140 trẻ MG qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động ở các góc 
TT
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Sô trẻ 
TỈ LỆ
%
1
Trẻ nhận biết được các góc chơi, các khu vực hoạt động của các góc chơi, biết được những chủ đề, chủ điểm mà lớp đang thực hiện, chủ động lựa chọn góc chơi theo sở thích .
100
71,4
2
Số trẻ hào hứng tò mò thích thú khám phá Khai thác những vật liệu, phế liệu thiên nhiên đưa vào các góc hoạt động.
90
64,2
3
Số trẻ có ý kiến sáng tạo, tạo ra những sản phẩm từ các vật liệu thiên nhiên phù hợp với chủ đề 
60
42.8
4
Số trẻ biết phối hợp với các bạn đưa ra ý tưởng chơi trên các góc mở mà giáo viên đã xây dựng, thực hiện được các nội dung gợi mở ở các góc đó theo ký hiệu của GV 
80
57,1
5
Số trẻ biết chủ động lấy đò chơi, nguyên vật liệu ở góc trẻ lựa chọn để chơi cùng các bạn và biết xắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng năn nắp theo qui định, ký hiệu khi chơi xong 
95
67,8
6
Số trẻ biết chủ động tương tác, giao tiếp với bạn bè trong góc chơi, tương tác với giáo viên và người lớn khi chơi một cách tích cực 
55
39,3
 2.3, Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp theo chủ đề chủ điểm giúp trẻ hoạt động tích cực 
Biện pháp 1 : Đánh giá môi trường vật chất trong lớp; phương pháp tổ chức hoạt động góc và kỹ năng của trẻ hoạt động ở các góc chơi ở trường mầm non Phú Sơn 
 *Về môi trường vật chất trong nhóm/ lớp. 
 Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, để có kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục trong lớp sát với thực tế, tôi đã nghiên cứu nội dung chuyên đề hè, nội dung chuyên đề bồi dường chu kỳ thường xuyên và đề ra một số tiêu chí khảo sát đánh giá về thực trạng CSVC, trang thiết bị của 14 lớp MG các độ tuổi 3 – 6 tuổi và 14 giáo viên trực tiếp chủ nhiệm 14 lớp MG trong trường như bảng trên (Phần thực trạng). 
 Qua khảo sát thực tế tình hình CSVC, trang thiết bị và chất lượng trẻ, giáo viên ở các lớp Mẫu giáo, tôi nhận thấy:
 Giáo viên đã biết cách bố trí các khu vực hoạt động theo nguyên tắc góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng , góc tạo hình gần nguồn nước và đủ ánh sáng ...
 Giáo viên đã biết xây dựng số góc theo qui định đối với Mẫu giáo là 7 góc nhưng xây dựng các góc hoạt động “ranh giới” chưa rõ ràng, lôi đi một số lớp xây dựng chưa thuận tiện cho trẻ di chuyển khi liên kết giữa các góc chơi (xảy ra ở lớp có diện tích phòng bé hơn). Điều này chứng tỏ rằng giáo viên chưa căn cứ vào điều kiện thực tế ở lớp mình để dựng các khu vực hoạt động cho trẻ phù hợp.
 Một số giáo viên đã có ý thức sắp xếp các góc có danh giới , vách ngăn nhưng chưa trú trọng đến việc xắp xếp để giúp mình có thể quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ các góc. 
 Việc xắp xếp, trưng bày đồ dùng đồ chơi: một số giáo viên chưa trú trọng tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ, chưa phân nhóm rõ ràng và ký hiệu được các đồ chơi, học liệu học phẩm đặc trưng cho từng góc.
 Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu chưa mang tính gợi mở, chưa thường xuyên thay đổi và bổ sung phù hợp chủ đề .Công tác kết hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu hỗ trợ cho việc làm đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ còn chưa thường xuyên, góc trao đổi phụ huynh còn mang tính hình thức, chiếu lệ chưa thực sự huy động phụ huynh và trẻ tìm kiểm các nguồn vật liệu, phế liệu sẵn có đưa vào các góc. 
	Giáo viên đã làm được nhiều đồ chơi nhưng chưa biết tạo những sản phẩm còn dang dở để trẻ tiếp tục hoàn thiện mà hầu hết là làm thay trẻ nên chưa tạo được sự hứng thú, tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động.
Việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong hoạt động góc chưa mang lại hiệu quả vì vậy sản phẩm của trẻ rất nghèo nàn không có tính sáng tạo. Đồ chơi chủ yếu cho trẻ chơi đa số là đồ mua và cô làm săn chỉ việc bê ra và đặt vào nên trẻ chơi nhàm chán không kích thích hoạt động tích cực và sáng tạo của trẻ ở các góc 
 * Phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động ở các góc chơi.
 Một số giáo viên đã nắm được phương pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tuy nhiên việc giới thiệu, gợi mở để trẻ lựa chọn các góc chơi chưa thể hiện được tính tự nguyện của trẻ Ví dụ : Khi giới thiệu cho trẻ về chủ đề và gợi ý trẻ lựa chọn các góc chơi giáo viên vẫn thường xuyên sử dụng các cụ từ " Cô sẽ cho các con chơi ở ; Các con sẽ chơi ở góc...... "
 Khi trẻ đã về các góc chơi, giáo viên chưa biết cách tổ chức hướng dẫn trẻ thỏa thuận về nội dung chơi, vai chơi, hành động của vai chơi và phân vai chơi, tiêu chuân đạo đức của vai chơi ở các góc mà chủ yếu chỉ gợi ý trẻ hành động tạo ra sản phẩm khi chơi, nên hoạt động chơi của trẻ chưa phản ánh được cuộc sống thực của xã hội, sự giao tiếp, tương tác của trẻ còn hạn chế 
 Trong quá trình chơi việc gợi mở cho trẻ để mở rộng chủ đề chơi của giáo viên chưa nhiều, việc bổ sung những đồ dùng học liệu , nguyên liệu sẵn có để giúp trẻ trải còn ít nên chưa kích thích tình tò mò khám phá của trẻ . 
 Khi trẻ chơi, giáo viên chưa trú trọng đến tính tự lập, tính độc lập của trẻ chưa tin tưởng vào khả năng của trẻ, sự hỗ trợ giúp đỡ trẻ chưa đúng lúc khi trẻ có thể thực hiện được các thao tác chơi mà giáo viên hay làm thay trẻ vì vậy trẻ chưa tự tin, chưa chủ động tích cực tham gia chơi cùng các bạn, chưa bộc lộ hết khả năng riêng của mình mà hay trông chờ ỷ lại cô giáo .
 Giáo viên nhận xét trẻ sau khi chơi chỉ hướng vào sản phẩm của trẻ chưa hướng vào sự thỏa thuận ban đầu về nội dung chơi, vai chơi, hành động của vai chơi tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi của trẻ nên chưa phát triển và mở rộng chủ đề chơi ở những buổi chơi tiếp theo. 
 * Về kỹ năng chơi của trẻ 
	Đa số trẻ nhận biết được các góc chơi, các khu vực hoạt động của các góc chơi , biết được những chủ đề, chủ điểm mà lớp đang thực hiện, các cháu đa số đã biết chơi ở các góc theo sở thích của mình ..nhưng chưa chủ động thực sự mà còn phụ thuộc vào sự gợi ý của giáo viên .
Khi hoạt động tại các góc,trẻ chưa chủ động lựa chon nội dung chơi, chưa nêu được ý tưởng chơi mà còn phụ thuộc quá nhiều vào gợi ý của GV kể cả trẻ khối MG lớn 
 Trẻ ít hào hứng và sáng tạo khi chơi ở một số góc do kỹ năng chơi còn hạn chế và góc chơi không hấp dẫn trẻ, chưa biết sử dụng các nội dung chơi ngay trên các góc mở 
 Biện pháp 2 : Bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các góc. 
 Qua khảo sát đánh giá tình hình cơ sở vật chất của các nhóm lớp cuối năm học chúng tôi tiến hành họp hội đồng nhà trường để đánh giá việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, việc tìm kiểm nguyên vật liệu đưa vào cac góc hoạt động và hiệu quả việc sử dụng môi trường vật chất trong tổ chức các hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dung_moi_truong.doc