SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao ở trường mầm non Vĩnh Hưng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao ở trường mầm non Vĩnh Hưng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, mục tiêu của Đảng ta đặt ra cho ngành học mầm non trong nghị quyết số 29 đó là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”[1]. Sứ mệnh mà Đảng ta giao cho nghành giáo dục trong nghị quyết số 29 NQ/TW hội nghị lần thứ XIII ban chấp hành trung ương khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 đó là. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực[1].

doc 20 trang thuychi01 5145
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao ở trường mầm non Vĩnh Hưng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, mục tiêu của Đảng ta đặt ra cho ngành học mầm non trong nghị quyết số 29 đó là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1”[1]. Sứ mệnh mà Đảng ta giao cho nghành giáo dục trong nghị quyết số 29 NQ/TW hội nghị lần thứ XIII ban chấp hành trung ương khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 đó là. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực[1].
Cùng với sự phát triển chung của đất nước ngành Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Lộc tiếp tục giữ vai trò to lớn trong việc chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ, tạo ra nguồn lực cho sự phát triển của quê hương. Trong những năm gần đây chất lượng Giáo Dục và Đào tạo Vĩnh Lộc đã có nhiều khởi sắc, song song với việc đổi mới căn bản giáo dục thì bậc học Mầm non đang từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, để thực hiện tốt Nghị quyết số 29 mà đảng ta đã đề ra nhằm đổi mới căn bản giáo dục toàn diện. Cùng với sự phát triển chung của Bộ và Tỉnh. Huyện nhà luôn dấy lên phong trào thi đua dạy tốt học tốt từng bước đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó bậc học mầm non cũng góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới này. Đi cùng với vấn đề đổi mới giáo dục, thực hiện nhiệm vụ năm học thì việc chỉ đạo chuyên đề trong các năm học được thực hiện sâu rộng và phát triển mạnh, trong đó có “Chuyên đề xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Vì xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bởi “lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm non quan điểm này đã định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo”[2]. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ. Bởi vậy chỉ có xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì mới đáp ứng được những nhu cầu tự nhiên của trẻ như; vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo.
Nhưng thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập trong các nhà trường; việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp của giáo viên hiệu quả chưa cao. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp chưa đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, chưa tạo được điều kiện cho tất các trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”; phù hợp với điều kiện thực tế. Các khu vực trong nhà trường việc tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động chưa phù hợp, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp chưa mang tính mở, chưa tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Chưa tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau. Trẻ chưa có cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để hoạt động trải nghiệm, khám phá.Việc tạo môi trường của giáo viên chưa được đồng đều, tính thẩm mỹ chưa cao, chưa có tính sáng tạo, còn một số giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
 Là một cán bộ quản lý hàng ngày trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, điều mà tôi trăn trở phải làm sao mà tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được chăm sóc giáo dục tốt, có một môi trường giáo dục tốt nhất, có đầy đủ các điều kiện vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng các nhu cầu hoạt động của trẻ. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản giáo dục toàn diện mà Đảng ta đã đề ra tại đơn vị mình. Chính vì vậy mà tôi đã trăn trở suy nghĩ và tiếp tục áp dụng “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao ở trường mầm non Vĩnh Hưng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao hiệu quả trong công tác tạo môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm lớp và điều kiện thực tế của địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Vĩnh Hưng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Khả năng linh hoạt, sáng tạo của ban giám hiệu trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
- Việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục của giáo viên.
- Mức độ tham gia vào các hoạt động của trẻ trong môi trường giáo dục. Tại trường mầm non Vĩnh Hưng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để lấy cơ sở lý thuyết nhằm khảng định cho sáng kiến của mình đưa ra hoàn toàn đúng và cấp thiết, mang lại hiệu quả cao.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
+ Quan sát thực tiễn việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên trong trường.
+ Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của học sinh.
+ Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh
+ Đàm thoại qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi triển khai chuyên đề 
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu
+ Thống kê và sử lý những số liệu để thấy được thực trạng vấn đề nghiên cứu và có những giải pháp hữu để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên tích cực tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo giáo viên sáng tạo xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài lớp học
- Tiếp tục phát huy hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
	- Tăng cường phối hợp với tổ chức công đoàn huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng tham gia tạo môi trường giáo dục cho trẻ trong các dịp 20/10 và 08/03.
2. NỘI DUNG .
2.1. Cơ sở lý luận.
Theo tiến sỹ Phan Thị Thu Hiền chuyên gia giáo dục đầu đời Việt Nam cho rằng: “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy, phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ” [3]. Tiến sỹ củng khẳng định rằng; “chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không trú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt nhất là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ “học được gì” mà còn trú trọng “học như thế nào”, tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học” [3].
Trong sách hướng dẫn thực hành áp dụng qua điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non cũng chỉ ra rằng: “Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục...” [4].
Để chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Bởi chỉ có môi trường giáo dục tốt với tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng của trẻ dần được hình thành và phát triển. 
Môi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng chơi xây dựng, cùng chơi trò chơi gia đình, bác sỹ...trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, là cơ sở để hình thành tính tự lập, tính tập thể và tinh thần đoàn kết ở trẻ. Bởi vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, vui chơi làm biến đổi về chất trong tâm lý trẻ.
Một môi trường sạch sẽ an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giáo dục cởi mở, thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng mong ước của trẻ với giáo viên, với bạn bè, nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu giáo viên và bạn bè hơn[4].
Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường giáo dục có tính chất quyết định đến sự phát triển của trẻ kể về nhận thức, thể chất cũng như tinh thần, trẻ được sống và học tập trong môi trường giáo dục tốt sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần vui vẻ thoải mái, có trí thông minh, nhanh nhẹn, nhân cách được hình thành và phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ.
Đúng vậy môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãm nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện.
Chính vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở trường mầm non là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diên. Tạo tiền đề vững chắc cho trẻ vào học lớp 1 sau này. Phù hợp với quan điểm chỉ đạo của ngành về triển khai thực hiện chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Giai đoạn 2016 - 2020; để trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học” đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện mà Đảng ta đã đề ra trong nghị quyết số 29.
2.2 Thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Vĩnh Hưng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường mầm non Vĩnh Hưng là một trường miền núi đóng trên địa bàn thôn 135 của xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc. Nhà trường có 33 cán bộ giáo viên, có 21 nhóm lớp và 400 học sinh. Trong quá trính xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung nhà trường có những thuận lợi, khó khăn sau.
2.2.1. Thuận lợi: 
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Lộc. Cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường đã cơ bản đầy đủ đạt tối thiểu theo quy định.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường có trình độ chuẩn 100% trong đó có 90% cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn, giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, có một số giáo viên có năng khiếu trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 85% trong đó trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%, trẻ đi học chuyên cần đạt 97%; 100% trẻ đến trường đều được ăn ở bán trú tại trường nên thuận tiên cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn:
- Là một trường miền núi vùng 135 của huyện Vĩnh Lộc chưa phải là trường chuẩn quốc gia, tuy cơ sở vật chất cơ bản đủ theo mức tối thiểu nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn. phòng học thiếu, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ. Trẻ đến trường đông lớp học quá tải nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là các góc hoạt động trong lớp.
- Môi trường vật chất trong và ngoài lớp chưa đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, chưa tạo được điều kiện cho tất các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi. Các khu vực trong nhà trường chưa được tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp chưa mang tính mở, chưa tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm bằng nhiều cách khác nhau.
- Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi; môi trường giáo dục ngoài lớp học còn nhiều hạn chế chưa phong phú đa dạng, trẻ chưa có cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để hoạt động trải nghiệm, khám phá.
- Khu vực hoạt động của trẻ đã được quy hoạch song còn quá chật hẹp so với số trẻ ra lớp.
- Việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp của giáo viên hiệu quả chưa cao. Kỹ năng tạo môi trường của giáo viên chưa được đồng đều, nhiều đồng chí làm đồ dùng đồ chơi tính thẩm mỹ còn hạn chế, chưa có tính sáng tạo, còn một số giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ còn dập khuôn máy móc, chưa có khả năng tạo ra môi trường và tận dụng môi trường để tổ chức các hoạt động đáp ứng các nhu cầu hoạt động của trẻ.
- Kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hạn chế nên việc mua sắm, bổ xung đồ dùng đồ chơi cho trẻ hàng năm không nhiều cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Giáo viên đứng lớp trong nhà trường còn thiếu so với qui định của điều lệ trường mầm non. Giáo viên phải dạy cả ngày đêm về soạn bài nên không có thời gian để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
- Phụ huynh cũng như mọi người trong cộng đồng chưa thực sự quan tâm đến việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ, việc góp sức để cùng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chưa được trú trọng.
- Một số phụ huynh còn nuông chiều con thường để cho con tiếp cận nhiều với điện thoại, chơi nhiều trò chơi điện tử, ở gia đình nhiều bậc phụ huynh còn mua những loại đồ chơi điện tử không đúng quy định cho trẻ chơi nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến viêc thu hút trẻ vào những hoạt động trải nghiệm bằng đồ dùng đồ chơi tự làm của giáo viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ theo quan điểm dạy học lấy trẻ trung tâm của giáo viên.
2.2.3. Kết quả của thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên trường mầm non Vĩnh Hưng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực trạng trên của trường mầm non Vĩnh Hưng bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường đã được thực hiện nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của giáo viên, chưa tạo được động lực để giáo viên tích cực trong các hội thi, các phong trào thi đua còn thiếu tính sáng tạo chưa có tính thẩm mỹ cao, chưa thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực, cụ thể được thể hiện qua việc khảo sát, đánh giá việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên và khả năng tham gia vào các hoạt động của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Bảng 1: Khảo sát viêc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên (Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
TT
Tiêu chí khảo sát
Số GV/Lớp được
khảo sát
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
 20
5
25
5
25
5
25
5
25
2
Các khu vực được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
 20
5
25
5
25
5
25
5
25
3
Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
20
5
25
3
15
3
15
9
45
4
Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
20
5
25
5
25
6
30
4
20
5
Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh
20
5
25
5
25
5
25
5
25
Bảng 2. Khảo sát mức độ tham gia vào các hoạt động của trẻ trong môi trường giáo dục (Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
TT
Tiêu trí khảo sát
Tổng số
trẻ được khảo sát
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
1
 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia tạo môi trường giáo dục cùng với cô và các bạn
400
280
70
120
30
2
 Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
400
240
60
160
40
3
 Trẻ biết thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn và mọi người xung quanh,
400
280
70
120
30
	Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tuy đã được nhà trường trú trọng nhưng mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu do đó hiệu quả mang lại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm .
*Nguyên nhân cơ bản:
- Việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong trường còn chung chung, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên, từng nhóm lớp, từng bộ phận.
- Chưa biết tận dụng thế mạnh của những giáo viên có năng khiếu trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
- Việc tổ chức hội thi tạo môi trường giáo dục cho trẻ chưa có tính sáng tạo nên các sản phẩm của hội thi chưa đa dạng phong phú, chưa đầy đủ chủng loai, còn thừa thiếu trong các lĩnh vực giáo dục các góc chơi ngoài trời chưa có, các đồ chơi phát triển vận động còn nghèo nàn.
- Chưa phối hợp được với các đoàn thể trong nhà trường để tạo thêm động lực thúc đẩy giáo viên tích cực hơn trong việc tạo môi trường giáo dục.
Vì vậy tôi cần phải có những biện pháp chỉ đạo tốt hơn, sáng tạo hơn, thu hút mọi người cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ.Từ đó thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại Trường mầm non Vĩnh Hưng 
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên tích cực tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để diều hành cô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_tiep_tuc_tao_moi_t.doc
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem ĐI TỈNH.doc
  • docMau 1(2)-Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docmục luc.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
  • docTài liệu tham khảo.doc